0
Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Các căn cứ đề xuất giải pháp phát triển đào tạo nghề tại Trung tâm

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÀN TẬT TỈNH BẮC NINH (Trang 108 -113 )

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.1 Các căn cứ đề xuất giải pháp phát triển đào tạo nghề tại Trung tâm

4.3.1.1 Chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước

Việt Nam đã ký Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2008 và dự kiến hoàn thành thủ tục phê chuẩn trong năm 2014 cũng như đang nỗ lực

xây dựng hoàn thiện luật pháp, chính sách nhằm thúc đẩy quyền của người khuyết tật. Giai đoạn 2010-2013, đã có 13 văn bản dưới Luật được ban hành có liên quan tới người khuyết tật trong các lĩnh vực truyền thông, thể thao, du lịch, tiếp cận an sinh xã hội và thúc đẩy thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ. Bên cạnh đó, chính sách chung của Nhà nước là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, phát huy khả năng của họ để ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội.

Chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với giáo dục người khuyết tật được thể hiện trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Pháp lệnh về người tàn tật 1998; Luật Giáo dục năm 2005; Luật Người khuyết tật 2010; Bộ GD&ĐT đã xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo về giáo dục hòa nhập như: Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT Quy định về giáo dục hoà nhập cho người tàn tật, khuyết tật; Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT Quy định về giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001- 2010 và sắp tới là Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020; Kế hoạch hành động quốc gia Giáo dục cho mọi người, giai đoạn 2003-2015; Chiến lược và Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật giai đoạn 2007- 2010 và tầm nhìn 2015; Chiến lược và Kế hoạch hành động giáo dục hoà nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn từ 2010 đến 2020; Đề án “Hỗ trợ người khuyết tật giai đoạn 2011-2020”.

Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2009, cả nước có 6,7 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 8% tổng dân số, trong đó có khoảng 60% người khuyết tật trong độ tuổi lao động. Đa số người khuyết tật sống ở nông thôn với các cơ sở hạ tầng, điều kiện sống, phương tiện sinh hoạt chuyên dùng còn nhiều thiếu thốn, do vậy họ gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và giao tiếp với cộng đồng. Đến nay, có hơn 256 cơ sở dạy nghề tham gia dạy

nghề cho người khuyết tật, trong đó có 55 cơ sở dạy nghề chuyên biệt. Cùng với đó, hệ thống quản lí Nhà nước về dạy nghề được kiện toàn, các văn bản quy phạm pháp luật cũng đã quy định, các cơ sở dạy nghề dành riêng cho người khuyết tật được ưu tiên cấp địa điểm thuận lợi, hỗ trợ vốn, cấp kinh phí đào tạo, miễn giảm thuế, được vay vốn với lãi suất ưu đãi…

Sự quan tâm của Nhà nước, sự nỗ lực của ngành giáo dục và của toàn xã hội, việc triển khai chính sách giáo dục khuyết tật đã bước đầu đạt được những thành quả hết sức quan trọng. Điều đó thể hiện ở sự gia tăng số lượng và tỉ lệ trẻ khuyết tật được tiếp cận giáo dục, sự hình thành đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách và phục vụ trong lĩnh vực giáo dục khuyết tật, việc hình thành hệ thống các cơ quan chỉ đạo công tác giáo dục khuyết tật từ Trung ương đến địa phương…

Trên thực tế, hệ thống trường, lớp học, thiết bị dạy học đã bước đầu đáp ứng nhu cầu học tập của người khuyết tật. Đặc biệt, tài liệu và thiết bị dạy học đặc thù cho học sinh khuyết tật được ngành giáo dục quan tâm, đáp ứng đầy đủ. Tỉ lệ học sinh khuyết tật đi học tăng nhanh với phương thức giáo dục chủ đạo là giáo dục hòa nhập. Việc huy động trẻ khuyết tật tới lớp trong thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng. Mặc dù có hệ thống chính sách hỗ trợ, tuy nhiên kết quả dạy nghề và giải quyết việc làm cho NKT những năm qua còn rất khiêm tốn. Hiện số người được dạy nghề cả nước hàng năm đã đạt khoảng 1,5 triệu người/năm, nhưng số NKT được dạy nghề chỉ khoảng 5 - 6 nghìn người/năm, chiếm 0,4% trên tổng số người được dạy nghề hàng năm, trong khi đó tỷ lệ NKT chiếm tới 8% dân số. Theo báo cáo của các địa phương giai đoạn 2006 - 2010, tổng số NKT được dạy nghề gần 30 nghìn người, chỉ đạt 37,5% mục tiêu đề ra theo quyết định số 239/2006/QĐ - TTg ngày 24/10/2006 của Chính phủ, trong đó chỉ gần 16 nghìn người được tạo việc làm, số còn lại là cải thiện việc làm.

4.3.1.2 Thực trạng người khuyết tật tỉnh Bắc Ninh và công tác dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng người tàn tật tỉnh Bắc Ninh

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Đề án trợ giúp người khuyết tật tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2020, trong đó nhấn mạnh mục tiêu: Hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân, từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội trên tất cả các lĩnh vực. rong giai đoạn 2013- 2015, Bắc Ninh phấn đấu mỗi năm đạt 80% số người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ y tế, 70% trẻ em khuyết tật có khả năng học tập được tham gia học tập và miễn giảm học phí theo quy định. Ít nhất 50% người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông và công trình công cộng, 100% người khuyết tật được hỗ trợ pháp lý khi có nhu cầu. Các giai đoạn tiếp theo, chỉ tiêu sẽ cao hơn theo từng năm.

Tỉnh cũng giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội là đơn vị chủ trì xây dựng Kế hoạch và triển khai các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất giúp người khuyết tật tiếp cận các chương trình an sinh xã hội và các biện pháp giảm nghèo, đồng thời hỗ trợ mạnh về xây dựng cơ sở vật chất, giúp học có cơ hội tiếp cận việc làm, bảo đảm cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. Ngoài ra, người chăm sóc người khuyết tật cũng được hỗ trợ kinh phí hàng tháng. Cùng với sự hỗ trợ về vật chất, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được miễn giá vé, giá dịch vụ khi tham gia các phương tiện giao thông và giảm giá vé khi người khuyết tật sử dụng các dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch. Các đơn vị ở các lĩnh vực giao thông, văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch phải có trách nhiệm bố trí thiết bị, công cụ và nhân viên để trợ giúp người khuyết tật tham gia vào các dịch vụ của mình.

Đối với công tác hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật được quan tâm rõ rệt. Nếu người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho

người khuyết tật sẽ được vay vốn với lãi suất ưu đãi, được hướng dẫn về sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động là người khuyết tật trở lên sẽ được hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp với người khuyết tật, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Các dịch vụ hỗ trợ về mọi mặt dành cho người khuyết tật sẽ được triển khai nghiêm túc, hiệu quả, từng bước giúp người khuyết tật bảo đảm cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.

Trung tâm dạy nghề là cơ sở dạy nghề linh hoạt mà dạy nghề ngắn hạn là chủ yếu đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ban đầu một số trung tâm được thành lập ở các huyện sản xuất nông nghiệp, sau đó đã phát triển nhanh chóng ở các quận, huyện, thị xã, thành phố. Dạy nghề tại Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng người tàn tật tỉnh Bắc Ninh trở thành cứu cánh cho nhiều người lao động, nhiều hộ gia đình khó khăn, người khuyết tật trong sinh kế. Tại Trung tâm Dạy nghề và phục hồi chức năng người tàn tật tỉnh Bắc Ninh, từ năm 2007-2012, Trung tâm đã dạy nghề cho 2.000 người khuyết tật. Số đối tượng diện này được giải quyết việc làm chiếm 60-70%. Người khuyết tật chủ yếu được đào tạo nghề may công nghiệp, thêu ren, mây tre đan.

Theo mô hình phục hồi chức năng của các nước phát triển trên thế giới thì hầu hết các Trung tâm và bệnh viện phục hồi chức năng của Việt Nam mới thực hiện được phục hồi chức năng về thể chất (Y học), phục hồi chức năng về tinh thần (tâm thần), giáo dục hướng nghiệp còn rất hạn chế. Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng người tàn tật tỉnh Bắc Ninh bước đầu đã thực hiện phục hồi chức năng cả về thể chất và tinh thần và dạy nghề hướng nghiệp trong nhiều năm qua. Đây cũng là thế mạnh của Trung tâm, nếu được đầu tư nguồn lực, phát huy truyền thống của đơn vị, áp dụng khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến trên thế giới kết hợp với tinh thần thái độ phục vụ chuyên nghiệp của cán bộ nhân viên hy vọng rằng Trung tâm dạy nghề phục hồi chức

năng người tàn tật tỉnh Bắc Ninh sẽ là trung tâm phục hồi chức năng điển hình của Việt Nam và khu vực.

Dựa trên mô hình phục hồi chức năng và dạy nghề cho NKT trên thế giới và khả năng thực tế của đơn vị. Trung tâm dạy nghề phục hồi chức năng người tàn tật tỉnh Bắc Ninh đang tiến hành xây dựng đề án bổ sung chức năng nhiệm vụ để phát triển Trung tâm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tàn tật, giúp đỡ nhiều người tàn tật được phục hồi chức năng hoà nhập cộng đồng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÀN TẬT TỈNH BẮC NINH (Trang 108 -113 )

×