4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.1 Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác dạy nghề cho NKT
Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về dạy nghề từ Trung ương đến địa phương đã được kiện toàn một bước, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề cũng đã quy định: các cơ sở dạy nghề dành riêng cho người khuyết tật được ưu tiên cấp địa điểm thuận lợi, hỗ trợ vốn, cấp kinh phí đào tạo, miễn giảm thuế, được vay vốn với lãi xuất ưu đãi; các cơ sở dạy nghề khác nhận người khuyết tật vào học nghề, nâng cao trình độ tay nghề được ưu tiên đầu tư, bảo đảm định mức kinh phí đào tạo. Người khuyết tật học nghề được xem xét cấp học bổng và trợ cấp xã hội, được miễn hoặc giảm học phí căn cứ mức độ khuyết tật và mức độ suy giảm khả năng lao động.
Mặc dù trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng quan tâm tới công tác dạy nghề và tạo việc làm cho NKT song số lượng người được học nghề còn quá ít, tỷ lệ tìm được việc làm sau đào tạo nghề còn rất thấp và chủ yếu là tự tạo việc làm, số có thể tìm được việc làm trong các doanh nghiệp lớn hầu như không đáng kể. Theo đánh giá, chỉ có khoảng trên 12% tổng số NKT được học nghề. Trên thực tế, nhu cầu việc làm của đối
tượng là rất lớn và hiện nay mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Mặc khác, phần lớn những người khuyết tật có việc làm không ổn định, làm các công việc tạm thời, lao động chân tay, làm việc trong các tổ chức cơ sở mang tính nhân đạo, từ thiện. Rất ít người tìm được việc làm ổn định trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc các công việc đòi hỏi kỹ năng, trình độ chuyên môn. Vì vậy, thu nhập của NKT cũng tương đối thấp, không ổn định.
Bên cạnh đó, pháp luật lao động quy định các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải nhận từ 2-3% lao động là người tàn tật vào làm việc tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp không nhận đủ tỷ lệ lao động là người tàn tật theo quy định phải đóng một khoản tiền vào Quỹ việc làm cho người tàn tật. Hầu hết các doanh nghiệp không thực hiện được quy định này. Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền phổ biến, kiểm tra giám sát chưa được quan tâm thực hiện. Mặt khác bản thân người khuyết tật chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, đồng thời do tính chất sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc bố trí việc làm phù hợp với sức khoẻ, đặc điểm của người khuyết tật, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề đặc thù như luyện kim, hoá chất, địa chất, đo đạc bản đồ, dầu khí, khai thác mỏ, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản, vận tải...
Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của các cấp chính quyền về dạy nghề và tạo việc cho người khuyết tật còn chưa đầy đủ; hệ thống dạy nghề vừa yếu, vừa thiếu, chưa đủ khả năng đáp ứng công tác dạy nghề cho đối tượng. Thêm nữa, nội dung chương trình, ngành nghề và hình thức đào tạo cũng chưa hợp lý, kết cấu quá nặng về lý thuyết, thiếu thực hành, chưa có những giáo trình dành riêng cho NKT. Đội ngũ giáo viên dạy nghề cho NKT còn yếu cả về kiến thức, kỹ năng và nhận thức về các lĩnh vực kỹ thuật, sư phạm. Chưa có số liệu thống kê đánh giá, phân loại số NKT theo mức độ, dạng tật, theo khả năng lao động để giúp cho công tác dạy nghề phù hợp với khả năng học nghề, khả năng lao động, yêu cầu của nghề nghiệp trong tương
lai. Các ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với thị trường lao động, chủ yếu đào tạo ngắn hạn, ở trình độ bậc thấp.
Thực hiện quy định pháp luật, trong những năm qua các Bộ, ngành địa phương đã có cố gắng trong việc bảo đảm điều kiện tiếp cận công trình công cộng đối với người khuyết tật, như: ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng công trình công cộng bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận; cải tạo, sửa chữa các công trình công cộng chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận... Tuy nhiên, số lượng các công trình hạ tầng cơ sở bảo đảm điều kiện tiếp cận cho người khuyết tật còn rất ít. Nhất là việc tiếp cận các công trình giao thông, cơ quan hành chính nhà nước, bệnh viện, trường học... Nguyên nhân chính là do nhận thức và quan tâm của xã hội đối với người khuyết tật còn hạn chế, do thiếu nguồn lực để đầu tư, cải tạo sửa chữa các công trình, thiếu chế tài xử phạt và sự giám sát của các cơ quan thực thi pháp luật.
Các chính sách về dạy nghề, giải quyết việc làm cho người khuyết tật tập trung vào các nội dung sau:
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người tàn tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận và tạo việc làm cho người khuyết tật; chính sách dạy nghề miễn phí, miễn, giảm học phí và hỗ trợ kinh phí trong quá trình đào tạo nghề.
- Quy định các ưu đãi đối với cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật (được hỗ trợ giúp đỡ cơ sở vật chất ban đầu về đất đai, nhà xưởng, trang thiết bị và được miễn một số loại thuế, được vay vốn với lãi suất ưu đãi).
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của chính sách, quy định pháp luật đối với chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật
Chính sách, quy định của pháp luật
Đánh giá của cán bộ, viên chức (n = 30)
Đánh giá của học viên NKT (n = 90)
Ảnh hưởng Không ảnh
hưởng Không ý kiến Ảnh hưởng Không ảnh hưởng Không ý kiến
SL (Người ) Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (Người ) Tỷ lệ (%) SL (Người ) Tỷ lệ (%) SL (Người ) Tỷ lệ (%) SL (Người ) Tỷ lệ (%) 1. Đối với cơ sở dạy nghề
- Quy định về ngành nghề đào tạo 27 90.00 1 3.33 2 6.67 85
94.4 4 3 3.33 2 2.2 2 - Quy định về cơ sở hạ tầng 24 80.00 4 13.33 2 6.67 82 91.1 1 5 5.56 3 3.3 3 - Các quy định khác 25 83.33 0 0.00 5 16.6 7 75 83.3 3 10 11.11 5 5.5 6
2. Đối với cán bộ, nhân viên, giáo viên dạy nghề cho NKT
- Quy định về tiền lương, phụ cấp 28 93.33 0 0.00 2 6.67 81
90.0
0 8 8.89 1
1.11 1 - Quy định về chất lượng nguồn nhân
lực 30 100.0 0 0 0.00 0 0.00 88 97.7 8 0 0.00 2 2.2 2 - Các quy định khác 27 90.00 0 0.00 3 10.0 0 80 88.8 9 3 3.33 7 7.7 8
0 1 6 - Chính sách hướng nghiệp 29 96.67 0 0.00 1 3.33 88 97.7 8 0 0.00 2 2.2 2 - Các chính sách khác 23 76.67 4 13.33 3 10.0 0 83 92.2 2 5 5.56 2 2.2 2
Theo đánh giá của cán bộ, nhân viên làm việc tại Trung tâm cho thấy hầu hết các chính sách, quy định pháp luật của Đảng, Nhà nước đều có ảnh hưởng to lớn, trực tiếp đối với chất lượng giảng dạy, đào tạo nghề cho NKT. Các tiêu chí về chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với cơ sở dạy nghề, chất lượng cán bộ, giáo viên và đối với học viên NKT đều có sự ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề cho NKT tại Trung tâm từ 80 – 100%. Tiêu chí quy định về chất lượng nguồn nhân lực tại trung tâm có ảnh hưởng đến 100% kết quả đào tạo, chất lượng dạy nghề tại Trung tâm. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo công tác dạy nghề, trong những năm qua Trung tâm đã từng bước chuẩn hóa tiêu chuẩn dạy nghề đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên phụ trợ. Trong những điều kiện nhất định việc xây dựng quy định tuyển dụng và xin chỉ tiêu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm tuyển dụng đội ngũ giáo viên cơ hữu để chuẩn hóa chất lượng đội ngũ nhân lực của Trung tâm.
Bên cạnh đó các quy định về ngành nghề đào tạo, chính sách hướng nghiệp, chính sách hỗ trợ vật chất cho người NKT có ảnh hưởng trên 90% đến chất lượng đào tạo, dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm. Điều đó cho thấy việc định hướng nghề nghiệp cho NKT phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương là vô cùng quan trọng. Mặt khác, quan tâm, chăm lo tới đời sống vật chất, tinh thần cho NKT cũng rất quan trọng. Dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT tập trung chủ yếu ở khâu dạy nghề và giới thiệu việc làm, trong khi khâu tư vấn nghề, hỗ trợ tại nơi làm việc, tạo ra các điều chỉnh hợp lý tại nơi làm việc còn hạn chế. Các đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến việc làm và phục hồi khả năng lao động cho NKT như các cơ sở dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm, đơn vị phục hồi chức năng, doanh nghiệp… chưa tạo được sự kết nối, hợp tác chặt chẽ do hiện nay nước ta vẫn chưa chính thức có chương trình phục hồi chức năng lao động cho NKT. Ví dụ như, các công nhân bị tai nạn lao động cần sự hỗ trợ phối hợp của bệnh viện, đơn vị giới thiệu việc làm, doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề… để giúp NKT phục hồi khả
năng lao động, quay trở lại công việc cũ hoặc chuyển đổi sang công việc mới phù hợp.
Chính sách hỗ trợ tuyển dụng chưa nhiều, người lành lặn tìm được việc làm đã khó, NKT tìm việc làm còn khó hơn. Vì vậy, điều kiện tiên quyết là phải nâng cao trình độ chuyên môn của NKT. NKT phải được đào tạo nghề phù hợp, phải có sự đầu tư cả về dạy và học để vững chuyên môn, giỏi tay nghề thì mới đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, khi những đơn vị doanh nghiệp thực hiện việc đào tạo, tuyển dụng lao động NKT một cách tự nguyện, từ tâm thì công tác hỗ trợ của nhà nước vẫn quá ít. Đây là thực tế mà không ít chủ doanh nghiệp, các trung tâm đào tạo hỗ trợ việc làm cho NKT đã thẳng thắn nhìn vào. Bởi xét cho cùng doanh nghiệp cũng có cái khó của họ. Rất nhiều doanh nghiệp, công ty sẵn sàng nhận NKT vào làm việc. Nhưng khó khăn ở chỗ làm sao để dung hòa lợi ích giữa người lao động NKT và doanh nghiệp, khi mà nhiều người lao động khuyết tật có trình độ tay nghề còn chưa cao, thiếu tự tin. Chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tuyển dụng NKT làm việc còn nhiều hạn chế.