Đào tạo nghề phục vụ cho mục tiêu kinh tế - xã hội, trước hết là phươnghướng phân công lao động mới, tạo cơ hội cho mọi người đều được học tập nghềnghiệp để dễ dàng tìm kiếm việc làm hoặ
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài.
Học viên
Hàn Ngọc Phúc
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo Khoa KT & PTNT – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo
TS Nguyễn Phúc Thọ đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian thực tập
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Công Thương và các Phòng ban khác của huyện Mỹ Hào - tỉnh Hưng Yên đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong thời gian tôi thực tập tại địa phương.
-Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích
lệ, cổ vũ tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Hàn Ngọc Phúc
Trang 3LĐNT : Lao động nông thôn
LĐ TB và XH : Lao động Thương binh và Xã hội
SXKD : Sản xuất kinh doanh
THPT : Trung học phổ thông
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
I- PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 4
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1 Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 5
2.1.1 Một số khái niệm 5
2.1.2 Đặc điểm của đào tạo nghề cho lao động nông thôn 9
2.1.3 Vai trò, ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn 11
2.1.4 Nội dung nghiên cứu chất lượng đào tạo nghề 14
2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 17
2.2 Cơ sở thực tiễn 21
2.2.1 Những chủ trương, chính sách của nước ta về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 21
Trang 52.2.2 Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa
phương nước ta trong thời gian qua 24
2.2.3 Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số nước châu Á 29
3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 36
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của huyện Mỹ Hào 36
3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội 39
3.1.3 Đánh giá thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề 44
3.2 Phương pháp nghiên cứu 45
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 45
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 46
3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 49
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
4.1 Tình hình triển khai chính sách về đào tạo nghề trên địa bàn huyện Mỹ Hào – tỉnh Hưng Yên 51
4.1.1 Tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Mỹ Hào 51
4.1.2 Các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện 53
4.1.3 Kết quả đạt được từ công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trong thời gian qua 57
4.2 Thực trạng chất lượng đào tạo nghề 59
4.2.1 Số lượng lao động nông thôn được đào tạo trên địa bàn huyện trong thời gian qua 59
4.2.2 Cơ cấu ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn huyện Mỹ Hào 62 4.2.3 Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các cơ sở đào tạo 65
4.2.4 Thực trạng chất lượng đào tạo nghề qua đánh giá của người lao động, giáo viên dạy nghề và đơn vị sử dụng lao động 66
Trang 64.2.5 Một số kết luận rút ra qua điều tra, khảo sát các cơ sở dạy nghề 77
4.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện 78
4.3.1 Các chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương 78
4.3.2 Trình độ, chất lượng đầu vào của lao động tham gia học nghề 80
4.3.3 Trình độ của đội ngũ cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề 81
4.3.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề 82
4.3.5 Chương trình đào tạo nghề 84
4.4 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện 88
4.4.1 Một số quan điểm và định hướng chủ đạo 88
4.4.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mỹ Hào 90
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
5.1 Kết luận 98
5.2 Kiến nghị 100
5.2.1 Với Nhà nước 100
5.2.2 Với chính quyền địa phương huyện Mỹ Hào 100
5.2.3 Với cơ sở đào tạo nghề 100
5.2.4 Đối với các doanh nghiệp 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động đào tạo trong phong trào Saemaul Udong 30
Bảng 3.1: Phân bổ diện tích đất huyện Mỹ Hào giai đoạn 2010-2015 37
Bảng 3.3: Bảng thu thập thông tin thứ cấp 45
Bảng 3.4: Bảng lựa chọn số lượng lao động điều tra tại mỗi xã 46
Bảng 4.1: Các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Mỹ Hào (2010– 2012) 53
Bảng 4.2: Số lượng lao động được đào tạo trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (2010- 2012) 59
Bảng 4.3: Số lượng ngành nghề đào tạo lao động nông thôn tại trung tâm dạy nghề huyện Mỹ Hào (2010 - 2012) 62
Bảng 4.4: Đánh giá chung của người lao động về chất lượng đào tạo nghề 66
Bảng 4.5 Nguyện vọng học nghề của lao động nông thôn huyện Mỹ Hào 67
Bảng 4.6: Đánh giá của người lao động về hình thức và nội dung chương trình đào tạo 68
Bảng 4.7: Đánh giá của người lao động về việc tham gia học nghề 69
Bảng 4.8: Kết quả điều tra cán bộ, giáo viên về công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện 72
Bảng 4.9: Đánh giá của các cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mỹ Hào 73
Bảng 4.10: Đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn 80
Bảng 4.11: Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trung tâm dạy nghề huyện Mỹ Hào năm 2012 82
Bảng 4.12: Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mỹ Hào 84
Bảng 4.13 Quan hệ liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp 95
Trang 9I- PHẦN MỞ ĐẦU1.1 Tính cấp thiết
Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đòi hỏi phải sử dụng nhiềudiện tích đất nông nghiệp để xây dựng các hạ tầng công nghiệp và đô thị,làm cho diện tích đất canh tác bị thu hẹp đáng kể Điều này dẫn đến số lượnglao động bình quân trên một diện tích canh tác tăng lên Hiện tượng đất chật,người đông đang là xu hướng chung của các vùng nông thôn nước ta, đặcbiệt là ở Vùng đồng bằng sông Hồng và các địa phương có tốc độ đô thị hoácao Như vậy, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đã làm “dư thừa” mộtlượng lao động nông nghiệp và đã tạo ra cầu về lao động phi nông nghiệp.Một lượng lao động nông nghiệp buộc phải chuyển sang các nghề khác tạinông thôn hoặc trở thành lao động công nghiệp
Mặt khác, để đảm bảo an ninh lương thực, nuôi sống 99 triệu dân vàonăm 2020 và giữ vững vị trí “cường quốc” về xuất khẩu lương thực và hàngnông sản, Việt Nam phải áp dụng mạnh mẽ tiến bộ của khoa học và côngnghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất lao động và nâng cao chấtlượng sản phẩm hàng hoá Điều này đòi hỏi người nông dân phải trở thànhnhững “chuyên gia” trong lĩnh vực nông nghiệp, phải trở thành những nôngdân hiện đại Trong khi đó hiện tại, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạonghề còn rất thấp, đến nay mới đạt 18,7%, còn rất thấp so với bình quânchung của cả nước là 25%, là trở ngại cho quá trình hiện đại hoá này Theođánh giá của WB (World bank), chất lượng nguồn nhân lực của Việt Namchỉ đạt 3,79/10 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong 12 nước ở châu Áđược tham gia xếp hạng Nước ta còn thiếu nhiều chuyên gia trình độ cao,thiếu công nhân lành nghề; chỉ số kinh tế tri thức KEI (Knowledge EconomyIndex) còn thấp (đạt 3,02 điểm, xếp thứ 102/133 quốc gia được phân loại);lao động nông thôn chủ yếu chưa được đào tạo nghề, năng suất lao động
Trang 10thấp, đây là nguyên nhân làm cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ViệtNam thấp (năm 2006 xếp thứ 77 trong 125 quốc gia và nền kinh tế tham giaxếp hạng, đến năm 2011 xếp thứ 75 trong 133 nước xếp hạng).
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra, cầnthiết phải có một chiến lược đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn,giúp họ có một nền tảng kỹ thuật cơ bản và một nghề nghiệp trong tay để
"lập thân, lập nghiệp", làm giàu chính đáng cho bản thân và xã hội
Huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên là một huyện thuần nông Trongnhững năm qua, huyện đã tập trung khai thác thế mạnh từ sản xuất nôngnghiệp và kinh tế nông thôn bằng việc quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóatập trung, phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống của địa phương,bên cạnh đó huyện cũng tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệpbên ngoài vào sản xuất trên địa bàn, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngườidân địa phương, đặc biệt là những lao động trẻ, khoẻ, năng động Tuy nhiên,chất lượng nguồn lao động hiện nay trên địa bàn huyện phần lớn vẫn chưađáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động
Một trong số các nguyên nhân gây ra tình trạng trên là công tác đàotạo nghề của huyện, bao gồm cả hệ thống cơ sở dạy nghề, cơ sở vật chất kỹthuật, đội ngũ giáo viên, ngành nghề, hình thức đào tạo, chất lượng đào tạonghề còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội Thực tế đòi hỏiphải có giải pháp phát triển, nâng cao được chất lượng đào tạo nghề để gópphần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói chung trên địa bànhuyện Đồng thời cũng nhằm cụ thể hoá chủ trương đào tạo nghề cho 1 triệulao động nông thôn mỗi năm, để đến năm 2020 sẽ có 12 triệu lao động nôngthôn được qua đào tạo nghề, hướng tới nâng tỷ lệ lao động nông thôn đượcđào tạo từ 20% năm 2012 lên 50% vào năm 2020, cũng là góp phần vàocông cuộc xây dựng nông thôn mới đang được các địa phương đẩy mạnhthực hiện
Trang 11Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: " Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện
Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên" làm nội dung luận văn nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trênđịa bàn huyện trong những năm qua, trên cơ sở đó đề xuất một số giải phápnâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Mỹ Hàotrong thời gian tới
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo cho lao độngnông thôn
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung
+ Thực trạng chất lượng đào tạo nghề đối với lao động nông thôn.+ Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề đối với lao độngnông thôn trên địa bàn huyện Mỹ Hào
- Phạm vi không gian
Đề tại được tiến hành nghiên cứu tại địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnhHưng Yên
Trang 12+ Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 4/2012 đến tháng 10/2014.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng (thuận lợi, khó khắn, cơ hội, thách thức) của chất lượng đàotạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mỹ Hào những nămqua?
- Yếu tố nào tác động đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nôngthôn trên địa bàn huyện Mỹ Hào?
- Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nôngthôn trên địa bàn huyện Mỹ Hào trong thời gian tới?
Trang 132 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm nghề
Theo quan niệm ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau nhất định, cho đếnnay thuật ngữ “Nghề” được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.Dưới đây tôi xin đưa ra một số khái niệm
Khái niệm nghề ở Nga được định nghĩa như sau: Nghề là một loại hoạtđộng đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn
Khái niệm nghề được định nghĩa ở Pháp: Nghề là một loại lao động cóthói quen về kỹ năng, kỹ xảo của con người để từ đó tìm được phương tiệnsống
Ở Anh, nghề được định nghĩa: Nghề là một công việc chuyên môn đòihỏi một sự đào tạo trong khoa học, nghệ thuật
Còn ở Đức, khái niệm nghề được định nghĩa: Nghề là hoạt động cầnthiết cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định, đòi hỏi phải được đào tạo
Một là: Nghề là hoạt động, là công việc lao động của con người được lặp
đi lặp lại
Hai là: Nghề là sự phân công lao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội.
Trang 14Ba là: Nghề là phương tiện để sinh sống.
Bốn là: Nghề là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi
trong xã hội, đòi hỏi phải có quá trình đào tạo nhất định
Nghề biến đổi một cách mạnh mẽ và gắn chặt với xu hướng phát triểnkinh tế xã hội của đất nước
2.1.1.2 Khái niệm đào tạo nghề
Đào tạo được hiểu là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ,…để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng xuất và hiệu quả
Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm thay đổi hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp ứng tiêu chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn
Đào tạo nghề là quá trình trang bị kiến thức nhất định về trình độchuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận một côngviệc nhất định Hay nói cách khác đó là quá trình truyền đạt, lĩnh hội nhữngkiến thức và kỹ năng cần thiết để người lao động có thể thực hiện một côngviệc nào đó trong tương lai
Đào tạo nghề là những hoạt động giúp cho người học có được các kiếnthức về lý thuyết và kỹ năng thực hành một số nghề nào đó sau một thời giannhất định người học có thể đạt được một trình độ để tự hành nghề, tìm việclàm hoặc tiếp tục học tập nâng cao tay nghề theo những chuẩn mực mới
Luật dạy nghề năm 2006 định nghĩa: “Dạy nghề là hoạt động dạy vàhọc nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết chongười học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoànthành khóa học” Có thể thấy, về cơ bản khái niệm đào tạo nghề và dạy nghềkhông có sự khác biệt nhiều về nội dung
Trang 15Đào tạo nghề phục vụ cho mục tiêu kinh tế - xã hội, trước hết là phươnghướng phân công lao động mới, tạo cơ hội cho mọi người đều được học tập nghềnghiệp để dễ dàng tìm kiếm việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
2.1.1.3 Khái niệm lao động và lao động nông thôn
a) Khái niệm lao động
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra của cảivật chất và các giá trị tinh thần của xã hội
Theo khái niệm của Liên hợp quốc thì: “Lao động là tổng thể sức dựtrữ, những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và sự tác động củacon người vào cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội”
Theo tổ chức lao động thế giới ILO (International Labour Organization)
thì: “Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực
tế có tham gia lao động và những người không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm”
Thực tế trong từng thời kỳ, và ở mỗi một nước trên thế giới quy định
độ tuổi lao động khác nhau Ở nước ta, theo bộ Luật lao động, độ tuổi laođộng được quy định đối với nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi, đối với nữ từ 15 tuổiđến 55 tuổi Xét về khía cạnh việc làm, lực lượng lao động gồm hai bộ phận
là có việc làm và thất nghiệp
b) Khái niệm về lao động nông thôn
LĐNT là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong hệthống kinh tế nông thôn
LĐNT là những người dân không phân biệt giới tính, tổ chức, cá nhânsinh sống ở vùng nông thôn, có độ tuổi từ 15 trở lên, hoạt động sản xuất ởnông thôn Trong đó bao gồm những người đủ các yếu tố về thể chất, tâmsinh lý trong độ tuổi lao động theo quy định của Luật lao động và nhữngngười ngoài độ tuổi lao động có khả năng tham gia sản xuất, trong một thời
Trang 16gian nhất định họ hoàn thành công việc với kết quả đạt được một cách tốtnhất.
2.1.1.4 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Đào tạo nghề cho LĐNT là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằmtruyền đạt những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của một nghề nào đó cho ngườilao động ở khu vực nông thôn, từ đó tạo ra năng lực cho người lao động đó cóthể thực hiện thành công nghề đã được đào tạo”
2.1.1.5 Chất lượng đào tạo nghề
a) Quan niệm chất lượng
Có rất nhiều định nghĩa và cách lý giải khác nhau về khái niệm chấtlượng Có ý kiến cho rằng chất lượng là sự xuất chúng, tuyệt hảo, là giá trịbằng tiền, là sự biến đổi về chất và là sự phù hợp với mục tiêu Các quan niệm
về chất lượng chúng ta có thể thấy qua 5 định nghĩa sau:
Theo từ điển tiếng Việt phổ thông thì chất lượng là tổng thể những tính
chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc)…làm cho sự vật (sự việc) nàyphân biệt với sự vật (sự việc) khác
Theo từ điển tiếng Việt thông dụng: Chất lượng là cái làm nên phẩmchất, giá trị của sự vật hoặc cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật nàykhác sự vật kia
Theo Oxford Poket Dictationary: Chất lượng là mức hoàn thiện, là đặctrưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, cácthông số cơ bản
Theo tiêu chuẩn Pháp - NFX50-109: Chất lượng là tiềm năng của một
sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng
Theo tiêu chuẩn Việt Nam - ISO8402: Chất lượng là tập hợp các đặc
tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năngthỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn
Trang 17Nói tóm lại: Chất lượng là khái niệm trừu tượng, phức tạp và là kháiniệm đa chiều, nhưng chung nhất đó là khái niệm phản ánh bản chất của sựvật và dùng để so sánh sự vật này với sự vật khác.
b) Chất lượng đào tạo nghề
Khái niệm “chất lượng” đã trừu tượng và phức tạp thì khái niệm về
“chất lượng đào tạo nghề” càng phức tạp hơn bởi liên quan đến sản phẩm làgiá trị của con người, một sự vật, sự việc Như vậy có thể hiểu chất lượng là
để chỉ sự hoàn hảo, phù hợp, tốt đẹp
Chất lượng đào tạo nghề là khái niệm đa chiều, không thể trực tiếp đo đếm
và cảm nhận được và luôn luôn biến đổi theo thời gian và theo không gian
Chất lượng đào tạo nghề phản ánh trạng thái đào tạo nghề nhất định vàtrạng thái đó thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến nó Sẽ không thểbiết được chất lượng đào tạo nếu chúng ta không đánh giá thông qua một hệthống các chỉ tiêu và các yếu tố ảnh hưởng
Khái niệm chất lượng đào tạo nghề là để chỉ chất lượng của người laođộng được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, theo mục tiêu vàchương trình đào tạo xác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, biểuhiện một cách tổng hợp nhất ở mức độ chấp nhận của thị trường lao động, của
xã hội đối với kết quả đào tạo Đồng thời chất lượng đào tạo nghề còn phảnánh cả kết quả đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề và hệ thống đào tạo nghề
2.1.2 Đặc điểm của đào tạo nghề cho lao động nông thôn
2.1.2.1 Một số đặc điểm của lao động nông thôn
Do lao động nông thôn sống chủ yếu tham gia sản xuất trong các ngànhnông, lâm, ngư nghiệp và do tính chất riêng của ngành nông nghiệp nên tôiđưa ra một số đặc điểm của người lao động nông thôn như sau:
Một là: LĐNT có tính thời vụ, có thời kỳ căng thẳng, có thời kỳ nhàn
rỗi Điều này ảnh hưởng đến nhu cầu trong từng thời kỳ; đời sống sản xuất vàthu nhập của lao động nông nghiệp
Trang 18Hai là: do tính chất công việc trong sản xuất nông nghiệp mà hình
thành nên tâm lý hay thói quen làm việc một cách không liên tục, thiếu sángtạo của LĐNT
` Ba là: LĐNT nước ta vẫn còn mang nặng tư tưởng và tâm lý tiểu nông,
sản xuất nhỏ, ngại thay đổi nên thường bảo thủ và thiếu năng động
Bốn là: LĐNT có kết cấu phức tạp không đồng nhất và có trình độ rất
khác nhau Hoạt động sản xuất nông nghiệp được tham gia bởi nhiều người ởnhiều độ tuổi khác nhau trong đó có cả những người ở ngoài độ tuổi lao động
Năm là: thu nhập của người LĐNT còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt là
tại vùng ven biển, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số
Sáu là: trình độ của LĐNT thấp khả năng tổ chức sản xuất kém, ngay
thực tế cả những người trong độ tuổi lao động thì trình độ vẫn thấp hơn so vớilao động trong các ngành kinh tế khác
2.1.2.2 Một số đặc điểm của hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Từ đặc điểm của LĐNT kết hợp với những đặc điểm của hoạt động đàotạo nghề nói chung tôi xin đưa ra đặc điểm của hoạt động đào tạo nghề choLĐNT như sau:
* Về nguồn lực: Ngân sách Nhà nước bố trí cho dạy nghề nói chung vàdạy nghề cho LĐNT nói riêng chưa tương xứng với nhu cầu học nghề củangười lao động cũng như yêu cầu tăng quy mô và nâng cao chất lượng dạynghề của các cơ sở đào tạo; Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển ở khu vựcnông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, số lượng cơ sở dạy nghề rất ít, quy
mô dạy nghề nhỏ và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo chưa đáp ứngđược yêu cầu
* Về đối tượng: bao gồm
+ LĐNT có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với với nghể cần họctrong đó ưu tiên cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chínhsách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập bằng
Trang 19150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bịthu hồi đất canh tác.
+ Các cán bộ tham gia công tác Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chínhquyền và công chức chuyên môn xã, huyện; cán bộ nguồn bổ sung thay thếcho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ hưu, cán bộ quản lý DN
* Về hình thức: đào tạo nghề cho LĐNT được thể hiện dưới nhiều hìnhthức khác nhau như dạy tại các cơ sở, trung tâm dạy nghề; dạy nghề theo đơnđặt hàng của các DN, công ty, tập đoàn; dạy nghề lưu động tại các xã, thôn,bản; dạy nghề tại các DN và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; dạy nghềgắn với các vùng chuyên canh, làng nghề
* Về phương pháp: cần đa dạng hóa và phù hợp với tùng nhóm đốitượng, từng vùng miền như đào tạo tập trung tại các cơ sở, trung tâm dạynghề đối với người nông dân chuyển đổi nghề nghiệp; đào tạo nghề lưu độngcho nông dân làm nông nghiệp tại các làng, xã, thôn, bản; dạy nghề tại nơisản xuất, tại hiện trường nơi người lao động làm việc
2.1.3 Vai trò, ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn
2.1.3.1 Vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Đào tạo nghề cho LĐNT có vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt đối vớiphát triển vốn con người, nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm,tăng thu nhập cho người lao động, giảm nghèo, thực hiện công bằng, đảm bảo
an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở khu vực nôngthôn
Garry Becker, người Mỹ được giải thưởng Nobel kinh tế năm 1992khẳng định: “Không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vàonhân lực”
Chúng ta tiến hành CNH, HĐH đất nước với thế mạnh lớn nhất hiện có
là nguồn lực lao động dồi dào Nhưng chỉ với nguồn lực lao động hiện có thìchưa thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ cách mạng
Trang 20khoa học, công nghệ hiện đại; thời kỳ trí tuệ hóa lao động, mở rộng quan hệkinh tế, thương mại quốc tế, hội nhập quốc tế hiện nay Hiện nay khi lượnglao động của nước ta chưa được đào tạo còn khá lớn chính vì vậy chúng takhông còn sự lựa chọn nào khác, hoặc là đào tạo nguồn nhân lực quý giá đểphát triển đất nước hoặc là phải chịu tụt hậu so với các nước khác.
a) Vai trò cơ bản nhất của đào tạo nghề là đào tạo lực lượng lao động có trí tuệ có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao.
Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng trí thức luôn có vai trò to lớn đốivới cuộc sống con người và sự phát triển xã hội Trong sự phát triển của lịch
sử xã hội, sức mạnh của tri thức được thể hiện ở sự phát triển KHKT và côngnghệ được vật chất hóa qua sự phát triển không ngừng và mạnh mẽ của lựclượng sản xuất Lực lượng sản xuất càng tiên tiến, hiện đại bao nhiêu thì càngnói lên sức mạnh của trí tuệ con người bấy nhiêu Nghĩa là, trí tuệ con người
có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó được vật thể hóa trở thành lực lượngvật chất
Yếu tố trí lực trong sức lao động đặc trưng cho lao động hiện đại Laođộng hiện đại không còn là kinh nghiệm và thói quen của họ mà là tri thứckhoa học Điều này được thể hiện qua hàm lượng chất xám chiếm tỷ trọng lớntrong giá thành sản phẩm; sự dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu kinh tế từ chiều rộngsang chiều sâu; các ngành nghề có trình độ công nghệ cao được tập trung pháttriển; các lĩnh vực sản xuất phi vật chất ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trongnền kinh tế quốc dân Cơ cấu lao động cũng thay đổi theo hướng lao động trí tuệtăng nhanh, tầng lớp trí thức, nhân viên và công nhân có trí thức ngày càng đôngđảo Phương thức hoạt động của con người đã chuyển từ nguồn lực tự nhiên, laođộng cơ bắp sang khai thác phổ biến nguồn lao động trí tuệ
b) Đào tạo lực lượng lao động có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp
Phẩm chất đạo đức làm cho người ta biết sống cao đẹp, lành mạnh, vănminh sống có ý nghĩa; biết hướng tới cái đúng, cái hợp lý, chân, thiện, mỹ;
Trang 21biết cần cù, tiết kiệm, đoàn kết hợp tác trong lao động để nhân thêm sức mạnhcủa con người và dân tộc Việt Nam trong thời đại mới.
c) Đào tạo lao động hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu lực lượng lao động hợp lý sẽ cho phép sử dụng có hiệu quả lựclượng lao động Còn ngược lại, tất yếu sẽ gây lãng phí sức lao động, hơn nữacòn gây ra hiệu quả tiêu cực vể kinh tế - xã hội
2.1.3.2 Ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn
a) Ý nghĩa về phát triển kinh tế
Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta còn khoảng 30% lao độnglàm nông nghiệp, còn lại phải chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp,không còn con đường nào khác là chúng ta là chúng ta phải đào tạo nghề choLĐNT
Đào tạo nghề cho LĐNT là việc làm thiết thực góp phần giải quyếtcông ăn việc làm cho số LĐNT nhàn rỗi do không có nghề; một số do khôngthi vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc do thi trượt, hoàn cảnhkhông thể có khả năng thi tiếp; một số khác là bộ đội xuất ngũ trở về địaphương, nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp Đối vớinhững LĐNT, người có trình độ văn hóa thấp thì học nghề là biện pháp duynhất để nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, tay nghề cho người lao động vì
họ không thể đáp ứng được các yêu cầu của giáo dục chuyên nghiệp
Bên cạnh đó đào tạo nghề cho LĐNT sẽ huy động được tối đa lựclượng lao động của xã hội và phát triển kinh tế - xã hội Phát triển lực lượnglao động thông qua đào tạo sẽ phát huy được năng lực, sở trường của từngngười lao động và nhờ vậy hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh ngày mộtnâng cao
Trang 22Không những thế đào tạo nghề cho LĐNT sẽ khai thác tốt hơn cácnguồn lực Đó là khai thác các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoahọc công nghệ, làm cho kinh tế nông thôn hoạt động có hiệu quả hơn.
Khoảng trên 90% hộ nghèo của cả nước sinh sống ở các khu vực nôngthôn vì vậy đào tạo nghề cho LĐNT quyết định sự thành công của các chươngtrình xóa đói, giảm nghèo
Đào tạo nghề cho LĐNT đáp ứng được những đòi hỏi về kỹ năng, côngnghệ về quản lý trong thời đại bước sang nền kinh tế tri thức; đáp ứng đượcnhu cầu hội nhập được kinh tế thế giới và toàn cầu hóa nền kinh tế và gópphần quan trọng vào qua trình tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân
Đào tạo nghề cho LĐNT góp phần nâng cao trí tuệ, chất lượng lựclượng lao động, làm giảm các tội phạm về tệ nạn xã hội
2.1.4 Nội dung nghiên cứu chất lượng đào tạo nghề
2.1.4.1 Hình thức đào tạo nghề
- Đào tạo nghề ngắn hạn: là một loại hình đào tạo có thời gian học tập
ngắn (dưới 12 tháng), kinh phí thấp, chú trọng nhiều đến thời gian thực hành(chiếm khoảng 70% thời gian học), mục đích đào tạo nhằm trang bị cho ngườihọc nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một
số công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷluật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghềsau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục họclên trình độ cao hơn
- Đào tạo nghề dài hạn: Thời gian đào tạo nghề dài hạn kéo dài từ 12
tháng trở lên, được thực hiện tại các trường dạy nghề, chủ yếu đào tạo các lao
Trang 23động có tay nghề cao nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành lao độngcông nghiệp.
- Đào tạo nghề tại doanh nghiệp, làng nghề: Là các lớp dạy nghề do
doanh nghiệp, các nghệ nhân tổ chức nhằm đào tạo lao động cho riêng mìnhhoặc các doanh nghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực Chủ yếu là đào tạo nghềcho người lao động mới được tuyển dụng, đào tạo lại nghề, nâng cao taynghề, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới Chương trình đào tạo gồm haiphần: lý thuyết và thực hành sản xuất, phần lý thuyết được giảng tập trungcòn phần thực hành được tiến hành trực tiếp tại các phân xưởng sản xuất với
sự hướng dẫn của các kỹ sư, các nghệ nhân có tay nghề cao
- Bồi dưỡng, tập huấn: Là hình thức đào tạo có thời gian ngắn, mang
tính chất trao đổi kinh nghiệm và theo xu hướng của thị trường lao động, hìnhthức này chủ yếu nhằm nâng cao tay nghề cho những lao động đang tham giasản xuất để họ có thể tiếp xúc và tiếp thu, học hỏi những kỹ năng mới, kinhnghiệm mới
- Liên kết đào tạo: là một mô hình trong giáo dục nhằm tạo cơ hội họctập cho người học nghề thông qua sự hợp tác, liên kết tổ chức đào tạo giữacác cơ sở đào tạo khác nhau với sự chuyển giao về công nghệ, nhân lực
2.1.4.2 Đánh giá chất lượng đào tạo nghề
a Cơ sở đào tạo
Sau quá trình đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề được cơ sở đàotạo nghề đánh giá qua các điểm kiểm tra, điểm thi, điểm trung bình toàn bộquá trình học nghề của người lao động Chất lượng lao động tốt hay không tốtphụ thuộc vào điểm trung bình của toàn bộ số lượng người tham gia học nghề
b Đơn vị sử dụng lao động đánh giá
Qua quá trình làm việc thực tế của người lao động tại các cơ sở sửdụng lao động, số lượng công việc hoàn thành trong cùng một khoảng thờigian, chất lượng của sản phẩm khi hoàn thành có đạt yêu cầu hay không
Trang 24c Người học đánh giá chất lượng đào tạo
Qua khả năng truyền tải kiến thức của người dạy, khả năng giảng giảitốt giúp người học tiếp thu nhiều kiến thức hơn và nhớ lâu hơn, nội dunggiảng dạy cần phù hợp, đáp ứng đủ những yêu cầu của ngành nghề mà ngườihọc cần khi làm việc đúng chuyên ngành đó sau này; việc đào tạo có hiệu quảkhi người học ra trường có thể làm tốt công việc bằng những kiến thức đượcđào tạo
Trang 25
Thông tin phản hồi
Sơ đồ 1: Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đào tạo nghề
2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Chất lượng đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho LĐNT nóiriêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau Nhưng xem xét trên nhiềukhía cạnh khác nhau thì chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn chịuảnh hưởng chính của một số yếu tố sau đây:
2.1.5.1 Các chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề
Đào tạo nghề có chi phí đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, vì vậymuốn đào tạo nghề phát triển thì Nhà nước phải có các chính sách đầu tư;đồng thời phải ban hành hệ thống văn bản tạo hành lang pháp lý, tạo môitrường thuận lợi để khuyến khích đào tạo nghề phát triển
- Mục tiêu đào tạo
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Điều kiện môi trường đào tạo nghề
Trang 26Kể từ khi Luật dạy nghề ra đời năm 2006, các chính sách mới liên quan
về đào tạo nghề cho người lao động được ban hành, phù hợp với thực tế đàotạo nghề như việc ban hành các chính sách đầu tư cho dạy nghề: Dự án nângcao năng lực đào tạo nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục vàđào tạo, trong đó có hợp phần đào tạo nghề cho LĐNT; Đề án phát triển đàotạo nghề cho LĐNT đến năm 2020; Chính sách đối với người học nghề (miễngiảm học phí, cử tuyển, giới thiệu việc làm…); Chính sách đối với trườngnghề và trung tâm dạy nghề; Chính sách đối với giáo viên, giảng viên thamgia đào tạo nghề và cán bộ quản lý dạy nghề; Chính sách đối với DN tham giađào tạo nghề, nhận lao động qua sau khi được đào tạo nghề
Nhà nước quản lý dạy nghề thông qua hệ thống chính sách, văn bảnquy phạm pháp luật như: quy định về thành lập, đăng ký hoạt động dạy nghề,quy chế hoạt động của trường dạy nghề; chương trình khung; mã nghề; quyđịnh liên thông các trình độ tay nghề; kiểm định chất lượng đào tạo nghề Đó
là những chính sách quan trọng giúp phát triển đào tạo nghề
2.1.5.2 Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề
Chất lượng của một nền giáo dục phụ thuộc trước hết vào chất lượngcủa những người thầy cô giáo và thành công của các cuộc cải cách giáo dụcluôn phụ thuộc vào ý chí muốn thay đổi của người giáo viên Ray Roy Singh
(Ấn Độ) khẳng định rằng: “Không một hệ thống giáo dục nào có thể vươn cao quá tầm những giáo viên làm việc cho nó” Ở đâu có người thầy giỏi ở đó
sẽ có những người trò giỏi Đội ngũ giáo viên là yếu tố cơ bản có tính chấtquyết định, tác động trực tiếp lên chất lượng đào tạo: là người giữ trọng tráchtruyền đạt kiến thức kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm cho các học viên trên cơ sởthiết bị dạy học
Đào tạo nghề có những nét khác biệt so với các cấp học khác trong nềngiáo dục quốc dân, đó là ngành nghề đào tạo rất đa dạng, yêu cầu kỹ thuậtcao, thường xuyên phải cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề để phù hợp với tiến
bộ KHKT; học viên vào học nghề có rất nhiều cấp trình độ văn hóa, độ tuổi
Trang 27khác nhau Sự khác biệt đó làm cho đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng rất đadạng với nhiều trình độ khác nhau.
+ Chia theo các môn học trong đào tạo nghề có giáo viên dạy bổ túccác môn văn hóa đối với hệ đào tạo trung cấp nghề cho học sinh tốt nghiệpTHCS; giáo viên dạy các môn học chung đối với đào tạo nghề trình độ trungcấp nghề, cao đẳng nghề; giáo viên dạy nghề, gồm có giáo viên dạy lý thuyếtnghề và giáo viên dạy thực hành nghề
+ Chia theo trình độ: đối với đào tạo trình độ cao đẳng nghề, giáo viêndạy nghề phải có trình độ từ đại học trở lên, đối với đào tạo trình độ trung cấpnghề giáo viên dạy nghề phải có trình độ từ cao đẳng trở lên; đối với đào tạotrình độ sơ cấp nghề và đào tạo nghề dưới 3 tháng, giáo viên dạy nghề có thể
là nhà giáo, nhà khoa học, nghệ nhân, người có tay nghề cao Ngoài ra, giáoviên dạy nghề phải có nghiệp vụ sư phạm về dạy nghề
Một nguồn nhân lực khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề
đó là đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề Chất lượng cán bộ quản lý có ảnhhưởng rất lớn đến đào tạo nghề, thể hiện qua khả năng tổ chức, quản lý, điềuphối, quá trình đào tạo; định hướng, tìm kiến cơ hội hợp tác, liên kết đàotạo…
Vì vậy giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề phải có đủ cả về số lượng
và chất lượng thì mới có thể tận tình hướng dẫn, theo sát học viên và đặc biệt
là đội ngũ giáo viên phải có chất lượng thì mới có thể giảng dạy và truyền đạtcho các học viên học nghề, quản lý dạy nghề một cách hiệu quả
2.1.5.3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo nghề
Cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo nghề bao gồm: phòng học,xưởng thực hành cơ bản và thực tập sản xuất, thư viện, học liệu, trang thiết bịphục vụ cho giảng dạy và học tập… Đây là yếu tố hết sức quan trọng, nó tácđộng trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề, ứng với mỗi nghề dù đơn giảnhay phức tạp cũng cần phải có các máy móc, trang thiết bị chuyên dùng phục
Trang 28vụ cho giảng dạy và học tập Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị nghề càngtốt, càng hiện đại bao nhiêu, theo sát với máy móc phục vụ cho sản xuất baonhiêu thì người học viên có thể thích ứng, vận dụng nhanh chóng với sản xuấttrong DN bấy nhiêu Chất lượng của cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề đòi hỏiphải theo kịp tốc độ đổi mới hiện đại hóa của máy móc, thiết bị sản xuất.
2.1.5.4 Chương trình, giáo trình liên quan đến đào tạo nghề
Wentling (1993) cho rằng: “Chương trình đào tạo là một bảng thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo, đó có thể là một khóa học kéo dài vài giờ, một ngày, một tuần, hoặc một vài năm Bảng thiết kế tổng thể đó cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể trông đợi ở người học sau khóa học, nó phác họa ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho biết các phương pháp đào tạo các cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ”
Dù chương trình dạy học ở cấp độ vĩ mô hay vi mô, dù ít hay nhiều thìđều có 5 yếu tố cơ bản của hoạt động dạy học: mục tiêu dạy học của chươngtrình, nội dung dạy học, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; quy trình
kế hoạch triển khai; đánh giá kết quả
Chương trình đào tạo gắn với từng nghề đào tạo Không có chươngtrình đào tạo chung cho các nghề mà mỗi loại nghề đều có chương trình riêngtheo chuẩn quy định chung Chương trình đào tạo bao gồm phần lý thuyết vàphần thực hành, tương ứng với mỗi cấp độ đào tạo, mỗi nghề thì tỷ lệ phân chiagiữa hai phần này là khác nhau về lượng nội dung cũng như thời gian học
Cấu trúc của chương trình đào tạo gồm có các môn học chung, các mônhọc riêng, môđun nghề Thời gian trong chương trình đào tạo gồm có học cácmôn học, môđun bắt buộc theo quy định và thời gian học các môn học,môđun tự chọn do cơ sở đào tạo tự xây dựng
Việc nghiên cứu, xây dựng các chương trình, giáo trình sao cho hợp lý
và sát với nhu cầu đào tạo cũng như sát với nghề đào tạo để học viên có thể
Trang 29nắm vững được nghề sau khi tốt nghiệp là vấn đề rất quan trọng và ảnh hưởngtrực tiếp tới chất lượng đào tạo nghề.
2.1.5.5 Chất lượng đầu vào
Học viên học nghề là nhân tố trung tâm, có tính chất quyết định đối vớicông tác đào tạo nghề, nó ảnh hưởng toàn diện tới công tác đào tạo nghề.Trình độ văn hóa, sự hiểu biết, tâm lý, cá tính, khả năng tài chính, quỹ thờigian,… của bản thân người học viên đều có ảnh hưởng sâu sắc tới quy mô vàchất lượng đào tạo nghề
Tổ chức quản lý đào tạo nghề có trách nhiệm nghiên cứu nhu cầu, chấtlượng đầu vào của người học nghề để xây dựng chương trình đào tạo, theodõi, đánh giá theo các tiêu chí đào tạo, điều chỉnh hoặc bổ sung để khi kếtthúc quá trình đào tạo có được những lao động có tay nghề cao cho xã hội
2.1.5.6 Nguồn tài chính đầu tư cho công tác đào tạo nghề
Nguồn tài chính đầu tư công tác đào tạo nghề có vị trí hết sức quan trọng,
có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các cơ sở đào tạo nghề Tàichính bao gồm các khoản chi cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắmtrang thiết bị, chi phí công tác quản lý, tiền lương và các hoạt động khác của các cơ
sở dạy nghề Có thể thấy được đào tạo nghề là hình thức đào tạo tốn kém nên rấtcần sự đầu tư đúng mức của chính phủ và hỗ trợ kinh phí từ các nguồn khác
Trang 30pháp được nêu trong Nghị quyết là giải quyết việc làm cho người nông dân, đây
là nhiệm vụ xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế xã hội của cảnước; bảo đảm hài hòa thu nhập giữa các vùng, khu vực, thu hẹp khoảng cáchphát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị
Thực hiện Nghị quyết của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X,ngày 28/10/2008, Chính phủ ra Nghị quyết số 24/2008/NĐ- CP ban hànhchương trình hành động của Chính phủ Một trong những nhiệm vụ chủ yếutrong Chương trình hành động của Chính phủ là xây dựng Chương trình mụctiêu quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, trong đó đề ra mục tiêu
“tập trung đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, chuyển một bộ phận lao độngnông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thunhập của dân cư nông thôn tăng lên 2,5 lần so với hiện nay” Tập trung xâydựng kế hoạch và giải pháp đào tạo cho bộ phận con em nông dân đủ trình độ,năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, TTCN, dịch vụ và chuyểnnghề; bộ phận nông dân còn tiếp tục sản xuất nông nghiệp được đào tạo vềkiến thức và kỹ năng để thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại; đồng thờitập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở
Để cụ thể hóa chương trình hành động, ngày 27/11/2011, Thủ tướngChính phủ ban hành Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt “ Đề án đào tạonghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là đề án 1956) Đề ánnêu rõ quan điểm “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp củaĐảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chấtlượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn” “Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao độngnông thôn, có chính sách đảm bảo thực hiện công bằng xã hội về cơ hội họcnghề đối với mọi LĐNT, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xãhội tham gia đào tạo nghề cho LĐNT” Đây là cơ sở tạo hành lang pháp lý để
Trang 31hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT phát triển nhằm nâng cao chất lượngnguồn nhân lực nông thôn theo mục tiêu đã đề ra.
Đề án 1956 đã đề ra mục tiêu tổng quát: bình quân hằng năm đào tạonghề cho khoảng 1 triệu LĐNT, trong đó đào tạo, bồi dưỡng cho 100.000 lượtcán bộ, công chức xã Đề án có 3 chính sách gồm: chính sách đối với ngườihọc nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng, (chia thành 3 nhómđối tượng, mức hỗ trợ tùy theo nhóm đối tượng, tối đa từ 2 đến 3 triệuđồng/người/khóa học); chính sách đối với giáo viên, giảng viên; chính sáchđối với cơ sở đào tạo nghề cho LĐNT (hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bịdạy nghề, chương trình giáo trình, học liệu và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề)
Đề án đề ra 5 giải pháp và 2 hoạt động chính để thực hiện các chính sách trên.Tổng kinh phí thực hiện Đề án từ ngân sách nhà nước dự kiến là 25.980 tỷđồng, để thực hiện hai hoạt động gồm: Đào tạo nghề cho LĐNT: 24.694 tỷđồng; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: 1.286 tỷ đồng
Có thể nói đây là đề án lớn nhất trong lĩnh vực đào tạo nghể từ trướcđến nay cả về nội dung, quy mô và kinh phí để thực hiện Trước đó, ngày18/4/2005 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg về chínhsách dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn với mức hỗ trợ tối đa300.000 đồng/người/tháng và không quá 1,5 triệu đồng/người/khóa học Tuynhiên, do chính sách không có mục tiêu rõ ràng, kinh phí để thực hiện có hạnnên hiệu quả không được như mong đợi
Đồng thời với Đề án 1956 thì ngày 04/6/2012, Chính phủ có Quyếtđịnh số 800/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựngnông thôn mới giai đoạn 2012 – 2020” Đây là chương trình tổng thể về pháttriển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng ở nông thôn Để đạt tiêuchí về nông thôn mới, một xã phải đạt được 19 tiêu chí, trong đó có nội dungđẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu
Trang 32LĐNT Đó là những chính sách, giải pháp đồng bộ để phát triển nông nghiệp,nông thôn nước ta.
2.2.2 Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phươngnước ta trong thời gian qua
2.2.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh đã và đang lựa chọn các dự án đầu tư có kỹ thuật và côngnghệ hiện đại, sử dụng nguồn lao động có chuyên môn, tay nghề cao Do đó,
sự hỗ trợ cũng tính tới các ngành, nghề, doanh nghiệp cần đào tạo phù hợpvới cơ cấu nhân lực và xu thế phát triển của các ngành mũi nhọn trong tươnglai, tỉnh định hướng những ngành mũi nhọn để phấn đấu trong những năm tới
sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp là công nghệ thông tin,công nghệ vật liệu mới, công nghệ điện tử viễn thông, dịch vụ tài chính ngânhàng, bảo hiểm…
Việc làm tăng cao, vượt tốc độ tăng của lực lượng lao động, tỷ lệ thấtnghiệp ở khu vực thành thị liên tục giảm Bắc Ninh là một trong số ít tỉnh có
tỷ lệ thất nghiệp thấp so với tỷ lệ chung của cả nước cũng như vùng kinh tếtrọng điểm Bắc Bộ Năm 2010, 2011 chỉ số Đào tạo lao động trong chỉ số PCIđều đứng trong tốp 10 tỉnh, thành phố tốt nhất Thu nhập bình quân của mộtlao động có việc làm, đặc biệt là lao động làm công ăn lương tiếp tục được cảithiện Tuy nhiên so với tình hình phát triển kinh tế hiện nay thì chỉ số Đào tạolao động còn thấp, chưa đáp ứng đủ nguồn lao động cho các Doanh nghiệp
Để nâng cao chất lượng dạy nghề, Hưng Yên đã tập trung thực hiện cácbiện pháp như:
1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Trung ương
và của tỉnh về giáo dục và dạy nghề Các trường chủ động liên kết với doanhnghiệp trong đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy nghề và thực hành, có tráchnhiệm giới thiệu việc làm cho học sinh sau đào tạo
Trang 332 Cơ quan quản lý tập trung đánh giá, rà soát toàn bộ mạng lưới cơ sở dạynghề hiện có và chỉ ra được các tiêu chí chuẩn của các trường, các ngành nghềđào tạo.
3 Phát huy cơ chế chủ động tài chính theo quy định đối với các đơn vị sựnghiệp, chú trọng huy động các nguồn lực tài chính ngoài ngân sách để đầu tưcho công tác đào tạo, đầu tư có hiệu quả nguồn vốn Chương trình mục tiêuquốc gia về việc làm và dạy nghề
4 Tiếp tục xã hội hoá công tác dạy nghề, đầu tư phát triển đội ngũ giáoviên, cán bộ quản lý về số lượng và chất lượng, bổ sung và điều chỉnh chươngtrình, giáo trình và các nghề phù hợp với nhu cầu của Doanh nghiệp
5 Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề, khuyến khích tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vựcdạy nghề
6 Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động và dịch
vụ về đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm, mạng lưới này sẽ thực hiện chứcnăng làm cầu nối liên kết giữa cung và cầu lao động, giữa người lao động, cơ
sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động (Sàn giao dịch lao động việc làm và các
cơ quan thông tin truyền thông đại chúng của tỉnh).
7 Đào tạo nghề cho các cơ sở sản xuất mới xây dựng, các dây chuyền sản
xuất, máy móc, thiết bị mới : Tiến hành khảo sát tại các khu công nghiệp lớncủa tỉnh để xây dựng dự án đào tạo nghề cho các ngành nghề áp dụng côngnghệ mới đòi hỏi lao động có các kỹ năng nghề chuyên biệt nhằm đáp ứng nhucầu sản xuất của doanh nghiệp; đào tạo lao động các nghề đặc biệt: Khảo sát tạicác làng nghề truyền thống để xây dựng các dự án đào tạo nghề thủ công mỹnghệ nhằm giữ gìn và nâng cao chất lượng sản phẩm các mặt hàng truyềnthống như nghề (gốm, làm tranh Đông Hồ, trạm khắc gỗ , đúc đồng )
Trang 342.2.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa
Trong những năm qua, thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nôngthôn, tỉnh Thanh Hóa đã phát huy tối đa mọi nguồn lực, tập trung cho côngtác đào tạo nghề cho nông dân Tính đến hết tháng 11/2011, tổng số lao độngđược hỗ trợ dạy nghề theo Đề án 1956 là 9.280 người, trong đó, nghề nôngnghiệp đào tạo được 4.899 học viên, chiếm 52,8%; nghề phi nông nghiệp4.381 người, chiếm 47,2%
Riêng năm 2011, Thanh Hoá đã mở được 48 lớp đào tạo cho 1.558 laođộng nông thôn Những địa phương tổ chức dạy nghề mang lại hiệu quả làThọ Xuân, Nga Sơn, Yên Định, Thiệu Hoá trong đó có 4 mô hình dạy nghềhiệu quả có thể nhân rộng, đó là dạy nghề kỹ thuật sản xuất lúa F1 tại huyệnYên Định; mô hình lúa cao sản tại huyện Thọ Xuân; dạy nghề thêu ren, đínhcườm tại khu làng nghề thị trấn Nga Sơn (huyện Nga Sơn); dạy nghề dệtchiếu tại Nga Sơn và dạy nghề mây giang xiên tại huyện Thiệu Hóa
Để triển khai Đề án đạt kết quả tốt, các sở ban ngành và địa phương đãlựa chọn các cơ sở dạy nghề có năng lực để dạy nghề cho lao động nông thôn,đảm bảo chất lượng đào tạo gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo Đối vớinghề nông nghiệp, lao động học tập xong có thể áp dụng tiến bộ kỹ thuật vàosản xuất, nâng cao năng suất lao động Đối với nghề phi nông nghiệp, cơ sởdạy nghề phần lớn là những công ty, doanh nghiệp đủ điều kiện dạy nghề, nênviệc tổ chức dạy nghề rất thuận lợi bởi sau khi học nghề xong, người lao độngđược công ty cung ứng nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm
Cùng với đào tạo nghề, tỉnh Thanh Hóa cũng là một trong hai địa phương(tỉnh Bến Tre) triển khai dạy nghề theo hình thức thí điểm cấp thẻ dạy nghềnông nghiệp, với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng Theo đó, Thanh Hóa đã tổ chứcđược 55 lớp, với tổng số lao động được đào tạo là 1.915 học viên Đây là hìnhthức đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn phù hợp, vì người laođộng được chủ động chọn nghề, cơ sở đào tạo phù hợp với khả năng và điều
Trang 35kiện của mình; tạo ra cơ chế thị trường bình đẳng trong dạy nghề, bình đẳngtrong các trường công lập và tư thục, hạn chế cơ chế "xin cho" trong quản lýđào tạo.
Mặc dù đạt những kết quả khả quan, mang lại việc làm cho người laođộng nhưng trong quá trình đào tạo, tỉnh Thanh Hóa cũng gặp một số khókhăn như: Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho lao độngnông thôn vẫn chưa được quan tâm đúng mức Một số bộ phận người laođộng còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chưa nhận thức
rõ vai trò giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, chưa tích cựctham gia học nghề; kinh phí hỗ trợ của Nhà nước còn ít, nhất là ở khu vựcmiền núi, nơi rất đông người lao động cần được đào tạo nghề; đội ngũ giáoviên còn mỏng và thiếu, nhất là những giáo viên có tay nghề; cơ sở vật chất,trang thiết bị dạy học của các trung tâm dạy nghề cấp huyện chưa được đầu tưđúng mức, đồng bộ, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo…
2.2.2.3 Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương
Dạy nghề gắn với tạo việc làm Gắn liền với đề án 1956 về nâng caochất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giai đoạn từ 2011 - 2015,tỉnh phấn đấu đào tạo nghề cho 62.500 LĐNT, trong đó có 20 nghìn ngườihọc nghề nông nghiệp, 42.500 học nghề phi nông nghiệp Để đạt được mụctiêu này, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương đã đề ra nhiềugiải pháp Trong đó, tập trung củng cố mạng lưới, nâng cao năng lực các cơ
sở dạy nghề, đa dạng hóa các hoạt động dạy nghề, truyền nghề, khuyến khíchcác doanh nghiệp, các HTX, các cá nhân có khả năng dạy nghề đều đượctham gia dạy nghề Khuyến khích dạy nghề tại chỗ, dạy nghề lưu động.Thường xuyên yêu cầu các cơ sở tổ chức dạy nghề phù hợp với yêu cầu củacác doanh nghiệp và quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động Tăng cường sựliên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trongviệc dạy nghề gắn với giải quyết việc làm; gắn công tác dạy nghề cho LĐNT
Trang 36với xây dựng nông thôn mới Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác dạynghề, có biện pháp chấn chỉnh những sai phạm, bất cập
Đối với những lao động trẻ, sau khi học nghề xong, các trung tâm đàotạo phối hợp với các doanh nghiệp tư vấn, tạo cơ hội cho họ vào làm việc.Còn những lao động lớn tuổi, trung tâm đào tạo nghề phối hợp với các cơ sởsản xuất ở các địa phương để tạo việc làm tại chỗ cho họ Ngoài ra, tỉnh cònthực hiện thí điểm mô hình hỗ trợ người học nghề mở cơ sở sản xuất, hỗ trợcho vay vốn
2.2.2.4 Bài học kinh nghiệm
Từ kết quả đào tạo nghề tại một số địa phương trên ta có thể đưa rađược một số những vấn đề cần thực hiện khi triển khai công tác đào nghề vànâng cao chất lượng người lao động trong thời gian tới
Một là: cần thực hiện theo sát đề án mà các cấp chính quyền từ Trung
ương đến địa phương đã đề, đồng thời phải có các chính sách phát triển côngtác đào tạo nghề phù hợp với thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hộicủa từng địa phương
Hai là: tăng cường công tác tuyên truyền sâu, rộng hơn nữa về công tác
đào tạo nghề cho người lao động đến toàn thể lực lượng lao động của địaphương
Ba là: tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở, trang thiết bị dạy nghề, cũng
như tăng cường nâng cao năng lực của cán bộ, giáo viên tham gia công tácđào tạo nghề
Bốn là: tập trung đào tạo nghề theo nhu cầu của người học và nhu cầu
của các doanh nghiệp, đồng thời cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các
cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp sử dụng lao động
Năm là: cần có chính sách tạo việc làm cho người lao động sau khi
tham gia học nghề
Trang 372.2.3 Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số nướcchâu Á
Nhiều nước ở khu vực Châu Á đã nỗ lực đầu tư cho đào tạo nghề, đây
là một trong những bí quyết thành công về phát triển kinh tế thần kỳ của cácquốc gia này
2.2.3.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên, một nước từng bị đô hộ từ cuốithế kỷ 19, xuất phát điểm là một trong những quốc gia nghèo đói Cuối thập
kỷ 60, GDP bình quân đầu người chỉ có 85 USD, phần lớn người dân không
đủ ăn, 80% người dân nông thôn vẫn không có điện thắp sáng và phải dùngđèn dầu, ở trong những căn nhà lợp bằng lá Lúc ấy, nền kinh tế của HànQuốc phải dựa vào nông nghiệp trong khi khắp đất nước, lũ lụt và hạn hán lạixảy ra thường xuyên Nhưng hiện nay Hàn Quốc đã trở thành một quốc gia cónền kinh tế hùng hậu đứng thứ 11 trên thế giới với thu nhập bình quân đầu
người đạt 20.600 USD/người (số liệu thống kê năm 2010) Bí quyết thành
công của Hàn Quốc là dựa vào phát triển nguồn nhân lực trong một nướcnghèo tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế Giáo dục là nhân tố chủyếu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chính sách về giáo dục luônđược xây dựng phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế Chính phủ Hàn Quốc đưa
ra một chiến lược tham gia toàn diện vào quá trình toàn cầu hóa vào giữa thập
kỷ 1990, mà quan trọng là hệ thống giáo dục phải được cải thiện triệt để, đểđào tạo một số lượng đủ những công dân trẻ, sánh tạo và dám làm, những nhàlãnh đạo tương lai của đất nước Phong trào Saemaul là phong trào phát triểnnông thôn mới của Hàn Quốc trong đó có chương trình đào tạo nguồn nhânlực mà Hàn Quốc thực hiện đã thành công rất lớn trong công tác đào tạo, hỗtrợ cho người lao động cụ thể: Chính phủ Hàn quốc đóng vai trò cốt yếu trongviệc phát triển hạ tầng và tăng cường các cơ sở đào tạo nghề nông, đưa tiến
bộ KHKT, các loại giống mới như nấm, cây thuốc lá… vào sản xuất Các làng
Trang 38xã và xí nghiệp đều được trang bị thư viện Saemaul và các phương tiện vuichơi giải trí khác Đặc biệt, thư viện ở nông thôn đều có sách về các phươngpháp canh tác mới Đây là bước đột phá lớn ở nông thôn và là nguyên nhânchính gia tăng thu nhập Năm 1974, sản lượng lúa tăng đến mức độ có thể tựcấp tự túc Phổ biến kiến thức nông nghiệp đã tạo nên một cuộc cách mạngtrong phương pháp canh tác Nuôi lợn, bò, gà cũng đem lại lợi nhuận đáng kể.Các làng chài cũng chuyển từ đánh bắt sang nuôi trồng thủy sản Tập quántrồng lúa và lúa mạch xưa kia đã được thay thế triệt để bằng các phương phápcanh tác tổng hợp; tăng cường năng lực lãnh đạo của địa phương bằng cáchthành lập Học viện Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo Saemaul Mỗi xã được phép
cử một cán bộ đi học Khoá học bồi dưỡng lãnh đạo nhấn mạnh vào sự cốnghiến quên mình và nêu gương cho quần chúng Họ học trong một lán trạichung, do đó hiểu được cách làm việc theo nhóm trên tinh thần hợp tác.Trong mỗi buổi thảo luận nhóm, các thành viên chia sẻ kinh nghiệm làm việc
và do đó có thể học tập lẫn nhau bên cạnh sự hướng dẫn và trợ giúp của giáoviên Chính những học viên này sẽ là những người lãnh đạo và hướng dẫn chodân làng Tại thời điểm bấy giờ, khi vai trò của phụ nữ còn chưa được coitrọng thì sự tham gia của một bộ phận nữ giới trong khoá học đã tạo ra sựkhác biệt căn bản Phụ nữ đứng ra gây quỹ cho địa phương, họ tiết kiệm thựcphẩm và tham gia vào phong trào giữ sạch đẹp làng xã Ngoài ra, họ còn gópphần tích cực trong việc ngăn ngừa nạn rượu chè, cờ bạc Số lượng các quánrượu bắt đầu giảm hẳn trong thời gian này Phương pháp đào tạo cán bộ chocác dự án Saemaul đã có ảnh hưởng nhất định đến các chính trị gia, lãnh đạocác tôn giáo, giới báo chí và cả người nước ngoài Những chính trị gia trướckia vẫn không mấy mặn mà lắm với phong trào Saemaul cũng chịu ảnhhưởng mạnh mẽ bởi phương pháp đào tạo Saemaul
Trang 39Bảng 2.1: Kết quả hoạt động đào tạo trong phong trào Saemaul Udong
(lượt người)
Tổng số (lượt người)
(Nguồn SUCTI, 1999 trang 124)
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực sự là tiền đề để phong tràoSaemaul phát triển trên khắp đất nước Hàn Quốc; cùng với việc đào tạo chocán bộ thì Hàn Quốc cũng có các chính sách hỗ trợ cho người nông dân nhưchính sách miễn thuế xăng dầu, máy nông nghiệp, điện giá rẻ cho chế biếnnông sản, cho nông dân thuê máy nông nghiệp, giảm lãi suất tiền vay, banhành đạo Luật “Các ngành phải trợ giúp nông nghiệp, nâng cao đời sống nôngdân và ngư dân”
Trong bản báo cáo của Chính phủ về giáo dục mang tên “Hình ảnh HànQuốc trong thế kỷ XXI” đã khẳng định: “Giáo dục và Đào tạo phải hướng tớimục tiêu bồi dưỡng tính sáng tạo, tinh thần kỷ luật tự giác, tính cạnh tranh, pháttriển khả năng và nhân cách bảo vệ, phát huy sức mạnh, ý chí dân tộc, năng lựctrí tuệ của người Hàn Quốc lên những trình độ cao nhất, đưa Hàn Quốc trởthành một quốc gia có vai trò chủ chốt trong các vấn đề của thế giới” Trongnhững năm gần đây, tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo ở Hàn Quốcluôn ở mức 18 – 20% Hướng tới tương lai đó là mục tiêu của nền giáo dụcHàn Quốc hiện đại Cùng với sự phát triển kinh tế, người Hàn Quốc đang cốgắng tạo ra những điều kiện tốt nhất có thể cho việc đào tạo thế hệ trẻ
Trang 402.2.3.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc
a) Mở rộng đào tạo nghề ở cấp phổ thông
Trung Quốc hiện nay là nước có nền kinh tế phát triển nhanh chóngvới tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm cao, các sản phẩm tung ra thị trườngngày càng phong phú đa dạng và có mặt trên khắp thị trường thế giới Thànhcông này là do rất nhiều nguyên nhân nhưng trong đó phải kể đến đó là vấn
đề đào tạo nghề nâng cao chất lượng lao động phục vụ nhu cầu của đất nước
Trung Quốc đã mở rộng giáo dục nghề ngay ở bậc trung học với tất cảcác trường phổ thông trong cả nước Nguyên nhân là do sự thiếu hụt đội ngũlao động có chuyên môn và tỷ lệ thất nghiệp cao và sức ép về vấn đề tuyểnsinh đại học lớn
Giáo dục nghề ở cấp trung học bao gồm hệ thống các trường dạy nghềmới và các trường kỹ thuật hiện có Các trường dạy nghề mới có thể là do cáctrường phổ thông chuyển đổi sang Học sinh ở các trường nghề này vẫn có thểthi vào đại học nhưng trên thực tế thì có rất ít học sinh ở các trường này dự thiđại học nên cũng giảm được áp lực khi thi đại học Chương trình học của cáctrường này thì bao gồm cả các môn phổ thông và các môn học nghề Nhưngkiến thức phổ thông thường ở mức thấp hơn so với các trường phổ thông
b) Đào tạo nghề ở nông thôn
Ở khu vực này, đào tạo nghề rất linh hoạt cả về thời gian và nội dung
và cách tổ chức các khoá học Khoá học được tổ chức tại các trường hoặc cácdoanh nghiệp tuỳ thuộc vào nội dung chương trình học Các khoá học đượcđưa ra dựa trên nhu cầu việc làm của địa phương Do chính sách lao động củanhà nước đòi hỏi các vị trí làm của người lao động phải có trình độ chuyênmôn kỹ thuật Chương trình đào tạo nghề ở nông thôn nhằm mục đích pháttriển nông thôn do có đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật làm tăng năngsuất lao động Vì vậy đào tạo nghề cho lao động nông là cần thiết cho việcphát triển xã hội