1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TPHCM

128 1,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Đối tượng : Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề May tại trung tâm Bảo trợ Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TP.HCM-- Khách thể : Học viên đang học nghề May, học viên đã t

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Việt Nam hiện có trên 5,3 triệu người khuyết tật (NKT), chiếm 6,4% dân số NKT

ở độ tuổi lao động từ 16 - 55 (đối với nữ) và từ 16 - 60 (đối với nam), chiếm khoảng70% Đa số NKT sống cùng với gia đình và có mức sống nghèo hoặc trung bình Chính

vì vậy sự quan tâm tạo điều kiện cho người khuyết tật hòa nhập với xã hội là một trongnhững chính sách mà nhà nước và chính phủ đang quan tâm, trong đó công tác đào tạonghề và tạo việc làm cho người khuyết tật cũng được Nhà nước đặc biệt chú trọng.Pháp lệnh người tàn tật (năm 1998) được ban hành dẫn đến số lượng người khuyết tậtđược học nghề ngày càng tăng, giai đoạn 1999-2004 có gần 19.000 người, giai đoạn2005-2008 có khoảng 24.000 người Hiện tại trong cả nước có 260 cơ sở dạy nghề,trong đó 55 cơ sở chuyên biệt và 205 cơ sở có tham gia dạy nghề cho người khuyết tật

1 Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo cũng đã dành hàng trăm tỷđồng kinh phí cho việc đầu tư xây dựng cơ sở, hỗ trợ dạy nghề cho người khuyết tậtmỗi năm

Trên cả nước có nhiều tổ chức hoạt động hỗ trợ cho người khuyết tật trong đó cóHiệp hội Sản xuất, kinh doanh của người tàn tật (VABED) được thành lập tháng9/2003 Hiệp hội đã đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 51/2008/QĐ-TTg, ngày 24/4/2008 dành một số ưu tiên về thuế và vay vốn cho các cơ sở sảnxuất, kinh doanh của NKT nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, tạo thêmnhiều việc làm dành cho NKT Hiện tại Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đangcùng một số Bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện Dự luật Người khuyết tật, đã xin ý kiến

Trang 2

của ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự kiến sẽ trình ra Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIIdiễn ra vào trung tuần tháng 10 tới nhằm bảo vệ quyền lợi, lợi ích của người khuyết tật.

Nhìn lại bức tranh học nghề và tạo việc làm của NKT ở Việt Nam trong những nămqua, chúng ta thừa nhận là đã có một bước tiến bộ hết sức tích cực Nhận thức của xãhội về NKT đã đổi mới, không còn coi NKT là những người ít có khả năng, là gánhnặng cho gia đình và xã hội NKT đã được thừa nhận là những người có khả năng tolớn Sản phẩm của họ nhiều khi còn hơn cả người không khuyết tật vì cơ hội việc làmrất hiếm hoi nên họ đã tập trung tất cả trí lực, sức lực cho công việc họ được tiếpnhận.Công tác dạy nghề và tạo việc làm cho NKT được quan tâm hơn rất nhiều và cónhững thay đổi đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều điều băn khoăn

Hiện nay, với cơ cấu ngành nghề đa dạng cùng với nhu cầu tuyển dụng ngày cànglớn đã mở ra nhiều hướng tiếp cận cho người lao động Nhưng đối với lao động làngười khuyết tật thì việc làm vẫn đang là một vấn đề lớn chưa có lời giải hữu hiệu Đa

số người khuyết tật mang mặc cảm tự ti, và thành phần gia đình nghèo, với chươngtrình đào tạo phổ biến hiện nay là 3 tháng và kinh phí hỗ trợ hạn hẹp thì chỉ đủ chongười khuyết tật tạm biết việc chứ không thể sống bằng nghề được đào tạo

Các doanh nghiệp từ chối nhận NKT vào làm ở các cơ sở của mình với lý do vì hạnchế ngoại hình cũng như sự vận động đi lại của NKT Mặc dù Đảng và Nhà nước đãban hành cả một hệ thống văn bản chính sách đối với doanh nghiệp trong việc tiếpnhận người khuyết tật vào làm việc nhưng thực tế, nhiều doanh nghiệp còn rất thờ ơhoặc thiếu thông tin về vấn đề này

Trong bối cảnh Việt Nam đang ở trong giai đoạn công nghiệp hóa nền kinh tế và xãhội Mặt khác Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, tức là đã bắt đầutrực tiếp tham gia tích cực vào các quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế., tạo ra

Trang 3

những cơ hội lớn, đồng thời đặt ra những thách thức cho sự phát triển kinh tế, xã hội vàgiáo dục, đặt ra ở người lao động những yêu cầu mới đó lao động có trình độ cao.

Câu hỏi đặt ra làm gì để dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật hiệu quả

hơn Chính vì lý do đó người nghiên cứu chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao

chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TPHCM”.

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo nghề hệ sơ cấp của trung tâm Bảo trợ - Dạynghề và tạo việc làm cho người tàn tật Tp.HCM, từ đó đề xuất những giải pháp thiếtthực phù hợp với hoàn cảnh trung tâm và xã hội nhằm nâng cao chất lượng dạy nghềcho người khuyết tật

3 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:

Để nhiệm vụ nghiên cứu được tập trung và chuyên sâu, phù hợp với thời gian nghiêncứu, đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi:

- Khảo sát thực trạng chất lượng dạy nghề May tại Trung tâm

- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề May tại Trung tâm

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề May tại trung tâm vì vậy ngườinghiên cứu tập trung vào 3 yếu tố chủ yếu đó là:

- Giáo viên và cán bộ quản lý

- Chương trình, giáo trình

Trang 4

- Cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học của lớp May và trung tâm.

Phân loại các dạng khuyết tật rất phong phú và đa dạng, trong khả năng và thời gianhạn chế, người nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu:

- Khuyết tật vận động (yếu chân trái, yếu tay trái, yếu hai chân, cụt một chân, gù,vẹo cột sống)

- Khiếm thính

Thông qua ý kiến của các chuyên gia là cơ sở để đánh giá tính thực tiễn của các giảipháp được đề xuất trong đề tài

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC :

Nếu thực hiện các giải pháp do tác giả đề xuất thì sẽ nâng cao chất lượng dạy nghềMay tại trung Bảo trợ - Dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật TP.HCM

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn chất lượng dạy nghề

- Khảo sát và nhận xét thực trạng chất lượng dạy nghề May tại trung tâm Bảo trợ - Dạynghề và tạo việc làm cho người tàn tật TP.HCM

- Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề May tại trung tâm Bảotrợ - Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TP.HCM

- Kiểm nghiệm – đánh giá tính khả thi của đề tài thông qua phương pháp chuyên gia

6 ĐỐI TƯỢNG – KHÁCH THỂ:

Trang 5

Đối tượng : Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề May tại trung tâm Bảo trợ Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TP.HCM

Khách thể : Học viên đang học nghề May, học viên đã tốt nghiệp, giáo viên chuyênngành, doanh nghiệp nhận học viên của trung tâm, chuyên gia về lĩnh vực may vàkhuyết tật

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Để thực hiện đề tài này người nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứusau:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận:

- Phương pháp thực tiễn

- Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM:

1.1.1 Khái niệm về chất lượng đào tạo: 2

“Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình đào tạo” ( Lê Đức Ngọc, Lâm Quang Thiệp – ĐHQG Hà

Nội)

“Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể” (Trần Khánh Đức – Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục).

Hiện nay khái niệm về chất lượng đào tạo còn có nhiều điểm khác nhau, do từ

“chất lượng” được dùng cho cà hai quan niệm: chất lượng tuyệt đối và chất lượngtương đối

Với quan niệm chất lượng tuyệt đối thì “đó là cái mà hầu hết chúng ta chiêm

ngưỡng, nhiều người trong chúng ta muốn có, và chỉ có số ít người trong chúng ta có thể có” 3

Tr.427

Trang 7

NHU CẦU XÃ HỘI

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

KẾT QUẢ ĐÀO TẠOKết quả đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng Đạt chất lượng ngoài

Kết quả đào tạo khớp với mục tiêu đào tạo Đạt chất lượng trong

Với quan niệm chất lượng tương đối thì chất lượng tương đối có hai khía cạnh:

khía cạnh thứ nhất là đạt được mục tiêu (phù hợp với tiêu chuẩn) do người sản xuất đề

ra gọi là “chất lượng bên trong” Khía cạnh thứ hai chất lượng được xem là sự thỏa

mãn tốt nhất những đòi hỏi của người dùng gọi là “chất lượng bên ngoài”

Mỗi cơ sở đào tạo luôn có một nhiệm vụ được ủy thác, nhiệm vụ này thường do

các chủ sở hữu quy định, điều này chi phối mọi hoạt động của nhà trường Từ nhiệm

vụ được ủy thác này, nhà trường xác định các mục tiêu đào tạo của mình sao cho phù

hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội – đạt chất lượng bên ngoài; và các hoạt động của

nhà trường sẽ được hướng vào nhằm đạt mục tiêu đó – đạt “chất lượng bên trong”

Hình 1.1: Quan niệm về chất lượng4

1.1.2 Khái niệm về dạy nghề:

Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhắm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề

nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm

sau khi hoàn thành khóa học.( Theo Điều 5, Chương I, Luật Dạy Nghề)

Trang 8

Dạy nghề cho người khuyết tật nhằm giúp họ có năng lực thực hành nghề phù hợpvới khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm ổn định đờisống, hòa nhập cộng đồng.( Theo Điều 68, Chương VII, Luật Dạy Nghề).

1.1.3 Ng ườ i khuy ế t t ậ t:

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bịsuy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, họctập gặp khó khăn (Theo Điều 2 – Luật Người khuyết tật Việt Nam)

Người khuyết tật là người bị mất khả năng về nhìn, nghe, nói hoặc về thể chất, mấtkhả năng về trí não, rối loạn tâm thần, khuyết tật bị đa dạng và/ hoặc các dạng khuyếttật khác (Theo Luật nước Công hòa Nhân dân Trung Hoa)

Người khuyết tật là người có các chức năng về thể lực, trí lực, hoặc tâm lý tiến triểnkhông bình thường so với người có cùng độ tuổi trong thời gian trên 6 tháng và sựkhông bình thường này là nguyên nhândẫn đến việc họ bị hạn chế tham gia vào đờisống xã hội (Theo Sách số chín của Bộ Luật Xã Hội của Đức)

Người khuyết tật là người có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởngđáng kể đến một hay nhiều hoạt động trong cuộc sống (Theo Đạo luật về người khuyếttật của Hoa Kỳ 1990)

Khái niệm người khuyết tật nhìn dưới góc độ y tế (mô hình khuyết tật cá nhân) vàgóc độ xã hội (mô hình xã hội về khuyết tật).5

1.1.3.1 Mô hình khuyết tật:

Trang 9

Mô hình khuyết tật cá nhân: theo mô hình này quan niệm về khuyết tật là ở tại

chính con người đó, người đó nghĩ mình khuyết tật thì người đó là khuyết tật, khôngnghĩ mình khuyết tật thì không khuyết tật nếu người ấy có thể kiểm soát tình trạngkhuyết tật của mình bằng cách điều trị y khoa và/hoặc sử dụng các dụng cụ trợ giúpnhư xe lăn hoặc nạng Do đó nếu nhà nước, xã hội, khu vực tư nhân đầu tư cho việcchăm sóc sức khỏe và các dịch vụ có liên quan để chữa trị cho người khuyết tật về mặt

y học sẽ giúp người khuyết tật có một cuộc sống bình thường Mô hình này nhấn mạnhđến bản chất chính của người khuyết tật, chú trọng rất ít hay không để ý gì đến môitrường xã hội hay môi trường vật thể xung quanh người đó

Mô hình xã hội về khuyết tật: theo mô hình này những rào cản và định kiến của xã

hội dù là có chủ ý hay vô ý là những nguyên nhân chính xác định ai là người khuyết tật

và ai là người không khuyết tật Mô hình này cho rằng một số người có những khácbiệt về mặt tâm lý, trí tuệ hoặc thể chất (những khác biệt mà đôi khi có thể coi là nhữngkhiếm khuyết) so với chuẩn mực chung, nhưng những khác biệt này sẽ không dẫn đếnkhó khăn nghiêm trọng trong cuộc sống xã hội nếu có sự giúp đỡ và có suy nghĩ ứng

xử tích cực như xóa bỏ rào cản xã hội và đảm bảo sự tiếp cận với môi trường vật thể sẽ

có ý nghĩa tích cực trong việc giảm bớt hoặc vượt qua những hạn chế giúp ngườikhuyết tật hoạt động và tham gia vào mọi mặt của cuộc sống Mô hình khuyết tật về xãhội nhấn mạnh đến sự bình đẳng và chú trọng đến những thay đổi cần thiết của xã hội

Cả hai mô hình trên có những mặt mạnh và yếu, tương bổ cho nhau Mô hìnhkhuyết tật cá nhân phát huy tác dụng tốt trong lĩnh vực y tế, phục hồi chức năng vàđảm bảo xã hội Trong khi đó mô hình xã hội về khuyết tật có thể là công cụ quantrọng trong việc giải quyết các vấn đề người khuyết tật bị tách biệt khỏi cuộc sốngchung, vấn đề về những bất lợi và vấn đề phân biệt đối xử Mô hình xã hội ghi nhậnrằng câu trả lời cho câu hỏi liệu một ai đó có bị xếp vào danh sách người khuyết tật haykhông có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố như văn hóa, thời gian và môi trường

Trang 10

1.1.3.2 Phân loại khuyết tật:

Để phân loại khuyết tật, Chính phủ Việt Nam đã sử dụng phương pháp phân loạicủa tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong đó khuyết tật được chia thành 7 loại chính nhưsau:

- Khuyết tật thể chất/ vận động (chẳng hạn: cụt tay chân, tê liệt, tật bẩm sinhkhác)

- Khuyết tật nghe/ nói (giao tiếp)

- Khuyết tật nhìn

- Khuyết tật về khả năng học tập (nhận thức hoặc trí tuệ)

- Hành vi lạ (do bệnh về tâm thần như trầm cảm và tâm thần phân biệt gây ra)

- Cụt chi: Cụt một tay, cụt hai tay, cụt một chân, cụt hai chân, cụt một tay cụtmột chân, cụt một tay hai chân, cụt hai tay một chân, cụt hai tay hai chân

- Chân tay khèo, bệnh lùn, bệnh gù lưng, bệnh khèo cổ

b Khi ế m thính: 6

Phân loại theo phương pháp giao tiếp:

Trang 11

- Điếc: Là loại nặng nhất, không nghe được và không thể nói chuyện được, giaotiếp chủ yếu bằng ngôn ngữ ký hiệu.

- Nghe kém: Có thể nghe được nhờ máy trợ thính và nghe được âm thanh có tần

số cao như tiếng còi xe cộ

- Người mất thính lực sau này: Là người bị mất thính lực dần dần hoặc đột ngột

do một số biến cố trong cuộc sống

Phân loại theo chương trình can thiệp sớm:

- Khiếm thính độ I: Người mất thính lực từ : 21 – 40 dB

- Khiếm thính độ II: Người mất thính lực từ: 41 – 70 dB

- Khiếm thính độ III: Người mất thính lực từ : 71 – 90 dB

- Khiếm thính độ IV: Người mất thính lực từ: trên 90 dB

1.2 M Ộ T S Ố V Ă N B Ả N MANG TÍNH CH Ấ T ĐỊ NH H ƯỚ NG TRONG D Ạ Y NGH Ề CHO NG ƯỜ I KHUY Ế T T Ậ T:

1.2.1 Luật người khuyết tật:

Điều 32 Dạy nghề đối với người khuyết tật

1 Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựachọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác

2 Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉ, công nhận nghềđào tạo khi người khuyết tật học hết chương trình đào tạo và đủ điều kiện theoquy định của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề

Trang 12

3 Cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật phải bảo đảm điềukiện dạy nghề cho người khuyết tật và được hưởng chính sách ưu đãi theo quyđịnh của pháp luật.

4 Người khuyết tật học nghề, giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật đượchưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

Điều 33 Việc làm đối với người khuyết tật

1 Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động,được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe

và đặc điểm của người khuyết tật

2 Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụngngười khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêuchuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việccủa người khuyết tật

3 Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyếttật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện vàmôi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật

4 Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyếttật phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động

Trang 13

1.2.2 Luật dạy nghề:

Điều 68 Mục tiêu dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật

Dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật nhằm giúp họ có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm, ổn định đời sống và hoà nhập cộng đồng

Điều 69 Cơ sở dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật

1 Cơ sở dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 40 của Luật này và các điều kiện sau đây:

a) Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; giáo trình, phương pháp và thời gian dạy nghề phù hợp với người tàn tật, khuyết tật;

b) Giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy cho người tàn tật, khuyết tật

2 Các công trình xây dựng phục vụ cho người tàn tật, khuyết tật học nghề phải bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng

Điều 70 Chính sách đối với cơ sở dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật

1 Nhà nước khuyến khích các cơ sở dạy nghề tuyển người tàn tật, khuyết tật vào học hòa nhập; khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở dạy nghề dành cho người tàn tật, khuyết tật

2 Cơ sở dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật được hưởng các chính sách quy định tại Điều 53 của Luật này và được Nhà nước hỗ trợ về tài chính để đầu tư cơ

sở vật chất, thiết bị dạy nghề; được giao đất không thu tiền hoặc thuê đất ở nơi thuận lợi cho việc học nghề của người tàn tật, khuyết tật

Điều 71 Chính sách đối với người tàn tật, khuyết tật học nghề

1 Được hưởng học bổng và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên quy định tại các điều 89, 90, 91 và 92 của Luật giáo dục

2 Được tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí

Trang 14

3 Được giảm hoặc miễn học phí.

4 Người tàn tật, khuyết tật học nghề thuộc hộ nghèo được miễn học phí, được cấp học bổng và hỗ trợ ăn, ở, đi lại theo quy định của pháp luật

Điều 72 Chính sách đối với giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật

1 Nhà nước đầu tư đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng, phương pháp dạy nghề đối với giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật

2 Giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật được hưởng chế độ đối với giáo viên dạy nghề quy định tại Điều 62 của Luật này và được hưởng phụ cấp đặcthù theo quy định của Chính phủ

1.2.3 Thông tư quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề : (Phụ lục 16)

Điều 5 Tiêu chí 2: Năng lực chuyên môn

1 Tiêu chuẩn 1: Kiến thức chuyên môn đối với giáo viên sơ cấp nghề

- Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp trở lên; có trình

độ A về tin học trở lên;

- Nắm vững kiến thức của môn học, mô-đun được phân công giảng dạy;

- Có kiến thức về môn học, mô-đun liên quan;

- Có hiểu biết về thực tiễn sản xuất của nghề

2 Tiêu chuẩn 2: Kỹ năng nghề đối với giáo viên sơ cấp nghề

- Có kỹ năng nghề tương đương trình độ trung cấp nghề hoặc bậc 3/7, bậc 2/6 hoặc là nghệ nhân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trở lên;

- Thực hiện thành thạo các kỹ năng nghề quy định trong chương trình mônhọc, mô-đun được phân công giảng dạy;

- Biết tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ nghề được phân công giảng dạy;

Trang 15

- Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề

Điều 6 Tiêu chí 3: Năng lực sư phạm dạy nghề

Tiêu chuẩn 1: Trình độ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, thời gian tham gia giảng dạy

a) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm kỹthuật hoặc có chứng chỉ sư phạm dạy nghề phù hợp với cấp trình độ đào tạohoặc tương đương;

b) Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 6 tháng đối với giáo viên sơ cấpnghề, 12 tháng đối với giáo viên trung cấp nghề, giảng viên cao đẳng nghề

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT:

1.3.1 Giáo viên và cán bộ quản lý:

Năng lực giáo viên là điều kiện quan trọng góp phần đảm bảo CLĐT cho một cơ sởđào tạo Giáo viên có kiến thức chuyên môn sâu rộng, tay nghề cao, khả năng sư phạmtốt và có tư duy khoa học sáng tạo sẽ hình thành ở học sinh kiến thức vững vàng, nănglực tự học và khả năng thích ứng tốt với công việc

Số lượng giáo viên trên tổng số học sinh cũng ảnh hưởng rất lớn đến CLĐT đểQTĐT đạt chất lượng cao nhất phải đảm bảo tỉ lệ giáo viên và học sinh, đảm bảo số giờdạy chuẩn của giáo viên và tổ chức tốt quá trình nghiên cứu khoa học, nâng cao trình

độ giáo viên Một cơ sở đào tạo có đội ngũ giáo viên giỏi sẽ là tài sản vô giá giúp cho

sự tồn tại và phát triển bền vững của đơn vị

Bên cạnh đó, một ngôi trường hoạt động hiệu quả không thể thiếu người đứng đầu,

vì vậy năng lực của người cán bộ quản lý đóng góp rất quan trọng trong việc đảm bảochất lượng đào tạo của nhà trường Người quản lý biết tổ chức xây dựng một chương

Trang 16

trình đào tạo hợp lý, phát huy tối đa khả năng của giáo viên, có sự đầu tư về cơ sở vậtchất, nắm được thực lực của đơn vị để khắc phục những khó khăn…, tạo nên một bộmáy hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả.

1.3.2 Chương trình – giáo trình

1.3.2.1 Chương trình:

Theo từ điển Giáo Dục Học, NXB Từ Điển Bách Khoa – 2001, khái niệm chươngtrình đào tạo được hiểu là: “ Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu,nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thựctập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy địnhphương thức và phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng tốtnghiệp của cơ sở giáo dục và đào tạo”

Tyler (1949) cho rằng: Chương trình đào tạo về cấu trúc phải có 4 phần cơ bản:

1 Mục tiêu đào tạo

2 Nội dung đào tạo

3 Phương pháp hay quy trình đào tạo

4 Cách đánh giá kết quả đào tạo

Như vậy chương trình đào tạo không chỉ phản ánh nội dung đào tạo mà là một vănbản hay bản thiết kế thể hiện tổng thể các thành phần của quá trình đào tạo, điều kiện,cách thức, quy trình tổ chức, đánh giá các hoạt động đào tạo để đạt được mục tiêu đàotạo

Phân loại chương trình đào tạo : 7

Chương trình môn học: là loại chương trình đào tạo mà cấu trúc, nội dung cơ bản

được xây dựng hay thiết kế chủ yếu từ các môn học theo lĩnh vực khoa học tự nhiên, xãhội – nhân văn, khoa học công nghệ Thông thường các chương trình môn học sử dụng

Trang 17

theo học chế năm học, giáo dục đại học là theo từng năm đào tạo Chương trình mônhọc có thể được thiết kế theo các học phần, đơn vị học trình hoặc theo hệ thống tín chỉvới quá trình Mô-đun hóa các nội dung đào tạo.

Ưu điểm:

- Bảo đảm tính logic của hệ thống kiến thức, kỹ năng của từng phần học hoặc môn học

- Mục tiêu đào tạo toàn diện được thực hiện thông qua từng môn học, khối môn học vàmối liên hệ giữa chúng

- Dễ xây dựng và điều chỉnh chương trình do đã có nhiều kinh nghiệm dạy – học và tàiliệu tham khảo

- Khó liên thông giữa các bậc, loại hình đào tạo lãng phí nhiều thời gian đào tạo

Chương trình Mô-đun: Một trong những phương hướng đáng chú ý trong quá

trình nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo là nghiên cứu thiết kế các chươngtrình đào tạo theo Mô-đun Đây là mô chương trình đào tạo được xác lập trên cơ sở lựachọn và tổ hợp các Mô-đun đào tạo Mô-đun là một đơn vị học tập trọn vẹn trong đó tổhợp các kiến thức kỹ năng liên quan cùng các chỉ dẫn, quy trình cụ thể để tạo ra mộttrình độ nhận thức hay năng lực chuyên môn nhất định

Mô-đun có tính độc lập tương đối và do đó tạo khả năng thiết kế các chươngtrình đào tạo mềm dẻo và có tính linh hoạt cao Với quan điểm đào tạo theo năng lựcthực hiện, Mơ-đun học tập trong chương trình đào tạo kỹ năng hành nghề (MES) cócác đặc điểm sau:

Trang 18

- Hướng vào mục tiêu thực hiện/ thực hành, tạo cho sinh viên khả năng, năng lựcthực hiện công việc (hay năng lực hành nghề) sau khi hoàn thành Mô-đun tươngứng.

- Bao quát trọn vẹn một vấn đề, thể hiện tính độc lập tương đối của từng Mô-đuntrong chương trình đào tạo và giải quyết một vấn đề trong lao động nghề nghiệp

- Tích hợp nội dung lý thuyết và thực hành trong một Mô-đun

- Đào tạo theo nhịp độ người học Thể hiện khả năng các nhân hóa người học trongquá trình đào tạo Người học có thể lựa chọn khối lượng, tốc độ học tập theonguyện vọng và khả năng của mình

- Thực hiện đánh giá liên tục và hiệu quả Thực hiện đánh giá trước, trong và khikết thúc quá trình học tập của từng Mô-đun bằng nhiều hình thức và kỹ thuật khácnhau

- Có khả năng lắp ghép đa dạng và phát triển Đáp ứng với nhu cầu thay đổi của kỹthuật, công nghệ, tổ chức sản xuất và thị trường lao động do có khả năng lựa chọnhoặc thay đổi Mô-đun thích ứng

Đào tạo theo năng lực thực hiện (Competence based Trainning):

- Người học được coi là hoàn thành chương trình đào tạo khi chứng tỏ là đã thông thạotất cả các năng lực thực hiện quy định trong chương trình, không phụ thuộc vào thờilượng học tập

- Người học có thể học theo năng lực và nhịp độ riêng của từng cá nhân Vì vậy ngườihọc có thể nhập học và kết thúc quá trình học tập ở các thời điểm khác nhau

- Bằng cấp, chứng chỉ của người học được thể hiện đầy đủ nội dung và kết quả học tậptheo chương trình tạo cơ sở để chuyển đổi, liên thông với những chương trình có liênquan ở trình độ cao hơn

Trang 19

- Quá trình đào tạo chú trọng hình thành năng lực thực hiện (các công việc, nhiệm vụchuyên môn của nghề) theo các chuẩn mực, tiêu chuẩn hành nghề đặt ra.

Xu hướng của chương trình đào tạo là: hướng tới người học, liên thông, linh hoạt và

mở, hình thành năng lực hành nghề cụ thể, Tuy nhiên đào tạo theo mô hình này cũng

- Tổ chức đào tạo phức tạp do chương trình đào tạo linh hoạt và tính cá nhân hóa cao

Nội dung CTĐT là tập hợp hệ thống các kiến thức về văn hóa – xã hội, khoa học

- công nghệ, các chuẩn mực thái độ - nhân cách, các kỹ năng lao động chung và chuyênbiệt cần thiết để hình thành những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp phù hợp với mộtloại hình lao động nghề nghiệp cụ thể

Đây là yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đến CLĐT của một trường Nội dungCTĐT tốt phải đảm bảo được sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành, các môn học cóthời lượng phân bố hợp lý và phải có sự hỗ tương lẫn nhau, kết quả cuối cùng phải hìnhthành được kiến thức, kỹ năng và thái độ tốt cho người học

Mỗi mô hình có những ưu điểm và lợi thế riêng nhưng qui trình của nó thường bắtđầu từ việc đánh giá nhu cầu và xác định mục tiêu (từ tổng quát đến cụ thể), kế tiếp làgiai đoạn biên soạn, thực hiện, đánh giá và hiệu chỉnh môn học hay chương trình học

Trang 20

Xác định

nhu cầu Xác định mục đích Biên soạn và đánh giáThực hiện Hiệu chỉnh

chuyên môn

Tổng quát đến cụ thể

Giảng dạyĐánh giá (Nếu cần thiết)

Học sinh

Cộng đồng

Kiến thức

chuyên môn

1.3.2.2 Giáo trình, tài liệu giảng dạy:

Đây chính là phần kiến thức, thông tin mà giáo viên cần truyền đạt hay nói cáchkhác đây chính là những chất liệu có tác dụng làm thay đổi phần "chất" của người học.Đây là điều kiện hết sức quan trọng đối với một Nhà trường, góp phần tích cực choviệc tự học của học sinh

Lượng kiến thức càng dồi dào, thông tin càng phong phú, mới mẽ thì phần "chất"của người học càng có giá trị Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức trở thànhnguồn vốn quí giá nhất và khối lượng thông tin tăng lên nhanh chóng Vì vậy, phảithường xuyên cập nhật kiến thức là công việc không thể thiếu của người giáo viêntrong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay

1.3.3 Cơ sở vật chất:

Phương tiện giảng dạy: là những đối tượng mang nội dung dạy học, được sử dụng

trưc tiếp vào quá trình dạy học để chuyển biến nội dung hướng đến mục tiêu dạyhọc.8

Hình 1.2: Qui trình biên soạn cơ bản (Scid Wooshop, Colombo.1972)

Trang 21

THẦY GIÁO Phương HỌC SINH

Tiện Thông điệp

Phương pháp

Dạy học là một quá trình truyền thông bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp và phân phối

thông tin trong một môi trường sư phạm thích hợp; sự tương tác giữa người học và cácthông tin Trong bất kì tình huống dạy học nào cũng có một thông điệp được truyền đi,thông điệp đó thường là nội dung của chủ đề được dạy, cũng có thể là các câu hỏi vềnội dung cho người học, các phản hồi từ người dạy đến người học về nhận xét, đánhgiá các câu trả lời hay các thông tin khác

Trong mối quan hệ giữa các thành phần tham gia quá trình dạy học, phương tiệnchở thông điệp từ giáo viên theo một phương pháp giảng dạy nào đó

Hình 1.3:Trong mối quan hệ giữa thông điệp và phương tiện,phương tiện chở thông

điệp đi (Phương tiện dạy học, Tô Xuân Giáp) Phương tiện có thể đóng nhiều vai trò trong QTĐT Các phương tiện dạy học thaythế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên

và học sinh không thể tiếp cận trực tiếp được Chúng giúp cho thầy giáo phát huy tất cảcác giác quan của học sinh trong quá trình truyền thụ kiến thức, do đó giúp cho họcsinh nhận biết được quan hệ giữa các hiện tượng và tái hiện được những khái niệm, quiluật làm cơ sở cho việc đúc rút kinh nghiệm và áp dụng kiến thức đã học vào thực tếsản xuất

Phương tiện dạy học đóng vai trò rất quan trọng trong giáo dục các học sinh khuyết tật.Các em bị khuyết tật cần có sự hỗ trợ các phương tiện giáo dục đặc biệt như: chữ nổi,sách nói, ngôn ngữ khiếm thính…

Trang 22

Máy móc, trang thiết bị thực hành: Trang thiết bị thực hành cũng là một trong

những yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của một cơ sở đàotạo, đặc biệt là các cơ sở đào tạo thuộc lĩnh vực kỹ thuật Trang thiết bị lạc hậu, không

đủ hoặc không phù hợp sẽ là trở ngại rất lớn cho việc giảng dạy cũng như học tập, rènluyện kỹ năng nghề Để đào tạo ra đội ngũ lao động có kỹ năng nghề vững chắc, thìnhà trường phải luôn đầu tư cơ sở vật chất, cập nhật, đổi mới trang thiết bị thực hành

1.4 TÂM LÝ NGƯỜI KHUYẾT TẬT:

Người khuyết tật bị thiếu hụt một hay nhiều bộ phận trên cơ thể nên gặp khó khăntrong quá trình nhận thức môi trường xung quanh, đồng thời phản ứng của môi trườngxung quanh ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người khuyết tật Mối liên hệ này có thểthúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển về thể chất, tâm lý và khả năng học nghề củangười khuyết tật

Có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về tâm lý người khuyết tật Mỗi quan điểm cónhững cách nhìn khác nhau, nhưng đều có những giá trị nhất định

 Theo học thuyết “đứt đoạn” do giáo sư Miller (Mỹ) và Goullmard (Pháp) chorằng: người khuyết tật là người bị đột biến về thể lực và tâm lý Do đó ngườikhuyết tật sẽ có tâm lý:

Trang 23

 Học thuyết “liên tục” của Atchley (người Nga): Người khuyết tật dù nguyênnhân bẩm sinh hay nguyên nhân khác thì họ luôn có nhu cầu hoạt động, tâm lýcủa họ sẽ thay đổi để phù hợp với thực trạng của họ.

Theo học thuyết này nếu tạo môi trường hoạt động và làm việc cho ngườikhuyết tật thì tâm lý người khuyết tật không khác gì người thường

 Học thuyết “bù trừ” của V A Sinhiak – M.M Nudenman (người Nga): khảnăng bù trừ là một quy luật tự nhiên của cơ thể người Khi chức năng của một

cơ quan bị suy giảm hay bị mất hoàn toàn thì lập tức có sự gia tăng điều chỉnhcủa các giác quan khác để hỗ trợ hoặc thay thế chức năng bị thiếu hụt hay bịmất Ví dụ như người khiếm thính họ bị khó khăn trong hình thành ngôn ngữnhưng bù lại người khiếm thính lại để ý những chi tiết về hình ảnh nhiều hơnngười bình thường, đây là cơ sở để tư vấn nghề nghiệp cho người khiếm thính

1.5 MỘT SỐ MÔ HÌNH DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

1.5.1 Chương trình dạy nghề phù hợp cho thanh thiếu niên khuyết tật (TTNKT) của tổ chức World Concern tại Hải Dương, Quảng Nam, Đà Nẵng (1998 – 2005)

1.5.1.1 Mục tiêu:

Giúp người khuyết tật giải quyết các nhu cầu về học nghề, việc làm, và nhu cầu vềtâm lý xã hội

1.5.1.2 Cấu trúc hoạt động dự án

Trang 24

Khảo sát ban đầu về TTNKT và các doanh nghiệp

Lựa chọn TTNKT và doanh nghiệp Nhu cầu về kinh tế - xã hội của TTNKT được đáp ứng

Nâng cao nhận thức về người khuyết tật

Dạy nghềTạo việc làm và thu nhập

Xóa mù chữDạy ngôn ngữ ước hiệu

Sinh hoạt nhóm định kỳTập huấn các kỹ năng sốngHoạt động xã hội

Hỗ trợ y tế (kết hợp với các tổ chức và nhà tài trợ khác)

1.5.1.3 Các bước thực hiện dạy nghề và tạo việc làm tại cộng đồng cho TTNKT trong dự án:

- Tập huấn cho các cán bộ và tình nguyện viên để nâng cao nhận thức về người

khuyết tật và kỹ năng khảo sát tính hình TTNKT, gia đình và doanh nghiệp

- Tiến hành phỏng vấn khảo sát tại gia đình TTNKT và tại các doanh nghiệp

- Phân tích kết quả khảo sát, lựa chọn TTNKT và doanh nghiệp có tiềm năng dạy

nghề và tạo việc làm

- Phỏng vấn lần 2 đối với các TTNKT tiềm năng để lựa chọn những đối tượng phù

hợp nhất Thông báo tới gia đình các em được lựa chọn , giải thích về chươngtrình, lợi ích và vai trò các em và gia đình

- Giới thiệu TTNKT tới các doanh nghiệp Thường có thử thách 1 tháng, sau đó ký

hợp đồng dạy nghề, với cam kết của doanh nghiệp trong tạo việc làm choTTNKT sau khi học nghề

Cán bộ cộng đồng thường xuyên thăm doanh nghiệp và gia đình TTNKT, theo dõi tình

Trang 25

1.5.2 Dạy nghề cho người khuyết tật chính quy:

- Người khuyết tật được phép đăng ký theo học tại các trường dạy nghề của nhà

nước và được miễn hoặc giảm học phí

- Chương trình đào tạo: theo chương trình của trung tâm dạy nghề đó quy định

- Thời gian đào tạo: từ 3 tháng đến 12 tháng

- Trong thời gian học tập tại trường dạy nghề người khuyết tật được hưởng mọi

chính sách của trường dạy nghề (nếu có) và nhà nước: tiền trợ cấp hàng tháng,trung tâm dịch vụ việc làm sẽ tìm việc làm miễn phí cho học viên khuyết tật saukhóa học, được hướng dẫn vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, quỹ hỗ trợvốn tự tạo việc làm, được tặng dụng cụ làm việc sau khi tốt nghiệp…

1.5.3 Dạy nghề cho người khuyết tật phi chính quy

- Người khuyết tật học nghề ngay tại các cơ sở doanh nghiệp, làng nghề ở địa

phương, có thể doanh nghiệp lớn vừa và nhỏ

- Chương trình đào tạo: đào tạo nhiều ngành nghề tùy theo điều kiện thực tế.

- Thời gian đào tạo linh hoạt nhưng không quá 12 tháng

- Các doanh nghiệp sẽ tạo việc làm cho học viên sau khóa học

Kết luận chương 1: Chương này người nghiên cứu trình bày các cơ sở lý luận của đề

tài về các khái niệm: chất lượng, chất lượng đào tạo, dạy nghề cho người khuyết tật.Phân loại khuyết tật, các văn bản mang tính chất định hướng trong dạy nghề cho ngườikhuyết tật, tâm lý người khuyết tật Những yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng dạynghề cho người khuyết tật Một số mô hình dạy nghề cho người khuyết tật

Trang 27

Từ 07/08/1998, Trung tâm Bảo trợ-Dạy nghề và Tạo việc làm cho người tàn tậtThành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 4060/QĐ-UB-VX củaUBND Thành phố HCM và Quyết định bổ sung nhiệm vụ cho Trung tâm số 1.743/QĐ– UB ngày 9/5/2003 của UBND Thành phố với chức năng nhiệm vụ:

 Tổ chức dạy nghề và tư vấn hướng nghiệp cho người tàn tật trên địa bàn Thànhphố

 Tổ chức lao động sản xuất gắn với công tác dạy nghề để tạo việc làm cho ngườitàn tật Phối hợp với các ban – ngành, Quận - huyện, các doanh nghiệp, các cơ

sở sản xuất, các Trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Thành phố để giớithiệu và giải quyết việc làm cho người tàn tật

 Hỗ trợ các tổ nhóm, cơ sở sản xuất của người tàn tật trong việc xin thành lập,tạo nguồn vốn, nguồn hàng gia công, nơi tiêu thụ sản phẩm theo quy định củaNhà nước

 Hỗ trợ nơi ăn ở cho người tàn tật có hoàn cảnh gia đình khó khăn, neo đơn (cóxác nhận và đề nghị của chính quyền địa phương) trong thời gian học nghề tạiTrung tâm

 Tổ chức giảng dạy chương trình xóa mù chữ, bổ túc Tiểu học, bổ túc Trung học

cơ sở và Trung học phổ thông cho người tàn tật trên địa bàn Thành phố Hồ ChíMinh theo đúng chương trình của Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành và chỉ đạo vềchuyên môn nghiệp vụ của Sở Giáo dục – Đào tạo Thành phố

Trang 28

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn

Trang 29

- Sửa chữa điện thoại di động.

Trung tâm đang liên kết với tổ chức Swisscontact để đào tạo một số nhân viên về kỹnăng kinh doanh/ phát triển doanh nghiệp để tổ chức khóa tập huấn Phát triển doanhnghiệp cho học viên là người khuyết tật

2.1.3 Những kết quả đạt được:

2.1.3.1 Hoạt động dạy nghề:

Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và giới thiệu việc làm cho người tàn tật TPHCM làmột trong những trung tâm có sự đầu tư rất lớn về kinh phí cũng như công sức để ngàycàng hoàn thiện với mục tiêu hướng đến tạo cho người khuyết tật được tiếp cận cơ hộihọc tập và việc làm

Trong gần 11 năm hoạt động, vượt qua những khó khăn thách thức ban đầu về kinh

tế, nguồn lực… Hiện nay trung tâm có một đội ngũ giáo viên không những có chuyênmôn và giàu kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực đang giảng dạy, mà còn có trách nhiệm

và một điểm nổi bật của những thầy cô giáo nơi đây đó là sự kiên nhẫn và tình yêuthương dành cho các em học sinh

Trong cuộc thi giáo viên dạy nghề giỏi toàn quốc năm học 2009 - 2010 trường đãvinh dự được hạng I

Trang 30

Phòng học lý thuyết và thực hành thoáng mát, trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ cho

nhu cầu học nghề; dọc hành lang, lối đi, cầu thang lên xuống đều lắp đặt tay vịn để học

viên dễ dàng di chuyển đi lại; kích thước hành lang, lớp học thuận lợi cho người sửdụng xe lăn Ngoài ra, trung tâm còn có thang máy giúp học viên khuyết tật thuận tiệnviệc lên xuống các tầng lầu

Tất cả các khóa đào tạo được cung cấp miễn phí cho học viên, học viên còn được trợcấp tiền ăn và bố trí chỗ ở ngay trung tâm hoặc gần trung tâm Trung tâm cũng cố gắng

hỗ trợ học viên xe lăn và các thiết bị hỗ trợ khác do các tổ chức tài trợ cung cấp

Trung tâm tổ chức đào tạo dạy nghề gần 440 người khuyết tật/ năm, trong đó có 35%

là nữ, bao gồm người khuyết tật ở thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác.Tất cả các khóa học đều được cấp chứng chỉ quốc gia, do Tổng cục Dạy nghề thuộc BộLĐTBXH

Sau khi tốt nghiệp, học viên được giới thiệu việc làm miễn phí hoặc hướng dẫn quytrình vay vốn tự tạo việc làm

2.1.3.2 Hoạt động hỗ trợ tạo việc làm:

Song song với việc tổ chức dạy bổ túc văn hóa dạy nghề, Trung tâm còn thiết lập cácmối quan hệ với các cơ quan, doanh nghiệp….để tổ chức giới thiệu việc làm cho họcviên của trung tâm sau khi mãn các khoá học và các bạn khuyết tật khác nhằm giúp cácbạn có thể tìm được việc làm phù hợp với tình trạng khuyết tật và năng lực chuyênmôn của mình Cùng với chương trình tư vấn hướng dẫn người khuyết tật làm thủ tục,quy trình vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, thì Trung Tâm còn được sự tài trợcủa vùng Rhône Alpes (Pháp) uỷ quyền cho tổ chức TGH tại Việt Nam phối hợp thànhlập quỹ tiểu tín dụng hỗ trợ vốn tự tạo việc làm cho người khuyết tật để tự sản xuất

Trang 31

Chương trình hỗ trợ cho mượn vốn tự tạo việc làm được triển khai lần đầu tiên vàotháng 10 năm 2008 cho 10 học viên khuyết tật với tổng số tiền 62 triệu đồng không lãisuất Tính từ khi thực hiện chương trình đến nay, Trung tâm đã tư vấn, hướng dẫn cho

29 người khuyết tật lập 25 dự án tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ với tổng số tiềnvốn trao là 225.000.000 đồng

Cuối tháng 09/2010, Trung tâm khai trương Xưởng Lao động hòa nhập cho ngườikhuyết tật (gọi tắt là xưởng ESAT) Hoạt động chính của ESAT là tổ chức lao động sảnxuất, giúp người lao động khuyết tật tự tin hơn, qua đó tạo điều kiện cho họ tự lực vàhội nhập xã hội Sản phẩm được chọn là những sản phẩm được sản xuất bằng nhữngcông đoạn đơn giản, phù hợp với các nhóm đối tượng người khuyết tật và mang tính ổnđịnh, lâu dài Đối tượng phù hợp là các bạn khuyết tật thuộc dạng chậm phát triển,chưa thể tham gia vào thị trường lao động độc lập nhưng có thể làm một số việc nhấtđịnh trong dây chuyền sản xuất với sự giám sát và hướng dẫn của cán bộ quản lý Xưởng ESAT với diện tích gần 70m2, gồm 2 phân xưởng: ép áo mưa và lắp ráplinh kiện điện tử Hiện nay, hoạt động tại xưởng ESAT giải quyết việc làm cho 30người khuyết tật nặng bao gồm tật khiếm thính và chậm phát triển trí tuệ

Các bạn khuyết tật tham gia ESAT được đào tạo – hướng dẫn kỹ thuật, lượng giá,xác định khả năng cũng như những khó khăn của bản thân Từ đó, sẽ được tư vấn kỹ vềkiến thức, kỹ thuật, thao tác ở từng vị trí công việc Làm việc tại xưởng ESAT, ngườikhuyết tật không những được lao động cùng nhau mà còn được cán bộ quản lý với vaitrò giáo dục, vừa là người hướng dẫn kỹ thuật đồng thời tư vấn những vấn đề khó khăntrong quá trình làm việc cũng như trong cuộc sống của người khuyết tật

Bên cạnh đó, Trung tâm thường xuyên liên hệ với các doanh nghiệp, các đơn vị sảnxuất kinh doanh có nhu cầu tìm nhà gia công sản phẩm để tạo thêm nhiều công việcphù hợp với các dạng khuyết tật khác nhau

Trang 32

Hình 2.3: Lễ trao vốn hỗ trợ học viên khuyết tật tự tạo việc làm tại trung tâm Bảo trợ

-Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật Tp.HCM

2.2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ MAY TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ - DẠY NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

2.2.1 Chương trình đào tạo ngành May:

2.2.1.1 Mục tiêu đào tạo:

 Trình độ đào tạo: Sơ cấp

 Ngành đào tạo: May dân dụng và may công nghiệp

 Mục tiêu đào tạo:

- May dân dụng:

Học viên may được những loại mẫu áo, quần đã được học

Học viên có kiến thức và kỹ năng nghề cơ bản về may dân dụng,

Trang 33

- May công nghiệp:

Học viên có kiến thức về các nhóm đường may cơ bản

Học viên thực hành may được trên máy một cách thành thạo các nhóm đường may cơ bản, chi tiết áo/ quần

- Học viên ra trường có cơ hội tiếp cận việc làm nhằm đảm bảo cuộc

sống và hòa nhập cộng đồng

2.2.1.2 Nội dung chương trình:

MAY DÂN DỤNG

Trang 34

Áo vest nữ 2

MAY CÔNG NGHIỆP

Nhóm đường may căn bản,

2.2.1.3 Phương pháp giảng dạy:

Đối tượng là học sinh khuyết tật, nhằm tạo mọi điều kiện cho việc học của các emđược thuận lợi, giáo viên đã không ngừng cố gắng, dùng các phương pháp để có thểtruyền đạt đến các em một cách dễ hiểu và hiệu quả Các phương pháp thường được sửdụng đó là:

- Phương pháp đàm thoại và ngôn ngữ ký hiệu (dành cho học sinh khiếm thính).

- Phương pháp diễn trình làm mẫu.

Giáo viên dạy nghề

Trình độ chuyên môn

Thâm niên công tác

Các chứng chỉ khác

Châu Thị Linh 1979

May –Thỉnhgiảng

Đại họcngành Côngnghệ May

2 năm

- Tin học: A

- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề

2.2.1.5 Đánh giá kết quả học tập:

- Kiểm tra lý thuyết

- Kiểm tra thực hành.

Trang 35

- Câu hỏi kiểm tra được lấy trong ngân hàng câu hỏi

Năm học

Số học sinh hoàn thành khóa học

2.2.1.7 Cơ sở vật chất:

Lớp May được trang bị 12 máy may công nghiệp, 12 máy may gia đình, 3 máy vắt sổ

và các thiết bị phụ kiện khác đầy đủ (kim chỉ, phấn, vải, thước…)

Phòng học thoáng mát, dụng cụ trong phòng được sắp xếp hợp lý, tạo điều kiện chongười khuyết tật có thể di chuyển dễ dàng

Trang 36

Hình 2.4: Lớp May tại trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật

Tp.HCM

2.3 NHẬN XÉT THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ MAY TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ - DẠY NGHỀ VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

2.3.1 Các bước tiến hành nhận xét:

- Bước 1: Xác định các tiêu chí, tiêu chuẩn làm cơ sở để nhận xét chất lượng đàotạo nghề May tại trung tâm

- Bước 2: Thu lập các dữ liệu và thông tin liên quan đến quá trình nhận xét

- Bước 3: Xử lý, phân tích các dữ liệu, thông tin

- Bước 4: Tiến hành nhận xét mức độ đạt được về chất lượng đào tạo nghề Maydựa trên các tiêu chí đã chọn

- Bước 5: Nhận xét thực trạng chất lượng đào tạo nghề May tại trung tâm Bảo trợDạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật Tp.HCM

Trang 37

2.3.2 Xây dựng các tiêu chí làm cơ cở để nhận xét chất lượng đào tạo ngành May tại Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và giới thiệu việc làm thành phố Hồ Chí Minh.

Tiêu chí 1: Giáo viên và

cán bộ quản lý

Tiêu chuẩn 1.1:

Giáo viên đáp ứng được nhu cầu về số lượng và đạt chuẩn về trình độ được đào tạo, chuẩn về năng lực nghề nghiệp và đáp ứng yêu cầu giảng dạy của nhà trường

- Tỉ lệ học viên trên giáo

viên (từ 10 – 15 học viên/ giáo viên)

- Giáo viên đảm bảo đạt

chuẩn trở lên về trình độđược đào tạo và nghiệp

vụ sư phạm theo quy định,

- Giáo viên đạt chuẩn về

kỹ năng thực hành nghề theo quy định

- Giáo viên đạt chuẩn về

năng lực chuyên môn, trình độ tin học

- Giáo viên có kiến thức

về dạy nghề cho người khuyết tật

Tiêu chuẩn 1.2:

Giáo viên thực hiện đầy

đủ các nhiệm vụ và đảm bảo chất lượng

- Giáo viên thực hiện

đúng nhiệm vụ giảng dạy

- Giáo viên có kế hoạch

Trang 38

tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

- Tham gia các hội thi cấp

Cách ứng xử của giáo viên

- Giáo viên nhiệt tình

trong công tác giảng dạy

- Giáo viên có thái độ hòa

- Cán bộ quản lý có phẩm

chất đạo đức, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lý

Trang 39

đốc Trung tâm, có mục tiêu rõ ràng, quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng, phương pháp, cách thức đánh giá kết quả học tập.

đốc Trung tâm nghiên cứu xem xét và thông qua

- Chương trình có mục

tiêu cụ thể mà học sinh

sẽ đạt được, cách thức kiểm tra đánh giá

Tiêu chí 2.2:

Chương trình dạy nghề được xây dựng có sự tham gia của giáo viên, các chuyên gia , được định kỳ

bổ sung/ điều chỉnh

- Chương trình nghề biên

soạn có sự tham gia của giáo viên, các chuyên gia

- Định kỳ chương trình

nghề được bổ sung điều chỉnh

Tiêu chí 2.3:

Mỗi mô-đun, môn học có

đủ giáo trình, tài liệu tham khảo đáp ứng mục tiêu mô-đun môn học, được định kỳ

bổ sung/ điều chỉnh

- Giáo trình, tài liệu tham

khảo đủ cho các đun/ môn học

mô Định kỳ điều chỉnh/ biên

soạn lại giáo trình theo quy định của nhà trường

 Nhà vệ sinh đúng chuẩn

Trang 40

dành cho người khuyết tật.

 Cầu thang có tay vịn giúp học viên di chuyển

dễ dàng

Tiêu chí 3.2:

Phòng học chuyên môn

hóa, đáp ứng quy mô đào

tạo, trình độ đào tạo

 Phòng học thoáng mát, yên tĩnh cho dạy học

 Các đồ dùng trong phòng học phải được bố trí sao cho thuận tiện cho người khuyết tật trong việc học tập và di chuyển (nhất là người sửdụng xe lăn)

Ngày đăng: 22/01/2015, 21:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Nguyên An. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng học nghề của thanh thiếu niên khuyết tật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.Luận văn thạc sỹ khoa học 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng học nghề của thanh thiếu niên khuyết tật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
2. Bộ LĐTBXH. Đề án trợ giúp người tàn tật (Giai đoạn 2006 – 2010). Hà Nội, 1/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án trợ giúp người tàn tật (Giai đoạn 2006 – 2010)
3. TS. Trần Thủy Bình. Giáo trình công nghệ may dùng cho các trường đào tạo hệ Trung học chuyên nghiệp. NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình công nghệ may dùng cho các trường đào tạo hệ Trung học chuyên nghiệp
Nhà XB: NXB Giáo Dục
4. Nguyễn Đức Chính. Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội (2002) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội (2002)
6. Nguyễn Thị Kim Dung. Đánh giá chương trình học và một số đề nghị cho việc chuẩn bị kiểm định chương trình ở các trường đại học Việt Nam. Báo cáo tham Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá chương trình học và một số đề nghị cho việc chuẩn bị kiểm định chương trình ở các trường đại học Việt Nam
7. Đàm Hữu Đắc. Những biện pháp chủ yếu tạo việc làm cho người tàn tật ở Việt Nam. Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế, Hà Nội 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những biện pháp chủ yếu tạo việc làm cho người tàn tật ở Việt Nam
8. Trần Khánh Đức. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI , NXB Giáo dục Việt Nam, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
9. Trần Khánh Đức. Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM. Nhà xuất bản giáo dục 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & "TQM
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục 2004
10. Hội nghị khoa học sinh viên trường ĐH KHXH và NV. Mô hình hướng nghiệp cho người khuyết tật. 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình hướng nghiệp cho người khuyết tật
11. Hội nghị khoa học sinh viên trường ĐH KHXH và NV. Nhu cầu việc làm của người khiếm thính tại thành phố Hồ Chí Minh.2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu việc làm của người khiếm thính tại thành phố Hồ Chí Minh
14. Nguyễn Thị Mai. Tìm hiểu một số thuận lợi – hạn chế trong tiến trình hội nhập và phát triển của người khuyết tật tại TPHCM. Luận văn tốt nghiệp cử nhân ngành xã hội học, Trường ĐH Mở Bán Công TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu một số thuận lợi – hạn chế trong tiến trình hội nhập và phát triển của người khuyết tật tại TPHCM
15. Quy định pháp luật về lao động là người tàn tật. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định pháp luật về lao động là người tàn tật
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
16. Tài liệu nguồn. Thập kỷ người khuyết tật khu vực châu Á – Thái Bình Dương 1993 – 2002. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thập kỷ người khuyết tật khu vực châu Á – Thái Bình Dương 1993 – 2002
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
17. Nguyễn Thị Thảo. Một số giải pháp tạo việc làm cho người khiếm thị tại TPHCM. Luận văn tốt nghiệp cử nhân ngành xã hội học, Trường ĐH Mở Bán Công TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp tạo việc làm cho người khiếm thị tại TPHCM
20. Tổng cục dạy nghề. Tài liệu kiểm định chất lượng dạy nghề. Hà Nội 5/2008 21. TS. Nguyễn Văn Tuấn. Tài liệu bài giảng môn Lý luận dạy học. Trường ĐH SưPhạm Kỹ Thuật TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu kiểm định chất lượng dạy nghề". Hà Nội 5/200821.TS. Nguyễn Văn Tuấn. "Tài liệu bài giảng môn Lý luận dạy học
22. Tự điển tiếng Việt. Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự điển tiếng Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học xã hội
23. Tự điển tiếng Việt phổ thông – Viện nghôn ngữ học, Nhà xuất bản TPHCM, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự điển tiếng Việt phổ thông
Nhà XB: Nhà xuất bản TPHCM
24. Unicef. Báo cáo về Trẻ khuyết tật và Gia đình Trẻ khuyết tật tại Đà Nẵng. 2009 25. Ủy ban các vấn đề xã hội. Kỷ yếu Hội nghị người tàn tật. Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về Trẻ khuyết tật và Gia đình Trẻ khuyết tật tại Đà Nẵng". 200925.Ủy ban các vấn đề xã hội. "Kỷ yếu Hội nghị người tàn tật
26. Văn phòng Tổ chức lao động quốc tế. Đào tạo và việc làm cho người tàn tật: Việt Nam 2002. 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo và việc làm cho người tàn tật: "Việt Nam 2002
27. Văn phòng Tổ chức lao động quốc tế. Hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho người khuyết tật thông qua hệ thống pháp luật. 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho người khuyết tật thông qua hệ thống pháp luật

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w