Hoạt động dạy nghề:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TPHCM (Trang 28 - 31)

CHO NGƯỜI TÀN TẬT TPHCM.

2.1.3.1 Hoạt động dạy nghề:

Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và giới thiệu việc làm cho người tàn tật TPHCM là một trong những trung tâm có sự đầu tư rất lớn về kinh phí cũng như công sức để ngày càng hoàn thiện với mục tiêu hướng đến tạo cho người khuyết tật được tiếp cận cơ hội học tập và việc làm

Trong gần 11 năm hoạt động, vượt qua những khó khăn thách thức ban đầu về kinh tế, nguồn lực… Hiện nay trung tâm có một đội ngũ giáo viên không những có chuyên

môn và giàu kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực đang giảng dạy, mà còn có trách nhiệm và một điểm nổi bật của những thầy cô giáo nơi đây đó là sự kiên nhẫn và tình yêu thương dành cho các em học sinh.

Trong cuộc thi giáo viên dạy nghề giỏi toàn quốc năm học 2009 - 2010 trường đã vinh dự được hạng I

Phòng học lý thuyết và thực hành thoáng mát, trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ cho nhu cầu học nghề; dọc hành lang, lối đi, cầu thang lên xuống đều lắp đặt tay vịn để học viên dễ dàng di chuyển đi lại; kích thước hành lang, lớp học thuận lợi cho người sử dụng xe lăn. Ngoài ra, trung tâm còn có thang máy giúp học viên khuyết tật thuận tiện việc lên xuống các tầng lầu.

Tất cả các khóa đào tạo được cung cấp miễn phí cho học viên, học viên còn được trợ cấp tiền ăn và bố trí chỗ ở ngay trung tâm hoặc gần trung tâm. Trung tâm cũng cố gắng hỗ trợ học viên xe lăn và các thiết bị hỗ trợ khác do các tổ chức tài trợ cung cấp.

Trung tâm tổ chức đào tạo dạy nghề gần 440 người khuyết tật/ năm, trong đó có 35% là nữ, bao gồm người khuyết tật ở thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác. Tất cả các khóa học đều được cấp chứng chỉ quốc gia, do Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ LĐTBXH .

Sau khi tốt nghiệp, học viên được giới thiệu việc làm miễn phí hoặc hướng dẫn quy trình vay vốn tự tạo việc làm.

2.1.3.2 Hoạt động hỗ trợ tạo việc làm:

Song song với việc tổ chức dạy bổ túc văn hóa dạy nghề, Trung tâm còn thiết lập các mối quan hệ với các cơ quan, doanh nghiệp….để tổ chức giới thiệu việc làm cho học viên của trung tâm sau khi mãn các khoá học và các bạn khuyết tật khác nhằm giúp các bạn có thể tìm được việc làm phù hợp với tình trạng khuyết tật và năng lực chuyên môn của mình. Cùng với chương trình tư vấn hướng dẫn người khuyết tật làm thủ tục, quy trình vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, thì Trung Tâm còn được sự tài trợ của vùng Rhône Alpes (Pháp) uỷ quyền cho tổ chức TGH tại Việt Nam phối hợp thành

lập quỹ tiểu tín dụng hỗ trợ vốn tự tạo việc làm cho người khuyết tật để tự sản xuất kinh doanh.

Chương trình hỗ trợ cho mượn vốn tự tạo việc làm được triển khai lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2008 cho 10 học viên khuyết tật với tổng số tiền 62 triệu đồng không lãi suất. Tính từ khi thực hiện chương trình đến nay, Trung tâm đã tư vấn, hướng dẫn cho 29 người khuyết tật lập 25 dự án tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ với tổng số tiền vốn trao là 225.000.000 đồng.

Cuối tháng 09/2010, Trung tâm khai trương Xưởng Lao động hòa nhập cho người khuyết tật (gọi tắt là xưởng ESAT). Hoạt động chính của ESAT là tổ chức lao động sản xuất, giúp người lao động khuyết tật tự tin hơn, qua đó tạo điều kiện cho họ tự lực và hội nhập xã hội. Sản phẩm được chọn là những sản phẩm được sản xuất bằng những công đoạn đơn giản, phù hợp với các nhóm đối tượng người khuyết tật và mang tính ổn định, lâu dài. Đối tượng phù hợp là các bạn khuyết tật thuộc dạng chậm phát triển, chưa thể tham gia vào thị trường lao động độc lập nhưng có thể làm một số việc nhất định trong dây chuyền sản xuất với sự giám sát và hướng dẫn của cán bộ quản lý.

Xưởng ESAT với diện tích gần 70m2, gồm 2 phân xưởng: ép áo mưa và lắp ráp linh kiện điện tử. Hiện nay, hoạt động tại xưởng ESAT giải quyết việc làm cho 30 người khuyết tật nặng bao gồm tật khiếm thính và chậm phát triển trí tuệ.

Các bạn khuyết tật tham gia ESAT được đào tạo – hướng dẫn kỹ thuật, lượng giá, xác định khả năng cũng như những khó khăn của bản thân. Từ đó, sẽ được tư vấn kỹ về kiến thức, kỹ thuật, thao tác ở từng vị trí công việc. Làm việc tại xưởng ESAT, người khuyết tật không những được lao động cùng nhau mà còn được cán bộ quản lý với vai trò giáo dục, vừa là người hướng dẫn kỹ thuật đồng thời tư vấn những vấn đề khó khăn trong quá trình làm việc cũng như trong cuộc sống của người khuyết tật.

Bên cạnh đó, Trung tâm thường xuyên liên hệ với các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh có nhu cầu tìm nhà gia công sản phẩm để tạo thêm nhiều công việc phù hợp với các dạng khuyết tật khác nhau.

Hình 2.3: Lễ trao vốn hỗ trợ học viên khuyết tật tự tạo việc làm tại trung tâm Bảo trợ -

Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật Tp.HCM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TPHCM (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w