Giới thiệu về Trung tâm Bảo trợ-Dạy nghề và giới thiệu việc làm cho người tàn tật thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TPHCM (Trang 26 - 28)

CHO NGƯỜI TÀN TẬT TPHCM.

2.1.1 Giới thiệu về Trung tâm Bảo trợ-Dạy nghề và giới thiệu việc làm cho người tàn tật thành phố Hồ Chí Minh.

VIỆC LÀM CHO NGƯỜI TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

2.1.1 Giới thiệu về Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và giới thiệu việc làm cho người tàn tật thành phố Hồ Chí Minh. người tàn tật thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 2.1: Trung tâm Bảo trợ-Dạy nghề và Tạo việc làm cho người tàn tật Thành phố

Hồ Chí Minh

Từ 07/08/1998, Trung tâm Bảo trợ-Dạy nghề và Tạo việc làm cho người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 4060/QĐ-UB-VX của UBND Thành phố HCM và Quyết định bổ sung nhiệm vụ cho Trung tâm số 1.743/QĐ – UB ngày 9/5/2003 của UBND Thành phố với chức năng nhiệm vụ:

• Tổ chức dạy nghề và tư vấn hướng nghiệp cho người tàn tật trên địa bàn Thành phố.

• Tổ chức lao động sản xuất gắn với công tác dạy nghề để tạo việc làm cho người tàn tật. Phối hợp với các ban – ngành, Quận - huyện, các doanh nghiệp, các cơ

sở sản xuất, các Trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Thành phố để giới thiệu và giải quyết việc làm cho người tàn tật.

• Hỗ trợ các tổ nhóm, cơ sở sản xuất của người tàn tật trong việc xin thành lập, tạo nguồn vốn, nguồn hàng gia công, nơi tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Nhà nước.

• Hỗ trợ nơi ăn ở cho người tàn tật có hoàn cảnh gia đình khó khăn, neo đơn (có xác nhận và đề nghị của chính quyền địa phương) trong thời gian học nghề tại Trung tâm.

• Tổ chức giảng dạy chương trình xóa mù chữ, bổ túc Tiểu học, bổ túc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông cho người tàn tật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo đúng chương trình của Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành và chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Giáo dục – Đào tạo Thành phố.

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TP.HCM 2.1.2 Các ngành nghề đào tạo: • - Điện tử. • - Điện cơ • - Sửa xe gắn máy. • - In lụa. • - Hội họa • - Cắt uốn tóc nam/ nữ • - Kỹ thuật làm móng • - Trang điểm. • - Chăm sóc da mặt. • - Cắm hoa • - Kết cườm. • - May mặc. • - Thêu. • - Tin học. • - Kế toán.

• - Sửa chữa điện thoại di động.

Trung tâm đang liên kết với tổ chức Swisscontact để đào tạo một số nhân viên về kỹ năng kinh doanh/ phát triển doanh nghiệp để tổ chức khóa tập huấn Phát triển doanh nghiệp cho học viên là người khuyết tật.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TPHCM (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w