SL TBXH ởĐ Đồng Nai Nguy nHu Khánh Linh ễữ Phó phòng dy ngh ề

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TPHCM (Trang 95 - 103)

V ng Chí Li ươ ợ

12SL TBXH ởĐ Đồng Nai Nguy nHu Khánh Linh ễữ Phó phòng dy ngh ề

3.2.4 Kết quả:

 Tính khả thi của giải pháp “ Củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên”:

Bảng 3.1: Tính khả thi của giải pháp “Củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên”

Các y u tế ố Hoàn toàn khả thi Tương đối kh thiả Khó áp d ngụ Không áp d ngụ c đượ Ý ki n khácế T n s (f)ầ 33 % 100

Ngày nay, sự ứng dụng ngày càng rộng rãi những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất đã làm năng suất lao động tăng nhanh. Tuy nhiên, khoa học và công nghệ dù có sức mạnh thế nào cũng không thể thay thế hoàn toàn vai trò của con người. Nguồn nhân lực vẫn đóng một vai trò quan trọng, quyết định quá trình sản xuất, tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội. Thế giới đang có xu hướng chuyển từ nền kinh tế dựa vào sự giàu có của các nguồn tài nguyên sang kinh tế tri thức. Trong bối cảnh như vậy, nguồn lực con người càng trở thành động lực chủ yếu của sự phát triển nhanh và bền vững. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Đảng đã chỉ rõ: “Con người là nguồn lực quan trọng nhất, là nguồn lực của mọi nguồn lực, quyết định sự hưng thịnh của đất nước”. Nhân tố nguồn lực con người luôn đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng và phát triển một tổ chức, cơ quan, trường học … nói riêng và xã hội nói chung. Vì vậy người nghiên cứu đã xây dựng giải pháp lấy việc củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên là một trong những vấn đề trọng tâm của việc nâng cao chất lượng đào tạo dạy nghề tại Trung tâm, dựa trên các yếu tố chính: đảm bảo đủ về số lượng giáo viên, thể lực, trí lực và tâm lực.

Việc đảm bảo đủ về số lượng giáo viên giúp giáo viên có thời gian quan tâm sâu sát, chỉ vẽ học sinh cặn kẽ hơn, việc học của học viên đạt hiệu quả cao hơn.

Thể lực là tình trạng sức khoẻ của con người, biểu hiện ở sự phát triển bình thường, có khả năng lao động. Đây là cơ sở quan trọng cho hoạt động thực tiễn của con người, có thể đáp ứng được những đòi hỏi về hao phí sức lao động trong quá trình sản xuất với những công việc cụ thể khác nhau và đảm bảo cho con người có khả năng học tập và lao động lâu dài.

Trí lực là năng lực trí tuệ, khả năng nhận thức và tư duy mang tính sáng tạo thích ứng với xã hội của con người. Nói đến trí lực là nói đến yếu tố tinh thần, trình độ văn hoá và học vấn của con người, biểu hiện ở khả năng vận dụng những điều kiện vật chất, tinh thần vào hoạt động thực tiễn nhằm đạt hiệu quả cao, đồng thời là khả năng định

hướng giá trị hoạt động của bản thân để đạt được mục tiêu. Trí lực là yếu tố chiếm vị trí trung tâm chỉ đạo hành vi của con người trong mọi hoạt động, kể cả trong việc lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm phát huy tác dụng của các yếu tố khác trong cấu trúc chất lượng nguồn nhân lực. Trí lực là yếu tố quyết định phần lớn khả năng sáng tạo của con người, là yếu tố ngày càng đóng vai trò quan trọng và quyết định trong chất lượng nguồn nhân lực nói riêng và sự phát triển của nguồn lực con người nói chung.

Tâm lực là những giá trị chuẩn mực đạo đức, phẩm chất tốt đẹp và sự hoàn thiện nhân cách của con người, được biểu hiện trong thực tiễn lao động sản xuất và sáng tạo cá nhân. Những giá trị đó gắn liền với năng lực tư duy và hành động cụ thể của con người, tạo nên chất lượng của nguồn nhân lực. Tâm lực tạo ra động cơ bên trong của chủ thể, thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của con người. Nói cách khác, tâm lực góp phần vào việc phát huy vai trò của các yếu tố thể lực và trí lực của con người với tư cách nguồn nhân lực của xã hội.

Các đề xuất người nghiên cứu đưa ra trong giải pháp đã được sự đồng tình của tất cả các chuyên gia về tính khả thi cũng như sẽ đạt hiệu quả khi ứng dụng giải pháp vào thực tiễn.

 Tính khả thi của giải pháp “Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực của

cán bộ quản lý”

Bảng 3.2: Tính khả thi của giải pháp “Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực của

cán bộ quản lý” Các y u tế ố Hoàn toàn khả thi Tương đối kh thiả Khó áp d ngụ Không áp d ngụ c đượ Ý ki n khácế T n s (f)ầ 33 % 100

Con người là nguồn lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực, để xây dựng và phát triển một đội ngũ giáo viên toàn diện vừa hồng vừa chuyên, bên cạnh sự nổ lực cố gắng của từng giáo viên thì cần có người quản lý có tài và tâm, vạch ra chính sách, đường lối, hướng đi phát triển của Trung tâm một cách đúng đắn. Vì vậy người cán bộ quản lý đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nói riêng và sự phát triển của Trung tâm nói chung.

Dựa trên những tồn tại của Trung tâm, người nghiên cứu đã xây dựng giải pháp “Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực của cán bộ quản lý” với những biện pháp như : xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề cơ hữu vững mạnh; hoàn thiện quy trình tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm; tiếp tục củng cố và tìm kiếm sự đồng thuận và hỗ trợ về cơ sở vật chất cũng như kinh tế của các mạnh thường quân, các tổ chức phi chính phủ; người cán bộ quản lý luôn luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến của mọi người. Với những biện pháp nêu trên, người nghiên cứu nhận được sự 100% sự đồng thuận của các chuyên gia đánh giá hoàn toàn có thể ứng dụng giải pháp vào hoạt động thực tế nhằm nâng cao năng lực của cán bộ quản lý tại Trung tâm.

 Tính khả thi của giải pháp “Điều chỉnh nội dung chương trình, giáo trình đào

tạo nghề May”

Bảng 3.3: Tính khả thi của giải pháp “Điều chỉnh nội dung chương trình, giáo trình”

Các y u tế ố Hoàn toàn khả thi Tương đối kh thiả Khó áp d ngụ Không áp d ngụ c đượ Ý ki n khácế T n s (f)ầ 31 2 % 93,9 6,1

Việc xây dựng nội dung chương trình, giáo trình đào tạo hợp lý, rõ ràng chi tiết giúp người học và người dạy định hướng được mục tiêu học tập từ đó có thái độ rõ ràng trong việc xác định nhiệm vụ dạy và học.

Thông qua sự tìm hiểu nội dung chương trình giáo trình đào tạo nghề May tại trung tâm, kết hợp với sự tham khảo ý kiến của các chuyên gia cùng lĩnh vực đã giúp người nghiên cứu có cái nhìn khách quan, nhận định ra được những mặt mạnh mặt yếu của chương trình, giáo trình đào tạo. Từ đó có những biện pháp nhằm điều chỉnh nội dung chương trình, giáo trình đào tạo nghề May tại Trung tâm được hoàn thiện hơn.

Những biện pháp người nghiên cứu đề xuất được sự đồng tình của hầu hết các chuyên gia. Bên cạnh đó, có 6,1% chuyên gia nhận định tính khả thi của giải pháp ở mức độ tương đối vì ngành may là ngành luôn đáp ứng những cái mới. Những mẫu áo quần và công thức thiết kế luôn được thay đổi hàng ngày hàng giờ, nên việc cập nhật những mẫu mới và công thức thiết kế mới chỉ mang tính tương đối trong một giới hạn chừng mực cho phép để đảm bảo nội dung chương trình, giáo trình không lạc hậu với thời đại. Việc cập nhật kịp thời xu thế thời trang phải do người giáo viên không ngừng tìm tòi, cập nhật, đưa những cái mới lồng ghép vào bài học, người học viên phải không ngừng nâng cao năng lực tự học của mình trong việc tìm kiếm những cái mới tự bổ sung kiến thức cho mình.

 Tính khả thi của giải pháp ““ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất”

Bảng 3.4: Tính khả thi của giải pháp ““ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất” Các y u tế ố Hoàn toàn khả thi Tương đối kh thiả Khó áp d ngụ Không áp d ngụ c đượ Ý ki n khácế T n s (f)ầ 30 3 % 90,9 9,1

Cơ sở vật chất là những trang thiết bị hỗ trợ trong quá trình dạy và học. Việc đầu tư cơ sở vật chất nhằm đảm bảo phòng học sạch sẽ thoáng mát, máy móc vận hành tốt, hiện đại, dễ tiếp cận … đảm bảo một môi trường thân thiện với người khuyết tật tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia dễ dàng vào việc học tập nói riêng và hòa nhập cộng đồng nói chung.

Chính vì vậy người nghiên cứu đã đề xuất giải pháp “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất” nhằm đảm bảo cơ hội học tập của học viên ngày càng tốt hơn.

Có 90,9% ý kiến chuyên gia đánh giá tính khả thi những biện pháp cao. Tuy nhiên có 9,1% chuyên gia nhận định những đề xuất trong giải pháp mang tính tương đối khả thi vì việc đầu tư cơ sở vật chất không chỉ muốn là có thể làm được mà còn phụ thuộc vào nội lực của chính trung tâm nói riêng và nội lực hiện tại của đất nước nói chung.

 Tính khả thi của giải pháp “Tăng cường các yếu tố đảm bảo chất lượng”

Bảng 3.5: Tính khả thi của giải pháp “Tăng cường các yếu tố đảm bảo chất lượng” Các y u tế ố Hoàn toàn khả thi Tương đối kh thiả Khó áp d ngụ Không áp d ngụ c đượ Ý ki n khácế T n s (f)ầ 33 % 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh các giải pháp “Củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên giảng dạy; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực của cán bộ quản lý; điều chỉnh nội dung chương trình, giáo trình đào tạo nghề May; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất” . Để nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TPHCM cần có sự tác động và hỗ trợ từ các cá nhân, tập thể, các đơn vị cơ quan xí nghiệp trong việc tạo việc làm cho người khuyết tật sau khi ra trường, sự tác động của nhà nước thông qua chính sách pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho người khuyết tật, tạo cơ hội cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng…

Nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật không chỉ là sự cố gắng hoàn thiện của bản thân đơn vị mà còn có sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách pháp luật nhà nước, các cá nhân và tập thể. Để làm được việc đó công tác tuyên truyền đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao nhận thức xã hội về người khuyết tật, đó là hãy nhìn vào năng lực, không nhìn vào khuyết tật. Tạo điều kiện cho người khuyết tật được tiếp cận mọi hoạt động của xã hội: học tập, làm việc, vui chơi, giải trí…Trong bối cảnh luật Khuyết Tật vừa được chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2011, người khuyết tật ngày càng được quan tâm và đầu tư. Tuy nhiên ý thức của xã hội về người khuyết tật vẫn chưa cao, chính vì vậy người nghiên cứu cho rằng công tác tuyên truyền mạnh mẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp mọi người nhận thức được tiềm năng của người khuyết tật, từ đó có những hành động thiết thực như tạo việc làm cho người khuyết tật, hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho các trường dạy người khuyết tật. Thực hiện đúng Luật Người Khuyết Tật do nhà nước ban hành trong việc đóng góp vào quỹ tạo việc làm cho người khuyết tật của các doanh nghiệp, sẽ giúp giải quyết bài toán về chi phí cho người khuyết tật trong bối cảnh đào tạo dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật hoàn toàn miễn phí, hoặc được miễn giảm một phần. Các trường dạy cho người khuyết tật có kinh phí để hoạt động, cơ sở vật chất được trang bị tốt hơn, đời sống giáo viên được đảm bảo.

Thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành động, vì vậy để nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm người nghiên cứu đề xuất giải pháp “ Tăng cường các yếu tố đảm bảo chất lượng”, trong đó yếu tố tuyên truyền người nghiên cứu xác định là trọng tâm.

Đề xuất của giải pháp đã được sự nhất trí của tất cả các chuyên gia trong việc thực hiện giải pháp sẽ tác động tích cực đến nhận thức của xã hội, là một trong những yếu tố trọng điểm hỗ trợ nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật.

Qua các ý kiến nhận xét trên có thể cho thấy những giải pháp đề xuất của đề tài là khả thi và có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật TPHCM, đáp ứng được nhu cầu học nghề của người khuyết tật cũng như góp phần giảm khoản cách giữa người khuyết tật với xã hội, giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng nhanh chóng hơn.

Kết luận chương 3:

Nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề May cho người khuyết tật tại trung tâm Bảo trợ

- Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TPHCM, người nghiên cứu đã đề xuất các giải phải pháp sau:

- Giải pháp củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên giảng dạy.

- Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ quản lý

- Điều chỉnh nội dung chương trình giáo trình.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất

- Tăng cường các yếu tố đảm bảo chất lượng

Để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của những giải pháp, tác giả đã thực hiện kiểm nghiệm đánh giá bằng phương pháp chuyên gia và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của tất cả các chuyên gia.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TPHCM (Trang 95 - 103)