Xây dựng các tiêu chí làm cơ cở để nhận xét chất lượng đào tạo ngành May

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TPHCM (Trang 35 - 42)

CHO NGƯỜI TÀN TẬT TPHCM.

2.3.2 Xây dựng các tiêu chí làm cơ cở để nhận xét chất lượng đào tạo ngành May

tại Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và giới thiệu việc làm thành phố Hồ Chí Minh.

TIÊU CHÍ TIÊU CHUẨN CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí 1: Giáo viên và cán bộ quản lý

Tiêu chuẩn 1.1:

Giáo viên đáp ứng được nhu cầu về số lượng và đạt chuẩn về trình độ được đào tạo, chuẩn về năng lực nghề nghiệp và đáp ứng yêu cầu giảng dạy của nhà trường

- Tỉ lệ học viên trên giáo viên (từ 10 – 15 học viên/ giáo viên).

- Giáo viên đảm bảo đạt chuẩn trở lên về trình độ được đào tạo và nghiệp vụ sư phạm theo quy định,

- Giáo viên đạt chuẩn về kỹ năng thực hành nghề theo quy định.

- Giáo viên đạt chuẩn về năng lực chuyên môn, trình độ tin học.

- Giáo viên có kiến thức về dạy nghề cho người khuyết tật.

Tiêu chuẩn 1.2:

Giáo viên thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và đảm bảo chất lượng

- Giáo viên thực hiện đúng nhiệm vụ giảng dạy

- Giáo viên có kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao

trình độ chuyên môn.

- Tham gia các hội thi cấp trường, cấp bộ …

- Giáo viên có những sáng kiến cải tiến phương pháp dạy học

Tiêu chuẩn 1.3:

Cách ứng xử của giáo viên

- Giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy

- Giáo viên có thái độ hòa nhã, mềm mỏng.

- Giáo viên có tính kiên trì, nhẫn nại.

Tiêu chuẩn 1.4:

Cán bộ quản lý có trình độ, năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý - Cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lý. - Cán bộ quản lý thường xuyên học tập nâng cao trình độ về mọi mặt.

- Cán bộ quản lý được giáo viên tín nhiệm.

Tiêu chí 2:

Chương trình, giáo trình

Tiêu chí 2.1:

Chương trình dạy nghề được duyệt bởi Ban giám đốc Trung tâm, có mục tiêu rõ ràng, quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ

- Chương trình sơ cấp nghề được Ban giám đốc Trung tâm nghiên cứu xem xét và thông qua.

năng, phương pháp, cách thức đánh giá kết quả học tập.

tiêu cụ thể mà học sinh sẽ đạt được, cách thức kiểm tra đánh giá.

Tiêu chí 2.2:

Chương trình dạy nghề được xây dựng có sự tham gia của giáo viên, các chuyên gia , được định kỳ bổ sung/ điều chỉnh

- Chương trình nghề biên soạn có sự tham gia của giáo viên, các chuyên gia.

- Định kỳ chương trình nghề được bổ sung điều chỉnh

Tiêu chí 2.3:

Mỗi mô-đun, môn học có đủ giáo trình, tài liệu tham khảo đáp ứng mục tiêu mô- đun môn học, được định kỳ bổ sung/ điều chỉnh.

- Giáo trình, tài liệu tham khảo đủ cho các mô- đun/ môn học.

- Định kỳ điều chỉnh/ biên soạn lại giáo trình theo quy định của nhà trường. Tiêu chí 3: Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học. Tiêu chí 3.1:

Môi trường thân thiện với người khuyết tật.

• Các khu vực trong trường được thiết kế thân thiện với người khuyết tật.

• Nhà vệ sinh đúng chuẩn dành cho người khuyết tật.

• Cầu thang có tay vịn giúp học viên di chuyển dễ dàng.

Tiêu chí 3.2:

Phòng học chuyên môn hóa, đáp ứng quy mô đào tạo, trình độ đào tạo.

• Phòng học thoáng mát, yên tĩnh cho dạy học. • Các đồ dùng trong

phòng học phải được bố trí sao cho thuận tiện cho người khuyết tật trong việc học tập và di chuyển (nhất là người sử dụng xe lăn). • Phòng học đảm bảo đầy đủ ánh sáng, độ an toàn. Tiêu chí 3.3: Đảm bảo chất lượng và số lượng thiết bị cho thực hành

• Trang thiết bị , nguyên vật liệu đảm bảo đủ theo tỉ lệ quy định.

• Công nghệ trang thiết bị được đầu tư đạt tiên tiến và đồng bộ.

• Lập kế hoạch bảo

dưỡng, thường xuyên và định kỳ.

Tiêu chí 3.4

Phòng lưu giữ, bảo quản với các điều kiện bảo vệ, bảo quản tốt trang thiết bị, hàng hóa, vật liệu.

• Khu bảo quản trang thiết bị, nhà kho chứa nguyên vật liệu thông thoáng, an toàn.

2.3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu:

2.3.3.1 Lựa chọn phương pháp:

Sau khi đã xây dựng xong các tiêu chuẩn làm cơ sở để nhận xét chất lượng dạy nghề May cho người khuyết tật tại trung tâm, việc tiếp theo của người nghiên cứu là chọn các phương pháp thu thập dữ liệu và thông tin liên quan. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu trong luận văn được chọn dựa vào các phiếu điều tra (questionaire) kết hợp với phương pháp phỏng vấn chọn lọc (in-depth interviewing).

Chọn lựa điều tra có thể thu thập thông tin được từ nhiều nguồn và đối tượng khác nhau với nhiều nội dung khác nhau liên quan đến quá trình đào tạo, đồng thời các thông tin được khách quan và có số liệu thống kê cụ thể. Phần phỏng vấn được thực hiện với cán bộ quản lý ở một số cơ quan có sử dụng lao động và một số thành viên khác nhằm làm rõ nội dung điều tra và phát hiện các vấn đề mới cần thiết bổ sung cho kết quả tìm được.

2.3.3.2 Chọn mẫu đối tượng điều tra:

Các mẫu điều tra gồm:

Mẫu 1: Dùng cho học viên đang theo học tại lớp May của Trung tâm Bảo trợ

- Dạy nghề và giới thiệu việc làm thành phố Hồ Chí Minh.

Mẫu 2: Dùng cho học viên đã ra trường của Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề

và giới thiệu việc làm thành phố Hồ Chí Minh.

Mẫu 3: Dành cho giáo viên đang tham gia giảng dạy về ngành May tại một

số trường dạy nghề, cao đẳng và các chuyên gia về ngành may

Mẫu 4: Dành cho các cơ sở may đã nhận học viên của Trung tâm sau khi

hoàn thành khóa học.

Mẫu 5: Dành cho cán bộ quản lý, giáo viên đang tham gia giảng dạy tại Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật.

Lý do lựa chọn đối tượng điều tra: Năm đối tượng kể trên liên quan trực tiếp đến việc xác định chất lượng đào tạo ngành May tại Trung tâm.

Thứ nhất, học viên đang theo học là đối tượng đang trực tiếp học tập tại Trung tâm, có thể đưa ra những nhận xét thực tế về thực trạng đang diễn ra tại Trung tâm.

Thứ hai, học viên đã tốt nghiệp là đối tượng rất quan trọng vì họ đã nhận thức được quá trình đào tạo tại nhà trường cùng với những kinh nghiệm trong công tác, họ sẽ là những người đưa ra những nhận xét xác đáng nhất về sự phù hợp của chương trình đào tạo với thực tế nghề nghiệp và thực tế cuộc sống.

Thứ ba, giáo viên đang tham gia giảng dạy về ngành May tại một số trường dạy nghề, cao đẳng và các chuyên gia về ngành may là những người có chuyên môn về nghề May, họ có những nhận xét khách quan và chính xác về chương trình và giáo trình May tại Trung tâm.

Thứ tư, cơ sở sử dụng lao động là người trực tiếp sử dụng lao động (học viên). Họ biết được năng lực, kỹ năng, thái độ của người lao động, họ đánh giá đuợc hiệu quả thực tế của nguồn lao động và đó cũng là chất lượng đào tạo.

Thứ năm, giáo viên và cán bộ công nhân viên trong trường là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động đào tạo tại Trung tâm, họ đánh giá được về năng lực của giáo viên lớp May cũng như cán bộ quản lý, có những phản ảnh xác thực với điều kiện và hoàn cảnh của Trung tâm.

2.3.3.3 Thiết kế phiếu khảo sát:

Phiếu khảo sát gồm 2 phần: phần thông tin chung và phần ý kiến đánh giá.

Ở phần ý kiến đánh giá, người nghiên cứu thiết kế các câu hỏi và đề xuất các tiêu chí lựa chọn.

Các tiêu chí đánh giá được thiết kế dựa trên cơ sở các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề. Trên cơ sở đó, người nghiên cứu thiết kế các tiêu chí đánh giá cho phù hợp với điều kiện thực tế của Trung tâm.

- Mục tiêu khảo sát: Thu thập ý kiến đánh giá của học sinh nghề May về các điều kiện đảm bảo cho học viên đạt chất lượng đào tạo nghề.

- Cách thực hiện: Phát và thu bảng câu hỏi.

- Đối tượng khảo sát: Học viên đang theo học nghề May tại Trung tâm - Số câu hỏi trong phiếu ý kiến: 5 câu hỏi.

b. Khảo sát 2 : (Phụ lục 7)

- Mục tiêu khảo sát: Thu thập ý kiến đánh giá của cựu học viên nghề May về các điều kiện đảm bảo cho học viên đạt chất lượng đào tạo nghề. - Cách thực hiện: Phát và thu bảng câu hỏi.

- Đối tượng khảo sát: Cựu học viên đã tốt nghiệp nghề May tại Trung tâm

- Số câu hỏi trong phiếu ý kiến: 6 câu hỏi. c. Khảo sát 3: (Phụ lục 8)

- Mục tiêu khảo sát: Thu thập ý kiến đánh giá của giáo viên đang giảng dạy ngành may tại các trường trung cấp, cao đẳng nghề, các chuyên gia trong lĩnh vực May về chương trình, giáo trình May tại Trung tâm.

- Cách thực hiện: Phát và thu bảng câu hỏi.

- Đối tượng khảo sát: Giáo viên đang giảng dạy ngành may tại các trường trung cấp, cao đẳng nghề, các chuyên gia trong lĩnh vực May.

- Số câu hỏi trong phiếu ý kiến: 4 câu hỏi. d. Khảo sát 4 : (Phụ lục 9)

- Mục tiêu khảo sát: Thu thập ý kiến đánh giá của các giáo viên/ cán bộ quản lý

đang tham gia giảng dạy tại Trung tâm về điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nghề May

- Cách thực hiện: Phát và thu bảng câu hỏi.

- Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên đang tham gia giảng dạy tại

Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và Giới thiệu việc làm cho người khuyết tật. - Số câu hỏi trong phiếu ý kiến: 4 câu hỏi.

e. Khảo sát 5: (Phụ lục 10)

- Mục tiêu khảo sát: Thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý cơ sở/ doanh

nghiệp có nhận học viên của Trung tâm về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nghề May.

- Cách thực hiện: Phát và thu bảng câu hỏi.

- Đối tượng khảo sát: cán bộ quản lý cơ sở/ doanh nghiệp có nhận học viên của

Trung tâm.

- Số câu hỏi trong phiếu ý kiến: 5 câu hỏi.

2.3.4 Mô tả quá trình khảo sát:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TPHCM (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w