CHO NGƯỜI TÀN TẬT TPHCM.
2.3.6 Kết quả khảo sát:
2.3.6.1 Khảo sát 1: Khảo sát học viên đang học nghề may tại trường.
a. Lý do học viên chọn ngành may:
Hình 2.5: Lý do học viên chọn học nghề May
Từ bảng 2.1 (phụ lục 1) và hình 2.5 cho thấy có 64,7% học viên lựa chọn nghề may là do sở thích, cho thấy học viên có sự định hướng lựa chọn nghề nghiệp rõ ràng, từ đó có sự chuẩn bị nghiêm túc trong việc học và công việc sau khi ra trường.
Có 29,4% học viên không thể chọn nghề khác phù hợp hơn, và 5,9% học viên chọn nghề may là do Trung tâm tư vần, từ đó thấy được vai trò quan trọng của việc tư vấn chọn nghề cho học viên ban đầu rất quan trọng, giúp học viên có sự định hướng cho mình trong việc học cũng như công việc sau này.
Hình 2.6: Mức độ hài lòng của học viên
Từ bảng 2.2 (phụ lục 1) và hình 2.6 cho thấy có 23,5% học viên rất hài lòng và 41,2% học viên hài lòng trong thời gian học tập tại trường, điều này chứng tỏ cơ sở vật chất , trang thiết bị phục vụ dạy và học, giáo viên, chương trình đào tạo nghề May tại Trung tâm đáp ứng được nhu cầu của học viên nghề May.
Có 35,3% học viên cảm thấy mức độ hài lòng chỉ ở bình thường, điều này cho thấy có một số vấn đề trong quá trình học tập tại Trung tâm học viên cảm thấy chưa thực sự hài lòng, do đó Trung tâm cần nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp hoàn thiện hơn, nâng cao mức độ hài lòng của học viên.
c. Ý kiến học viên về chương trình đang học:
Hình 2.7: Ý kiến học viên về chương trình đang học
Từ bảng 2.3 (phụ lục 1) và hình 2.7 cho thấy có trên 70% học viên cho rằng chương trình nghề May đang giảng dạy ở Trung tâm được xây dựng phù hợp giữa chương trình, nội dung, thời gian lý thuyết và thực hành được phân bổ hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của học viên đang học tại Trung tâm.
Bên cạnh đó có 11,8% học viên nghĩ rằng số lượng mô-đun còn ít, cần thêm một số mô-đun với chương trình may nâng cao hơn, 23,5% học viên có nhu cầu muốn số giờ học lý thuyết nhiều hơn để biết thêm nhiều kiến thức về nghề may, và có đến 29,4% học viên có nhu cầu cần tăng thêm thời gian thực hành vì ảnh hưởng của khuyết tật, nên học viên làm chậm hơn so với người bình thường, học viên muốn có thời gian thực hành nhiều hơn tay nghề được vững.
Trung tâm và giáo viên cần có những nghiên cứu để thỏa mãn nhu cầu học của học viên, nhất là sự linh động trong phân phối thời gian giữa lý thuyết và thực hành để tạo điều kiện cho học viên có đủ thời gian học và làm.
d. Khả năng tư vấn dạy nghề của trung tâm:
Hình 2.8:Ý kiến đánh giá khả năng tư vấn dạy nghề của trung tâm
Từ bảng 2.4 (phụ lục 1) và hình 2.8 cho thấy có trên 23,5% học viên rất hài lòng, trên 40% học viên hài lòng về khả năng tư vấn cũng như sự nhiệt tình của nhân viên tư vấn tại Trung tâm, thể hiện sự thành công của Trung tâm trong việc giúp học viên xác định được những điểm mạnh như năng khiếu, sở thích và điểm yếu do sự khuyết tật để lựa chọn một nghề học phù hợp với bản thân.
Bên cạnh đó có 11,8% học viên nhận xét chưa tốt trong quá trình tư vấn, 5,9% học viên nhận xét nhân viên tư vấn chưa nhiệt tình. Trung tâm cần quán triệt quy trình và tinh thần tư vấn đến nhân viên, kiểm tra lại nhân viên của mình, phân tích những mặt tích cực để phát huy, những mặt hạn chế để kịp thời có kế hoạch hỗ trợ, bồi dưỡng thêm cho nhân viên.
e. Năng lực giảng dạy của giáo viên:
Hình 2.9: Ý kiến nhận xét năng lực giảng dạy của giáo viên
Từ bảng 2.5 (phụ lục 1) và hình 2.9 cho thấy có khoảng 90% học viên đánh giá khá tốt về năng lực của giáo viên và cán bộ quản lý. Điều này chứng tỏ cán bộ quản lý có sự quan tâm sâu sát với lớp học, tạo điều kiện cho việc dạy và học, giáo viên có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, sự tận tâm với học viên, tất cả những
điều này có tác động rất lớn đến kiến thức, kỹ năng nghề và thái độ tình cảm của học viên sau này.
Có khoảng 6% học viên nhận xét năng lực giáo viên đạt mức trung bình, vì vậy giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân để có sự khắc phục, hoàn thiện hơn trong năng lực giảng dạy.
f. Điều kiện phục vụ học tập và giảng dạy của học viên, giáo viên:
Hình 2.10: Ý kiến đánh giá của học viên về điều kiện phục vụ học tập và giảng dạy
Từ bảng 2.6 (phụ lục 1) và hình 2.10 cho thấy trên 75% học viên đánh giá tốt về điều kiện phục vụ trong việc học tập và giảng dạy, dụng cụ và nguyên vật liệu được trang bị khá đồng bộ, đầy đủ, môi trường học tập thân thiện với học viên khuyết tật tạo sự thoải mái cho học viên trong quá trình học tập, cho thấy Trung tâm đã có kế hoạch khá tốt trong việc trang bị và bảo dưỡng trang thiết bị, thiết kế cấu trúc trong và ngoài lớp học hợp lý, đảm bảo một môi trường học tập tốt cho người khuyết tật.
Có trên 20% học viên đánh giá khá về cơ sở vật chất, trong đó 17,6 % học viên nhận xét máy móc, thiết bị dụng cụ hay hư hỏng, kỹ năng hòa nhập cuộc sống chưa được chú trọng một cách đúng mức (11,8%). Việc kiểm tra, bảo trì máy móc còn thiếu xót, chưa thường xuyên. Trung tâm còn hạn chế trong việc tạo điều kiện cho học viên có nhiều cơ hội giao lưu, nói chuyện chuyên đề về một số kỹ năng như xin việc làm, giải quyết tình huống khi gặp khó khăn …
Hình 2.11: Ý kiến của học viên về nâng cao chất lượng dạy nghề May
Từ bảng 2.7 (phụ lục 1) và hình 2.11cho thấy có 64,7% học viên cho rằng hiện đại hóa trang thiết bị dạy và học, 52,9% học viên nghĩ nên tăng thêm giờ thực hành, 47,1% học viên muốn có nhiều cơ hội trao đổi về kỹ năng hòa nhập, giúp tự tin khi bước ra đời là những biện pháp quan trọng hơn để nâng cao chất lượng dạy nghề May tại Trung tâm. Từ những nguyện vọng này của học viên, Trung tâm cần có những xem xét, nghiên cứu đầu tư những trọng điểm, lựa chọn công nghệ mới cho các thiết bị máy móc phù hợp với tình hình kinh tế của Trung tâm, phân bổ thời gian hợp lý giữa các bài học, giữa lý thuyết và thực hành, nhằm tạo điều kiện cho các em có thời gian thực hành đủ để thực hiện hoàn chỉnh sản phẩm của mình, tạo điều kiện cho các em có cơ hội được cọ sát với thực tế bằng cách tăng cường kỹ năng hòa nhập.
2.3.6.2 Khảo sát 2: Học viên đã hoàn thành khóa học tại Trung tâm.
a. Mức độ học viên làm đúng nghề đã được học:
Hình 2.12: Mức độ học viên làm đúng nghề được học
Từ bảng 2.8 (phụ lục 2) và hình 2.12 cho thấy có trên 80% học viên ra trường làm đúng nghề được học, cho thấy được chất lượng đào tạo của Trung tâm khá tốt, đáp ứng được nhu cầu của người học và xã hội.
Bên cạnh đó còn một số ít học viên ra trường không làm đúng nghề được học, Trung tâm cần có sự tìm hiểu nguyên nhân lý do, để hỗ trợ học viên có việc làm đúng với chuyên môn đã học, hay tư vấn học nghề khác phù hợp hơn với học viên.
b. Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc:
Hình 2.13b: Ý kiến đánh giá của học viên về kỹ năng giải quyết hư hỏng khi phát sinh
Từ bảng 2.9 (phụ lục 2) và hình 2.13a, 2.13b cho thấy tự học sinh đánh giá mức độ tự tin bản thân đạt ở mức độ cao (47%). Từ đó cho thấy trong thời gian học tập tại Trung tâm, học viên đã được giáo viên định hướng rõ ràng về mục tiêu, thái độ nghề nghiệp tạo, cho học viên có nền tảng khá vững khi bước vào nghề. Qua công việc, học viên đã ứng dụng những kiến thức được học cộng với quá trình tự rèn luyện thực tế giúp học viên nâng cao kỹ năng chuyên môn và kỹ năng giải quyết hư hỏng khi phát sinh, nên có trên 65% học viên đánh giá kỹ năng chuyên môn và kỹ năng giải quyết hư hỏng khi phát sinh của mình đạt khá tốt, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín của Trung tâm.
Song vẫn còn một tỉ lệ nhỏ học viên thiếu tự tin vào bản thân, các kỹ năng nghề chưa tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Vì vậy Trung tâm cần có những biện pháp nhằm nâng cao các kỹ năng mà học viên thường hay bị yếu như kỹ năng giải quyết hư hỏng phát sinh, tính thích nghi với những mẫu mới…
c. Nội dung chương trình, giáo trình đào tạo:
Hình 2.14a: Ý kiến đánh giá của học viên về nội dung lý thuyết phù hợp với thực hành
Hình 2.14b: Ý kiến đánh giá của học viên về mẫu may thực hành có tính thực tiễn
Từ bảng 2.10 (phụ lục 2) và hình 2.14a, 2.14b cho thấy trên 80% cựu học viên đánh giá khá tốt tính thực tiễn của các mô-đun, lý thuyết gắn với thực hành, giáo trình biên soạn rõ ràng dễ hiểu, mang tính thực tiễn phù hợp với điều kiện của nhà trường và xã hội. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành năng lực nghề nghiệp của học
viên, từ kiến thức được trình bày sắp xếp một cách hợp lý logic trong từng mô-đun đến giáo trình , học viên được thực hành ngay trên những nội dung kiến thức đó, giúp học viên có sự ghi nhớ bài học sâu sắc, tạo nên sự tự tin khi bước vào lao động sản xuất sau này.
Bên cạnh đó có khoảng 15% cựu học viên cho rằng chương trình, giáo trình đào tạo nghề May vẫn còn một số mặt hạn chế ở mức đạt yêu cầu, và 7% cựu học viên đánh giá chưa đạt ở phần mẫu may thực hành phù hợp với thực tiễn. Vì vậy Trung tâm cần kịp thời điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình, kiến thức trong giáo trình theo kịp xu thế thời trang hiện nay.
d. Chất lượng giảng dạy/ làm việc của giáo viên và cán bộ quản lý:
Hình 2.15a: Ý kiến đánh giá của học viên về kỹ năng của giáo viên
Hình 2.15b: Ý kiến đánh giá của học viên về năng lực của cán bộ quản lý
Từ bảng 2.11 (phụ lục 2) và hình 2.15a, 2.15b cho thấy có trên 80% cựu học viên đánh giá khá tốt về năng lực giáo viên, trong đó có 66,7% cựu học viên nhận xét tốt về giáo viên có phương pháp giảng dạy phù hợp với người khuyết tật. Điều này chứng tỏ giáo viên có đủ năng lực chuyên môn cũng như sự tận tâm đảm nhận tốt nhiệm vụ được phân công, bám sát học viên để có những sự hỗ trợ kịp thời giúp học viên tiếp thu bài tốt hơn.
Bên cạnh đó có khoảng 20% cựu học viên nhận xét khâu chuẩn bị dụng dạy học ở mức đạt yêu cầu và chưa tốt. Để chuẩn bị tiết học cho tốt, tiết kiệm thời gian của giáo viên và học viên, và đạt chất lượng trong một tiết học, giáo viên nên có những mẫu sơ đồ được làm sẵn, khi cần dùng chỉ cần lấy ra sử dụng, khi học viên muốn xem lại cũng dễ dàng hơn.
Trên 85% cựu học viên đánh giá sự quan tâm theo dõi tình hình giảng dạy của giáo viên và học tập của học viên đạt mức độ khá tốt, sự phản hồi này cho thấy cán bộ quản lý có sự quan tâm, nắm bắt diễn biến công việc, hỗ trợ giáo viên và học viên trong suốt quá trình đào tạo, tuy nhiên 13,3% cựu học viên nhận xét ở mức đạt yêu cầu, vì vậy cán bộ quản lý cần có kế hoạch tăng cường quan tâm sâu sát hơn trong việc quản lý dạy và học, những máy móc, trang thiết bị phục vụ trong việc dạy và học luôn được bảo trì và nâng cấp kịp thời, chỉ đạo giáo viên tăng cường quản lý lớp hướng dẫn học viên giải quyết vấn đề phát sinh, có những chính sách bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên về mọi mặt thì kết quà đào tạo sẽ cao hơn.
e. Điều kiện phục vụ học tập nghề may tại Trung tâm:
Hình 2.16a: Ý kiến đánh giá của học viên về số lượng dụng cụ, máy may, nguyên vật
liệu thực hành
Hình 2.16b: Ý kiến đánh giá của học viên về môi trường thân thiện với người khuyết
tật
Từ bảng 2.12 (phụ lục 2) và hình 2.16a, 2.16b trên ta thấy trên 90% cựu học viên đánh giá khá tốt môi trường học tập an toàn sạch sẽ, thoáng mát, phòng học được bố trí khá hợp lý thuận tiện cho người khuyết tật trong di chuyển. Điều này Trung tâm cần phát huy, duy trì và ngày một hoàn thiện hơn, tạo cho học viên một môi trường học tập thân thiện với người khuyết tật đúng nghĩa.
Có 13,3% cựu học viên đánh giá số lượng dụng cụ, máy may, nguyên vật liệu ở mức độ đạt yêu cầu, 20% cựu học viên nhận xét chất lượng dụng cụ, máy may, nguyên vật liệu ở mức độ từ đạt yêu cầu (13,3%) và chưa đạt (6,7%), nguyên nhân do máy may hay bị hư hỏng trong lúc sử dụng, một số học viên có nhu cầu muốn Trung tâm hỗ trợ
thêm nguyên vật liệu may như vải… để học viên có thể thực hành may nhiều hơn. Trung tâm cần có kế hoạch sữa chửa và bảo trì máy móc kịp thời, tránh ảnh hưởng đến việc học tập của học viên, ngoài ra Trung tâm lên kế hoạch dự toán nhu cầu nguyên vật liệu, xem xét mọi mặt về kinh tế, cũng như các nguồn viện trợ để hỗ trợ nhu cầu học tập của học viên.
Ngoài ra Trung tâm cũng chú ý tạo sân chơi, các hoạt động giao lưu, nhằm tăng cường kỹ năng hòa nhập cho học viên khuyết tật, tạo tiền để cho sự tự tin khi bước vào đời của học viên.
f. Những hạn chế của học viên khi ra làm việc:
Hình 2.17: Ý kiến của học viên về những hạn chế khi ra làm việc
Khi tiếp xúc với công việc thực tế, học viên mỗi người nhận ra mình có những hạn chế khác nhau, nhưng những hạn chế mà học viên hay gặp nhất do tình trạng khuyết tật của mình (73,3%), hạn chế khi tiếp xúc một mẫu sản phẩm mới (60%), hạn chế về kỹ năng hòa nhập (46,7%), hạn chế về kiến thức khi đọc tài liệu chuyên ngành (33,3%). Trung tâm cần kết hợp với các cổng thông tin (báo đài, internet..,) có sự liên hệ với các cơ sở/ doanh nghiệp để tuyên truyền nâng cao ý thức mọi người, hãy nhìn nhận người khuyết tật ở tài năng và tạo cơ hội cho người khuyết tật được tiếp cận với công việc làm và các dịch vụ công cộng khác. Tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng hòa nhập để học viên có cơ hội cọ sát khi đang còn đang ngồi ở ghế nhà trường, giảm sự bỡ ngỡ khi học viên ra làm thực tế.
Hình 2.18: Ý kiến của học viên về nâng cao chất lượng đào tạo
Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề May tại Trung tâm, 66,7% cựu học viên cho rằng Trung tâm nên hiện đại hóa trang thiết bị dạy học, học viên là người khuyết tật, nên trang thiết bị dạy học đạt chuẩn, hiện đại sẽ hỗ trợ học viên rất nhiều trong việc học. Sắp xếp thời gian học sao cho thời gian thực hành được nhiều hơn, do hầu hết các học viên thao tác đều chậm vì vậy cần nhiều thời gian thực hành, một số học viên thao tác tốt, nhanh nhưng muốn có thêm thời gian thực hành để nâng cao kỹ năng nghề. 46,7% cựu học viên nhận xét nên tăng cường giao lưu, hội thảo trao đổi về cá vấn đề: kỹ năng xin việc, kỹ năng giải quyết khó khăn…(gọi chung là kỹ năng hòa nhập) trước tiên để học viên xóa bỏ mặc cảm khuyết tật, có sự tự tin nơi chính mình, sau đó là sự tự