NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ MAY CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ
3.1.1 Giải pháp củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên giảng dạy:
3.1.1.1 Mục tiêu:
Xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực và trình độ cao, có trách nhiệm và nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có kỹ năng dạy cho người khuyết tật, nhằm đảm bảo đáp ứng được nhu cầu giảng dạy nghề May tại Trung tâm.
Nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.
Giáo viên có trình độ để tiếp cận những công nghệ, phương pháp mới và sự phát triển của xã hội về lĩnh vực May.
3.1.1.2 Xây dựng giải pháp:
- Qua quá trình khảo sát thực trạng tại trung tâm, hiện tại tất cả các giáo viên dạy nghề tại trung tâm đều hợp đồng, riêng nghề May số lượng giáo viên là một, cô phải đảm nhiệm một lớp với nhiều trình độ khác nhau, mỗi học viên lại có những tình trạng khuyết tật không giống nhau (khuyết tật vận động, khiếm thính…), vì cần tăng cường thêm một giáo viên có năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo.
- Bồi dưỡng năng lực hiểu học viên : do tính đặc thù của học viên là người khuyết tật, trình độ học vấn không đồng đều và thấp nên việc hiểu những khó khăn cũng như đặc trưng tính cách của từng học viên, giúp người giáo viên linh hoạt trong việc chuẩn bị nội dung bài dạy và chọn phương pháp giảng dạy phù hợp giúp quá trình dạy và học đạt hiệu quả cao.
• Trong quá trình dạy học, người giáo viên luôn có thái độ thân thiện, gần gũi với học viên, biết chia sẻ và lắng nghe học viên để biết được trình độ phát triển, mức độ hiểu và nắm vững tri thức kỹ năng nghề nghiệp của học viên đến đâu, những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình tiếp thu bài học của học viên, những diễn biến về tâm lý của từng em.
• Người giáo viên cần đặt mình vào vị trí người học để suy nghĩ về đặc điểm nội dung bài học, lựa chọn phương pháp, phương tiện giảng dạy
phù hợp với từng nhóm học viên (khuyết tật vận động, khiếm thính) sao cho học viên có thể tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả nhất.
• Giáo viên nên tích cực tham gia vào các hoạt động, phong trào của nhà trường như: các hoạt động ngày Nhà Giáo Việt Nam, ngày Khuyết Tật Việt Nam 18/4, ngày Khuyết Tật Thế Giới 3/12… để có thể hiểu biết sâu sắc tâm lý của học viên trên cơ sở đó giảng dạy và giáo dục mới có hiệu quả cao
• Trung tâm cần tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan, giao lưu các đơn vị, tổ chức, trường dạy nghề người khuyết tật để giáo viên có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với người khuyết tật, hiểu về họ, và học hỏi kinh nghiệm các trường bạn.
- Bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu của giáo viên:
Trong thời đại khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển vô cùng nhanh chóng và mạnh mẽ, những biến đổi sâu sắc diễn ra trong mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật hàng giờ, hàng ngày, vì vậy việc học tập suốt đời là biểu hiện chung của con người xã hội hiện nay. Người giáo viên là người truyền đạt tri thức, kỹ năng kỹ xảo đến học viên nên phải luôn phải nắm bắt những thay đổi xu thế của xã hội trong lĩnh vực chuyên môn của mình, vì vậy người giáo viên càng phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực giảng dạy của mình
• Thư viện của trung tâm được trang bị nhiều đầu sách, phong phú về chủng loại (chuyên môn, tâm lý người khuyết tật, kiến thức xã hội…) để phục vụ việc tham khảo của giáo viên.
• Trung tâm cần có những hành động tạo ra nơi giáo viên nhu cầu về sự cần thiết mở rộng tri thức, tầm hiểu biết: lập kế hoạch trong việc giáo viên tham gia vào việc cải tiến chương trình đào tạo, viết giáo trình, làm đồ dùng dạy học, sáng kiến cải tiến trang thiết bị dạy học sao cho phù hợp với học viên khuyết tật.
• Trung tâm có chế độ, chính sách khích lệ tinh thần, tuyên dương giáo viên có những sáng kiến đóng góp trong việc cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, giáo viên đạt giải trong các hội thi giáo viên dạy giỏi, làm đồ dùng dạy học.
• Trung tâm tạo mọi điều kiện trong khả năng của nhà trường (thời gian, kinh phí) cho giáo viên có nhu cầu muốn nâng cao trình độ chuyên môn.
- Bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và năng lực ứng xử sư phạm:
Bên cạnh học viên khuyết tật vận động, còn có cả học viên khiếm thính, chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên có khả năng giao tiếp đa dạng, ngoài ngôn ngữ giao tiếp thông thường như nói, viết, còn có ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính. Người khuyết tật thường hay tự ti, mặc cảm về mình, sự khuyết tật và trình độ văn hóa thấp làm học viên hạn chế về nhiều mặt trong quá trình học tập (khả năng tiếp thu bài giảng, kỹ năng thực hành nghề) nên dẫn đến học viên có những phản ứng tâm lý tiêu cực, đòi hỏi giáo viên phải có những ứng xử tình huống sư phạm thật khéo léo. Vì vậy người giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật đòi hỏi ngôn ngữ truyền đạt đến học sinh phải chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, thái độ, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể đúng mực trong quá trình giảng dạy và giáo dục sẽ có sức truyền cảm mạnh mẽ, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy.
• Giáo viên nên có sự giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong việc truyền đạt kiến thức đến học viên, tình huống ứng xử sư phạm lẫn nhau.
• Giáo viên nên tích cực tham gia các đợt hội giảng, dự giảng các đồng nghiệp.
• Trung tâm nên mở lớp bồi dưỡng ngôn ngữ ký hiệu người khuyết tật, tâm lý người khuyết tật, kỹ năng giao tiếp với người khuyết tật định kỳ hàng năm.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm:
Việc truyền đạt kiến thức đến học viên đòi hỏi người giáo viên không chỉ có trình độ nghề nghiệp cao mà còn phải có khả năng sư phạm. Giáo viên có nghiệp vụ sư phạm tốt sẽ nắm vững được phương pháp, kỹ thuật và công nghệ dạy học, vận dụng một cách sáng tạo vào quá trình sư phạm, kết hợp hài hòa các phương pháp hiện đại và truyền thống với những kinh nghiệm bản thân. Biết sử dụng khai thác tối đa những đồ dùng, trang thiết bị dạy học, làm đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy. Truyền đạt tri thức, kỹ năng nghề đến học viên rõ ràng dễ hiểu, kịp thời hỗ trợ khi học viên gặp khó khăn.Tổ chức tiết học sinh động, lôi cuốn, kích thích được sự tò mò, ham học hỏi, gợi sự tìm tòi, trí sáng tạo nơi học viên, duy trì được sự chú ý thường xuyên của học viên vào bài học.
• Giáo viên nên có sự tự rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy của mình để có sự đánh giá toàn diện về cách tổ chức hoạt động lên lớp, mặt nào tốt tiếp tục phát huy, mặt nào chưa tốt cần điều chỉnh cho hoàn thiện hơn. • Trung tâm tổ chức hay tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi
dưỡng về nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên theo hướng tiếp cận những vấn đề mới trong lý luận và thực hành với các chuyên đề về: công nghệ dạy học, các quan điểm về phương pháp dạy học mới, đổi mới phương pháp dạy và học dành cho người khuyết tật.
• Tổ chức tọa đàm với những chuyên gia có kinh nghiệm về giáo dục dạy nghề, kỹ năng hòa nhập người khuyết tật.
• Tổ chức tham quan, giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các trường bạn. - Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng chuyên môn:
Để công tác dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của xã hội, giáo viên dạy nghề cần phải luôn cập nhật kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn:
• Tạo mối quan hệ gắn kết với các xí nghiệp, cơ sở sản xuất để giúp giáo viên có điều kiện nắm bắt thực tế kỹ thuật, công nghệ đang được áp dụng, yêu cầu của xã hội.
• Cử giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng thực hành, cập nhật chương trình, kiến thức mới.
• Có chế độ khuyến khích giáo viên tham gia học ngoại ngữ, tin học để giáo viên có thể tham khảo thêm tài liệu tiếng nước ngoài, sử dụng thành thạo máy vi tính, biết cách khai thác thông tin trên internet, biết ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ trong việc giảng dạy, sử dụng phần mềm chuyên ngành.
• Tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kết hợp với khoa Giáo dục đặc biệt trường đại học Sư phạm và trường đại học Sư phạm Kỹ thuật mở lớp giảng dạy về tật học và sư phạm nghề, để yêu cầu về kỹ năng giảng dạy nghề cho người khuyết tật của giáo viên.
- Có chính sách khen thưởng, kịp thời đãi ngộ và động viên một cách xứng đáng những hoạt động lao động hiệu quả, sáng tạo đem lại hiệu quả đào tạo cho nhà trường. Đảm bảo đời sống của giáo viên.
- Tạo sân chơi thể thao cho giáo viên như cầu lông, bóng bàn, khiêu vũ giúp giáo viên có những thời gian hoạt động thể thao sau giờ lên lớp, rèn luyện sức khỏe. Tổ chức các giải thể dục thể thao cấp trường vào các ngày dịp 20/11, ngày Người Khuyết Tật Việt Nam (18/4)…nhằm cổ động, khuyến khích tin thần thể thao trong mỗi người.
3.1.1.3 Đề ngh ị c ụ th ể :
STT NỘI DUNG TIẾN ĐỘ
THỰC HIỆN
CHỈ TIÊU
1 Phát triển giáo viên trẻ 2011-2012 1người 2 Chính sách đãi ngộ giáo
viên (khen thưởng, ký
Từ 2012 Thực hiện tốt mục tiêu nội dung đề ra
hợp đồng dài hạn với những giáo viên có thâm niên công tác, và giảng dạy hiệu quả)
3 Tham quan học hỏi giữa các đơn vị.
Mời chuyên gia trong và ngoài nước về giảng dạy hoặc cử giáo viên đi học về các kỹ năng sư phạm mới, nhất là kỹ năng dạy cho người khuyết tật.
Hàng năm 2 năm /lần