TS Trần Thủy Bình, Giáo trình công nghệ may dùng cho các trường đào tạo hệ Trung học chuyên nghiệp, NXB Giáo Dục Tr

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TPHCM (Trang 84 - 89)

NXB Giáo Dục. Tr. 89

11 TS. Trần Thủy Bình, Giáo trình công nghệ may dùng cho các trường đào tạo hệ Trung học chuyên nghiệp, NXB Giáo Dục. Tr.93 NXB Giáo Dục. Tr.93

Hình 3.4: Kéo được thiết kế giúp người khuyết tật bị hạn chế về cử động

tay hay tay bị yếu cũng có thể sử dụng kéo cắt một cách dễ dàng.12

- Nâng cấp thư viện, bổ sung thêm nhiều đầu sách tham khảo chuyên ngành và các đầu sách hướng dẫn các kỹ năng hòa nhập khác.

3.1.4.3 Đề ngh ị ụ c th ể :

STT NỘI DUNG TIẾN ĐỘ

THỰC HIỆN

CHỈ TIÊU

1 Định kỳ bảo trì máy móc, dụng cụ, có kế hoạch và sổ theo dõi hoạt động bảo trì thiết bị

3 tháng/ lần Đảm bảo thiết bị luôn trong tình trạng sẵn sàn làm việc 2 Nhà trường kết hợp cùng giáo viên làm đồ dùng dạy học và các thiết bị hỗ trợ học viên khuyết tật.

Hàng năm Làm một đồ dùng dạy dạy học hay thiết bị hỗ trợ học viên khuyết tật/ năm. 3 Nâng cấp thư viện 2012 - 2014 Có nhiều đầu sách chuyên

ngành cho các nghề tại

Trung tâm + sách kỹ năng hòa nhập.

3.1.5 Giải pháp tăng cường các yếu tố đảm bảo chất lượng:

Bên cạnh chương trình, giáo trình, giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất tốt là cơ sở chính để đảm bảo chất lượng đào tạo, thì những mặt khác song song tồn tại với quá trình đào tạo như các kỹ năng mềm, nhận thức xã hội về người khuyết tật… cũng là yếu tố hỗ trợ tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng.

3.1.5.1 Mục tiêu:

Tăng cường các yếu tố hỗ trợ quá trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

3.1.5.2 Xây dựng giải pháp:

Tổ chức các hoạt động phong trào văn nghệ, thể thao vào các ngày lễ như 20/11, ngày Khuyết tật Việt Nam 18/4, ngày Khuyết tật Thế giới 3/12, nhằm giúp học viên có thể giải trí, rèn luyện sức khỏe, để đạt thành tích học tập cao ở Trung tâm. Tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu với các chuyên gia về kỹ năng hòa nhập, đại diện các công ty doanh nghiệp, giúp các em tự tin hơn khi bước vào môi trường làm việc.

Tiếp tục mở rộng, củng cố và phát huy mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm tăng cường trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cho người khuyết tật.

Xây dựng cơ chế thông tin và truyền thông (trang web, phát thanh, tuyền hình) nhằm tuyên truyền tác động nâng cao nhận thức xã hội của tất cả mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội về người khuyết tật. Xây dựng trang internet trung tâm hoàn chỉnh, là nơi người khuyết tật có thể tìm kiếm, giải đáp, chia sẻ các thông tin, góp ý tạo cơ hội cho người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng với các nội dung:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tiếp cận môi trường vật thể cho người khuyết tật:

• Bộ xây dựng đã ban hành (1/2002) bộ quy chuẩn về thiết kế xây dựng tiếp cận người khuyết tật và luật Người Khuyết tật có hiệu lực 01/01/2011 quy định những công trình công cộng phải tiếp cận người khuyết tật, có đường trượt hoặc đường dành riêng cho người khuyết tật ở những nơi như bưu điện, nhà ga, sân bay, viện bảo tàng, nhà hát, các trụ sở hành chính…Cần có những biện pháp thanh tra kiểm tra, chế tài để bộ luật được thực hiện.

Hình 3.5 : Tòa nhà có lối đi riêng dành cho người khuyết tật13

• Cần có những phương tiện giao thông đi lại thân thiện, người khuyết tật tiếp cận được.

Hình 3.6 : Xe buýt có hệ thống nâng hạ dành cho người khuyết tật14

• Giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về nhu cầu tiếp cận của người khuyết tật.

- Tuyên truyền về giáo dục:

• Vận động người khuyết tật đến trường, học tập nâng cao trình độ văn hóa và học nghề.

• Các cơ sở giáo dục phải tiếp cận được người khuyết tật

• Thực hiện chương trình giáo dục hội nhập toàn diện cho người khuyết tật. Tạo điều kiện để học sinh trường chuyên biệt chuyển tiếp vào các trường đào tạo chính quy, các bậc học cao hơn.

• Cung cấp tài liệu, đào tạo giáo viên và trợ giúp giáo viên các kỹ năng giảng dạy cho người khuyết tật.

• Cho người khuyết tật tham gia vào việc xây dựng các chương trình giáo dục cho người khuyết tật.

- Tuyên truyền về tạo việc làm cho người khuyết tật:

14 http://phapluattp.vn/20110120105220918p0c1085/buyt-tp-2011-nhan-van-va-van-minh-nhieu-hon.htm , ngày 20/8/2011 20/8/2011

• Nhà nước cần có biện pháp mạnh mẽ để quy định pháp luật về việc làm người khuyết tật được thực thi (yêu cầu doanh nghiệp mướn 2% đến 3% người khuyết tật, hay đóng góp vào quỹ tạo việc làm cho người khuyết tật). • Doanh nghiệp không phân biệt đối xử với người khuyết tật trong vấn đề tuyển người, mức lương…, tạo môi trường làm việc thân thiện cho người khuyết tật.

• Thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp về lao động khuyết tật: người khuyết tật làm việc ngang bằng hoặc thậm chí còn tốt hơn cả những người bình thường xét về mặt: an toàn, đi làm đều, chất lượng công việc (Theo nghiên cứu của Dupont)15

Hình 3.7 : Người khuyết tật làm việc tại xí nghiệp16

• Xã hội cần ủng hộ tích cực việc hội nhập của người khuyết tật vào thị trường lao động mở, với phương châm “Hãy nhìn vào khả năng, đừng nhìn vào khuyết tật”.

• Tuyên truyền các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các doanh nghiệp có người khuyết tật làm việc chiếm tỉ lệ cao như: ưu đãi thuế, các quỹ đào tạo tại chỗ, hỗ trợ thu nhập, các chương trình tặng thưởng, hỗ trợ kỹ thuật, các chương trình hợp tác…

• Nâng cao nhận thức của xã hội về lợi ích trong việc hỗ trợ tạo việc làm cho người khuyết tật, giúp người khuyết tật khẳng định được vai trò vị trí của

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TPHCM (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w