1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP tạo VIỆC làm CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG bị THU hồi đất NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn PHƯỜNG TRẦN lãm – TP THÁI BÌNH – TỈNH THÁI BÌNH

112 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 746,5 KB

Nội dung

Tuy nhiên, giải quyết việclàm cho lao động bị thu hồi đất chưa thực sự đạt được kết quả như mongmuốn.Trần Lãm là một phường trong địa bàn thành phố Thái Bình, trongnhững năm gần đây, thự

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘIKHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

-*** -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG TRẦN LÃM – TP

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đây là đề tài nghiên cứu khoa học của tôi, các

số liệu và kết quả trong khóa luận này là trung thực và chưa hề được sử dụng

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành khóa luậnnày đã được cảm ơn, các thông tin được trích dẫn trong khóa luận này đãđược ghi rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày…tháng.… năm 2014

Sinh viên

Bùi Duy Khánh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành

khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế với đề tài: “Thực trạng và

giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn phường Trần Lãm – TP Thái Bình – tỉnh Thái Bình” Tôi xin chân

thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn –Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tận tình dạy bảo tôi, giúp đỡ và địnhhướng cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Nguyễn Mậu Dũng và

CN Nguyễn Mạnh Hiếu – Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường – Khoakinh tế và Phát triển nông thôn – Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tậntình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thànhkhóa luận tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể, cácnhân viên cán bộ và nhân dân Phường Trần Lãm – Thành phố Thái Bình – TỉnhThái Bình đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực tập đề tài

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các tập thể, cá nhân, bạn bè và người thân đã quan tâm giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày…tháng…năm 2014

Sinh viên

Bùi Duy Khánh

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Trang 4

Trong lịch sử nhân loại, bất kì một quốc gia phát triển nào cũng phảitrải qua giai đoạn công nghiệp hóa, chuyển từ nền kinh tế chủ yếu là nôngnghiệp lên kinh tế công nghiệp và thực hiện hiện đại hóa nền sản xuất nhằmphát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp mới và dịch vụ Thực hiện chủtrương công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước, những năm quatrên khắp các vùng miền tổ quốc đã hình thành các khu công nghiệp, khu đôthị với quy mô ngày càng lớn Đây cũng là quy luật tất yếu của quá trình pháttriển kinh tế xã hội đất nước Quá trình công nghiệp hóa luôn gắn liền vớiviệc thu hồi đất chủ yếu là thu hồi đất nông nghiệp ở những vùng ven đôthị, những vùng gần trục đường giao thông quan trọng, là những vùng cóđiều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội Đất đai sản xuất nôngnghiệp là tư liệu lao động của người nông dân, người nông dân bị thu hồiđất phải chuyển sang nghề mới để đảm bảo thu nhập và sớm ổn định cuộcsống Vấn đề tạo việc làm cho đối tượng là người dân bị thu hổi đất là vấn đềcấp thiết, nó không những làm giảm tỷ lệ thất nghiệp mà còn đảm bảo cuộcsống cho người lao động và một bộ phận ăn theo Tuy nhiên, giải quyết việclàm cho lao động bị thu hồi đất chưa thực sự đạt được kết quả như mongmuốn.

Trần Lãm là một phường trong địa bàn thành phố Thái Bình, trongnhững năm gần đây, thực hiện chính sách thu hồi đất nông nghiệp để phục vụcho việc xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn, diện tích đất nôngnghiệp bị thu hồi tính đến cuối năm 2013 đã chiếm 63% tổng diện tích đấtnông nghiệp của phường (theo hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Lạc Đạophường Trần Lãm) dẫn tới tình trạng thiếu việc làm của người nông dân Đểtìm hiểu thực trạng tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất trên địa bànphường Trần Lãm, công việc sau khi bị thu hồi đất của người dân cũng nhưtìm những giải pháp cơ bản giải quyết việc làm cho người lao động, chúng tôi

đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho

Trang 5

người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn phường Trần Lãm – TP Thái Bình – tỉnh Thái Bình”

Đề tài được thực hiện với mục tiêu đánh giá thực trạng giải quyết việclàm cho lao động bị thu hồi đất trên địa bàn, công việc hiện tại của người dânsau khi bị thu hồi đât Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao sốlượng và chất lượng việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho ngườilao động Cụ thể:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động, việc làm nói chung

và việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nói riêng ở khu vực nôngnghiệp nông thôn

- Đánh giá thực trạng việc làm của người lao động sau khi bị thu hồi đấttrên địa bàn phường Trần Lãm và ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất,đời sống của hộ gia đình thời gian vừa qua

- Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người laođộng trong thời gian tới trên địa bàn phường

Để thực hiện mục tiêu đó, chúng tôi chọn ra 60 hộ trong toàn phường

để điều tra Quá trình điều tra đựợc thực hiện với các hộ được phân loại khá,trung bình, nghèo Sử dụng các chỉ tiêu số người trong hộ, ngành nghề, tài sảnchính, thu nhập… để phân loại hộ

Các phương pháp chúng tôi sử dụng cho đề tài nghiên cứu của mình baogồm phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra, phương phápthu thập số liệu điều tra, phương pháp xử lý số liệu, phương pháp chuyên giachuyên khảo, phương pháp thống kê so sánh và phương pháp phân tích sốliệu

Kết quả điều tra cho thấy lực lượng lao động mới bổ sung vào lựclượng lao động của phường hàng năm liên tục tăng, nhóm lao động trẻ có xuhướng tăng nhanh hơn cả Lực lượng lao động của phường năm 2013 là

10279 người, tăng 695 lao động so với năm 2012 Quá trình thu hồi đất diễn

Trang 6

ra trên địa bàn phường Trần Lãm diễn ra theo đúng kế hoạch, giai đoạn 2011– 2013 có đất bị thu hồi nhiều nhất, trung bình mỗi năm thu hồi hơn 17ha.Diện tích đất nông nghiệp dự kiến thu hồi chiếm 63% tổng diện tích nôngnghiệp Vì vậy vấn đề việc làm cho lao động bị thu hồi đất phải được giảiquyết nhanh chóng và kịp thời.

Thông qua những số liệu sơ cấp thu thập được từ quá trình điều tra hộnông dân trong phường, có thể thấy rõ hơn rằng trình độ của người lao động

bị thu hồi đất còn rất hạn chế, bên cạnh đó họ cũng chưa có đầy đủ thông tin

hỗ trợ cần thiết cho việc tìm kiếm việc làm cũng như cơ hội vay vốn mở rộngsản xuất Các hộ khá thường là những hộ có trình độ chuyên môn cao hơn cả,

và họ biết cách mở rộng sản xuất Đối với các hộ nghèo và hộ trung bình,UBND phường cần có các chính sách hỗ trợ vay vốn và việc làm để các hộnày mở rộng sản xuất kinh doanh Và khó khăn lớn nhất mà các hộ gặp phảichính là thiếu kiến thức sản xuất

Có thể thấy, sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, đa số người lao động cótâm lý hoang mang, lo sợ do việc làm của mình gặp nhiều khó khăn, có một

bộ phận không nhỏ người lao động không tìm kiếm được việc làm do không

đủ kỹ năng, trình độ chuyên môn Thất nghiệp và bán thất nghiệp có thể tăngnếu chính quyền phường không có những biện pháp khắc phục cũng như hỗtrợ kịp thời cho những đối tượng này Thiếu việc làm ảnh hưởng lớn tới đờisống của người lao động cả về vật chất lần tinh thần

Những năm qua, UBND phường Trần Lãm cũng có các chương trình,

dự án đào tạo tay nghề, hỗ trợ người lao động bị thu hồi đất, bước đầu cũng

có hiệu quả nhất định Khi tham gia vào các lớp dạy nghề, đào tạo chuyênmôn, người lao động có tay nghề cao hơn, chất lượng lao động ngày càng tăng.Lao động dần chuyển dịch từ lao động chân tay sang lao động trí óc, mang lạithu nhập cao hơn, ổn định hơn Quá trình tạo việc làm cho lao động bị thu hồiđất cũng góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm các tệ nạn xã hội trên địa bàn

Trang 7

phường Tỷ lệ việc làm mới được tạo ra liên tục tăng qua các năm (năm 2013, sốlao động được giải quyết việc làm là 240 người), tỷ lệ thất nghiệp trong phườnggiảm xuống còn 10,08% Kinh phí phường đầu tư cho giải quyết việc làm liêntục tăng trên cả ba mặt: hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề.Tuy nhiên, số lượng các lớp đào tạo nghề, các khóa đào tạo ngắn hạn còn ít sovới nhu cầu nâng cao tay nghề, học nghề của người lao động.

Trước thực trạng lao động việc làm của phường hiện nay, chúng tôi đã

đề xuất một số giải pháp tạo việc làm cho lao động một cách hiệu quả và đồng

bộ Giải pháp thứ nhất là đẩy mạnh xuất khẩu lao động Tăng cường đầu tư,

hỗ trợ tài chính và khuyến khích người lao động tham gia vào các khoá họcgiáo dục hướng nghiệp và đào tạo nghề trước khi tham gia xuất khẩu lao động

để đảm bảo chất lượng nguồn lao động để xuất khẩu Thực hiện liên thông,liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động với các cơ sở đào tạo vàchính quyền thành phố, tỉnh để tạo nguồn cung lao động cho các hoạt độngxuất khẩu lao động cũng như đầu ra cho lao động nông nghiệp có đất bị thuhồi đã tham gia các khóa đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu đi làm việc ở nướcngoài Nhà nước cần sớm ban hành và triển khai thực hiện Luật xuất khẩu laođộng làm cơ sở thuận tiện cho việc quản lý cũng như tạo sự minh bạch, rõràng nghiêm minh trong hoạt động xuất khẩu lao động Quan tâm đào tạongành nghề cho người lao động xuất khẩu để đáp ứng yêu cầu của thị trườngxuất khẩu lao động

Giải pháp thứ hai là đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực nông thôn Mở rộng các hình thức đào tạo nghề bằngcách kết hợp đào tạo ở trường, các trung tâm dịch vụ việc làm, các cơ sở,trung tâm dạy nghề cấp tỉnh, huyện với đào tạo nghề tại doanh nghiệp.Khuyến khích tư nhân mở cơ sở dạy nghề, đặc biệt chú ý đến đào tạo cácngành nghề truyền thống của địa phương cũng như những ngành nghề mà xãhội đang có nhu cầu Các hình thức đào tạo phải phong phú, phù hợp với yêucầu việc làm của xã hội Học nghề gắn với việc làm cho người thất nghiệp tìm

Trang 8

việc làm, những người tốt nghiệp THPT, THCS, bộ đội xuất ngũ có cơ hội việclàm Đào tạo nghề cho khu vực nông nghiệp phải chú ý hướng vào đào tạo cácnghề tinh xảo, lao động lành nghề để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động Nênphối hợp các tổ chức kinh tế, các trường, lớp dạy nghề đào tạo ngắn hạn, dài hạntại địa phương cho phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay.

Khuyến khích phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh trên địa bànphường nhằm gia tăng số lượng việc làm Trong đó, cần đẩy mạnh phát triểnkinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế tập thể nòng cốt là HTX, phát triểndoanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn phường, tạo điều kiện cho các doanhnghiệp này mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngay trên địa bàn vàtiến tới xa hơn tại các thị trường khác

Tiếp theo là giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động bị thu hồiđất Hỗ trợ bằng cách cho dân vay vốn tín dụng của các ngân hàng chính sách,

ưu tiên vay vốn chuyển mục đích sử dụng đất một cách hợp lý và có hiệu quảcao hơn Thành lập các quỹ ổn định đời sống, phổ cập giáo dục, học nghề vàviệc làm cho các hộ bị thu hồi trên 30% đất sản xuất Xã hội hóa các dịch vụtại các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo điều kiện cho người dân bị thu hồi đấtđược tham gia kinh doanh Ngoài ra cần khuyến khích hỗ trợ người lao động

mở rộng cơ cấu ngành dịch vụ Tận dụng khoản tiền bồi thường thu hồi đấtcùng với lượng tiền vay vốn để xây dựng các khu nhà trọ cho công nhân thuênhằm có khoản thu nhập ổn định và có cơ hội tích lũy vốn cho sau này Cầnquy hoạch khu chùa Ngàn thành khu chợ tập trung có sự quản lý chặt chẽ củachính quyền địa phương, cải thiện và nâng cấp đường Trần Lãm để thuận tiệncho giao thông trên địa bàn phường

Trang 9

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii

MỤC LỤC viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xi

DANH MỤC BẢNG xii

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài: 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP 4

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài về tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp 4

2.1.1 Các khái niệm và vai trò của tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất 4

2.1.2 Nội dung để tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp 15

2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp 19

2.2 Cơ sở thực tiễn 22

Trang 10

2.2.1 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực về tạo việc

làm cho lao động khu vực nông thôn nói chung và bị thu hồi đất nói

riêng 22

2.2.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất của một số tỉnh thành trên cả nước 24

2.2.3 Chính sách của Đảng và Nhà nước ta về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp 30

2.3 Bài học kinh nghiệm 33

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 34

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 34

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 35

3.2 Phương pháp nghiên cứu 44

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 44

3.2.2 Thu thập số liệu 44

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 46

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 46

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá 46

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48

4.1 Khái quát tình hình thu hồi đất và tạo việc làm trên địa bàn phường Trần Lãm 48

4.1.1 Khái quát tính hình thu hồi đất ở phường Trần Lãm 48

4.1.2 Ảnh hưởng của thu hồi đất đến lao động trong các hộ dân 49

4.1.3 Khái quát kết quả tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất trên địa bàn phường 51

4.2 Thực trạng công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn phường Trần Lãm 52

Trang 11

4.2.1 Tình hình lao động và việc làm ở các hộ điều tra 52

4.2.2 Thực trạng công tác tạo việc làm hiện nay của phường 59

4.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp 71

4.3.1 Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến tạo việc làm cho người lao động.71 4.3.2 Ảnh hưởng bởi giới tính đến công tác tạo việc làm 72

4.3.3 Ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế của hộ với vấn đề tạo việc làm 73

4.3.4 Tiềm năng kinh tế của phường với vấn đề giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất 74

4.3.5 Yếu tố xã hội và các quan hệ kinh tế hợp tác 75

4.4 Giải pháp tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất 76

4.4.1 Cơ sở để đưa ra các giải pháp giải quyết việc làm 76

4.4.2 Quan điểm tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất 78

4.4.3 Các giải pháp tạo việc làm 79

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

5.1 Kết luận 88

5.2 Kiến nghị 91

5.2.1 Đối với Nhà nước 91

5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 92

5.2.3 Đối với bản thân người lao động 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 95

Trang 12

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CN- XD- TTCN Công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp

Trang 13

DANH MỤC BẢNG

Ơ

Bảng 3.1: Hiện trạng đất đai của phường năm 2011 - 2013 36

Bảng 3.2 Hiện trạng dân số - lao động của phường năm 2011 - 2013 37

Bảng 3.3: Cơ sở hạ tầng trên địa bàn phường năm 2013 39

Bảng 3.4: Giá trị sản xuất kinh doanh của phường giai đoạn 2011 – 2013 43

Bảng 4.1: Tình hình thu hồi đất 3 năm 2011 - 2013 48

Bảng 4.2: Số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn phường qua các năm 2009 - 2013 49

Bảng 4.3: Số người trong tuổi lao động bị thu hồi đất cần giải quyết việc làm năm 2013 50

Bảng 4.4: Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất phân theo độ tuổi năm 2013 51

Bảng 4.5: Thông tin cơ bản các hộ điều tra 53

Bảng 4.6: Cơ cấu lao động theo các ngành nghề sản xuất cho hộ điều tra năm 2013 54

Bảng 4.7: Số lượng lao động phân theo trình độ kinh tế của hộ 55

Bảng 4.8: Thu nhập của lao động ở các hộ điều tra năm 2013 57

Bảng 4.9: Bảng xếp hạng những khó khăn trong sản xuất của các hộ điều tra 58

Bảng 4.10: Hình thức tuyên truyền của phường Trần Lãm 60

Bảng 4.11: Số lao động đào tạo và tư vấn việc làm năm 2011 - 2013 63

Bảng 4.12: Kết quả giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất trên địa bàn phường qua 3 năm 2011 - 2013 64

Bảng 4.13: Hỗ trợ kinh phí giải quyết việc làm 3 năm 2011 – 2013 66

Bảng 4.14: Hỗ trợ vay vốn của các hộ điều tra 67

Bảng 4.15: Kết quả giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất theo trình độ văn hóa 2009 - 2013 71

Bảng 4.16: Kết quả giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất theo giới tính 2009 - 2013 72

Bảng 4.17: Kết quả giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất theo điều kiện kinh tế 2009 - 2013 73

Trang 14

PHẦN I

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

Trong lịch sử nhân loại, bất kì một quốc gia phát triển nào cũng phải trảiqua giai đoạn công nghiệp hóa, chuyển từ nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệplên kinh tế công nghiệp và thực hiện hiện đại hóa nền sản xuất nhằm pháttriển mạnh mẽ các ngành công nghiệp mới và dịch vụ Thực hiện chủ trươngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước, những năm qua trênkhắp các vùng miền tổ quốc đã hình thành các khu công nghiệp, khu đô thịvới quy mô ngày càng lớn Đây cũng là quy luật tất yếu của quá trình pháttriển kinh tế xã hội đất nước Quá trình công nghiệp hóa luôn gắn liền vớiviệc thu hồi đất, và chủ yếu là thu hồi đất nông nghiệp ở những vùng ven đôthị, những vùng gần trục đường giao thông quan trọng, là những vùng có điềukiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội Việc thu hồi đất để xây dựngcác khu công nghiệp, các khu đô thị, thực hiện theo chủ truơng công nghiệphóa, hiện đại hóa đã dẫn đến một bộ phận không nhỏ người dân bị mất đất,đặc biệt là những người làm nông nghiệp Sau khi bị thu hồi đất, người laođộng ở trong tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm, làm tăng áp lực về việclàm và nảy sinh các vấn đề xã hội tại những vùng bị thu hồi đất Đất đai sảnxuất nông nghiệp là tư liệu lao động của người nông dân, người nông dân bịthu hồi đất phải chuyển sang nghề mới để đảm bảo thu nhập và sớm ổn địnhcuộc sống Vấn đề tạo việc làm cho đối tượng là người dân bị thu hổi đất làvấn đề cấp thiết, nó không những làm giảm tỷ lệ thất nghiệp mà còn đảm bảocuộc sống cho người lao động và một bộ phận ăn theo

Tuy nhiên, vấn đề tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất chưa thực sựđáp ứng nhu cầu cả về số lượng và chất lượng, số lượng việc làm ít, chưa thuhút đại bộ phận người lao động muốn làm việc, công việc chưa thực sự ổn

Trang 15

định và chưa đem lại nguồn thu nhập thích đáng Đa số người lao động nôngthôn có đất bị thu hồi tự tìm những công việc cho mình mà không có địnhhướng cụ thể, dẫn đến sự di dân không có sự quản lý của chính quyền.

Trần Lãm là một phường trong địa bàn thành phố Thái Bình, trong nhữngnăm gần đây, thực hiện chính sách thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ choviệc xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn, diện tích đất nông nghiệp bịthu hồi tính đến cuối năm 2013 đã chiếm 63% tổng diện tích đất nông nghiệpcủa phường (theo hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Lạc Đạo phường TrầnLãm) dẫn tới tình trạng thiếu việc làm của người nông dân Vậy thực trạng laođộng ở đây ra sao? Với những người lao động quanh năm gắn bó với nôngnghiệp sau khi bị thu hồi đất sẽ như thế nào? Ta phải làm gì để giải quyết vấn

đề đó? Số tiền đền bù trước mắt đã khiến người dân chủ quan trong việc tìmkiếm việc làm, chính vì vậy, để khắc phục tình trạng thất nghiệp và bán thấtnghiệp xảy ra,các cấp chính quyền của phường cần có các biện pháp tạo việclàm, hỗ trợ việc làm cho người lao động, đặc biệt là lực lượng lao động bị thuhồi đất trong phường

Xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và

giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn phường Trần Lãm – TP Thái Bình – tỉnh Thái Bình”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng việc làm của người lao động bị thu hồi đất trên địabàn phường, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao số lượng vàchất lượng việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động, việc làm nói chung

và việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nói riêng ở khu vực nôngnghiệp nông thôn;

Trang 16

- Đánh giá thực trạng việc làm và tạo việc làm của người lao động saukhi bị thu hồi đất trên địa bàn phường Trần Lãm và ảnh hưởng của nó đếnhoạt động sản xuất, đời sống của hộ gia đình thời gian vừa qua;

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho người laođộng trong thời gian tới trên địa bàn phường

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng việc làm và tạo việc làmcho người bị thu hồi đất, các chính sách, chế độ tạo việc làm cho người laođộng bị thu hồi đất

Đối tượng điều tra là những người lao động trong diện bị thu hồi đất,các cán bộ chuyên trách, lãnh đạo địa phương

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng tạo việc làm và công việc

của lao động có đất bị thu hồi Đưa ra giải pháp cụ thể để giải quyết việc làmcho người lao động

- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn phường Trần

Lãm- TP Thái Bình- tỉnh Thái Bình.

- Phạm vi về thời gian:

+ Số liệu, tài liệu thứ cấp thu thập qua 3 năm (2011 – 2013)

+ Số liệu sơ cấp tiến hành điều tra từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2014

+ Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2014 đến5/2014

Trang 17

2.1.1 Các khái niệm và vai trò của tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất

2.1.1.1 Khái niệm về lao động và việc làm

a Các khái niệm về lao động

- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các

vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình.Trong quá trình sản xuất, con người sử dụng công cụ lao động tác động lênđối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩn phục vụ cho lợi ích của con người(Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu 2009) Lao động là diều kiện chủ yếu chotồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa và xãhội Nó là nhân tố quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào

- Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định

của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động vànhững người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việctrong các ngành kinh tế quốc dân (Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu 2009).Theo khái niệm trên, nguồn lao động về mặt số lượng bao gồm: dân số đủ

15 tuổi trở lên có việc làm và dân số trong độ tuổi lao động có khả năng laođộng nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ tronggia đình, không có nhu cầu việc làm và những người thuộc tình trạng khác.Xét về chất lượng, nguồn lao động cơ bản đuợc đánh giá ở trình độ chuyênmôn, tay nghề (trí lực) và sức khỏe (thể lực) của người lao động

Trang 18

- Lực lượng lao động

Theo quan niệm của tổ chức Lao động quốc tế (ILO- International LabourOrganization), lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động.Theo quy định thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp

Lực lượng lao động của một quốc gia hay một địa phương là bộ phận dân

số trong tuổi lao động, có khả năng tham gia lao động, có mong muốn laođộng, đang có việc làm hoặc đang tìm việc làm Lực lượng lao động bao gồmnhững người có việc làm và những người chưa có việc làm nhưng đang tìmviệc làm (gọi là người thất nghiệp)

* Yếu tố ảnh hưởng đến số lượng lao động

- Dân số: dân số là cơ sở hình thành lực lượng lao động Nó tác động trực

tiếp hoặc gián tiếp đến quy mô, cơ cấu cũng như sự phân bố theo không giancủa dân số trong độ tuổi lao động Sự biến động của dân số thường đượcnghiên cứu qua sự biến động tự nhiên và biến động cơ học Dân số tăngnhanh tạo áp lực lớn trong giải quyết việc làm

+ Biến động dân số tự nhiên : qua sinh đẻ, tử vong Ở các nước đang pháttriển như nước ta thì tỉ lệ sinh cao, tốc độ tăng dân số nhanh nhưng mức độphát triển kinh tế chậm dẫn tới áp lực về giải quyết việc làm Vì vậy nhà nướccần phải có chính sách kế hoạch hóa đi đôi với phát triển kinh tế

+ Biến động dân số cơ học: do sự tác động của di dân giữa nông thôn vàthành thị, giữa các vùng và việc di dân ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu kinh tếcủa các vùng, đặc biệt làm tăng cung lao động ở thành thị, thúc đẩy tốc độ đôthị hóa làm gia tăng thất nghiệp

- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là

tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động và dân số trong độ tuổi làm việc(những người đủ 15 tuổi trở lên) Tỷ lệ này phản ánh số người tham gia lựclượng lao động thực tế, xác định quy mô lao động của một đất nước tham gialực lượng kinh tế Ở mỗi quốc gia khác nhau thì tỉ lệ tham gia lực lượng lao

Trang 19

động khác nhau và khác nhau giữa nam và nữ Chỉ tiêu tỷ lệ tham gia lựclượng lao động là trung tâm trong việc nghiên cứu các nhân tố xác định quy mô,kết cấu các nguồn nhân lực trong nền kinh tế và dự đoán được nguồn cung laođộng trong tương lai, giúp đánh giá mức độ hoạt động của thị trường lao độngtrong nền kinh tế Bên cạnh đó, chỉ tiêu cũng giúp cho việc hoạch định các chínhsách việc làm, đánh giá nhu cầu đào tạo và xác định thời gian lao động và tínhtoán được số lượng lao động tham gia trên thị trường lao động.

- Tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ % số người lao động không

có việc làm trên tổng số lực lượng lao động của xã hội

vụ, làm giảm hiệu quả sản xuất theo quy mô Một tỷ lệ thất nghiệp vừa phải

sẽ giúp cho cả người lao động và chủ sử dụng lao động Khi đó, người laođộng có thể tìm được những công việc khác phù hợp với khả năng, mongmuốn và điều kiện cư trú Còn với những người chủ, tình trạng thất nghiệpgiúp cho họ tìm được những người lao động phù hợp, nâng cao sự trung thànhđối với người lao động Ở một khía cạnh nào đó, thất nghiệp giúp các doanhnghiệp tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận

Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, tỷ lệ thất nghiệp khônghoàn toàn phản ánh được đúng sự thực về nguồn lao động chưa được sử dụnghết Nguyên nhân là do số người nghèo chiếm tỷ lệ nhỏ, khi gặp thất nghiệp

họ thường cố gắng không để tình trạng này kéo dài, vì họ không có nguồn lực

Trang 20

dự trữ nên họ buộc phải chấp nhận mọi việc nếu có Tình trạng này xảy ra phổbiến ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.

- Thời gian lao động: Thời gian lao động là khoảng thời gian cần phải

tiêu tốn để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sảnxuất bình thường của xã hội với một trình độ trang thiết bị trung bình, với mộttrình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xãhội thời điểm đó (theo kinh tế chính trị Marx- Lenin) Qua việc xem xét thờigian lao động, làm việc của mỗi người lao động, ta có thể đánh giá được hiệuquả sử dụng và chất lượng của lực lượng lao động Nếu hiệu quả sử dụng cao,doanh nghiệp sẽ tiếp tục thuê lao động và đề ra các phương án phù hợp để giữchân người lao động Ngược lại, nếu hiệu quả sử dụng lao động thấp, doanhnghiệp có thể sẽ sa thải người lao động, dẫn đến tình trạng thất nghiệp chongười lao động

b Các khái niệm, phân loại việc làm

- Việc làm: + Dưới góc độ kinh tế xã hội: Việc làm là các hoạt động tạo

ra, đem lại lợi ích, thu nhập cho người lao động được xã hội thừa nhận

+ Dưới góc độ pháp lý: Việc làm là mọi hoạt động lao độngtạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm

Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được hiểu là sự kết hợpgiữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theomục đích của con người

Điều 13, chương II Bộ Luật Lao Động nước CHXHCN Việt Nam có ghirõ: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấmđều được thừa nhận là việc làm”

Từ quan niệm trên cho thấy, khái niệm việc làm gồm các nội dung sau:

- Là hoạt động của con người

- Hoạt động lao động nhằm mục đích tạo ra thu nhập

- Hoạt động lao động đó không bị pháp luật ngăn cấm

Trang 21

Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm:

+ Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật + Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc thu nhậpcho gia đình mình, nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) chocông việc đó Đó có thể là các công việc trong các nhà máy, công sở, cáccông việc nội trợ, chăm sóc con cái, đều được coi là việc làm

- Người có việc làm: là những người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm

dân số hoạt động kinh tế đang làm công việc để nhận tiền lương, tiền cônghoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật hoặc đang làm công việc không đượchưởng tiền lương, tiền công hay lợi nhuận trong các công việc sản xuất kinhdoanh của hộ gia đình Khái niệm người có việc làm còn bao gồm nhữngngười có sức lao động, có việc làm nhưng chưa chấp nhận làm việc, hoặcchưa sẵn sàng làm việc, thậm chí không chịu làm việc Trên thực tế, do phânbiệt người có việc làm không chịu làm việc và người không có việc làm thực

sự có những khó khăn nên những đối tượng này được liệt kê vào những ngườikhông có việc làm Cách thức này tuy có tiện về thống kê, nhưng không phảnánh chính xác thực tiễn

Trong số người có việc làm, căn cứ vào số giờ thực tế làm việc và nhucầu làm thêm của người được coi là có việc làm, người ta lại chia ra thànhngười đủ việc làm và người thiếu việc làm

+ Người đủ việc làm gồm những người có số giờ làm việc trong tuần lễ

lớn hơn hoặc bằng 40 giờ; hoặc những người có số giờ nhỏ hơn 40, nhưngkhông có nhu cầu làm thêm; hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn

40, nhưng bằng hoặc lớn hơn giờ quy định đối với những người làm các côngtrình nặng nhọc, độc hại theo quy định hiện hành

+ Người thiếu việc làm: Thiếu việc làm là tình trạng người lao động

không có đủ việc làm theo thời gian quy định trong tuần, trong tháng hoặc

Trang 22

làm những công việc có thu nhập quá thấp không đảm bảo cuộc sống nênmuốn làm việc thêm để có thu nhập Người thiếu việc làm là những ngườitrong khoảng thời gian xác định của cuộc điều tra có tổng số giờ làm việc nhỏhơn số giờ quy định trong tuần, trong tháng hoặc trong năm và có nhu cầu làmthêm giờ; hoặc là những người có tổng số giờ làm việc bằng số giờ quy địnhtrong tuần, tháng, năm nhưng có thu nhập quá thấp nên muốn làm thêm để có

thu nhập.Theo quy định, là những người có tổng số giờ làm việc trong 1 tuần

dưới 48 giờ đến 8 giờ, hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn quy định đối với nhữngngười làm công việc nặng nhọc, độc hại theo quy định hiện hành của nhà nước,

có nhu cầu làm thêm giờ và đã sẵn sàng làm việc nhưng không có việc để làm

- Người không có việc làm: Là những người đang tích cực tìm việc làm

nhưng chưa làm việc hoặc đang chờ được trở lại làm việc

Căn cứ vào thời gian thực hiện công việc, Tổ chức Lao động Quốc tếphân chia “việc làm” thành các loại:

+ Việc làm ổn định và việc làm tạm thời: Căn cứ vào số thời gian có việc

làm thường xuyên trong một năm Việc làm ổn định là việc làm mang tính lâudài phù hợp với năng lực bản thân của người lao động Còn việc làm tạm thời

là việc làm diễn ra trong khoảng thời gian ngắn

+ Việc làm đủ thời gian và việc làm không đủ thời gian: Căn cứ vào số

giờ thực hiện việc làm trong một tuần

+ Việc làm chính và việc làm phụ: căn cứ vào khối lượng thời gian hoặc

mức độ thu nhập trong việc thực hiện một công việc nào đó Việc làm chính

là việc làm mà người lao động dành nhiều thời gian nhất hay có thu nhập caonhất Việc làm phụ là việc làm mà người lao động dành nhiều thời gian nhấtsau việc làm chính

- Thất nghiệp là sự tồn tại của một bộ phận lực lượng lao động có khả

năng và sẵn sàng làm việc nhưng không tìm được việc làm

Trang 23

Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là tình trạng tồn tạikhi một số người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng không thể tìmđược việc làm ở mức lương thịnh hành”.

- Những người không thuộc lực lượng lao động: Những người không

được tính vào lực lượng lao động là những sinh viên, người nghỉ hưu, nhữngcha mẹ ở nhà, những người trong tù, những người không có ý định tìmkiếm việc làm (theo bách khoa toàn thư)

2.1.1.2 Khái niệm đất nông nghiệp và thu hồi đất nông nghiệp

a Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu,

thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối vàmục đích bảo vệ, phát triển rừng

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Là đất được sử dụng chuyên vào mục đíchnuôi, trồng thuỷ sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôitrồng nước ngọt

- Đất làm muối: Là đất các ruộng để sử dụng vào mục đích sản xuất muối

- Đất nông nghiệp khác: Là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhàkính (vườn ươm) và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả cáchình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôigia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, đất để

Trang 24

xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêmnghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng nhàkho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thựcvật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.

b Khái niệm thu hồi đất: Theo khoản 5 Điều 4 Luật Đất Đai: thu hồi đất là

việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất, hoặcthu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lýtheo quy định của Luật Đất Đai

* Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến hộ nông dân:

+ Tác động tích cực:

- Một bộ phận nông dân chuyển sang lĩnh vực công nghiệp và dịch

vụ, nâng cao mức thu nhập, cải thiện cuộc sống

- Khi thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, Nhànước đã đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thong, trường sở, các loại hình dịch

vụ điện nước…nhờ đó đời sống tinh thần vật chất của dân chúng được chuyểnbiến, cải thiện rõ rệt

- Các KCN và đô thị đòi hỏi lao động trẻ, có trình độ chuyên môn kĩthuật mà phần lớn lao động nông thôn các vùng thu hồi đất không đáp ứng được

- Một số KCN và đô thị chưa xử lý tốt việc bảo vệ môi trường, việc thuhồi đất để xây dựng các KCN và đô thị mà thiếu các giải pháp bảo vệ môitrường một cách thích đáng đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp

Trang 25

đến đời sống nông dân, giảm chất lượng cuộc sống, tổn hại sức khỏe, lây lanbệnh tật

- Không gian cư trú và không gian văn hóa bị thu hẹp, tác động, KCN

và đô thị đặt ra thách thức lớn với nông dân cùng có đất bị thu hồi

2.1.1.3 Khái niệm tạo việc làm cho người lao động

Tạo việc làm là quá trình tạo ra điều kiện và môi trường bảo đảm cho

tất cả mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội làm việc Bao gồm tổngthể các biện pháp kinh tế và phi kinh tế của Nhà nước, của các tổ chức kinh

tế, chính trị xã hội và của chính người lao động…tác động đến các hoạt độngkinh tế xã hội nhằm cải biến môi trường pháp lý, tạo điều kiện vật chất, nângcao trình độ người lao động và liên kết các yếu tố đó lại để tạo ra những việclàm mới, thu hút người lao động vào các hoạt động đó

Như vậy, quá trình tạo việc làm bao gồm các nội dung: tạo ra số lượng

và chất lượng tư liệu sản xuất, tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động,hình thành môi trường cho sự kết hợp các yếu tố sức lao động và tư liệu sảnxuất, thực hiện các giải pháp để duy trì việc làm ổn định và có hiệu quả cao

Quá trình tạo việc làm do nhiều chủ thể tham gia là: Nhà nước, cácdoanh nghiệp, các đoàn thể và bản thân cá nhân người lao động Mỗi chủ thểđều có vai trò và trách nhiệm trong quá trình tạo việc làm với những nội dungcông việc hết sức cụ thể, theo từng giai đoạn và từng ngành, địa phương cụ thể

- Về phía người lao động: muốn tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập

cao, đương nhiên phải có kế hoạch thực hiện và đầu tư cho phát triển sức laođộng của mình, có nghĩa là phải tự mình hoặc dựa vào các nguồn tài trợ (từgia đình, từ các tổ chức xã hội) để tham gia, phát triển, nắm vững một nghềnghiệp nhất định

- Về phía Nhà nước: tạo ra hành lang pháp lý, ban hành các luật lệ, chính

sách liên quan trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động, tạo

Trang 26

môi trường pháp lý kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất là một bộ phậncấu thành trong cơ chế tạo việc làm cho người lao động.

- Về phía người sử dụng lao động: cần có thông tin về thị trường đầu vào

và đầu ra để không chỉ tạo ra chỗ việc làm mà còn duy trì và phát triển chỗlàm việc cho người lao động Do đó, người sử dụng lao động cần có vốn đểmua hoặc thuê nhà xưởng; công nghệ, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vậtliệu, mua sức lao động để sản xuất ra sản phẩm Hơn nữa, để mở rộng quy môsản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất thì các chủ sử dụng lao động còn cần cókinh nghiệm quản lý, biết vận dụng linh hoạt chính sách của nhà nước tronglĩnh vực lao động, việc làm Đồng thời đề ra các quy định phù hợp, quản lýlao động một cách khoa học và nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu của tổchức và nâng cao sự thoả mãn của người lao động, khơi dậy động lực laođộng ở mỗi người

Giải quyết việc làm cho người lao động không chỉ là trách nhiệm củaĐảng, Nhà nước mà còn là của các doanh nghiệp, của chính bản thân ngườilao động Điều đó đòi hỏi không chỉ có các cơ quan nhà nước mà các doanhnghiệp phải luôn cố gắng tạo ra nhiều việc làm, còn người lao động thì khôngngừng cố gắng để nâng cao chất lượng làm việc của mình Có như vậy tỉ lệngười thất nghiệp sẽ giảm và năng suất lao động cũng sẽ tăng lên

2.1.1.4 Vai trò của tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp

Theo “Báo cáo phát triển Thế giới 2013”: Việc làm nhấn mạnh vai trò

của tăng trưởng dựa vào một khu vực kinh tế tư nhân mạnh trong quá trìnhtạo việc làm và nêu bật cách thức mà việc làm có thể giúp cho phát triển thúcđẩy một chu trình đúng đắn Hiệu suất tăng lên khi người lao động làm việcgiỏi hơn, khi các công việc có năng suất cao xuất hiện và các công việc cónăng suất thấp mất dần Xã hội phát triển khi việc làm thúc đẩy sự đa dạng vàmang lại nhiều lựa chọn để giải quyết mâu thuẫn

Trang 27

Chủ tịch ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim nói “Một công việc tốt có

thể làm thay đổi cuộc sống của một cá nhân và những công việc phù hợp có thể chuyển đổi cả xã hội Chính phủ các nước phải đưa việc làm trở thành trọng tâm của sự tịnh vượng và chống đói nghèo”.

Với người lao động nông nghiệp nông thôn quanh năm chân lấm tay bùnvới cảnh con trâu, cái cày giờ đây khi họ bị thu hồi đất sản xuất của mình thìmột trong những hành động vô cùng cấp thiết của Đảng và Nhà nước là “tạoviệc làm” Đứng trên quan điểm phát triển, việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa

để phát triển đất nước gắn liền đó là việc thu hồi đất nông nghiệp nông thôn

để xây dựng các khu công nghiệp là cần thiết và đúng đắn Việc xây dựng cáckhu công nghiệp tạo điều kiện chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang côngnghiệp, dịch vụ; góp phần tạo việc làm mới ổn định hơn, thu nhập cao hơn sảnxuất nông nghiệp Tuy nhiên nếu xét riêng bộ phận bị thu hồi đất nông nghiệpphục vụ cho phát triển các khu công nghiệp đang xuất hiện nhiều vấn đề bấtcập Đó là tình trạng không ít lao động nông nghiệp bị mất đất, mất việc làmhoặc chưa tìm được việc làm dẫn đến tình trạng thất nghiệp; và tình trạng nôngdân bị thu hồi đất phải chuyển đổi sang làm những nghề không cơ bản do trình

độ thấp, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dịch vụ Chính vì thế tạo việclàm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp là một vấn đề nan giải

Việc làm có vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội

ở vùng nông thôn Qua việc làm ta có thể đánh giá được sự phát triển củanông thôn về nhiều nghành nhiều lĩnh vực cụ thể như an ninh xã hội, trình độphát triển của dân cư, trình độ học hành… Ở vùng nông thôn có tỷ lệ người

có việc làm thường xuyên thì góp phần ổn định cuộc sống của người dân,giảm bớt các tệ nạn xã hội mang lại do lao động không có việc làm gây ra nhưchơi cờ bạc, nghiện hút ma tuý… Vì thế mà việc giải quyết việc làm chongười lao động nông thôn sau khi bị thu hồi đất càng trở nên cần thiết Giảiquyết tốt vấn đề này không những góp phần phát triển kinh tế xã hội mà còn

Trang 28

giúp người lao động nông thôn giảm bớt vào việc bị lôi kéo vào các hoạt độngkhông lành mạnh của xã hội Việc làm thường xuyên giúp cho người dân cóđời sống thu nhập ổn định, giúp cho họ có khả năng dễ dàng tiếp cận với khoahọc công nghệ hiện đại, đồng thời nâng cao khả năng nhận thức của ngườidân Việc làm cho lao động nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy cơ sở hạ tầngngày càng phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện Tạo ra sự thu hẹpkhoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

2.1.2 Nội dung để tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.

2.1.2.1 Đào tạo, tập huấn việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp

* Đào tạo việc làm: đào tạo, tập huấn việc làm cho người lao động bị

thu hồi đất là quá trình truyền tải thông tin và dữ liệu từ người có trình độ, kĩnăng, hiểu biết việc làm cụ thể nào đó đến học viên (bộ phận người lao độngtrong diện thu hồi đất) Qua quá trình đào tạo, tập huấn, người được đào tạoviệc làm sẽ có sự thay đổi về kiến thức, kĩ năng từ thấp đến cao.Với mỗi việclàm, có thể đào tạo theo 2 cách:

+ Đào tạo trực tiếp từ người hướng dẫn: Người hướng dẫn sẽ thực hiệnviệc làm theo từng bước, học viên sẽ làm lại theo sự chỉ dẫn của người hướngdẫn cho đến khi thành thạo kết thúc công việc

+ Đào tạo lí thuyết: Học viên được giảng dạy về việc làm trên lí thuyếtrồi áp dụng vào công việc cụ thể cho đến khi người học có thể giải quyết việclàm đó một cách nhuần nhuyễn

Kể từ ngày 01/01/2013, người lao động thuộc các hộ gia đình trực tiếpsản xuất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất

để bồi thường sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm trong nước và hỗ trợ

đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Người lao động bị thu hồi đất nôngnghiệp có nhu cầu đào tạo, học nghề được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề vàđược hỗ trợ chi phí học nghề Đối với học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp vàdạy nghề dưới 3 tháng) được Nhà nước hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định

Trang 29

tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (sau đâygọi tắt là Quyết định số 1956/QĐ-TTg) Đối với học nghề trình độ trung cấp,cao đẳng được Nhà nước trả học phí cho một khóa học Mức học phí đượcNhà nước trả bằng mức thu học phí thực tế của cơ sở đào tạo nhưng tối đakhông quá mức trần học phí đối với cơ sở đào tạo nghề trung cấp, cao đẳngcông lập theo quy định của pháp luật.

* Nâng cao chất lượng đào tạo: Nâng cao chất lượng ngành nghề đào

tạo cho người lao động là nâng cao về mọi mặt từ kiến thức, kĩ năng, trình độtay nghề, bậc nghề… Bên cạnh đó đa dạng hóa ngành nghề đào tạo giúp chongười lao động bị thu hồi đất nông nghiệp định hướng được công việc củamình, dễ dàng tìm được việc làm mới và ổn định cuộc sống Để có thể đápứng được yêu cầu này thì việc làm cần thiết đặt ra là:

+ Xác định nhu cầu việc làm của người lao động địa phương

+ Cử những người có năng lực, dày kinh nghiệm xuống các cơ sở đàotạo nghề cho lao động bị thu hồi đất

+ Nâng cao kĩ năng, trình độ làm việc cho cán bộ, người công tác giảngdạy nghề ở địa phương

+ Đào tạo luân chuyển, thuyên chuyển với những cán bộ dạy nghề+ Đa dạng ngành nghề đào tạo và chất lượng đào tạo cho lao động

2.1.2.2 Tư vấn, hướng dẫn về vấn đề việc làm cho những hộ dân bị thu hồi đất

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ramạnh mẽ, đất nông nghiệp bị thu hồi rất nhiều, đồng nghĩa với bộ phận laođộng nông nghiệp bị thu hồi đất sản xuất cũng rất lớn Khi những người laođộng này bị thu hồi đất, không có đất để tiếp tục sản xuất nông nghiệp thì tìmkiếm việc làm mới là vấn đề hết sức nan giải đối với họ Vì thế, việc tư vấn,hướng dẫn cho những hộ dân bị thu hồi đất giúp họ có thể định hướng được

Trang 30

việc làm của mình, giúp họ tìm được công việc phù hợp để ổn định thu nhập,cuộc sống Một số biện pháp thúc đẩy công tác tư vấn việc làm ở địa phương:

+ Mở thêm trung tâm tư vấn việc làm ở những khu có đất nông nghiệp

bị thu hồi nhiều

+ Tăng cường công tác quản lí của cán bộ địa phương về giải quyếtviệc làm cho lao động trong diện bị thu hồi đất

+ Hướng dẫn hộ dân tìm kiếm việc làm phù hợp

2.1.2.3 Công tác tuyên truyền, vận động người lao động tìm kiếm việc làm

Với người lao động nông nghiệp nông thôn khi bị thu hồi đất sản xuất,nếu không có đất hỗ trợ thì họ sẽ được nhận một khoản tiền đền bù Đối với

họ khoản tiền này là rất lớn nên không ít hộ dân chủ quan, tiêu xài phung phíkhông tìm kiếm việc làm mới Vì vậy công tác tuyên truyền vận động ngườilao động tìm kiếm việc làm là rất cấp thiết Để thúc đẩy những hộ trong diện

bị thu hồi đất tìm kiếm việc làm mỗi địa phương cần phải:

+ Tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của việc làm trên cácphương tiện thông tin đại chúng như loa phát thanh, sách, báo, internet…

+ Cán bộ địa phương đến nhà những hộ dân bị thu hồi đất vận động,phổ biến về việc làm và công tác tạo việc làm cho họ

+ Ban hành những văn bản, chính sách khích lệ, hỗ trợ về việc làm chongười lao động

2.1.2.4 Hỗ trợ tài chính, cho vay vốn tạo điều kiện cho người lao động bị thu hồi đất tìm kiếm việc làm

Hỗ trợ tài chính, cho vay vốn là hoạt động của chính quyền địa phương

về tiền giúp đỡ người lao động bị thu hồi đất có khả năng tìm được công việcmới Người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có nhu cầu tìm việc làm được

hỗ trợ tư vấn học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại các Trung tâmgiới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương và ưu tiên vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc

Trang 31

làm theo quy định của pháp luật Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhậnnhiều lao động bị thu hồi đất nông nghiệp vào làm việc được hưởng các chínhsách ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế theo quy định của pháp luật.

Người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có nhu cầu đi làm việc ởnước ngoài được hỗ trợ 100% học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiếnthức cần thiết theo quy định của pháp luật về người Việt Nam đi làm việc ởnước ngoài theo hợp đồng Được hỗ trợ 100% chi phí khám sức khỏe, làm hộchiếu, thị thực và lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo mứcquy định hiện hành của Nhà nước Được hỗ trợ tiền ăn hàng ngày trong thờigian đi học theo mức quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg Trong quátrình đi học được hỗ trợ tiền đi lại 01 lượt đi và về từ nơi cư trú đến nơi họcđối với các học viên ở cách địa điểm học trên 15 km theo giá vé thông thườngcủa phương tiện công cộng tại thời điểm thanh toán

Những đối tượng lao động trên được vay vốn với lãi suất ưu đãi từNgân hàng Chính sách xã hội để chi trả các chi phí cần thiết để đi làm việc cóthời hạn ở nước ngoài.Mức cho vay tối đa bằng tổng chi phí cần thiết màngười lao động phải đóng góp theo quy định ghi trên hợp đồng đối với từngthị trường lao động Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay hiện hành vớingười lao động không thuộc huyện nghèo đi làm việc có thời hạn ở nướcngoài tại Ngân hàng Chính sách xã hội Thời hạn cho vay tối đa bằng thờigian đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng Kinh phí hỗ trợ cho người laođộng đi làm việc ở nước ngoài theo quy định trên được bố trí từ Quỹ pháttriển đất của địa phương theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 34 Nghị định

số 69/2009/NĐ-CP

2.1.2.5 Hoạt động liên kết, giới thiệu việc làm

Để giải quyết việc làm trước mắt và ổn định thu nhập cho lao động khi

bị thu hồi đất nông nghiệp, các cấp chính quyền địa phương cần phải vàocuộc Khi đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các KCN, đô thị…chính

Trang 32

quyền địa phương cần có những giải pháp liên hệ với chủ xây dựng, các nhàđầu tư, các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng lao động địa phương, đặc biệt là laođộng bị thu hồi đất để họ có việc làm, ổn định thu nhập Bên cạnh đó xác địnhnhững lao động chưa có việc làm muốn làm việc ở nước ngoài, các cấp chínhquyền cần liên hệ với những trung tâm giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao độngtạo điều kiện cho người lao động ổn định cuộc sống.

2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.

a Yếu tố về nguồn lực

+ Nguồn lực đất đai : diện tích đất nông nghiệp, tài nguyên càng lớn và

phong phú thì khả năng tạo việc làm trong nông nghiệp càng nhiều Đất đai ởmỗi địa phương đều có ranh giới hành chính, vì vậy diện tích đất nông nghiệpngày càng giảm do sự phát triển của đô thị hóa nông thôn ảnh hưởng lớn tớiviệc làm, thu nhập và đời sống nông thôn Đối với các vùng ven đô thì vần đềđất đai, lao động, việc làm đang trở nên bức xúc trong cả hiện tại và tương lai

Gắn với đất đai là điều kiện địa hình, vị trí thời tiết khí hậu khả năngtưới tiêu… do đó mỗi vùng kinh tế chỉ cho phép nuôi trồng những cây connhất định Muốn tạo việc làm cho lao động nông nghiệp địa phương phải xâydựng được cơ cấu kinh tế, chế độ canh tác hợp lý để có thể khai thác hiệu quảnguồn lực tự nhiên mà không làm tổn hại đến môi trường sinh thái và môitrường sống của người lao động

Ngoài ra bản thân đất đai với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặcbiệt đã tạo ra khả năng khai thác vô hạn khi tập trung đầu tư các yếu tố về vậtchất và sức lao động vào hoạt động sản xuất nông nghiệp Trên phương diệnnày, đất đai ảnh hưởng rất lớn đến tạo việc làm cho lao động nông nghiệp

+ Cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống đường giao thông,

thủy lợi, điện, thông tin liên lạc… các yếu tố gián tiếp góp phần tạo nên việclàm và nâng cao hiệu quả việc làm CSHT phát triển ở cộng đồng dân cư sẽ

Trang 33

thu hút và thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, thu hút đầu tư sản xuất của các DN, từ

đó gián tiếp tạo ra môi trường phát triển việc làm trong từng cộng đồng

+ Vốn: ở cấp độ vĩ mô, vốn là nguồn lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển

kinh tế của quốc gia, địa phương thông qua các hoạt động đầu tư Ở cấp độ vi

mô, vốn vừa là phương tiện vừa là mục tiêu cho phát triển kinh tế doanhnghiệp, kinh tế hộ Nhu cầu về vốn cho đầu tư sản xuất là nhu cầu tất yếu, nócàng quan trọng hơn đối với hộ muốn mở rộng quy mô sản xuất

+ Nguồn lao động: có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo việc làm

và giải quyết việc làm cho người lao động Đặc điểm của nguồn lao độngđược xem xét trên các mặt chất lượng và số lượng Nguồn lao động quá ít vàgià cỗi sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp cho sự phát triểnkinh tế nguồn lao động dồi dào, trẻ khỏe sẽ là 1 nhân tố tác động tích cực tới

sự phát triển kinh tế, nhưng với những nước đang phát triển khi mà nhữngngành phi nông nghiệp như công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển để thu hútlực lượng lao động thì đây lại là sức ép đối với xã hội Chất lượng nguồn laođộng tốt, lao động có trình độ học vấn và được đào tạo chuyên môn kỹ thuậtcao của nền kinh tế sẽ là điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết việc làm

b Quy mô phát triển, cơ cấu sản xuất và khả năng phát triển kinh tế: ảnh

hưởng tới khả năng tạo việc làm Tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra nhiều chỗ làmmới hay tăng thêm nhu cầu sử dụng lao động Kinh tế trì trệ, kém phát triền sẽdẫn đến sản xuất kinh doanh bị đình trệ và thu hẹp, nhu cầu sử dụng lao độngcũng thu hẹp theo, thu nhập người lao động cũng bị giảm sút

Đối với các nước đang phát triển đang tiến hành CNH- HĐH thì tốc độchuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ tác động lớn đến khả năng thu hút lao động.CNH sẽ làm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp, dẫn đến dư thừa laođộng nông nghiệp Ngoài ra, do xu hướng bão hòa của một số sản phẩm nôngnghiệp và giới hạn của các nguồn lực tự nhiên trong nông nghiệp, cầu về laođộng nông nghiệp có xu hướng giảm Chính vì vậy công nghiệp và dịch vụngày càng phát triển thì khả năng giải quyết việc làm càng lớn

Trang 34

c Các yếu tố xã hội

+ Phong tục tập quán: tập quán tiêu dùng, tập quán sản xuất có tác độngmạnh tới tư duy tìm việc, tư duy lao động của hộ

+ Cơ chế chính sách: chính sách phát triển nông nghiệp là một nhân tố

vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm cho lao động nông nghiệp Chínhsách đối với nông nghiệp nông thôn là sự thể hiện tổng thể các giải pháp kinh

tế và phi kinh tế nhằm tác động vào nông nghiệp, nông thôn phù hợp với từnggiai đoạn nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra Đó chính là sự can thiệp, tácđộng của nhà nước vào sự phát triển nông nghiệp Tùy theo điều kiện cụ thểcủa mình vào yêu cầu từng loại nông sản và thế mạnh của từng vùng, mỗi nướcđều có đinh hướng phát triển kinh tế nhằm đạt được 1 cơ cấu kinh tế hợp lý Đóchính là căn cứ để tổ chức phân công lại lao động xã hội 1 cách hợp lý và hiệuquả nhất, đồng thời đó cũng là cơ sở để có quy hoạch việc làm và sử dụng laođộng xã hội hiệu quả nhất Ở những nước đang phát triển, nông nghiệp cònchiếm tỷ trọng cao trong GDP và là ngành sử dụng nhiều lao động

Xu hướng phát triển CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn sẽ làm tăngnăng suất lao động nông nghiệp dẫn tới 1 lực lượng lớn lao động nông nghiệp

sẽ chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ, làm chuyển dịch cơ cấukinh tế Trong điều kiện công nghiệp và các ngành xây dựng dịch vụ chưađược mở rộng để có thể tiếp nhận số lao động nông nghiệp dư thừa thì vấn đềviệc làm cho lao động nông nghiệp trở nên bức xúc đối với gia đình và xã hội

d Quan hệ kinh tế hợp tác: trong vấn đề giải quyết việc làm cho lao động dư

thừa thì quan hệ kinh tế hợp tác được đánh giá là yếu tố quan trọng hàng đầu.Hợp tác diễn ra giữa chính quyền địa phương với các công ty trong và ngoàinước Thông qua các công ty này, lao động có thể tìm được việc làm từ cáchoạt động phi nông nghiệp như: công nhân trong các khu công nghiệp, giúpviệc gia đình… Có thể dễ nhận thấy, trong những năm gần đây, xuất khẩu laođộng là 1 hướng tạo việc làm rất hiệu quả, giải quyết sự dư thừa lao động đặcbiệt là ở các khu vực nông thôn

Trang 35

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực về tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn nói chung và bị thu hồi đất nói riêng

2.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Theo quy luật phát triển của xã hội, công nghiệp hoá và đô thị hoá là sựlựa chọn tất yếu của các quốc gia Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới,

và cũng là nước có nền nông nghiệp phát triển mạnh Trong những năm gầnđây, tiến trình đô thị hoá ở Trung Quốc diễn ra rất nhanh, nhưng cũng đồngthời lấy đi nhiều diện tích đất nông nghiệp Thống kê cho thấy, khi tỷ lệ đô thịhoá nâng lên 1,5% thì nhu cầu sử dụng đất tăng lên 1% Từ năm 2000 đếnnăm 2005, diện tích đất canh tác của Trung Quốc bị thu hồi đã lên đến 7,3triệu ha Do ruộng đất bị thu hồi thì hàng năm có hàng triệu nông dân TrungQuốc mất đất, thất nghiệp; trung bình mỗi năm tăng thêm từ 2,5 đến 3 triệungười Theo tính toán cứ 2 mẫu đất bị thu hồi thì có 3 người nông dân thấtthiệp Vì vậy, sau khi bị thu hồi đất, vấn đề giải quyết việc làm cho ngườinông dân trở nên cấp bách hơn bao giờ hết

- Tích cực phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp sẽ tạo điều kiệncho người nông dân có việc làm là chính sách lâu dài mà Trung Quốc đangtập trung giải quyết Các địa phương ở Trung Quốc đã có nhiều cách làm khácnhau để giải quyết vấn đề này như:

- Thành lập quỹ đào tạo, bồi dưỡng nghề cho những nông dân bị thu hồiđất; khuyến khích các đơn vị ưu tiên sắp xếp công ăn việc làm cho ngườinông dân bị thu hồi đất; khuyến khích nông dân lập nghiệp, tạo điều kiện chocác hộ nông dân bị thu hồi đất vào thành phố mở doanh nghiệp và đượchưởng các chính sách ưu đãi như các đối tượng thất nghiệp ở thành phố

- Áp dụng chính sách hỗ trợ bảo hiểm xã hội cho người nông dân bị thuhồi đất Tất cả các đơn vị tuyển dụng người nông dân bị thu hồi đất vào làm

Trang 36

việc phải ký hợp đồng lao động cho những người này từ 3 năm trở lên, mứclương hàng tháng không thấp hơn 120% mức lương tối thiểu của địa phương.

2.2.1.2 Kinh nghiệm của Thái Lan

Trong những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp của Thái Lan đanggiảm dần do tốc độ công nghiệp hoá, sự mở rộng các khu công nghiệp, giải trí,khu đô thị, kém theo hiện tượng lơ là trong việc áp dụng các kỹ thuật canh tácmới theo phương châm bền vững khiến đất canh tác bị rửa trôi, xói mòn hoặcnhiễm mặn Điều đó khiến người nông dân không mặn mà với nghề nông, bỏlại ruộng vườn đến những thành phố lớn kiếm việc, tạo áp lực việc làm tại cácthành phố lớn Vậy Thái Lan đã giải quyết vấn đề này như thế nào?

- Bên cạnh những chính sách khuyến khích và hỗ trợ nông dân thì vấn đềliên quan đến “tính mềm” như đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận thức của ngườinông dân được coi trọng hướng đến Nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học vàcác khoá học tại chỗ về kỹ thuật canh tác, chuyển giao công nghệ được mở rộngvới nhiều ưu đãi nhằm thu hút và nâng cao trình độ nguồn nhân lực nông thôn

- Tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giảm rủi ro trongsản xuất nông nghiệp cho người nông dân, xoá bỏ thuế nông nghiệp

- Triển khai chương trình điện khí hoá nông thôn, xây dựng hệ thốngthuỷ lợi bảo đảm tưới tiêu

- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cải tạo đất trồng, cải tạo những vùngđất thoái hoá, khô cằn nâng cao độ màu mỡ cho đất Điều này giúp tăng diệntích đất canh tác cho nông dân, góp phần sử dụng hiệu quả quỹ đất

2.2.1.3 Kinh nghiệm của Nhật Bản.

Với diện tích đất canh tác có hạn, dân số đông, đơn vị sản xuất nôngnghiệp chính tại Nhật Bản vẫn là những hộ gia đình nhỏ, mang đậm tính chấtcủa một nền văn hoá lúa nước Nhật Bản đã có một số biện pháp phát triểnkhôn khéo và có hiệu quả sau:

Trang 37

- Nhật Bản đã chú trọng phát triển, xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạtầng, hệ thống năng lượng và thông tin liên lạc.

- Phân bổ các ngành công nghiệp chế biến dùng sản phẩm của nôngnghiệp làm nguyên liệu trên địa bàn nông thôn

- Chính phủ Nhật Bản thường xuyên có chính sách trợ giá nông sản chocác vùng nông nghiệp mũi nhọn Từ đó tạo việc làm cho nông dân, ngăn chặnlàn sóng lao động rời bỏ nông thôn ra thành thị

2.2.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất của một

số tỉnh thành trên cả nước

2.2.2.1 Khái quát tình hình thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam

* Khái quát tình hình thu hồi đất: Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và

Môi trường, từ năm 2000 – 2007 tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồitrong cả nước là 500000 ha, chiếm khoảng 5% đất nông nghiệp đang sử dụng.Như vậy, bình quân mỗi năm nông dân phải nhường khoảng 74000 ha đấtnông nghiệp cho việc phát triển các KCN, đô thị và dự án phát triển kinh tế.Các vùng kinh tế trọng điểm có diện tích đất bị thu hồi chiếm khoảng 50%diện tích đất bị thu hồi trong cả nước Chỉ tính riêng năm 2007, diện tích reocấy lúa đã giảm 125000 ha, trong tổng số 336000 ha đất trồng lúa đã bị thuhồi Điều đáng nói là số đất bị thu hồi năm sau luôn cao hơn năm trước Theobảo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4/7/2007, từ năm 2000 –

2005, trong 5 năm việc thu hồi đất ảnh hưởng tới đời sống của 627.495 hộdân với khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu người bị ảnh hưởng Số liệu chothấy trung bình mỗi ha đất bị thu hồi thì sẽ làm 10 lao động mất việc Đồngbằng sông Hồng là nơi có nhiều hộ bị ảnh hưởng nhất với trên 300.000 hộ,tiếp theo là Đông Nam Bộ 108.000 hộ…

* Tình hình sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Việt Nam

Khả năng tạo việc làm ở khu vực nông thôn còn khá hạn chế Việc làmnông thôn chủ yếu phụ thuộc vào đất canh tác, nếu thiếu đất canh tác, ở mức

Trang 38

độ nào đó, đồng nghĩa với việc thiếu việc làm của lao động nông thôn, đặcbiệt là lao động nông nghiệp Nhiều hộ gia đình đã kết hợp phát triển nghềphụ hoặc chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp nhưng vẫn giữ lại đất nôngnghiệp được giao và đăng ký là lao động nông nghiệp.

Tình trạng thiếu việc làm hay thất nghiệp bộ phận, bán thất nghiệp là đặctrưng của lao động nông thôn Thiếu việc làm thể hiện chủ yếu qua thời gian

sử dụng lao động của hộ nông dân còn thấp

Do thiếu việc làm và năng suất lao động còn thấp nên thu nhập bìnhquân của lao động nông thôn không cao, bình quân thu nhập của lao độngnông thôn thấp hơn 3 lần thu nhập lao động thành thị, vì vậy đời sống nôngthôn thấp hơn thành thị và gặp nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống

Hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung còn phụ thuộc nhiều vào điềukiện tự nhiên, mang tính thời vụ cao Do tính chất thời vụ, rủi ro cao và tìnhtrạng bất ổn là đặc trưng của sản suất nông nghiệp và của lao động nông thôn.Vào thời kỳ nông nhàn, một bộ phận lao động có nghề thường đi các địaphương khác, vùng khác hành nghề nhằm tăng thu nhập, thường là nghềmộc, xây dựng, thu hái sản phẩm, làm gạch, ngói… đến mùa vụ, họ lại quay

về làm ruộng, thu hoạch

Những năm gần đây, tình trạng nông nhàn trở thành vấn đề nổi cộm của

xã hội, vì đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến di chuyển lao độngnông thôn mang tính thời vụ để tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập

2.2.2.2 Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

So với cả nước, TP Hồ Chí Minh có tốc độ đô thị hóa diễn ra rất cao.Mỗi năm có hàng ngàn hécta đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sửdụng Năm 2003 có khoảng 1.000 ha đất canh tác chuyển thành đất ở nôngthôn, 551 ha được chuyển sang làm đất ở đô thị, hơn 2.000 ha được chuyểnsang cho những mục đích sử dụng khác Vì vậy, một vấn đề cũng cần phảigiải quyết như bao địa phương trong quá trình đô thị hóa khác là vấn đề giải

Trang 39

quyết việc làm cho những lao động nông nghiệp bị thu hồi đất mà ở đây là laođộng ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, với số lượng khá lớn 1,13 triệungười (theo báo cáo của sở động – thương binh và xã hội thành phố Hồ ChíMinh năm 2001) mà đại đa số chỉ có trình độ văn hóa hết cấp I và cấp II Đểtừng bước tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho những bộ phận này các cấp

chính quyền thành phố đã thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường quản lý nguồn lao động ở khu vực ngoại thành và

xác định nhu cầu nghề nghiệp và việc làm Hàng năm thành phố đều tổ chứcđiều tra về lao động, việc làm ở khu vực ngoại thành Trên cơ sở đó nắm bắtđược số lượng lao động chưa có việc làm và có nhu cầu tìm việc Việc đánhgiá về sự chuyển dịch lao động, trình độ nghề nghiệp, chuyên môn kỹ thuật,nhu cầu và khả năng học nghề tạo cơ sở cho việc thực hiện các chương trìnhviệc làm và phối hợp có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hộitrên địa bàn tỉnh và thành phố

Hai là, trong quá trình đô thị hoá, thành phố chủ trương thực hiện các

giải pháp sau nhằm tạo việc làm cho người lao động:

- Tổ chức đào tạo nghề gắn với bố trí việc làm theo các ngành nghề mớiphát triển ở nông thôn, các khu công nghiệp mới Thành phố đã đầu tư xâydựng mới thêm nhiều cơ sở dạy nghề, và nâng cấp các trường dạy nghề dàihạn giúp người lao động có cơ hội nâng cao tay nghề, tiếp xúc nhiều hơn vớicác công việc mới Các cơ sở dạy nghề ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh

có khả năng đào tạo lao động tại chỗ với số lượng 20.000 học viên/năm vàhàng năm có thể thu hút 6.000 – 8.000 lao động ở khu vực nông thôn vào cácnghề: sửa chữa xe máy, ô tô, lái xe, may công nghiệp, may gia dụng, cơ khí,điện tử, điện công nghiệp, sơn mài, mộc, các nghề thủ công…Hầu hết cáchuyện ngoại thành đã hình thành và phát triển các văn phòng, trung tâm giớithiệu việc làm Mỗi năm các cơ sở này có thể giới thiệu việc làm cho khoảng30.000 lao động, trong đó có hơn 10.000 lao động ở khu vực nông thôn

Trang 40

- Gắn đào tạo nghề ở khu vực ngoại thành với chương trình xuất khẩulao động.

Ba là, gần đây ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vừa ra quyết

định thành lập Quỹ Hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người có đất bịthu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố (gọi tắt là Quỹ

Hỗ trợ) Trong đó, người học nghề (ngắn, trung hạn hoặc trung học chuyênnghiệp) được hỗ trợ toàn bộ học phí (từ 250.000 đồng/người/tháng cho khóangắn hạn đến 3 triệu đồng/suất khóa trung hạn) và được cấp thêm sinh hoạtphí (200.000 đồng/người/tháng) trong thời gian học Lao động được vay vốnlàm ăn (không quá 10 triệu đồng/người, không quá 30 triệu đồng/hộ) Ngườivay vốn đi xuất khẩu lao động được vay tối đa 50 triệu đồng/hộ (thời gian vaytối đa 36 tháng) với lãi suất 2%/năm (khoảng 0,17%/tháng) Các đối tượngđược hỗ trợ đã có trong danh sách bị thu hồi đất Nếu họ có nhu cầu vay vốnphải có kế hoạch cụ thể hoặc lập dự án để địa phương thẩm định, đòi hỏi độingũ quản lý phải có kinh nghiệm nhưng không vì thế mà làm rắc rối thêm thủtục hành chính Nguồn vốn có được do ngân sách TP cấp một phần kinh phíban đầu và khoản đóng góp của chủ đầu tư sử dụng đất thu hồi của ngườidân, được tính 5% tổng chi phí bồi thường hỗ trợ của dự án (đối với các dự ánchưa triển khai) và 3% tổng chi phí bồi thường hỗ trợ của dự án (đối với dự

án đang bồi thường dở dang) Trong trường hợp quỹ không đáp ứng nguồnvốn cho vay giải quyết việc làm, quỹ có thể huy động từ các nguồn tín dụngkhác để cho vay và được ngân sách TP cấp bù lãi suất

2.2.2.3 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Trong những năm qua, cùng với quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoáđược đẩy mạnh, số lượng lao động dôi dư do mất đất sản xuất của thành phố

Đà Nẵng là không nhỏ Đến thời điểm này, 7.773 hộ nông dân Đà Nẵng đãgiao 1.764 ha đất cho các Ban quản lý dự án Trong đó 4.772 hộ phải di dời,9.494 người không có việc làm, 2.740 người có nhu cầu học nghề Hội nông

Ngày đăng: 22/01/2015, 22:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Đào Thị Giang (2013). “Giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giải pháp tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”
Tác giả: Đào Thị Giang
Năm: 2013
1. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế và phương hướng nhiệm vụ trong những năm tiếp theo (các năm 2011- 2013) Khác
2. Bảng thống kê kiểm kê diện tích đất nông nghiệp, phi nông nghiệp phường Trần Lãm 3 năm 2011 - 2013 Khác
3. Thống kê hộ khẩu nhân khẩu trên địa bàn phường Trần Lãm 4. Phạm văn Hùng (2009): bài giảng phương pháp nghiên cứu kinhtế, trường đại học nông nghiệp Hà Nội Khác
5. Đỗ Kim Chung (2003), Dự án phát triển nông thôn , NXB Nông Nghiệp Hà Nội Khác
6. Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu, Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w