Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn xã minh thọ, huyện nông cống, tỉnh thanh hoá

127 898 0
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn xã minh thọ, huyện nông cống, tỉnh thanh hoá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn xã Minh Thọ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá” là kết quả nghiên cứu trong thời gian thực tập tốt nghiệp của tôi. Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Trần Thị Luyến LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy giáo, cô giáo tại bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi trường, các thầy cô giáo Khoa Kinh Tế & PTNT, cùng toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã luôn tận tâm giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm học tập tại trường. Cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến các bác, các cô, các chú và các anh chị công tác tại Phòng Nông nghiệp huyện Nông Cống, Ủy ban nhân dân xã Minh Thọ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội, các hộ nông dân ở xã Minh Thọ đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và động viên khích lệ tôi, đồng thời có những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Trần Thị Luyến ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Hiện nay, nước ta đang bước vào giai đoạn đầu của quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới nên đòi hỏi có sự thay đổi toàn diện về mọi mặt. Chính vì vậy, phát triển nông nghiệp nông thôn là một vấn đề cấp bách và được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Điều kiện căn bản cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững phải có thị trường tín dụng nông thôn phát triển, trong đó hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng cho kinh tế hộ gia đình nông thôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức của các hộ nông dân vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc đề ra các biện pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân là rất cần thiết. Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân là hộ nông dân có đủ điều kiện để được vay vốn từ một nguồn tín dụng cụ thể nào đó hay nói cách khác một nông dân có khả năng tiếp cận tín dụng từ một nguồn cụ thể nào đó nếu có thể vay mượn từ nguồn đó. Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức được phản ánh theo 4 mức độ: (1) Người nông dân được tìm hiểu, được nghe, được biết đến những thông tin về thủ tục vay, lãi suất, quyền lợi và nghĩa vụ khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng; (2) Người nông dân được tìm hiểu, được nghe, được biết đến những thông tin về các dịch vụ tín dụng và có nhu cầu vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức, họ làm đơn xin được vay vốn tại các tổ chức này; (3) Người nông dân được hiểu đầy đủ về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức, họ làm thủ tục và đã được vay; (4) Người nông dân thường xuyên vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức. Một hộ nông dân khi tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức thường chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như: Điều kiện kinh tế của hộ, trình độ văn hóa của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức iii và thời gian cho vay, sự sẵn có của các tổ chức tín dụng chính thức và việc quảng bá tới hộ nông dân, chính sách của Nhà nước,… Đề tài được thực hiện theo một số phương pháp sau: (1) Chọn điểm nghiên cứu theo điều kiện kinh tế của từng thôn; (2) Số liệu thứ cấp được thu thập từ những số liệu đã công bố của các cơ quan tổ chức… Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra hộ nông dân được lựa chọn tại 3 thôn có điều kiện kinh tế khác biệt, mẫu điều tra được lựa chọn theo các nhóm hộ theo điều kiện kinh tế của hộ, trong từng nhóm hộ sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên hộ được điều tra. Ngoài ra, số liệu còn được thu thập bằng phương pháp PRA và phương pháp chuyên gia chuyên khảo; (3) Số liệu được tổng hợp theo các chỉ tiêu nghiên cứu và được xử lý trên phần mềm Excel; (4) Số liệu được phân tích bằng 2 phương pháp là thống kê mô tả và phương pháp so sánh. Minh Thọ là một xã kinh tế khá nằm ở phía Bắc của huyện Nông Cống. Tuy nhiên, các hộ nông dân trên địa bàn xã vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức. Các hộ nông dân trên địa bàn xã Minh Thọ chủ yếu tiếp cận với hai tổ chức tín dụng chính thức là: NHN O &PTNT và NHCSXH. Tại NHN O &PTNT, các hộ nông dân tiếp cận theo hai các thức: trực tiếp và gián tiếp thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội. Còn tại NHCSXH, hộ nông dân chỉ tiếp cận gián tiếp thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội. Trong năm 2013 trên địa bàn xã Minh Thọ có 503 hộ hiện đang vay vốn tại NHN O &PTNT và có 469 hộ hiện đang vay vốn tại NHCSXH theo 6 chương trình cho vay (Hộ nghèo, giải quyết việc làm, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cận nghèo, hộ nghèo về nhà ở). Qua điều tra cho thấy, các hộ nông dân tại 3 thôn tiến hành điều tra đa số có trình độ canh tác chưa cao, đầu tư vốn vay không hiệu quả, vì vậy mà họ vẫn còn e dè trong việc tiếp cận với các tổ chức tín dụng chính thức. Hộ có iv nhu cầu vay vốn còn khá thấp chỉ chiếm 63,3% tổng số hộ điều tra. Mức độ hiểu biết của các hộ về tổ chức tín dụng chính thức còn nhiều hạn hẹp, số hộ hiểu được một cách chi tiết và đầy đủ các thông tin liên quan đến các tổ chức tín dụng chưa cao mới chỉ chiếm 15% tổng số hộ điều tra. Chính vì vậy, nhiều hộ có nhu cầu vay vốn nhưng lại không tiến hành làm đơn xin vay, tỷ lệ hộ làm đơn xin vay so với hộ có nhu cầu vay vốn mới đạt 68,4%, lượng vốn xin vay so với lượng vốn có nhu cầu cũng chỉ đạt 61,2%. Hầu hết, các hộ làm đơn xin vay đều được vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức. Tuy nhiên, lượng vốn vay được bình quân trên 1 hộ còn khá thấp đạt 36,6 triệu đồng/1 hộ. Tỷ lệ hộ thường xuyên vay vốn tại các tổ chức tín dụng đạt 15% tổng số hộ điều tra cho thấy mức độ tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của các hộ nông vẫn ở mức thấp. Qua sự phân tích từ kết quả điều tra cho thấy, khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ nông dân trên địa bàn xã Minh Thọ chủ yếu chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau: Điều kiện kinh tế của hộ, trình độ văn hóa của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, ngành nghề của hộ, mục đích sử dụng vốn vay của hộ, thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức, lượng vốn và thời gian cho vay và các chính sách của Nhà nước. Trong đó, điều kiện kinh tế, ngành nghề của hộ và lượng vốn và thời hạn cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức có ảnh hưởng nhiều hơn cả tới khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của các hộ nông dân. Để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ nông dân, các cơ quan tổ chức cần thực hiện một số giải pháp sau: (1) Củng cố phát huy vai trò của đoàn thể, tăng cường mối quan hệ giữa tổ chức tín dụng và đoàn thể; (2) Cải tiến thủ tục vay vốn và đa dạng hóa các hình thức cho vay; (3) Tăng cường công tác đào tạo cán bộ; (4) Tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật và nâng cao trình độ văn hóa cho người dân; (5) Đẩy mạnh quá trình v phát triển kinh tế hộ; (6) Tăng cường các hình thức quảng bá của các tổ chức tín dụng chính thống đến với hộ dân thông qua nhiều hình thức đa dạng phong phú; (6) Tăng cường các hình thức quảng bá của các tổ chức tín dụng chính thống đến với hộ dân thông qua nhiều hình thức đa dạng phong phú; (7) Tăng cường mối liên kết giữa các tổ chức tín dụng chính thống với các cấp chính quyền địa phương; (8) Quan tâm nhiều hơn đến phụ nữ nông thôn; (9) Nhanh chóng hoàn thành việc cấp quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii MỤC LỤC vii DANH MỤC BẢNG xi DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ xiii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT xv PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 Đề tài được thực hiện nhằm phục vụ các mục đích sau: 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 4 1.4.2.Phạm vi nghiên cứu 4 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5 2.1.Cơ sở lý luận 5 2.1.1. Tổng quan về tín dụng, tín dụng nông thôn và hệ thống tín dụng nông thôn 5 2.1.2. Tín dụng chính thức trong nông thôn và vai trò của tín dụng trong phát triển kinh tế nông thôn 12 2.1.3.Khái niệm và các lý thuyết về tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân 19 2.1.3.1.Khái niệm khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân 19 vii 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của các hộ nông dân 23 2.3. Cơ sở thực tiễn 26 2.3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng trong nông thôn ở các nước trên thế giới 26 2.3.2. Thực trạng hoạt động tín dụng trong nông thôn ở nước ta hiện nay 30 2.3.3. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu tín dụng nông nghiệp ở nước ta 35 PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 3.1. Đặc điểm địa bàn xã Minh Thọ 38 3.1.1.Điều kiện tự nhiên của xã Minh Thọ 38 3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 40 3.2. Phương pháp nghiên cứu 46 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 46 3.2.2. Thu thập số liệu 46 3.2.3. Phương pháp tính toán và tổng hợp số liệu 48 3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu 49 3.2.5.Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu 49 - Tỷ lệ hộ đã từng vay vốn (được tính bằng Số hộ đã từng vay vốn/Tổng số hộ điều tra). Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm số hộ đã từng vay vốn so với tổng số hộ điều tra, từ đó tìm hiểu nguyên nhân tỷ lệ hộ đã từng vay vốn là cao hay thấp 52 - Tỷ lệ hộ thường xuyên vay vốn (được tính bằng Số hộ thường xuyên vay vốn/Tổng số hộ điều tra). Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm số hộ thường xuyên vay vốn so với tổng số hộ điều tra, từ đó tìm hiểu nguyên nhân tỷ lệ hộ thường xuyên vay vốn là cao hay thấp 52 viii - Tỷ lệ hộ trả lãi và gốc đúng hạn (được tính bằng Số hộ trả lãi và gốc đúng hạn/Tổng số hộ điều tra). Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm số hộ trả lãi và gốc đúng hạn so với tổng số hộ điều tra, từ đó tìm hiểu nguyên nhân tỷ lệ trả lãi và gốc đúng hạn là cao hay thấp 52 - Tỷ lệ hộ chưa từng vay vốn (được tính bằng Số hộ chưa từng vay vốn/Tổng số hộ điều tra). Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm số hộ chưa từng vay vốn so với tổng số hộ điều tra, từ đó tìm hiểu nguyên nhân tỷ lệ hộ chưa từng vay vốn là cao hay thấp 52 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53 4.1. Hệ thống tín dụng nông thôn chính thức trên địa bàn xã Minh Thọ 53 4.1.1. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 53 4.1.2. Ngân hàng Chính sách xã hội 55 4.2. Thực trạng tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn xã Minh Thọ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa 57 4.2.1. Mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thức với hộ nông dân xã Minh Thọ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa 57 4.2.2. Khái quát tình hình vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức của hộ nông dân tại xã Minh Thọ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa 59 4.2.3. Đánh giá tình hình tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các hộ nông dân điều tra tại xã Minh Thọ 61 4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng nông thôn chính thức 83 4.3.1. Các yếu tố từ phía hộ nông dân 83 4.3.2. Các yếu tố từ phía các tổ chức tín dụng 91 4.3.3. Chính sách của Nhà nước về tín dụng chính thống 94 4.4. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng nông thôn của các hộ nông dân từ nguồn chính thức 94 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101 ix 5.1. Kết luận 101 5.2. Kiến nghị 103 x [...]... năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn xã Minh Thọ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các hộ nông dân trên địa bàn xã Minh Thọ, huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh. .. chính thức của hộ nông dân trên địa bàn xã Minh Thọ, huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hoá - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân tại xã Minh Thọ, huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hoá 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Đề tài được thực hiện để trả lời cho những câu hỏi sau: - Những cơ sở lý luận và thực tiễn nào nói lên khả năng tiếp cận tín dụng nông thôn của. .. Thanh Hoá 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đề tài được thực hiện nhằm phục vụ các mục đích sau: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân - Đánh giá thực trạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn xã Minh Thọ, huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hoá - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính. .. ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng nông thôn của hộ nông dân từ nguồn chính thức tại xã Tế Lợi, Huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hoá; các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng nông thôn của hộ nông dân từ nguồn chính thức 1.4.2.Phạm vi nghiên cứu Về không gian: đề tài được thực hiện tại 3 thôn (Thái Hòa 1, Tập Cát 3, Lê Xá 3) của xã Minh Thọ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá Về thời gian:... tiếp cận tín dụng nông thôn của các hộ nông dân từ nguồn chính thức? - Thực trạng khả năng tiếp cận tín dụng nông thôn của hộ nông dân từ nguồn chính thức tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá qua các chỉ tiêu nào và được phản ánh như thế nào? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng nông thôn của các hộ nông dân tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá? Nhân tố nào là nhân tố tích cực?... vay vốn của hộ điều tra .83 Bảng 4.12: Ảnh hưởng của giới tính chủ hộ đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức 84 Bảng 4.14: Ảnh hưởng điều kiện kinh tế của hộ nông dân .87 Bảng 4.15: Ảnh hưởng của ngành nghề tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân .88 Bảng 4.16: Ảnh hưởng của mục đích sử dụng vốn tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân. .. nội dung: Nguồn vốn tín dụng bao gồm nguồn vốn tín dụng chính thức (từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách và xã hội…) và nguồn vốn tín dụng phi chính thức (hụi, họ, từ người thân…) Do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên nội dung đề tài tập trung nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trong xã Minh Thọ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa... triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội, các tổ chức tín dụng nhỏ khác…nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của người dân, việc tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức của các hộ nông dân tại đây vẫn còn nhiều hạn chế Do vậy, để tìm hiểu rõ hơn về các tổ chức tín dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn của người dân nông thôn, tôi tiến hành thực hiện đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng. .. nếu họ thực sự vay vốn từ nguồn tín dụng đó Một hộ nông dân có khả năng tiếp cận tín dụng nhưng có thể lựa chọn không tham gia tín dụng 19 Nhu cầu tiếp cận tín dụng: một hộ nông dân có nhu cầu vay vốn từ một nguồn tín dụng nào đó Nhưng thực tế hộ có nhu cầu có thể được vay hoặc không được vay vốn từ nguồn đó Hạn chế tín dụng: một hộ nông dân bị hạn chế tín dụng nếu không có sự tiếp cận tín dụng hay... trạng nhu cầu vay vốn của hộ nông dân theo từng ngân hàng 70 tại Minh Thọ .70 Bảng 4.8: Thực trạng tiếp cận với thông tin từ các tổ chức tín dụng chính thức của hộ nông dân tại xã Minh Thọ 72 xi Bảng 4.9: Thực trạng công tác đăng ký vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức của hộ nông dân xã Minh Thọ 76 Bảng 4.10: Thực trạng vay vốn của hộ nông dân tại Minh Thọ 80 Bảng . nông dân trên địa bàn xã Minh Thọ, huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hoá. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân tại xã Minh Thọ, huyện. khả năng tiếp cận tín dụng nông thôn của hộ nông dân từ nguồn chính thức tại xã Tế Lợi, Huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hoá; các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng nông thôn của hộ. cam đoan khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn xã Minh Thọ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá là kết quả nghiên cứu

Ngày đăng: 22/01/2015, 22:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

    • TÓM TẮT KHÓA LUẬN

    • DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan