- Tỷ lệ hộ chưa từng vay vốn (được tính bằng Số hộ chưa từng vay
4.4. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng nông thôn của các hộ
nông dân từ nguồn chính thức
Sau khi phân tích tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thống, đặc điểm nhận thức của hộ nông dân trên địa bàn xã Minh Thọ, chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân.
(1) Củng cố phát huy vai trò của đoàn thể, tăng cường mối quan hệ giữa tổ chức tín dụng và đoàn thể
Đoàn thể đóng vai trò là cầu nối giữa các tổ chức tín dụng chính thống với các hộ nông dân. Đoàn thể là tổ chức gần gũi và hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân. Đẩy mạnh sự phát triển của đoàn thể giúp cho công tác tuyên tryền được nhanh chóng và chính xác. Thông qua các đoàn thể mà tổ chức tín dụng có thể nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu của người dân, xác minh cơ sở cho vay.
Đoàn thể là nơi các hộ dân gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm làm ăn cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng của người ở nông thôn. Đoàn thể phản ánh được nguyện vọng của các hộ nông dân, đoàn thể cũng là nơi phổ biến những đường lối chính sách của Đảng và các cấp chính quyền đến các hộ nông dân.
Duy trì và củng cố thêm các mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng và các đoàn thể giúp cho cá tổ chức tín dụng mở rộng được mạng lưới đến tận người dân. Các tổ chức tín dụng có thể thông qua các đoàn thể để phổ biến các chương trình tín dụng cho vay sản xuất cũng như huy động vốn nhàn rỗi từ các hộ nông dân. Mặt khác giúp cho người dân thông qua sự bảo lãnh tín chấp của các đoàn thể để vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thống. Đây chính là cơ sở nâng cao năng lực tiếp cận vốn tín dụng với người dân.
(2) Cải tiến thủ tục vay vốn và đa dạng hóa các hình thức cho vay
Một khó khăn nữa khiến các hộ nông dân trên địa bàn xã Minh Thọ gặp phải khi tiếp cận các nguồn vốn vay là các thủ tục vay phức tạp, đặc biệt là khi vay vốn trực tiếp từ ngân hàng. Để được vay thông thường mất rất nhiều thời gian và thủ tục liên quan. Chính điều đó khiến các hộ có xu hướng các nguồn phi chinh thống hơn, mặc dù lãi suất cao hơn nhưng khi cần là họ có thể vay.
Cải tiến thủ tục vay tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng cần vay vốn dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng, khi thủ tục được đơn giản
cần vốn để sản xuất kinh doanh nhưng do ngại về thủ tục mà họ có thể không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thống đành chuyển sang khu vực tín dụng không chính thống.
Thủ tục vay vốn là rào cản đối với hệ thống tín dụng và tiếp cận tín dụng của đối tượng vay vốn nói chung và các hộ nông dân nói riêng. Do ảnh hưởng của các thủ tục hành chính và đặc thù của ngành tín dụng ngân hàng nên các thủ tục vay và cho vay thường phức tạp và có tính an toàn cao. Chính điều này góp phần làm cho thủ tục vay của các tổ chức tín dụng càng trở nên xa với với các hộ nông dân.
Thủ tục vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thống ở Minh Thọ đã có nhiều cải tiến đáng kể so với trước đây tuy nhiên vẫn còn khá rườm rà, trùng lặp không cần thiết. Các lợi ích từ việc đơn giản thủ tục vay vốn có thể thấy được là giảm chi phí hồ sơ in ấn, giảm quá tải cho cán bộ tín dụng, đặc biệt là phù hợp với trình độ hiểu biết của đa số đối tượng cần vay vốn cũng như gửi tiết kiệm.
Đơn giản các thủ tục hành chính đối với hệ thống tín dụng còn góp phần thúc đẩy sự tiếp cận tìm hiểu của các hộ nghèo, các hộ có trình độ nhận thức chưa cao. Thủ tục đơn giản cũng là nhân tố quan trọng để các tổ chức tín dụng tối ưu hóa hệ thông cán bộ, giảm tải biên chế và tinh lọc bộ máy để phục vụ nhân tốt hơn.
Kết quả khảo sát cho thấy đại bộ phận các hộ được tiếp cận với các nguồn vốn vay đánh giá thời hạn vay là quá ngắn so với nhu cầu của hộ. Như ta biết quá trình phát triển kinh tế nông hộ phụ thuộc rất lớn vào tính mùa vụ. Bởi vậy thời gian xoay vòng của đồng vốn thường rất lớn, trong khi các khoản vay chủ yếu có thời hạn vay là 1 năm. Bởi vậy, các tổ chức tín dụng chính thống ở Minh Thọ nên phát triển cả vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn có đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Khi đó các hộ dân sẽ tiếp cận được vốn vay dễ dàng hơn, thỏa mãn không chỉ nguồn vốn cho đầu
tư trung hạn, dài hạn mà đáp ứng cả vốn đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh và như vậy có thể đem chính vật tư, hàng hóa hình thành từ vốn vay để đảm bảo nợ cho chính khoản vay.
(3) Tăng cường công tác đào tạo cán bộ
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp đưa nguồn vốn tín dụng đến các hộ nông dân. Qua thực tế cho thấy cán bộ của các tổ chức tín dụng chính thống nhìn chung trình độ còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận nguồn vốn của các hộ nông dân. Phải có chương trình đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ tín dụng và các công tác viên của ngân hàng.
Đào tạo cho cán bộ xóa đói giảm ngèo các xã, các tổ chức xã hội tham gia vào việc chỉ đạo hoạt động vay vốn như: Hội nông dân, Hội phụ nữ. Các đoàn hội này là cầu nối thiết thực giúp các hộ nông dân tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thống dễ dàng và nhanh chóng.
Vậy để đảm bảo việc điều hành và thực hiện tốt hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng chính thống, việc đào tạo nâng cao kiến thức và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ là điều rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đào tạo cán bộ phải chú trọng ở cả cấp trung ương và địa phương. Các cơ sở là nền tảng quan trọng để có thể tiếp cận đến người dân, do đó cán bộ cơ sở là người phải nắm vững chính sách chủ trương và người gần gũi với người dân.
(4) Tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật và nâng cao trình độ văn hóa cho người dân
Kết hợp với các ban ngành đoàn thể mở các lớp đào tạo và dạy nghề nông dân miễn phí về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, quản lý trang trại… giúp người nông dân sử dụng nguồn vốn có hiệu quả và tránh rủi ro. Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và kiến thức sản xuất kinh doanh cho nông dân địa phương.
Việc nâng cao nhận thức cho người dân là hết sức quan trọng, khi người dân hiểu biết được cách sử dụng nguồn vốn thì nhu cầu về vốn của họ
sẽ tăng. Tăng cường phổ biến kiến thức, truyền đạt kinh nghiệm giữa những cá nhân trong các đoàn thể cũng giúp cho việc nâng cao nhận thức một cách hiệu quả. Khi đã có nhận thức tố họ sẽ có thể tìm hiểu và tiếp cận được nhiều hơn các nguồn vốn tín dụng chính thống khác nhau.
(5) Đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế hộ
Phát triển kinh tế hộ là điều kiện quan trọng trong việc nâng cao điều kiện vật chất của hộ. Và cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến đến năng lực tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thống, điều đó có nghĩa là khi điều kiện vật chất của hộ được đảm bảo, giá trị tài sản thế chấp để có thể vay vốn của các dịch vụ tín dụng chính thống sẽ cao hơn và như vậy việc tiếp cận với các nguồn tín dụng sẽ dễ dàng hơn. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ đồng nghĩa với thực hiện động bộ các giải pháp như: Phát triển các nghề truyền thống, xây dựng và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng nông thôn (hệ thống điện, giao thông, thủy lợi…), chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng… Trong những năm qua, Minh Thọ đã có những kết quá đang kể trong việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế hộ nói riêng. Và những kết quả đó cần được phát huy và đẩy mạnh hơn nữa.
(6) Tăng cường các hình thức quảng bá của các tổ chức tín dụng chính thống đến với hộ dân thông qua nhiều hình thức đa dạng phong phú
Một trong những vấn quyết định đến năng lực tiếp cận các nguồn tín dụng của hộ là thông tin về các tổ chức tín dụng. Thông tin là điều kiện ban đầu và nhất thiết phải có trong quá trình tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống. Mật độ xác suất các luồng thông tin, loại thông tin khác nhau về các tổ chức tín dụng chính thống nhiều hơn sẽ giúp hộ dân quan tâm sâu sắc hơn, và thúc đẩy nhu cầu vay vốn của hộ. Điều đó đồng nghĩa với năng lực tiếp cận các nguồn tín dụng chính thống sẽ cao hơn và hiệu quả hơn ngay từ bước đầu.
(7) Tăng cường mối liên kết giữa các tổ chức tín dụng chính thống với các cấp chính quyền địa phương
Các cấp ủy, chính quyền đại phương có vai trò hết sức quan trọng trong đầu tư tín dụng chính thống đối với hộ sản xuất. Từ việc xác định dự án phát triển kinh tế xã hội đến xét duyệt cho vay, đôn đốc và xử lý các trường hợp vi phạm chế tài tín dụng đều liên quan đến chính quyền địa phương. Thực tế cho thấy các tổ chức tín dụng chính thống nào duy trì tốt mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương thì quy mô tín được nâng lên. Nhận thức rõ điều đó nên trong những năm qua, chính quyền xã Minh Thọ đã rất chủ trọng đến vấn đề này. Điều đó đã không những góp phần không nhỏ tới sự thành công trong công tác tín dụng chính thống, mà còn là điều kiện quan trọng giúp các hộ nông dân trên địa bàn huyện có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thống. Tuy nhiên, muốn duy trì tốt mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương thì ngoài việc kêu gọi tinh thần trách nhiệm của các cấp chính quyền, các tổ chức tín dụng chính thống cần trích ra một khoản chi phí nhất định hàng nằm động viên khích lệ dưới các hình thức tặng quà, hoặc kí kết hợp đồng dịch vụ tới các xã để thông tin truyền thông về các cơ chế tín dụng của ngân hàng tới toàn bộ dân chúng.
(8) Quan tâm nhiều hơn đến phụ nữ nông thôn
Nhìn chung đa phần các khoản vay ở nông thôn đều chưa chú ý đến khách hàng phụ nữ. Có nhiều trường hợp, tín dụng được cấp cho phụ nữ, nhưng về đến gia đình lại bị chủ hộ là đàn ông đem sử dụng vào những mục đích như tiêu xài, uống rượu hay đánh số đề.
Ở hầu hết các nước đang phát triển, lao động và thu nhập của phụ nữ nông thôn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống gia đình, nhất là những hộ không có đất. Hơn nữa, phụ nữ thường giỏi quản lý thu nhập để giải quyết các nhu cầu sinh hoạt của gia đình (ăn, mặc, ở, thuốc men, hay lo chuyện học hành cho con). Vai trò kinh tế của phụ nữ cần được nhìn nhận
đúng mức, trong các hoạt động tài chính chính thức và các dịch vụ khuyến nông.
Cấp tín dụng trực tiếp cho phụ nữ được xem là một chất xúc tác quan trọng để tăng cơ hội tham gia hoạt động kinh tế, có tác động tích cực về mặt xã hội: giúp phụ nữ thoát khỏi cảnh lệ thuộc kinh tế, và nâng cao lòng tự tin và khả năng tự chủ của họ. Theo kinh nghiệm của nhiều chương trình tín dụng ở các nước đang phát triển, phụ nữ nông thôn có rủi ro tín dụng rất thấp. So với khách hàng nam giới, họ có tỷ lệ trả nợ cao hơn vì họ thực hiện nghĩa vụ nợ nghiêm túc hơn.
(9) Nhanh chóng hoàn thành việc cấp quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân
Khi tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức đặc biệt là tiếp cận với nguồn tín dụng từ NHNo&PTNT giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những điều kiện cần thiết. Đặc biệt là các hộ nông dân tiếp cận theo phương thức trực tiếp. Vì vậy, để hộ nông dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức chính quyền địa phương cần giải quyết nhanh chóng cho các hộ chưa được cấp quyền sử dụng đất để họ có khả năng tiếp cận với các tổ chức tín dụng chính thức dễ dàng hơn.
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Tín dụng ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và ở khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Vì vậy, việc phát triển hệ thống tín dụng nông thôn ngày càng được Nhà nước quan tâm. Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ hiệu quả của một hệ thống tín dụng đó là khả năng tiếp cận của hộ nông dân với các tổ chức tín dụng. Chỉ tiêu này được phản ánh theo 4 mức độ: (1) Người nông dân được tìm hiểu, được nghe, được biết đến những thông tin về thủ tục vay, lãi suất, quyền lợi và nghĩa vụ khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng; (2) Người nông dân được tìm hiểu, được nghe, được biết đến những thông tin về các dịch vụ tín dụng và có nhu cầu vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức, họ làm đơn xin được vay vốn tại các tổ chức này; (3) Người nông dân được hiểu đầy đủ về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức, họ làm thủ tục và đã được vay; (4) Người nông dân thường xuyên vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức.
Qua kết quả điều tra thực tế cho thấy, hộ nông dân trên địa bàn xã Minh Thọ chủ yếu tiếp cận với hai tổ chức tín dụng chính thức là: NHNO&PTNT và NHCSXH. Tại NHNO&PTNT, các hộ nông dân tiếp cận theo hai các thức: trực tiếp và gián tiếp thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội. Còn tại NHCSXH, hộ nông dân chỉ tiếp cận gián tiếp thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội. Trong năm 2013 trên địa bàn xã Minh Thọ có 503 hộ hiện đang vay vốn tại NHNO&PTNT và có 469 hộ hiện đang vay vốn tại NHCSXH theo 6 chương trình cho vay (Hộ nghèo, giải quyết việc làm, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cận nghèo, hộ nghèo về nhà ở).
việc tiếp cận với các tổ chức tín dụng chính thức. Hộ có nhu cầu vay vốn còn khá thấp chỉ chiếm 63,3% tổng số hộ điều tra. Mức độ hiểu biết của các hộ về tổ chức tín dụng chính thức còn nhiều hạn hẹp, số hộ hiểu được một cách chi tiết và đầy đủ các thông tin liên quan đến các tổ chức tín dụng chưa cao mới chỉ chiếm 15% tổng số hộ điều tra. Chính vì vậy, nhiều hộ có nhu cầu vay vốn nhưng lại không tiến hành làm đơn xin vay, tỷ lệ hộ làm đơn xin vay so với hộ có nhu cầu vay vốn mới đạt 68,4%, lượng vốn xin vay so với lượng vốn có nhu cầu cũng chỉ đạt 61,2%. Hầu hết, các hộ làm đơn xin vay đều được vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức. Tuy nhiên, lượng vốn vay được bình quân trên 1 hộ còn khá thấp đạt 36,6 triệu đồng/1 hộ. Tỷ lệ hộ thường xuyên vay vốn tại các tổ chức tín dụng đạt 15% tổng số hộ điều tra cho thấy mức độ