- Tỷ lệ hộ chưa từng vay vốn (được tính bằng Số hộ chưa từng vay
4.2.3. Đánh giá tình hình tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các
hộ nông dân điều tra tại xã Minh Thọ
4.2.3.1. Thực trạng nhu cầu vay vốn của các hộ các hộ điều tra
a) Thực trạng nhu cầu vay vốn theo mục đích sử dụng của hộ nông dân
Nói tới sự tiếp cận về nguồn vốn tín dụng chính thức, trước tiên cần đề cập tới nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức của các hộ nông dân. Nhu cầu là “đòn bẩy” đưa các hộ nông dân tiến lại gần hơn với nguồn vốn tín dụng. Nhu cầu càng bức thiết và càng cao thì sự tiếp cận sẽ càng cao. Nhu cầu vay vốn của hộ nông dân chủ yếu nhằm phục vụ cho việc mở rộng sản xuất, kinh doanh dịch vụ hoặc để trang trải các khoản chi tiêu trong sinh hoạt thường ngày của hộ gia đình.
Kết quả điều tra cho thấy, nhu cầu vay vốn của hộ nông dân tại 3 thôn điều tra chủ yếu có mục đích sau: Mở rộng trồng trọt, mở rộng chăn nuôi, mở rộng sản xuất – kinh doanh, cho con đi học, tiêu dùng và sửa chữa nhà cửa. Trong đó, nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh là cao hơn cả, tiếp đến là mở rộng chăn nuôi, cho con đi học, mở rộng trồng trọt, sửa chữa nhà cửa và cuối cùng là phục vụ tiêu dùng. Do đặc điểm kinh tế hộ ở đây chủ yếu là hoạt động kiêm ngành nghề, ít hộ gia đình chỉ sản xuất nông nghiệp, vì vậy nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất nông nghiệp có phần hạn chế hơn về số hộ cũng như lượng vốn vay so với nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặt khác, hộ nông dân ở đây cũng đã nhận thức được đầu tư vào sản xuất – kinh doanh dịch vụ tuy nhỏ nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc đầu tư vào các hoạt động nông nghiệp. Có một số ít hộ đầu tư vào sản xuất nông nghiệp nhưng chủ yếu là đầu tư vào chăn nuôi vì lợi nhuận thu được từ chăn nuôi thường lớn hơn so với đầu tư vào trồng trọt.
Đồ thị 4.1 và bảng 4.6 cho ta thấy, nhu cầu vay vốn ở 3 thôn rất khác nhau về cơ cấu mục đích, số lượng hộ và số lượng vốn vay có nhu cầu vay.
Đồ thị 4.1: Tỷ lệ nhu cầu vay vốn của hộ nông dân theo mục đích
Thái Hòa 1 là thôn có nhu cầu vay vốn lớn nhất và tập trung chủ yếu vào mở rộng sản xuất kinh doanh có 7 hộ. Thôn có vị trí địa lý và các điều
kiện kinh tế - xã hội khá thuận lợi cho việc phát triển sản xuất kinh doanh: nằm trên trục đường quốc lộ giao thông thuận tiện, gần với thị trấn Nông Cống, cơ sở vật chất hạ tầng phát triển. Hộ nông dân ở đây chủ yếu kiêm cả ngành nghề dịch vụ (có sản xuất nông nghiệp nhưng chủ yếu để phục vụ nhu cầu của gia đình, thu nhập chính của hộ là từ các hoạt động kinh doanh – dịch vụ), chiếm trên 50% tổng số hộ điều tra với lượng vốn vay khá cao 525 triệu đồng, bình quân 75 triệu đồng/hộ. Có 3 hộ vay để mở rộng chăn nuôi, chủ yếu là chăn nuôi bò và chăn nuôi lợn với quy mô nhỏ vì vậy lượng vốn mong muốn vay được bình quân là 40 triệu đồng/hộ. Nhu cầu vay vốn với mục đích mở rộng trồng trọt, cho con đi học, sửa chữa nhà và tiêu dùng ở mức thấp và chủ yếu tập trung vào các hộ nghèo và cận nghèo, lượng vốn vay bình quân cũng ở mức thấp 37,5 triệu đồng/hộ.
Tập Cát 3 là thôn có số hộ kiêm ngành nghề dịch vụ ở mức cao nhưng những hộ này có thu nhập chủ yếu từ hoạt động thợ hồ và buôn bán nhỏ ở chợ vì vậy nhu cầu vay vốn thấp hơn cả so với 3 thôn, có 10 hộ có nhu cầu vay vốn, chiếm 50% tổng số hộ điều tra. Tuy nhiên, cũng giống Thái Hòa 1 nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 50%. Tuy nhiên, ở đây hộ nông dân không có nhu cầu vay vốn để mở rộng trồng trọt và tiêu dùng do lo sợ khi vay vốn sẽ đầu tư không hiệu quả và không có khả năng trả nợ. Có một số ít hộ nông dân có nhu cầu vay vốn để mở rộng chăn nuôi, cho con đi học và sửa chữa nhà cửa (lần lượt là 2 hộ, 2 hộ, 1 hộ) và cũng chỉ tập trung vào những hộ trung bình, cận nghèo và nghèo.
Tại Lê Xá 3, điều kiện kinh tế của hộ nông dân ở mức thấp hơn, thu nhập chủ yếu từ hoạt động nông nghiệp. Vì vậy, nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất nông nghiệp có chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 42,9%, tập trung vào mở rộng chăn nuôi vì đầu tư chăn nuôi cần số lượng vốn lớn và không thể mua chịu giống, còn đầu tư vào trồng trọt có thể mua chịu giống cũng như các vật tư cần thiết. Đứng thứ 2 là nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất - kinh doanh nhỏ (làm gạch, buôn bán vật liệu xây dựng và kinh doanh cám), chiếm 28,6%.
Một số ít hộ nghèo và cận nghèo có nhu cầu vay vốn cho con cái đi học và sữa chữa nhà cửa. Đặc biệt, hộ nông dân ở đây không có nhu cầu vay vốn để tiêu dùng vì lo sợ không có khả năng trả nợ.
Tóm lại, các hộ nông dân tại 3 thôn tiến hành điều tra có trình độ canh tác thấp, kĩ năng áp dụng khoa học – kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế dẫn tới hiệu quả sử dụng đồng vốn vay chưa cao. Chính vì vậy, các hộ còn e dè trong việc vay vốn mở rộng sản xuất, đặc biệt là các hộ thuần nông rủi ro trong sản xuất cao. Các hộ kiêm ngành nghề dịch vụ mạnh hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn nhưng lượng vốn có nhu cầu vẫn còn hạn chế do quy mô sản xuất – kinh doanh – dịch vụ chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ. Để nâng cao khả năng tiếp cận của các hộ nông dân với các tổ chức tín dụng chính thức, Nhà nước cũng như chính quyền địa phương cần có những biện pháp thúc đẩy nhu cầu vay vốn của các hộ. Trước tiên, cần có những định hướng phát triển sản xuất kinh doanh đúng đắn, những chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế cũng chính là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân.
Bảng 4.6: Nhu cầu vay vốn của hộ nông dân điều tra theo mục đích sử dụng
Nhu cầu ĐVT Thái Hòa 1 Tập Cát 3 Lê Xá 3 Chung
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%)
Tổng số hộ điều tra Hộ 20,0 100,0 20,0 100,0 20,0 100,0 60,0 100,0
I. Số hộ có nhu cầu vay vốn Hộ 14,0 70,0 10,0 50,0 14,0 70,0 38,0 63,3
1. Mở rộng trồng trọt Hộ 1,0 7,1 0,0 0,0 2,0 14,3 3,0 7,9
2. Mở rộng chăn nuôi Hộ 3,0 21,4 2,0 20,0 4,0 28,6 9,0 23,7
3. Mở rộng KD – DV Hộ 7,0 50,0 5,0 50,0 4,0 28,6 16,0 42,1
4. Cho con đi học Hộ 1,0 7,1 2,0 20,0 2,0 14,3 5,0 13,2
5. Tiêu dùng Hộ 1,0 7,1 0,0 0,0 0,0 0,0 1,0 2,6
6. Sửa chữa nhà cửa Hộ 1,0 7,1 1,0 10,0 2,0 14,3 4,0 10,5
II. Nhu cầu vay vốn Tr.đ 795,0 100,0 475,0 100,0 595,0 100,0 1865,0 100,0
1. Mở rộng trồng trọt Tr.đ 50,0 6,3 0,0 0,0 60,0 10,1 110,0 5,9
2. Mở rộng chăn nuôi Tr.đ 120,0 15,1 70,0 14,7 180,0 30,3 370,0 19,8
3. Mở rộng KD – DV Tr.đ 525,0 66,0 335,0 70,5 235,0 39,5 1095,0 58,7
4. Cho con đi học Tr.đ 20,0 2,5 30,0 6,3 20,0 3,4 70,0 3,8
5. Tiêu dùng Tr.đ 50,0 6,3 0,0 0,0 0,0 0,0 50,0 2,7
Tóm lại, các hộ nông dân tại 3 thôn tiến hành điều tra có trình độ canh tác thấp, kĩ năng áp dụng khoa học – kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế dẫn tới hiệu quả sử dụng đồng vốn vay chưa cao. Chính vì vậy, các hộ còn e dè trong việc vay vốn mở rộng sản xuất, đặc biệt là các hộ thuần nông rủi ro trong sản xuất cao. Các hộ kiêm ngành nghề dịch vụ mạnh hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn nhưng lượng vốn có nhu cầu vẫn còn hạn chế do quy mô sản xuất – kinh doanh – dịch vụ chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ. Để nâng cao khả năng tiếp cận của các hộ nông dân với các tổ chức tín dụng chính thức, Nhà nước cũng như chính quyền địa phương cần có những biện pháp thúc đẩy nhu cầu vay vốn của các hộ. Trước tiên, cần có những định hướng phát triển sản xuất kinh doanh đúng đắn, những chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế cũng chính là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân.
b) Thực trạng nhu cầu vay vốn theo cách thức vay vốn và ngân hàng vay vốn của hộ nông dân
*) Vay trực tiếp từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Khi vay trực tiếp từ NHNo&PTNT hộ nông dân cần phải có trình độ văn hóa để có thể lập dự án sản xuất kinh doanh hợp lý. Mặt khác, khi vay vốn tại đây hộ nông dân cũng cần phải làm nhiều loại giấy tờ, thủ tục, ký và đi lại nhiều lần tới ngân hàng.
Chính vì vậy, nhu cầu vay vốn trực tiếp tại NHNo&PTNT ở con số rất hạn chế. Trong 3 thôn điều tra chỉ có 2 hộ tại thôn Thái Hòa 1 có nhu cầu vay trực tiếp từ NHNo&PTNT với lượng vốn vay mong muốn là 180 triệu đồng. Đây là hai hộ có kinh tế khá và kinh doanh, buôn bán mặt hàng có giá đầu vào cao.
*) Vay thông qua các tổ chức đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ)
Các tổ chức hội được ví như “cánh tay vươn dài” của ngân hàng với nhiều chức năng hỗ trợ khác nhau trong quá trình tiếp cận tín dụng của hộ, đặc biệt là hộ nghèo và cận nghèo. Các tổ chức này đóng vai trò trung gian giữa ngân hàng và hộ nông dân, đồng thời cũng tham gia trong quy trình cho vay từ khâu hướng dẫn hồ sơ xin vay vốn đến đôn đốc thu lãi và thu hồi nợ. Các hộ nông dân khi vay vốn thông qua các tổ chức đoàn thể thủ tục vay vốn trở lên đơn giản hơn nhiều so với việc vay vốn trực tiếp từ ngân hàng. Trên địa bàn xã Minh Thọ việc vay vốn chủ yếu được thông qua 2 hội: Hội Nông dân và Hội Phụ nữ.
Kết quả điều tra cho thấy, số hộ có nhu cầu vốn vay tại NHNo&PTNT và NHCSXH tại các thôn điều tra vẫn còn khá thấp. Thông thường, các hộ khá và trung bình nắm bắt được mình không nằm trong đối tượng ưu tiên vay vốn của NHCSXH nên họ chỉ có nhu cầu vay vốn tại NHNo&PTNT, vừa phù hợp với nhu cầu vay vừa không vấp phải những ràng buộc về điều kiện vay vốn của NHCSXH. Các hộ nghèo, cận nghèo mới có nhu cầu vay vốn tại NHCSXH. Khi vay vốn tại ngân hàng này các hộ nghèo và cận nghèo được ưu tiên về lãi suất, không phải thế chấp và mức vay vốn phù hợp với nhu cầu của hộ.
Trong số 60 hộ điều tra, 21 hộ (chiếm 35%) có nhu cầu vay vốn tại NHNo&PTNT và 15 hộ có nhu cầu vay vốn tại NHCSXH (chiếm 25%) thông qua các tổ chức đoàn thể. Nhu cầu vay vốn của hộ nông dân tại ngân hàng NHNo&PTNT cao hơn so với NHCSXH. Sở dĩ nhiều hộ nông dân muốn vay vốn tại NHNo&PTNT hơn vì trong năm 2013 lãi suất cho vay đối với khu vực nông nghiệp nông thôn của ngân hàng này thấp hơn so với lãi suất của một số chương trình vay bên NHCSXH. Mặt khác, khi vay vốn tại NHNo&PTNT các hộ nông dân còn vay được lượng vốn cao hơn, phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình.
Đồ thị 4.2: Tỷ lệ nhu cầu vay vốn thông qua các tổ chức đoàn thể của hộ nông dân tại các tổ chức tín dụng chính thức
Trong 3 thôn tiến hành điều tra, Thái Hòa 1 và Lê Xá 3 là 2 thôn có nhu cầu vay vốn tại NHNo&PTNT bằng 8 hộ (chiếm 38,1% so với tổng số hộ có nhu cầu), Tập Cát 3 là thôn có nhu cầu vay thấp hơn có 5 hộ (chiếm 23,8% so với tổng số hộ có nhu cầu).
Thái Hòa 1 là thôn có kinh tế khá (số hộ khá chiếm trên 50%). Bên cạnh đó, thôn có đường quốc lộ 45 chạy qua nên các hộ ở đây chủ yếu là kiêm ngành nghề dịch vụ (buôn bán). Vì vậy, các hộ chủ yếu có nhu cầu vay vốn tại NHNo&PTNT với lượng vốn vay trên 30 triệu.
Các hộ nông dân tại thôn Lê Xá 3 có 8 hộ nhu cầu vay vốn tại NHNo&PTNT. Đây là thôn có kinh tế kém hơn so với 2 thôn còn lại tỷ lệ hộ khá chỉ chiếm khoảng 30%. Nhu cầu vay vốn ở thôn này chủ yếu với mục đích phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ khá và mở rộng chăn nuôi gia súc (bò, lợn) của các hộ trung bình.
Thôn Tập Cát 3 có nhu cầu vay vốn tại NHNo&PTNT thấp nhất, 5 hộ (chiếm 25%). Tập Cát 3 là thôn có kinh tế trung bình trong 3 thôn, tỷ lệ hộ khá chiếm khoảng 40%. Các hộ nông dân ở đây chủ yếu làm nghề phụ (thợ hồ, buôn bán nhỏ). Vì vậy, các hộ này ít có nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, những hộ thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp lại không dám đầu tư do sợ
thua lỗ. Chính vì thế, nhu cầu vay vốn ở thôn này thấp hơn so với Thái Hòa 1 và Lê Xá 3.
Nhìn chung, nhu cầu vay vốn tại NHCSXH tại 3 thôn khá thấp, tập trung chủ yếu vào hộ nghèo và cận nghèo. Trong đó, Lê Xá 3 là thôn có 6 hộ có nhu cầu vay (cao nhất), Thái Hòa 1 có 4 hộ và Tập Cát 3 có 3 hộ.
Bình quân nhu cầu vốn vay trên 1 hộ của 3 thôn khi vay vốn thông qua các tổ chức đoàn thể tại NHNo&PTNT là 51,4 triệu đồng cao hơn so với NHCSXH là 40,3 triệu đồng. Do điều kiện kinh tế của từng thôn nên lượng vốn có nhu cầu vay ở từng thôn là khác nhau, Thái Hòa 1 là thôn có điều kiện kinh tế khá nên nhu cầu vay vốn bình quân tại cả 2 ngân hàng cao nhất (51,3 triệu đồng), Tập Cát 3 là 47,5 triệu đồng, thấp nhất là Lê Xá 3 với nhu cầu vay vốn bình quân là 42,5 triệu đồng.
Đồ thị 4.3: Bình quân nhu cầu vốn vay/1 hộ
Tóm lại, các hộ nông dân tại 3 thôn tiến hành nghiên cứu chủ yếu có nhu cầu tiếp cận gián tiếp với nguồn tín dụng chính thức của NHNo&PTNT thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội. Cách thức này chiếm ưu thế hơn bởi các thủ tục xin vay đơn giản và nhanh gọn hơn, không những thế những năm gần đây lãi suất cho vay của NHNo&PTNT đã giảm xuống và phù hợp hơn
lại còn rất hạn chế do cách thủ tục và điều kiện xin vay phức tạp, chỉ có những hộ có trình độ và có điều kiện kinh tế khá mới mạnh dạn vay vốn. Nhu cầu vay vốn tại NHCSXH thấp hơn so với NHNo&PTNT do NHCSXH chỉ hướng vào các đối tượng chính sách và lượng vốn vay thấp. Để nâng cao khả năng tiếp cận hay nói cách khác là để tăng nhu cầu vay vốn của hộ nông dân các tổ chức tín dụng cần phải đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục xin vay, chính quyền địa phương phát huy hơn nữa vai trò tích cực của các tổ chức đoàn thể để đồng vốn có thể đến với hộ nông dân một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.
Bảng 4.7: Thực trạng nhu cầu vay vốn của hộ nông dân theo từng ngân hàng tại Minh Thọ
Chỉ tiêu ĐVT Hòa 1Thái Cát 3Tập Xá 3Lê Chung
Tổng số hộ điều tra Hộ 20,0 20,0 20,0 60,0