Đặc điểm địa bàn xã Minh Thọ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn xã minh thọ, huyện nông cống, tỉnh thanh hoá (Trang 53)

3.1.1.Điều kiện tự nhiên của xã Minh Thọ

3.1.1.1.Vị trí địa lý của xã Minh Thọ

Minh Thọ nằm ở phía Bắc huyện Nông Cống cách trung tâm huyện lỵ khoảng 1km và có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp xã Tế Lợi và huyện Như Thanh. - Phía Nam giáp xã Vạn Thiện, Thị trấn Nông Cống. - Phía Đông giáp xã Minh Nghĩa.

- Phía Tây giáp xã Vạn Hòa.

Xã Minh Thọ có vị trí địa lý tự nhiên khá thuận lợi, có đường quốc lộ 45 chạy qua dài 2km từ Bắc xuống Nam, cùng với hệ thống đường liên xã, liên thôn tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh lại nằm liền kề với Thị trấn huyện lỵ làm cho việc giao lưu với bên ngoài rất thuận lợi, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3.1.1.2. Địa hình a) Địa hình đất bằng

Địa hình nhìn chung khá bằng phẳng có độ nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, nhưng không lớn, thuận lợi cho việc kiến thiết bờ vùng bờ thửa, xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh tăng năng suất cây trồng.

Địa hình này là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống đường giao thông và các công trình xây dựng khác, cũng như việc bố trí các khu dân cư, làng nghề, dịch vụ vv…

b) Địa hình núi

Địa hình đồi núi có diện tích 126,59 ha nằm về phía Tây của xã. Địa hình này thích hợp cho việc phát triển cây lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.

Minh Thọ nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hóa có các đặc trưng chủ yếu sau:

Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình năm từ 8.5000C đến 8.6000C, riêng vụ mùa (tháng 5-10) chiếm khoảng 60%. Biên độ nhiệt độ giao động trong năm từ 120C ÷ 130C, biên độ ngày đêm từ 5,50C ÷ 60C. Nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 16 – 170C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối chưa dưới 50C. Nhiệt độ trung bình tháng 7 từ 28 – 290C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá 410C.

Lượng mưa: Tổng lượng mưa trong năm từ 1900mm đến 2000mm. Riêng vụ mùa (tháng 5 – 10) chiếm khoảng 80 – 90%, mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10 (tháng 8, 9 có lượng mưa lớn nhất xấp xỉ 350mm).

Gió: Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau mang theo nhiều mưa phùn, có lúc nhiệt độ xuống thấp, giá rét, ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi và đời sống xã hội. Gió mùa Đông Nam xuất hiện nhiều từ tháng 4 đến tháng 10 mang theo nhiều hơi nước và mưa lớn. Thời kỳ này thường xuất hiện giông bão kèm theo mưa to kéo dài gây ngập úng cục bộ, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Ngoài ra, còn có gió Tây Nam khô nóng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe con người. Mỗi năm có khoảng 5 – 7 đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 – 5 ngày làm cho cây cối hoa màu bị ảnh hưởng nhất là những cây mẫn cảm với ánh sáng.

Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình từ 80% đến 86%, các tháng 2, 3, 4 có độ ẩm cao nhất (≈90%) dịch bệnh dễ xuất hiện ở người, gia súc, gia cầm và các loại cây trồng ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng.

Thủy văn: Sông Chuối (còn gọi là Sông Yên) chạy dọc ranh giới phía Tây theo hình bán nguyệt ôm lấy xã là nơi tiêu úng, tiêu nguồn nước thải ở đồng ruộng. Chế độ nước của xã phụ thuộc vào mưc nước cao thấp của sông Chuối (mùa cao từ tháng 7 đến tháng 10). Ngoài sông Chuối, còn có các kênh B87, kênh Bắc, kênh N8 và hệ thống nước mặt ao hồ không những là nguồn

cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của nhân dân mà còn có tác dụng cải thiện môi trường về mùa hè và cảnh quan thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn xã minh thọ, huyện nông cống, tỉnh thanh hoá (Trang 53)