Thực trạng hoạt động tín dụng trong nông thôn ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn xã minh thọ, huyện nông cống, tỉnh thanh hoá (Trang 45)

Tín dụng chính thống trong nông nghiệp nông thôn và nâng cao năng lực tiếp cận vốn tín dụng của nông dân đối với nguồn vốn này ở nước ta

Việt Nam có khoảng 13 triệu nông hộ, trong đó hơn một nửa (6,7 triệu) thuộc diện có thu nhập thấp, 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cho rằng thiếu vốn là khó khăn lớn nhất. Việt Nam rõ ràng cần có hệ thống tín dụng nông thôn vững mạnh để cải thiện kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu vốn

cho hoạt động kinh tế (cả nông nghiệp lẫn phi nông nghiệp) nhằm nâng cao đời sống ở nông thôn. Vì vậy, vai trò của tín dụng nông nghiệp nông thôn luôn được đánh giá cao đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và yêu cầu của công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Một số tác giả cho rằng: tài chính vi mô ở Việt Nam có vai trò căn bản cho việc chuyển đổi nền kinh tế (Katherine, 2008). Nếu chỉ đánh giá ở phương diện cung thì có thể thấy rõ ràng tài chính nông thôn Việt Nam đã phát triển.

Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng ở đây là trên góc độ cầu tín dụng, liệu rằng sự phát triển này của hệ thống tài chính nông thôn Việt Nam đã thỏa mãn nhu cầu vốn của khu vực nông thôn Việt Nam? Hơn 80% dân số Việt Nam sống ở khu vực nông thôn với nguồn sống chính dựa vào hoạt động nông nghiệp. Sau 20 năm đổi mới, nền kinh tế đã có những thành công đáng ghi nhận. Nhờ sản xuất phát triển và thu nhập tăng, nhiều hộ đã có tích lũy tuy còn rất nhỏ. Tính trung bình mỗi nông dân tích lũy được 3,2 triệu đồng/năm, tính chung cho toàn nông thôn. Đây là nội lực hết sức quan trong để nông dân đổi mới trang bị và áp dụng công nghệ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Tuy nhiên, nguồn lực cho sản xuất của hộ còn rất hạn hẹp, bình quân cả nước mỗi hộ chỉ có 0,49 ha đất canh tác chia thành 6 – 7 mảnh khác nhau, vốn cho sản xuất rất nhiều. Khoảng 90% hộ có nhu cầu vay vốn để đầu tư cho chiều sâu. Trước tình hình đó, Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm tăng sự tiếp cận đến tín dụng của hộ tuy nhiên vẫn tồn tại một bộ phận lớn nông dân thiếu vốn. Hệ thống các tổ chức tín dụng ở nông thôn vẫn không đáp ứng được nhu cầu tín dụng ngày càng tăng của hộ, nhiều hộ tìm đến các nguồn tín dụng không chính thống để mở rộng sản xuất và trang trải các chi tiêu vào những thời điểm khó khăn. Kết quả điều tra mức sống dân cư năm 1993, chỉ có 26% tổng số khoản vay của hộ nông dân đến từ nguồn tín dụng chính thống, còn lại tới 74% số khoản vay của hộ nông dân đến từ nguồn không chính thống . Nghiên

dụng bởi các tổ chức tín dụng chính thống vẫn tồn tại phổ biến ở nông thôn Việt Nam và người nông dân vẫn tiếp tục phụ thuộc vào mạng lưới tín dụng không chính thống. Nghiên cứu của Phương, Dương và Baliswain (2008) cũng cho thấy hiện nay nông dân rất cần vay vốn để mở rộng sản xuất. Nghiên cứu chỉ ra sự tồn tại của vấn đề cần vay nhưng không dám xin vay của nông dân. Tình trạng này xuất hiện ở cả 3 nhóm hộ nhưng phổ biến nhất là ở nhóm nghèo. Nhưng hộ hoàn toàn bị từ chối vay từ Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải vay trên thị trường tín dụng không chính thống để đầu tư cho sản xuất ở những thời điểm mang tính quyết định và tiêu dùng trong những thời điểm khó khăn. Ở nước ta, Chính phủ luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc điều tiết thị trường tài chính nói chung trong đó có thị trường tài chính tín dụng nông thôn. Chính phủ đã cho thành lập các tổ chức tài chính tín dụng ở nông thôn và thông qua các chính sách tài chính tín dụng như: Chính sách lãi suất; chính sách trợ giá; chính sách điều tiết lượng vốn vay của các ngân hàng thương mại đối với nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ kĩ thuật, hỗ trợ vốn cho nông nghiệp nông thôn nhằm tăng cường cung ứng nguồn tài chính cho phát triển nông nghiệp nông thôn.

2.2.2.1. Thời kỳ trước đổi mới năm 1988

Trước “đổi mới”, lĩnh vực tài chính Việt Nam hoàn toàn do nhà nước độc quyền, với các đặc trưng chính là trợ tràn lan, lãi suất thực âm và cơ cấu lãi suất nghịch đảo (tức là lãi suất tiền gửi cao hơn lãi suất cho vay).

Sản xuất nước ta còn mang tính tự cung tự cấp nền nông nghiệp phát triển dựa trên cơ chế tập trung, bao cấp. Các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp (HTXSXNN) và các nông trường quốc doanh (NTQD) của Nhà nước là những đơn vị kinh tế cơ bản trong nông nghiệp và nông thôn. Tổ chức tài chính cung cấp tín dụng cho nông nghiệp và nông thôn thời kì này gồm Ngân hàng nông nghiệp mà trực tiếp là bộ phận ngân hàng nghiệp vụ nông nghiệp trong Ngân hàng nông nghiệp và Hợp tác xã tín dung (HTXTD).

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các chi nhánh hầu hết ở các huyện, tỉnh và là một trung tâm tài chính ở nông thôn. Nguồn vốn của Ngân hàng nông nghiệp bao gồm từ quỹ ngân sách Nhà nước và tiền tiết kiệm của quần chúng nhân dân. Việc cung ứng vốn tín dụng từ ngân hàng cho các doanh nghiệp quốc doanh và tập thể theo tiêu chí và kế hoạch được duyệt và quy đinh của Nhà nước chú trọng đầu tư xây dựng kinh tế cấp huyện.

HTXTD là một tổ chức tài chính tập thể ở nông thôn, bắt đầu được thành lập ở Miền Bắc từ năm 1956 cùng với phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Đến cuối năm 1960 về cơ bản đều có HTXTD với 5294 cơ sở và 2082 nghìn xã viên tham gia. Những năm đầu, HTXTD đóng vai trò làm đại lý hưởng hoa hồng cho Ngân hàng Nông nghiệp trong lĩnh vực tín dụng nông thôn nhận tiền gửi và tiền cho vay, thu nợ. Những năm sau đó, HTXTD trở thành một tổ chức tín dụng độc lập ở các xã. Nguồn vố chủ yếu nhận vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và từ việc nhận tiền gửi tiết kiệm. Thực hiện cho HTXSXNN vay và cho xã viên vay để phát triển kinh tế phụ gia đình, nhu cầu sinh hoạt, sửa chữa nhà cửa. HTXTD đã đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế tập thể và nâng cao đời sống nông dân. Tuy nhiên, vào những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 hàng loạt HTXTD đã bị tan rã do nguồn vốn chủ yếu dựa vào ngân hàng nông nghiệp, vốn cổ phần quá ít ỏi, hiệu quả quản lý và hoạt động kém.

Riêng nông thôn Miền Nam, thời kỳ trước 1975 dưới sự quản lí của chính quyền Sài Gòn, các tổ chức tín dụng cũng được thành lập đáp ứng nhu cầu vốn phát triển nông nghiệp.

2.2.2.2 Thời kỳ đổi mới (từ 1988 đến nay)

Từ sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988 về tiếp tục đổi mới quản lý nông nghiệp, nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta đã có sự chuyển biến cơ bản, từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. Chống nghèo đói và thực hiện công bằng xã hội là mục tiêu phát triển quan trọng của Chính phủ Việt Nam (Chiến

phong trào xóa đói giảm nghèo được phổ biến rộng rãi trên khắp đất nước, xuất phát từ chương trình xóa đói giảm nghèo của thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1993, lần đầu tiên tiêu chuẩn nghèo đói quốc gia được xác lập. Với mục tiêu làm cho người nghèo đói tiếp cận được với các chương trình tín dụng khác nhau, ngân hàng dành cho người nghèo được thành lập vào năm 1995. Ngân hàng này bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1996 và mau chóng phát triển với những nguồn vốn do chính phủ cấp. Vì vậy, các hộ nghèo rất phấn khởi đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh nhiều hộ nhờ đồng vốn ngân hàng lại biết làm ăn nhanh chóng vượt lên số phận đã trở thành những hộ đủ ăn, thoát nghèo, kinh tế khá và trở thành những khách hàng thường xuyên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Vào nửa cuối năm 1990, nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng từ phía các hộ nông dân và yêu cầu tài trợ cho công cuộc giảm nghèo, hai định chế tài chính chính thống là NHNo&PTNT và cùng với ngân hàng dành cho người nghèo và một số tổ chức khác nhau nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động và củng cố các cơ sở của mình.

Những năm gần đây khi chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công – nông nghiệp – dịch vụ việc thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã trở thành chiến lược phát triển kinh tế nông thôn của Đảng và Chính phủ, việc cung cấp vốn tín dụng cho nông nghiệp và nông thôn trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu. Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chính sách khuyến khích tín dụng nông thôn cả về mặt số lượng và chất lượng. Hệ thống tín dụng chính thống ở nông thôn được đa dạng hóa, đa thành phần, đa sở hữu, được mở rộng về quy mô, có địa bàn hoạt động rộng khắp cả đồng bằng, trung du, miền núi, vùng sâu, vùng xa của nông thôn.

Hệ thống tín dụng chính thống ở nông thôn hiện nay bao gồm những tổ chức được thành lập theo thể chế tín dụng; những tổ chức này tiến hành theo các hoạt động tài chính và đặt dưới sự giám sát và kiểm tra của Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam. Các tổ chức tín dụng chính thống đó là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội, hệ thống QTDND, một số HTXTD và Ngân hàng cổ phần nông thôn.

2.2.2.3. Các chính sách tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn của nhà nước

- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010: về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30 – 03 – 1999: Về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17 – 04 – 2009: Về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.

- Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 15 – 10 – 2010: Về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

- Nghị định số 14/CP ngày 02 – 03 – 2003: Ban hành bản quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông – lâm – ngư – diêm nghiệp và kinh tế nông thôn.

- Chỉ thị 202/CT – chủ tịch hội đồng bộ trưởng ngày 28 – 06 – 1991: về việc cho vay vốn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp đến hộ sản xuất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn xã minh thọ, huyện nông cống, tỉnh thanh hoá (Trang 45)