Hệ thống tín dụng nông thôn chính thức trên địa bàn xã Minh Thọ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn xã minh thọ, huyện nông cống, tỉnh thanh hoá (Trang 68)

- Tỷ lệ hộ chưa từng vay vốn (được tính bằng Số hộ chưa từng vay

4.1. Hệ thống tín dụng nông thôn chính thức trên địa bàn xã Minh Thọ

Hiện nay trên địa bàn huyện Nông Cống tồn tại hai tổ chức tín dụng chính thức sau: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT), Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH). Hai tổ chức trên có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp nông thôn, mỗi tổ chức có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng có cùng chung 1 mục đích là cung cấp vốn tín dụng cho nông dân phục vụ việc phát triển kinh tế cũng như nâng cao đời sống cho người dân tại xã Minh Thọ.

4.1.1. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

4.1.1.1.Các quy định của Ngân hàng đối với việc cho hộ nông dân vay vốn

a) Các quy định về đối tượng, nguyên tắc cho vay và điều kiện được vay vốn của NHNo&PTNT

- Đối tượng cho vay của NHNo&PTNT là tất cả các hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn trên địa bàn xã.

- Nguyên tắc cho vay của NHNo&PTNT bao gồm: (1) Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và có hiệu quả kinh tế; (2) vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi vay theo đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng; (3) việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo quy định của chính phủ. Bảo đảm tiền vay có thể thực hiện bằng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba (Có thể bảo đảm bằng chính tài sản được tạo ra do sử dụng vốn vay hoặc bảo đảm bằng tín chấp).

- Điều kiện vay vốn: (1) Khách hàng vay vốn phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo Luật dân sự; (2) có khả năng tài chính và trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng; (3) có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; (4) có dự án, phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh khả thi, có hiệu quả phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hộ nông dân vay vốn bằng hai cách là vay trực tiếp và cho vay gián tiếp thông qua Hội Nông dân và Hội Phụ nữ.

- Cho vay trực tiếp: Hộ nông dân liên hệ trực tiếp với phòng giao dịch của ngân hàng làm thủ tục vay vốn, gồm đơn xin vay, dự án sản xuất kinh doanh cần vay vốn, giấy tờ về tài sản thế chấp do Ủy ban nhân dân xã chứng nhận. Sau khi được ngân hàng xét duyệt, hộ trực tiếp nhận vốn tại chi nhánh ngân hàng. Khi đến hạn trả, hộ trực tiếp đến ngân hàng làm thủ tục và hoàn trả vốn vay cùng với lãi suất quy định. Với cách cho vay này, thủ tục giấy tờ còn tương đối phức tạp, hộ nông dân phải đi lại nhiều lần, ký, viết nhiều loại giấy tờ. Vì thế thường chỉ có hộ giàu, hộ khá, hộ có trình độ mới vay trực tiếp được vốn từ ngân hàng. Căn cứ cho vay còn cứng nhắc, chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp, chưa xem xét đến khả năng trả nợ của hộ và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay do vậy nhiều hộ nông dân chưa tiếp cận trực tiếp được với tín dụng ngân hàng.

- Cho vay gián tiếp qua các tổ chức đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ): hộ nông dân cũng phải làm đơn xin vay và sổ vay vốn, nói rõ mục đích vay cho tổ trưởng tổ vay vốn. Tổ trưởng tổ vay vốn tập hợp danh sách kèm theo đơn xin vay và sổ vay vốn, là người bảo lãnh làm thủ tục xin vay vốn ngân hàng, cùng với ngân hàng xét duyệt cho vay, nhận vốn vay từ ngân hàng và giao cho hộ nông dân. Tổ trưởng tổ vay vốn có trách nhiệm thu hồi vốn vay và lãi suất tiền vay trả cho ngân hàng. Với cách cho vay này, những hộ trung bình, hộ nghèo không có tài sản thế chấp cũng có thể vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên trong thực tế, tổ trưởng tổ vay vốn phải tập hợp được một số hộ có nhu cầu vay vốn nhất định, với tổng lượng vay vốn khoảng gần 100 triệu rồi mới làm thủ tục vay ngân hàng. Do đó, thời gian chờ đợi vốn rất lâu, hộ nhanh nhất cũng phải mất 10 – 15 ngày, hộ chậm nhất mất 1 – 2 tháng. Vì thế không đáp ứng vốn kịp thời theo thời vụ sản xuất. Có trường hợp tổ vay

vốn tự ý nâng lãi suất cao hơn quy định, thu lãi trước 1 kỳ (3 tháng), làm ảnh hưởng đến quyền lợi và thu nhập của người nông dân.

4.1.1.2.Thực trạng vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại huyện Nông Cống

Trong những năm qua, NHNo&PTNT huyện Nông Cống đã huy động vốn bằng nhiều hình thức phong phú như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi huy động từ dân cư (cả nội tệ và ngoại tệ)…Chính vì vậy, nguồn vốn huy động trong những năm qua của NHNo&PTNT Nông Cống tăng liên tục và khá ổn định đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nhân dân trên địa bàn huyện.

Bảng 4.1: Kết quả dư nợ của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Nông Cống

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng nguồn vốn 290.589 358.831 453.385

Tổng dư nợ 288.410 357.439 447.942

Nguồn: Phòng Giám đốc NHNo&PTNT huyện Nông Cống

Qua bảng 4.2 ta thấy được khái quát công tác huy động vốn cũng như công tác tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Nông Cống. Nhìn chung, tổng nguồn vốn và tổng dư nợ của ngân hàng đều tăng qua các năm cho thấy ngân hàng đang hoạt động hiệu quả. Tổng dư nợ năm 2013 tăng 55,31% so với năm 2011 chứng tỏ công tác tín dụng của ngân hàng ngày càng có chất lượng tốt và phổ biến tới nhiều đối tượng hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn xã minh thọ, huyện nông cống, tỉnh thanh hoá (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w