Thực trạng hoạt động tín dụng trong nông thôn ở các nước trên thế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn xã minh thọ, huyện nông cống, tỉnh thanh hoá (Trang 41)

2.1.4.4.Ở các nước phát triển

a) Hệ thống tín dụng nông thôn ở Trung Quốc

Trung Quốc hiện có 1,3 tỷ dân, trong đó số dân sống ở các vùng nông thôn rất đông chiếm khoảng 70% dân số. Vì vậy, nông nghiệp đóng một trò hết sức quan trọng và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Sau 30 năm cùng với tiến trình cải cách mở cửa (1978 – 2008), nền nông nghiệp Trung Quốc đã có nhiều thay đổi, phát triển theo hướng hiện đại hóa và bền vững. Trước tình trạng giá lương thực trong nước leo thang, khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn ngày càng lớn. Trung Quốc đang tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động cấp vốn cho nông dân Chính phủ Trung Quốc thực hiện những nỗ lực đưa vốn đến vùng nông thôn trong lúc lạm phát ở nước này đang chạm mức 8,5%, cao nhất trong vòng 12 năm, mà nguyên nhân chính là do giá lương thực leo thang. Tháng 4/2008, giá lương thực ở Trung Quốc tăng 22% so với năm 2007. Mặt khác, việc Trung Quốc chuyển bốn Ngân hàng quốc doanh lớn thành Ngân hàng thương mại trong những năm gần đây đã buộc các ngân hàng này phải tập trung cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận và giảm bớt sự hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn. Người nông dân phải lệ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn vay từ các Hợp tác xã tín dụng nông thôn. Các tổ chức này hiện đang chiếm khoảng 10% trong tổng số tiền gửi 42.900 tỷ nhân dân tệ trong các ngân hàng và các định chế tín dụng ở Trung Quốc và chủ yếu cung cấp các khoản vay nhỏ có giá trị từ 500 – 20.000 nhân dân tệ cho các hộ nông dân. Giải pháp này giúp khoảng 700 triệu nông dân Trung Quốc có thể tiếp cận các nguồn vốn vay dễ dàng hơn, từ đó đẩy

mạnh sản xuất, gia tăng sản lượng nông nghiệp và tạo thêm động lực cho nền kinh tế vốn đang tăng trưởng nhanh của nước này. Tính đến năm 2006, nông nghiệp cùng với các ngành kinh tế chủ lực khác như lâm nghiệp, chăn nuôi chiếm gần 12% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Trung Quốc. Việc nông dân có thể tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng lao động trẻ từ nông thôn di chuyển ra thành thị để tìm việc làm khiến các vùng nông thôn càng bị tụt lại phía sau so với các thành phố lớn do thiếu vốn đầu tư và lao động.

Trung Quốc đã bắt đầu cho phép các công ty nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước được thành lập ngân hàng và các công ty cho vay ở nông thôn từ tháng 12 năm 2006. Tuy nhiên, các ngân hàng nước ngoài vẫn phải giám sát hoạt động của các đơn vị kinh doanh này thông qua pháp nhân nước ngoài với các nhóm làm việc độc lập cho từng đơn vị, việc thay đổi luật lệ đã tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động thông qua một đơn vị kinh doanh duy nhất hay một công ty con được đăng ký pháp nhân ở Trung Quốc. Vì vậy, các ngân hàng nước ngoài đã cắt giảm chi phí và giải quyết khó khăn trong việc tìm kiếm đội ngũ các giám đốc quản lý chi nhánh có kinh nghiệm.

Năm 2006, Chính phủ Trung Quốc cũng đã mở rộng một kế hoạch thử nghiệm thành lập bảy công ty cho vay nhỏ ở một số tỉnh nông nghiệp như Sơn Tây, Tứ Xuyên. Đến nay, số tổ chức cho vay nhỏ ở các tỉnh này đã tăng lên đến khoảng 300 công ty. Ủy ban Pháp chế ngân hàng của Trung Quốc (CBRC) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã ban hành một số hướng dẫn nhằm bỏ bớt một số rào cản xung quanh việc xác định loại hình công ty cho vay ở nông thôn, các nguồn vốn huy động của các tổ chức này và các vấn đề khác như quy trình xử lý tình trạng phá sản. Theo các hướng dẫn mới, các công ty cho vay nhỏ ấn định lãi suất cho vay phù hợp với rủi ro tín dụng, Chính phủ Trung Quốc cũng cho phép các công ty này có thể thu lãi cho vay cao hơn chi phí huy động đến 4 lần và tối thiểu là bằng 0,9 lần mức

cao nhất trong chin năm trở lại đây). Nhờ đó, UA Easy Lenders, một trong những công ty cho vay nhỏ thử nghiệm đầu tiên ở Trung Quốc, hiện đang cho vay với lãi suất 27,6%/năm.

b) Tín dụng nông thôn ở Nhật Bản

Nhật Bản được coi là một trong những quốc gia thành công trong hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Nhật Bản đã khuyến khích phát triển nông nghiệp bằng việc thành lập ngân hàng cầm đồ, thế nợ bất động sản và những ngân hàng nông – công nghiệp địa phương. Sau đó, các tổ chức này được thay thế bằng các tổ chức tài chính nông nghiệp với số lượng lớn, lãi suất thấp và dài hạn để đầu tư cho việc hình thành vốn cố định trong hộ nông dân và các trang trại nông nghiệp chủ yếu thông qua các HTX nông nghiệp.

Từ đầu những năm 1960 Chính phủ Nhật Bản đã có chương trình cho vay vốn nông nghiệp (GPALs) để tăng cường đầu tư cho nông nghiệp. Nguồn vốn của chương trình này là từ Chính phủ và tư nhân thông qua Hợp tác xã nông nghiệp năm 1984, Nhật Bản đã có 19 loại quỹ Chính phủ do GPALs và 21 loại quỹ tư nhân với số lượng tiền lên tới 693 tỷ Yên. Chương trình cho vay nông nghiệp của Chính phủ Nhật Bản hiện nay được cho là khá hoàn hảo với lãi suất thấp và thời hạn vay dài.

Hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp của nước này cũng như tài chính của các trang trại nông nghiệp. Đây là một tổ chức trực tiếp cung cấp tới 70% số tiền cho vay nông – lâm nghiệp thủy sản.

Như vậy, ở Nhật Bản toàn bộ tín dụng cho nông nghiệp nông thôn được đáp ứng bởi Hợp tác xã nông nghiệp và 2 tổ chức AFFFC và GPALs.

c) Tín dụng nông nghiệp nông thôn ở Hàn Quốc

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hàn Quốc là nước chậm phát triển với 70% dân số sống ở nông thôn, tài nguyên nghèo nàn, đất đai chủ yếu là đồi núi. Giai đoạn 1962 – 1972 do phải đối phó với tình trạng lạm phát cao, người nông dân khó có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thống vì lãi suất cho vay của các tổ chức này tương đối cao. Từ năm 1973 – 1985 Hàn

Quốc đã áp dụng chính sách thả nỗi lãi suất huy động và lãi suất cho vay, tăng cường các hoạt động dịch vụ tài chính cho phép ngân hàng bán lại các loại séc hoặc công trái của Nhà nước theo giá thỏa thuận. Khi đó người nông dân Hàn Quốc đã dần tiếp cận đầy đủ với các nguồn tín dụng mà đặc biệt là nguồn tín dụng chính thống để phục vụ phát triển sản xuất.

Từ năm 1986 đến nay, Hàn Quốc ngày càng chiếm lĩnh được các thị trường lớn nhất thế giới về sản phẩm hàng hóa có công nghệ cao. Nhà nước khuyến khích các công ty tăng mức nghiên cứu và phát triển khoa học. Trong lĩnh vực nông nghiệp tập trung nỗ lực về vốn để đầu tư cho việc phân bổ lại ruộng đất, phổ biến kĩ thuật mới về các biện pháp phòng ngừa sâu bệnh, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn, đặt ra mục tiêu tự túc lương thực và đã đạt được thành tự to lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Người nông dân Hàn Quốc đã thưc sự yên tâm sản xuất với quy mô lớn vì hộ không phải lo chuyện thiếu vốn.

2.1.4.5.Ở các nước đang phát triển a) Tín dụng nông thôn ở Thái Lan

Tổ chức tín dụng lớn nhất trực tiếp và chuyên cung cấp tín dụng cho nông nghiệp và nông dân Thái Lan là Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp (BBAC). Tổ chức này được Nhà nước thành lập từ năm 1996 thuộc Bộ Tín dụng. Ngân hàng này có nguồn vốn chủ yếu là từ Chính phủ và một phần từ các tổ chức nước ngoài. Ngân hàng thực hiện lãi suất ưu đãi cho hộ nông dân thông qua Hợp tác xã tín dụng nông nghiệp và trực tiếp cho những hộ nông dân cá thể không phải là thành viên của Hợp tác xã tín dụng nông nghiệp. Đối tượng vay của BBAC là các Hợp tác xã, các hiệp hội nông dân, trực tiếp từ hộ nông dân và các nhóm hộ.

Tổ chức tín dụng chính thống thứ hai cung cấp một phần tín dụng cho nông nghiệp là hệ thống các Ngân hàng thương mại. Nông dân Thái Lan vay vốn từ các tổ chức trên bằng nhiều cách khác nhau tùy theo hiện trạng và thực lực kinh tế của họ. Những nông dân giàu có tài sản thế chấp có thể vay trực

không có tài sản thế chấp có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng một cách gián tiếp bằng cách tham gia vào các Hợp tác xã, các hiệp hội và nhóm nông dân.

b) Tín dụng nông nghiệp nông thôn ở Philippines

Hệ thống tín dụng chính thống cung cấp vốn tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn ở Philippines bao gồm các Ngân hàng thương mại và các ngân hàng đặc biệt của Chính phủ. Hệ thống các ngân hàng nông thôn, ngân hàng tiết kiệm và Ngân hàng thương mại bao gồm của Nhà nước và của tư nhân có các chi nhánh xuống tận làng xã ở khắp cả nước, trong đó, ngân hàng nông thôn là tổ chức tín dụng chính thống lớn nhất trong tổng số dư tiền cho vay của ngân hàng nông thôn thì có tới 97% -100% là cho vay nông nghiệp. Chính phủ Philippines đã có những chính sách tín dụng phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn như bắt buộc tất cả các Ngân hàng thương mại phải dành tối thiểu 25% quỹ tiền vay có thể của họ cho nông nghiệp, Chính phủ có một ngân hàng đặc biệt cung cấp tín dụng cho nông nghiệp nông thôn lớn nhất đó là Land Bank của Philippines. Ngân hàng này đã dành tới 67% số vốn huy động để cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt ở Philippines cũng có những ngân hàng những công ty được coi là thành công trong việc cho hộ nông dân nghèo vay vốn. Như vậy, ở Philippines không chỉ các hộ nông dân được tiếp cận đầy đủ với nguồn vốn tín dụng chính thống mà ngay cả các hộ nông dân nghèo cũng rất được quan tâm cho vay vốn để yên tâm sản xuất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn xã minh thọ, huyện nông cống, tỉnh thanh hoá (Trang 41)