Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn xã minh thọ, huyện nông cống, tỉnh thanh hoá (Trang 55)

3.1.1.4.Tình hình phân bố và sử dụng đất của xã Minh Thọ

Đất đai là yếu tố quan trọng hàng đầu và là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp. Nó là nguồn tài nguyên đặc biệt bởi lẽ nếu có chế độ canh tác hợp lý chất lượng đất ngày càng màu mỡ. Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, công tác quy hoạch và sử dụng đất là công tác cần phải chú trọng.

Theo bảng 3.1 cho thấy, tổng diện tích đất tự nhiên của xã Minh Thọ trong giai đoạn 2011 – 2013 ít có sự biến động. Năm 2012, tổng kiểm kê đất đai diện tích đất tự nhiên được xác định lại là 889,84 ha (tăng 34.74 ha). Từ năm 2012 tới nay không có sự thay đổi nào về tổng diện tích đất tự nhiên. Sự chuyển dịch cơ cấu mạnh giữa các ngành kinh tế của xã đã tác động lớn đến quá trình biến động đất đai ở mọi loại đất.

Tổng diện tích đất nông nghiệp từ năm 2011 đến năm 2013 giảm dần theo hai giai đoạn: (1) Từ năm 2011 đến năm 2012, tổng nhóm đất nông nghiệp giảm 36,80 ha, giảm nhiều nhất là đất trồng cây hàng năm 73,78 ha (do chuyển sang đất an ninh và đất ở nông thôn), đất lúa tăng 23,25 ha (do đất mặt nước chuyên dùng chuyển sang), đất trồng cây lâu năm tăng 10.16 ha do chuyển từ đất trồng cây hàng năm sang; (2) Từ năm 2012 đến năm 2013, tổng nhóm đất nông nghiệp giảm 42,91 ha, trong đó giảm nhiều nhất là đất lúa (36.83 ha) do chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất ở, đất phát triển hạ tầng, rừng sản xuất giảm 5.62 ha chuyển sang đất xử lý rác thải.

Ngược lại với chiều hướng biến động của tổng diện tích đất nông nghiệp, tổng diện tích đất phi nông nghiệp có chiều hướng biến động tăng: (1) Từ năm 2011 đến năm 2012 tăng 40,50 ha do tăng đất an ninh 63,27 ha, đất phát triển hạ tầng 1,3 ha, nhưng đất mặt nước chuyên dùng giảm 25,06 ha; (2) Từ năm 2012 đến năm 2013 tăng 40,53ha, do đất sản xuất kinh doanh phi

nông nghiệp tăng 32,23 ha, đất xử lý rác thải tăng 5,39, đất phát triển hạ tầng tăng 2,9 ha.

Bảng 3.1. Tình hình phân bố và sử dụng đất của xã Minh Thọ

Đơn vị tính: ha

Loại đất Năm2011 Năm2012 Năm2013 So sánh +/- 12/11 13/12 TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 885,10 889,84 889,84 +34,74 0 1- Đất nông nghiệp 565,08 528,28 485,37 - 36,80 -42,91

1.1- Đất trồng lúa nước 388,40 411,65 374,82 +23,25 -36,83 1.2- Đất trồng cây hàng năm còn lại 77,01 3,23 3,23 - 73,78 0 1.3- Đất trồng cây lâu năm 0 10,16 10,16 +10,16 0 1.4- Đất nuôi trồng thủy sản 11,79 10,35 9,89 - 1,44 -0.46 1.5- Đất rừng sản xuất 87,88 92,89 87,27 +5,01 -5,62

2- Đất phi nông nghiệp 123,86 164,36 204,89 +40,50 +40,53

2.1- Đất trụ sở cơ quan, công trình

SN 0 0 0 0 0

2.2- Đất an ninh 0 63,27 63,27 +63,27 0

2.3- Đất sản xuất kinh doanh phi

NN 0 0 32,23 0 +32,23

2.4- Đất xử lý chôn lấp chất thải 0 0 5,39 0 +5,39 2.5- Đất tôn giáo, tín ngưỡng

2.6- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 10,66 11,65 11,65 +0,99 0 2.7- Đất có mặt nước CD 41,03 15,97 15.97 -25,06 0

2.8- Đất sông, suối 17,74 17,74 17,74 0 0

2.9- Đất phát triển hạ tầng 54,43 55,73 58,64 +1,30 +2,91

3- Đất chưa sử dụng 65,45 16,88 16,71 - 48,57 -0,17

4- Đất khu dân cư nông thôn 100,71 180,32 182,87 +79,61 +2,55

Nguồn: Phòng Địa chính xã Minh Thọ

Diện tích đất chưa sử dụng giảm dần do được đưa vào sử dụng làm đất an ninh (41,26 ha), đất phi nông nghiệp (hơn 7ha), đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (0,17 ha).

hàng năm còn lại trong khuôn viên đất ở vào đất ở); (2) Từ năm 2012 – 2013 tăng 2,55 ha do tăng đất phát triển hạ tăng và đất ở.

3.1.1.5.Tình hình dân số và lao động

Minh Thọ có tốc độ gia tăng dân số dao động trong khoảng 0,6 -0,7%, với tổng số dân năm 2013 là 7.201 người (trong đó nam 3.459 người, nữ 3.742 người). Minh Thọ có lực lượng lao động khá dồi dào với 4.534 người (nữ 2.426 người) tham gia hoạt động kinh tế trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp – dịch vụ (Xây dựng, vận tải, ăn uống, chế biến lương thực, thực phẩm, đồ gỗ…) nhưng chủ yếu vẫn là tham gia vào hoạt động trong ngành nông nghiệp. Đây là thế mạnh để Minh Thọ phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên cũng gây không ít khó khăn trong khâu giải quyết việc làm cho những người dân trong độ tuổi lao động. Trên địa bàn xã có công ty may Xuất khẩu Trường Thắng thu hút trên 100 công nhân với mức thu nhập bình quân 1.700.000 đến 2.000.000 đồng/người trên tháng đã phần nào giải quyết được nhu cầu việc làm của một bộ phận lao động của xã là lao động phổ thông, trình độ tay nghề và trình độ chuyên môn không cao.

Bảng 3.2: Tình dân số và lao động của xã Minh Thọ giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)

SL

(người) (%)CC (người)SL (%)CC (người)SL (%)CC 12/11 13/12

Tổng số dân 7.109 100,0 7.156 100,0 7.201 100,0 0,7 0,6 - Nam 3.405 47,9 3.431 47,9 3.459 48,0 0,8 0,8 - Nữ 3.704 52,1 3.725 52,1 3.742 52,0 0,6 0,5 Tổng số LĐ 4.501 100,0 4.534 100,0 4.575 100,0 0,7 0,9 - Nam 2.093 46,5 2.108 46,5 2.129 46,5 0,7 1,0 - Nữ 2.408 53,5 2.426 53,5 2.446 53,5 0,7 0,8

Nguồn: Ban thống kê xã Minh Thọ

3.1.1.6.Điều kiện cơ sở hạ tầng

Trong những năm qua, Minh Thọ đã có nhiều cố gắng đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật: xây mới, nâng cấp nhiều công trình như: giao thông, thủy lợi,

trường học, y tế, công sở, trạm thú y, nhà văn hóa thôn, bưu điện văn hóa xã, trạm biến áp trung gian, sân vận động… nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thì còn phải tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa.

a) Giao thông

Giao thông là huyết mạch của nền kinh tế. Những năm vừa qua đã được quan tâm, đầu tư đúng mức. Hệ thống giao thông có đường Quốc lộ 45 chạy qua dài 2,5km đã được rải nhựa kiên cố, có đường tỉnh lộ 10 đi Tĩnh Gia qua xã dài 2km đã rải nhựa và hệ thống đường giao thông liên xã, liên thôn, nội đồng dài hàng chục km, phân bố tương đối hợp lí. Chất lượng đường: Đường Quốc lộ và tỉnh lộ đã được rải nhựa toàn bộ, đường liên thôn có 2/7km được bê tông hóa, còn lại là đường đất.

b) Các công trình phúc lợi hiện có

Bảng 3.3: Thống kê hiện trạng các công trình xây dựng

STT Tên công trình Số lượng Diện tích (m2) Quy mô

1 Trụ sở Đảng ủy – UB 1 4.843 Kiên cố

2 Trường học cấp 1, cấp 2 2 20.641 Cao tầng

3 Nhà mẫu giáo 4 2.300 Kiên cố

4 Trạm y tế 1 1.937 Kiên cố

5 Nhà văn hóa thôn 4 2.863 Cấp 4A

6 Đài tưởng niệm 1 893 Kiên cố

7 Trạm biến áp trung gian 1 3.908

8 Bưu điện văn hóa xã 1 106 Kiên cố

9 Trạm bơm 2 200 1000m3/h

10 Sân vận động 1 5.829

11 Bệnh viện huyện 1 17.903 Kiên cố

12 Chợ Đón 1 5.800 Kiên cố

Nguồn: Phòng Địa chính xã Minh Thọ

c) Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi của xã gồm: Kênh Bắc dài 2,5km, kênh N8 dài 2,8km, kênh B87 dài 2km, kênh mương tiêu trục dài 3km, kênh nội đồng

29km trong đó bê tông hóa được 5km. Ngoài ra, còn có hồ Vực, sông Chuối dài 6km, sông Lịm dài 1km. Hệ thống các công trình thủy lợi được quan tâm đầu tư và đang phát huy tác dụng tốt, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp.

d) Hoạt động văn hóa

Minh Thọ đã khai trương xây dựng xã văn hóa, 4/4 làng văn hóa, trong đó có 1 làng đạt văn hóa cấp tỉnh và 1 làng đạt văn hóa cấp huyện, 2/3 trường đạt danh hiệu cơ quan văn hóa cấp huyện. Các làng đều có thiết chế văn hóa phục vụ nhân dân sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao. Năm 2009, toàn xã có 85% gia định đạt gia đình văn hóa.

- Y tế: Xã có 1 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống y, bác sĩ từ trạm xá đến thôn hoạt động tốt, coi trọng việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, cơ sở vật chất cho trạm được đầu tư khá tốt, triển khai các chương trình y tế đạt kết quả cao như: tiêm chủng mở rộng, uống Vitamin A, vệ sinh môi trường. Vì vậy, không có dịch bệnh xảy ra.

- Giáo dục: Xã đã xác định đầu tư giáo dục là quốc sách hàng đầu, nên hàng năm tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, bàn ghế đầy đủ phục vụ tốt dạy và học. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp bình quân hàng năm từ 97 – 98%, đỗ các trường cao đẳng, đạo học, trung cấp chuyên nghiệp năm sau cao hơn năm trước. Các thầy, cô giáo thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo để nâng cao năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu cải cách giáo dục, có nhiều thầy cô giáo dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, trường tiểu học và trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, trường mầm non đang hoàn thiện đề nghị công nhận chuẩn quốc gia vào cuối năm 2010.

Công tác khuyến học đã được xã hội hóa và thúc đẩy sự nghiệp giáo dục trong xã phát triển. Hầu hết các dòng họ, thôn làng đều xây dựng quỹ khuyến học. Quỹ này đã lên tới hàng trăm triệu đồng dùng để khích lệ động viên kịp thời các cháu học giỏi và đỗ đạt cao.

3.1.1.7.Kết quả phát triển sản xuất kinh doanh

Kinh tế phát triển là một điều kiện vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn tới khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân cũng như đời sống tinh thần của họ. Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của cả nước, xã Minh Thọ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã có những bước phát triển nhanh cả về kinh tế và xã hội. Các ngành sản xuất kinh doanh nói chung đều đạt giá trị kinh tế cao, thu nhập của các hộ nông dân được tăng lên đáng kể, đời sống tinh thần được nâng cao. Sự phát triển đó được thể hiện rõ nét trong bảng

Bảng 3.4: Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của xã Minh Thọ

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng thu đồngTỷ 88,3 95,4 110,0 Nông nghiệp % 41,4 33,9 28,8 - Trồng trọt % 77,3 80,8 78,5 - Chăn nuôi % 22,7 19,2 21,5 Dịch vụ ngành nghề % 34,9 41,3 38,9 Thu từ các nguồn khác

(Lương hưu, trợ cấp xã hội) % 23,8 24,8 32,4

Nguồn: Văn phòng Ủy ban xã Minh Thọ

Qua bảng 3.4 cho thấy, tổng giá trị sản xuất của toàn xã qua các năm liên tục tăng với mức bình quân là 11,66%/năm tốc độ tăng của năm 2012 so với năm 2011 thấp hơn tốc độ tăng của năm 2013 so với năm 2012. Năm 2013 tổng giá trị sản xuất của xã đạt 110,02 tỷ đồng tăng 21,69 tỷ đồng (tương ứng với 24,6%) so với năm 2011. Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo xu hướng chung của cả nước: chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành nông nghiệp và công nghiệp dịch vụ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng của ngành trồng trọt. Với những chính sách

phát triển kinh tế xã hội, chính quyền địa phương tại Minh Thọ đã giúp các hộ nông dân tại đây có được cuộc sống tốt hơn cả về vật chất cũng như tinh thần.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn xã minh thọ, huyện nông cống, tỉnh thanh hoá (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w