Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu tín dụng nông nghiệp ở nước ta

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn xã minh thọ, huyện nông cống, tỉnh thanh hoá (Trang 50)

Xuất phát từ việc phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về tín dụng nông nghiệp ở nước ta, có thể rút ra một số kết luận như sau:

Hệ thống tín dụng chính thống nông thôn bao gồm nhiều tổ chức tín dụng như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội, QTDND,…, trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đóng vai trò chủ đạo. Để tiếp cận được với nguồn vốn của các tổ chức này thì đối tượng vay vốn (chủ yếu là các hộ nông dân) cần phải thuộc diện ưu tiên trong chương trình vay (đối với hộ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách và xã hội), là thành viên của tổ chức đó (đối với hộ vay vốn từ QTDND), có

tài sản thế chấp hoặc dự án kinh doanh (đối với hộ vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Hiện nay, các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng muốn có một nền nông nghiệp, nông thôn phát triển đồng đều và bền vững thì cần phải chú trọng phát triển hệ thống tín dụng chính thống, giúp họ thoát khỏi nghèo và vươn lên tự làm giàu chính đáng cho bản thân và xã hội.

Các lý thuyết khác nhau và mô hình thị trường tín dụng đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiếp cận tín dụng chính thống của các hộ gia đình. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận tín dụng chính thống bao gồm: đất đai, tình trạng nhà cửa, tài sản của hộ, trình độ văn hóa và nghề nghiệp chính của chủ hộ, danh tiếng của chủ hộ, kỹ năng canh tác, sự nhạy bén với những thách thức và chất lượng của đất đai… Trong các yếu tố đó,cả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho thấy đất đai là yếu tố quyết định quan trọng nhất tới sự tiếp cận tín dụng chính thống của hộ và một mặt nó là yếu tố sản xuất chính của sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và mặt khác nó là vật thế chấp giá trị phổ biến nhất.

Việc phát triển một hệ thống tín dụng nông thôn hiệu quả đã và đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong suốt các thập kỷ qua. Từ các chính sách “hướng cung” với sự can thiệp sâu của Nhà nước đã chuyển sang phương thức tiếp cận mới, tự do hơn và theo tín hiệu của thị trường. Tự do hóa khu vực tín dụng bao gồm cả việc loại bỏ lãi suất điều chỉnh, các chương trình tín dụng trực tiếp và cả sự cải tổ hoặc cổ phần hóa hệ thống ngân hàng phát triển nông nghiệp quốc doanh.

Những thay đổi này đã góp phần xóa bỏ những lệch lạc, méo mó của thị trường tín dụng làm tăng triển vọng phát triển trong dài hạn của một hệ thống tín dụng nông thôn bền vững. Các sáng kiến mới như sự cải tổ lại hệ thống ngân hàng nông nghiệp theo định hướng thị trường trong việc cung cấp các dịch vụ cho hộ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn đã được áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng tại các khu vực nông thôn. Đồng thời

một số các tổ chức tín dụng vi mô thời gian qua cũng đang nỗ lực đễ áp dụng phương thức cho vay nhỏ lẻ đến khách hàng nông thôn.

Kinh nghiệm tại nhiều nước cho thấy tín dụng được trợ cấp không phải là chìa khóa cho thành công của tín dụng ở cơ sở. Nhu cầu chính của người nghèo là dễ dàng và nhanh chóng được vay vốn và chi phí giao dịch thấp (thủ tuc đơn giản và nhanh chóng nhận được tiền) mới là chìa khóa cho thành cống chứ không phải tín dụng giá rẻ. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mức lãi suất thị trường sẽ đảm bảo cả tính công bằng lẫn tính hiệu quả trong cung cấp tín dụng cho nông dân.

Trên cơ sở phân tích ở trên đã cho thấy, hoạt động tín dụng cũng như vai trò của các tổ chức tín dụng chính thống ở nông thôn đã góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế hộ nông dân và chiến lược phát triển nông thôn. Vì vậy cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về thực trạng cũng như giải phát để thúc đẩy sự tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống có hiệu quả hơn.

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn xã minh thọ, huyện nông cống, tỉnh thanh hoá (Trang 50)