I- PHẦN MỞ ĐẦU
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.2.2 Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phương nước ta trong
nước ta trong thời gian qua
2.2.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh đã và đang lựa chọn các dự án đầu tư có kỹ thuật và công nghệ hiện đại, sử dụng nguồn lao động có chuyên môn, tay nghề cao. Do đó, sự hỗ trợ cũng tính tới các ngành, nghề, doanh nghiệp cần đào tạo phù hợp với cơ cấu nhân lực và xu thế phát triển của các ngành mũi nhọn trong tương lai, tỉnh định hướng những ngành mũi nhọn để phấn đấu trong những năm tới sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp là công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ điện tử viễn thông, dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm…
Việc làm tăng cao, vượt tốc độ tăng của lực lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị liên tục giảm. Bắc Ninh là một trong số ít tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp thấp so với tỷ lệ chung của cả nước cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Năm 2010, 2011 chỉ số Đào tạo lao động trong chỉ số PCI đều đứng trong tốp 10 tỉnh, thành phố tốt nhất. Thu nhập bình quân của một lao động có việc làm, đặc biệt là lao động làm công ăn lương tiếp tục được cải thiện. Tuy nhiên so với tình hình phát triển kinh tế hiện nay thì chỉ số Đào tạo lao động còn thấp, chưa đáp ứng đủ nguồn lao động cho các Doanh nghiệp. Để nâng cao chất lượng dạy nghề, Hưng Yên đã tập trung thực hiện các biện pháp như:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Trung ương và của tỉnh về giáo dục và dạy nghề. Các trường chủ động liên kết với doanh nghiệp trong đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy nghề và thực hành, có trách nhiệm giới thiệu việc làm cho học sinh sau đào tạo.
2. Cơ quan quản lý tập trung đánh giá, rà soát toàn bộ mạng lưới cơ sở dạy nghề hiện có và chỉ ra được các tiêu chí chuẩn của các trường, các ngành nghề đào tạo.
3. Phát huy cơ chế chủ động tài chính theo quy định đối với các đơn vị sự nghiệp, chú trọng huy động các nguồn lực tài chính ngoài ngân sách để đầu tư cho công tác đào tạo, đầu tư có hiệu quả nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề.
4. Tiếp tục xã hội hoá công tác dạy nghề, đầu tư phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý về số lượng và chất lượng, bổ sung và điều chỉnh chương trình, giáo trình và các nghề phù hợp với nhu cầu của Doanh nghiệp.
5. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề, khuyến khích tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực dạy nghề.
6. Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động và dịch vụ về đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm, mạng lưới này sẽ thực hiện chức năng làm cầu nối liên kết giữa cung và cầu lao động, giữa người lao động, cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động (Sàn giao dịch lao động việc làm và các cơ quan thông tin truyền thông đại chúng của tỉnh).
7.Đào tạo nghề cho các cơ sở sản xuất mới xây dựng, các dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị mới : Tiến hành khảo sát tại các khu công nghiệp lớn của tỉnh để xây dựng dự án đào tạo nghề cho các ngành nghề áp dụng công nghệ mới đòi hỏi lao động có các kỹ năng nghề chuyên biệt nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp; đào tạo lao động các nghề đặc biệt: Khảo sát tại các làng nghề truyền thống để xây dựng các dự án đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ nhằm giữ gìn và nâng cao chất lượng sản phẩm các mặt hàng truyền thống như nghề (gốm, làm tranh Đông Hồ, trạm khắc gỗ , đúc đồng ...).
2.2.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa
Trong những năm qua, thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỉnh Thanh Hóa đã phát huy tối đa mọi nguồn lực, tập trung cho công tác đào tạo nghề cho nông dân. Tính đến hết tháng 11/2011, tổng số lao động được hỗ trợ dạy nghề theo Đề án 1956 là 9.280 người, trong đó, nghề nông nghiệp đào tạo được 4.899 học viên, chiếm 52,8%; nghề phi nông nghiệp 4.381 người, chiếm 47,2%.
Riêng năm 2011, Thanh Hoá đã mở được 48 lớp đào tạo cho 1.558 lao động nông thôn. Những địa phương tổ chức dạy nghề mang lại hiệu quả là Thọ Xuân, Nga Sơn, Yên Định, Thiệu Hoá... trong đó có 4 mô hình dạy nghề hiệu quả có thể nhân rộng, đó là dạy nghề kỹ thuật sản xuất lúa F1 tại huyện Yên Định; mô hình lúa cao sản tại huyện Thọ Xuân; dạy nghề thêu ren, đính cườm tại khu làng nghề thị trấn Nga Sơn (huyện Nga Sơn); dạy nghề dệt chiếu tại Nga Sơn và dạy nghề mây giang xiên tại huyện Thiệu Hóa.
Để triển khai Đề án đạt kết quả tốt, các sở ban ngành và địa phương đã lựa chọn các cơ sở dạy nghề có năng lực để dạy nghề cho lao động nông thôn, đảm bảo chất lượng đào tạo gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo. Đối với nghề nông nghiệp, lao động học tập xong có thể áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Đối với nghề phi nông nghiệp, cơ sở dạy nghề phần lớn là những công ty, doanh nghiệp đủ điều kiện dạy nghề, nên việc tổ chức dạy nghề rất thuận lợi bởi sau khi học nghề xong, người lao động được công ty cung ứng nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm.
Cùng với đào tạo nghề, tỉnh Thanh Hóa cũng là một trong hai địa phương (tỉnh Bến Tre) triển khai dạy nghề theo hình thức thí điểm cấp thẻ dạy nghề nông nghiệp, với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng. Theo đó, Thanh Hóa đã tổ chức được 55 lớp, với tổng số lao động được đào tạo là 1.915 học viên. Đây là hình thức đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn phù hợp, vì người lao động được chủ động chọn nghề, cơ sở đào tạo phù hợp với khả năng và điều
kiện của mình; tạo ra cơ chế thị trường bình đẳng trong dạy nghề, bình đẳng trong các trường công lập và tư thục, hạn chế cơ chế "xin cho" trong quản lý đào tạo.
Mặc dù đạt những kết quả khả quan, mang lại việc làm cho người lao động nhưng trong quá trình đào tạo, tỉnh Thanh Hóa cũng gặp một số khó khăn như: Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Một số bộ phận người lao động còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chưa nhận thức rõ vai trò giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, chưa tích cực tham gia học nghề; kinh phí hỗ trợ của Nhà nước còn ít, nhất là ở khu vực miền núi, nơi rất đông người lao động cần được đào tạo nghề; đội ngũ giáo viên còn mỏng và thiếu, nhất là những giáo viên có tay nghề; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trung tâm dạy nghề cấp huyện chưa được đầu tư đúng mức, đồng bộ, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo…
2.2.2.3 Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương
Dạy nghề gắn với tạo việc làm. Gắn liền với đề án 1956 về nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giai đoạn từ 2011 - 2015, tỉnh phấn đấu đào tạo nghề cho 62.500 LĐNT, trong đó có 20 nghìn người học nghề nông nghiệp, 42.500 học nghề phi nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương đã đề ra nhiều giải pháp. Trong đó, tập trung củng cố mạng lưới, nâng cao năng lực các cơ sở dạy nghề, đa dạng hóa các hoạt động dạy nghề, truyền nghề, khuyến khích các doanh nghiệp, các HTX, các cá nhân có khả năng dạy nghề đều được tham gia dạy nghề. Khuyến khích dạy nghề tại chỗ, dạy nghề lưu động. Thường xuyên yêu cầu các cơ sở tổ chức dạy nghề phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp và quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động. Tăng cường sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc dạy nghề gắn với giải quyết việc làm; gắn công tác dạy nghề cho LĐNT
với xây dựng nông thôn mới. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác dạy nghề, có biện pháp chấn chỉnh những sai phạm, bất cập.
Đối với những lao động trẻ, sau khi học nghề xong, các trung tâm đào tạo phối hợp với các doanh nghiệp tư vấn, tạo cơ hội cho họ vào làm việc. Còn những lao động lớn tuổi, trung tâm đào tạo nghề phối hợp với các cơ sở sản xuất ở các địa phương để tạo việc làm tại chỗ cho họ. Ngoài ra, tỉnh còn thực hiện thí điểm mô hình hỗ trợ người học nghề mở cơ sở sản xuất, hỗ trợ cho vay vốn.
2.2.2.4 Bài học kinh nghiệm
Từ kết quả đào tạo nghề tại một số địa phương trên ta có thể đưa ra được một số những vấn đề cần thực hiện khi triển khai công tác đào nghề và nâng cao chất lượng người lao động trong thời gian tới
Một là: cần thực hiện theo sát đề án mà các cấp chính quyền từ Trung
ương đến địa phương đã đề, đồng thời phải có các chính sách phát triển công tác đào tạo nghề phù hợp với thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
Hai là: tăng cường công tác tuyên truyền sâu, rộng hơn nữa về công tác
đào tạo nghề cho người lao động đến toàn thể lực lượng lao động của địa phương.
Ba là: tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở, trang thiết bị dạy nghề, cũng
như tăng cường nâng cao năng lực của cán bộ, giáo viên tham gia công tác đào tạo nghề.
Bốn là: tập trung đào tạo nghề theo nhu cầu của người học và nhu cầu
của các doanh nghiệp, đồng thời cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp sử dụng lao động.
Năm là: cần có chính sách tạo việc làm cho người lao động sau khi
2.2.3. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số nướcchâu Áchâu Á