Thực trạng chất lượng đào tạo nghề qua đánh giá của người lao động, giáo viên dạy nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 76)

I- PHẦN MỞ ĐẦU

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.3 Thực trạng chất lượng đào tạo nghề qua đánh giá của người lao động, giáo viên dạy nghề

động, giáo viên dạy nghề và đơn vị sử dụng lao động

4.2.3.1 Chất lượng đào tạo nghề qua đánh giá của người lao động a. Đánh giá chung về công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện

Chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các trung tâm, cơ sở luôn được người lao động quan tâm trước khi lựa chọn đăng ký học bởi theo tâm lý ai cũng muốn khi học xong sẽ có trình độ chuyên môn, tay nghề vững vàng, có thể dễ dàng kiếm được công việc tốt.

Kết quả điều tra 120 LĐNT ở xã Dị Sử, Nhân Hòa và thị trấn Bần trên địa bàn huyện về công tác đào tạo nghề và chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT huyện Mỹ Hào được tổng hợp ở bảng 4.4:

Kết quả điều tra cho thấy vẫn có tới 43,3% lao động không muốn đi học nghề, và có tới 46,2% cho rằng đào tạo nghề vẫn chưa gắn với việc làm hoặc nếu có thì thu nhập của họ sau khi được đào tạo vẫn chưa cao như họ mong muốn. Đa phần những người lao động thuần nông trên địa bàn có nhu cầu học nghề cao hơn tuy nhiên mục đích và kỳ vọng chính của người lao động khi tham gia vào lớp học nghề đó là sau khi hoàn thành khóa học họ có thể tìm được việc làm ổn định với thu nhập cao và ổn định, đồng thời được nâng cao được trình độ.

Bảng 4.4: Đánh giá chung của người lao động về chất lượng đào tạo nghề

STT Nội dung

Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

Tổng số lao động điều tra 120 100

1 Nguyện vọng học nghề

* Muốn học nghề 74 61,67

* Không muốn học nghề 46 38,33

Do đào tạo chưa gắn với việc làm 28 60,87

Do tâm lý 37 80,43

Do điều kiện kinh phí 7 15,22

Do chất lượng đào tạo nghề không đảm bảo 34 67,31

Về cơ sở vật chất 16 47,06

Về trang thiết bị dạy học 21 61,76

Về đội ngũ giáo viên 7 20,59

Về chương trình đào tạo 12 35,29

2 Ý kiến đề xuất

Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm 62 51,67 Mở rộng hình thức, nội dung, nâng cao chất

lượng đào tạo. 43 35,83

Không có ý kiến - -

Qua kết quả điều tra có thể thấy một bộ phận gồm các lao động trẻ tuổi không muốn đi học nghề là do tâm lý chiếm 80,43%. Số lao động này tin tưởng rằng xã hội coi trọng về bằng cấp khoa cử nên tâm lý thanh niên muốn nhất thiết phải vào học tại các trường cao đẳng, đại học để sau khi tốt nghiệp có thể dễ dàng kiếm được việc làm tốt với lương cao ở thành phố.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến cho LĐNT không muốn đi học nghề đó là do chất lượng đào tạo nghề. Có tới 67,31 % số lao động cho rằng chất lượng đào tạo nghề ở trung tâm dạy nghề và các cơ sở dạy nghề khác của huyện chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của họ, trong đó hai yếu tố được đánh giá ảnh hưởng nhất đến chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT huyện trong thời gian nay đó là cơ sở vật chất của nơi học và trang thiết bị dạy học.

Hiện nay thực hiện theo chủ trương của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh Hưng Yên về việc đa dạng hóa các hình thức giới thiệu việc làm huyện đã tiến hành giới thiệu việc làm sau đào tạo cho người lao động tuy nhiên số lượng chưa nhiều, chưa thể đáp ứng được nhu cầu về việc làm của người lao động sau học nghề. Qua điều tra nhu cầu học nghề của lao động nông thôn huyện Mỹ Hào chúng tôi tổng hợp được bảng số liệu sau:

Bảng 4.5. Nguyện vọng học nghề của lao động nông thôn huyện Mỹ Hào

STT Đối tượng Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Tổng số lao động điều tra 120 100

1 LĐ chọn ngành nghề sản xuất nông nghiệp 22 18,33 2 LĐ chọn nghề điện tử 31 25,83 3 LĐ chọn nghề cơ khí 27 22,5 4 LĐ chọn nghề thương mại, dịch vụ 21 17,5 5 LĐ chọn nghề truyền thống 19 15,83

(Nguồn: Kết quả điều tra bộ phận lao động nông thôn huyện Mỹ Hào)

Sau quá trình đào tạo nếu người lao động có thể dễ dàng kiếm việc làm thì người lao động sẵn sàng bỏ kinh phí để học, để kiếm cho mình một ngành nghề có thu nhập. Ngược lại, nếu ngành nghề không đáp ứng được nhu cầu thị

trường lao động, không gắn với việc làm, chất lượng đào tạo nghề không đảm bảo thì sẽ không thu hút được người lao động muốn tham gia học nghề. Do đó để có thể thu hút và giúp người lao động nhận thức được vai trò của đào tạo nghề với cuộc sống của họ và giá trị nghề nghiệp sau đào tạo trong nền kinh tế thị trường thì việc cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề là việc làm hết sức cần thiết. Phần lớn các ý kiến đề xuất đều mong muốn đào tạo nghề cần phải gắn với việc làm ổn định lâu dài, phát triển các hình thức, chương trình đào tạo phù hợp và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo có như vậy mới thu hút được bộ phận LĐNT theo học nghề.

b. Đánh giá về hình thức và nội dung chương trình đào tạo nghề hiện tại của địa phương

Kết quả khảo sát 120 lao động về hình thức và nội dung chương trình đào tạo nghề cho người lao động nông thôn trên địa bàn huyện được thể hiện trong bảng 4.6:

Bảng 4.6: Đánh giá của người lao động về hình thức và nội dung chương trình đào tạo STT Mức độ đánh giá Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động 29 24.17 2

Phù hợp với nhu cầu học nghề và xu thế phát

triển 45 37.50

3 Chưa phù hợp cần bổ xung thêm 46 38.33

Tổng số 120 100

(Nguồn: Kết quả điều tra LĐNT huyện Mỹ Hào, tình Hưng Yên)

Qua số liệu điều tra cho thấy có 38,33% ý kiến của người lao động cho rằng hình thức và nội dung chương trình đào tạo nghề được triển khai trên địa bàn huyện hiện nay là chưa phù hợp và cần bổ sung thêm về chất lượng các buổi thực hành, trang thiết bị mới để phù hợp với tình hình phát triển chung của toàn huyện và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh

nghiệp trên địa bàn huyện cũng như các địa bàn xung quanh. Có 37.5% số ý kiến cho rằng nội dung và hình thức chương trình đào tạo trên địa bàn huyện đã phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động. Còn lại 24,17% ý kiến cho rằng với các hình thức và nội dung đào tạo nghề trên địa bàn huyện như hiện nay thì sau khi được đào tạo nghề người lao động có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp tuyển dụng lao động trên địa bàn.

c. Đánh giá về tác dụng của tham gia học nghề đối với người lao động

Việc đào tạo nâng cao kiến thức, tay nghề là rất cần thiết với bất kỳ lao động nào, qua quá trình khảo thu thập ý kiến của người lao động trên địa bàn huyện Mỹ Hào để đánh giá về tác dụng của công tác đào tạo nghề đối với người lao động cụ thể được thể hiện ở bảng 4.6:

Bảng 4.7: Đánh giá của người lao động về việc tham gia học nghề

STT Chỉ tiêu đánh giá Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Kiến thức và tay nghề được nâng lên 98 81,7 2 Khả năng giải quyết công việc tốt hơn 74 61,7

3 Thu nhập tăng lên 50 41,7

4 Khả năng kiếm được việc làm cao hơn 36 30

5 Ứng dụng được vào trong lao động, sản xuất 72 60

(Nguồn: Kết quả điều tra LĐNT huyện Mỹ Hào, tình Hưng Yên)

Với tỉ lệ 81,7% người lao động được hỏi cho rằng sau khi tham gia vào các lớp học nghề thì kiến thức và tay nghề của người lao động sẽ được nâng lên so với trước khi tham gia học, từ đó kỹ năng giải quyết công việc sẽ tốt hơn, nhanh hơn từ đó kỳ vọng thu nhập sẽ cao hơn. Có 41,7% ý kiến đồng ý với việc sau khi học nghề thu nhập của họ tăng lên do tay nghề tăng và mức độ hoàn thành công việc của người lao động sẽ tốt hơn. Khả năng ứng dụng các kiến thức khi được học vào trong sản xuất của người lao động sau khi được đào tạo được đánh giá ở mức độ 60% ý kiến.

Điều đó cho thấy đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động là một việc làm hết sức quan trọng và đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mỹ Hào nói riêng và của cả nước nói chung.

4.2.3.2 Chất lượng đào tạo nghề qua đánh giá của giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý đối với công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Mỹ Hào

Kết quả điều tra cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tất cả các ý kiến cho rằng dạy nghề chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện, đặc biệt là chưa đáp ứng được nguyện vọng học nghề của bộ phận lao động nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hiệu quả từ việc dạy nghề là công tác đào tạo nghề trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến ngân sách đầu tư cho dạy nghề còn hạn hẹp, cơ chế quản lý lỏng lẻo… Kết quả điều tra được thể hiện trên bảng 4.8.

Ngành nghề đào tạo là vấn đề hết sức quan trọng trong đào tạo nghề. Ngành nghề phải đa dạng, phong phú, phù hợp với thị trường lao động mới thu hút được người lao động theo học. Theo đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên mặc dù đã có nhiều cố gắng để mở rộng ngành nghề đào tạo, tuy nhiên vẫn còn nhiều nghề lao động có nhu cầu học và phù hợp với thị trường việc làm hiện nay ở địa phương nhưng vẫn chưa mở. Nguyên nhân chính là do cơ

sở vật chất nghèo nàn chưa đủ khả năng mở rộng ngành nghề, ngoài ra công tác đào tạo nghề ở huyện không có tính cạnh tranh do trên địa bàn huyện chỉ có 01 trung tâm dạy nghề; các lớp được mở tại cộng đồng là các lớp bồi dưỡng tập huấn mang tính chất trao đổi kinh nghiệm và theo xu hướng của thị trường lao động Những ngành nghề được tổ chức đào tạo tại trung tâm chủ yếu là ngành nghề phục vụ cho ngành công nghiệp, thương mại. Hình thức đào tạo lao động của huyện cũng bị đánh giá là còn đơn điệu , chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng về thời gian, trình độ của nhiều đối tượng khác nhau.

Hầu hết các ý kiến của cán bộ, giáo viên dạy nghề cho rằng phát triển công tác dạy nghề là một việc làm hết sức cần thiết không chỉ đáp ứng được nhu cầu học nghề của lao động địa phương mà còn là một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Có nhiều ý kiến cho rằng, trong quá trình phát triển công tác đào tạo nghề cần linh hoạt và phát triển đa dạng các ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn địa phương, vì dân số của huyện tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Muốn phát triển kinh tế xã hội của huyện, một biện pháp quan trọng là cần giải quyết việc làm cho bộ phận lao động nông thôn, đặc biệt là với bộ phận lao động nông thôn bị mất đất sản xuất nông nghiệp bằng hình thức đào tạo nghề một cách bài bản, khoa học để họ có thể tự lập nghiệp sau khi kết thúc khóa đào tạo. Đồng thời, phát triển quy mô, ngành nghề đào tạo cho bộ phận lao động nông thôn cũng góp phần trong quá trình hoàn thành sự nghiệp CNH -HĐH nông nghiệp, nông thôn của huyện.

Bảng 4.8: Kết quả điều tra cán bộ, giáo viên về công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện

STT Nội dung Số ý kiến %

Tổng số 12 100

1 Phát triển công tác dạy nghề

- Rất cần thiết 10 83 - Cần thiết 2 17 - Không cần thiết - - 2 Ngành nghề đào tạo - Đa dạng 5 41,67 - Chưa đa dạng 7 58,33 + Do cơ sở vật chất nghèo nàn 4 57,1

+ Do lao động không có nhu cầu 5 71,4

+ Không có tính cạnh tranh 3 25

3 Hình thức đào tạo

- Đa dạng 4 33,33

- Chưa đa dạng 8 66,7

+ Thiếu kinh phí 7 87,5

+ Chưa quan tâm mở rộng 1 12,5

+ Nguyên nhân khác - -

(Nguồn: Kết quả điều tra đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề huyện Mỹ Hào)

Qua điều tra cho chúng ta thấy, hiện nay cơ chế quản lý, ngân sách dạy nghề, cơ sở vật chất, ngành nghề và hình thức đào tạo đang là vấn đề bức xúc của đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Mỹ Hào.

Với tình hình trên, để công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện phát triển, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn các cơ sở đào tạo cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo nghề, cần phải mở rộng và phát triển quy mô ngành nghề và hình thức đào tạo đa dạng và linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong tình hình mới.

4.2.3.3 Chất lượng đào tạo nghề qua đánh giá của doanh nghiệp sử dụng lao động

Ngoài các tiêu chí bên trong để đánh giá chất lượng đào tạo nghề như: chất lượng đầu vào, chương trình đào tạo; đội ngũ cán bộ, giáo viên, cơ sở vật

chất, trang thiết bị, nguồn tài chính ngân sách … ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề; khả năng vận dụng những lý thuyết và kỹ năng thực hành vào trong công việc của người lao động tại các cơ sở tuyển dụng lao động cũng là một yếu tố khách quan để đánh giá chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Để tiến hành điều tra, đánh giá tay nghề và khả năng làm việc cũng như ý thức kỷ luật của người lao động sau khi tham gia các lớp đào tạo nghề, chúng tôi đã tiến hành điều tra về chất lượng của người LĐNT tại 12 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Mỹ Hào có sử dụng một số lao động đã qua đào tạo nghề. Kết quả điều tra được tổng hợp ở bảng 4.9:

Bảng 4.9: Đánh giá của các cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mỹ Hào

Chỉ tiêu Số lượng (cơ sở) Tỷ lệ (%)

Tổng số cơ sở điều tra 12 100

Đánh giá của cơ sở về chất lượng lao động đạt mức độ: - -

1. Tốt: 2 16,7

2. Trung bình, là do: 8 66,7

LĐ có tay nghề chưa cao 8 100

LĐ chưa linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào công

việc 7 87,5

LĐ có ý thức kỷ luật, làm việc chưa cao 1 12,5

Nguyên nhân khác - -

3. Kém, là do: 2 16,6

LĐ không có tay nghề và chuyên môn vững 2 100 LĐ không biết áp dụng kiến thức vào thực tế 1 50

LĐ không chấp hành kỷ luật của cơ sở 0 0

Nguyên nhân khác 0 0

(Nguồn: Kết quả điều tra các cơ sở SXKD ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên)

Các cơ sở SXKD được lựa chọn điều tra chủ yếu là các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động vừa và nhỏ, làm việc trong các ngành có sử dụng lượng lao động như ngành may, chế biến đồ gỗ mỹ nghệ, … Kết quả điều tra

cho thấy, trong tổng số đơn vị SXKD được hỏi thì có 02 cơ sở cho rằng chất lượng lao động đã qua đào tạo đang làm việc ở mức độ tốt, chiếm 16,7%. Nguồn lao động họ nhận vào làm đa phần có tuổi đời còn trẻ nên khả năng thích nghi với công việc, môi trường mới nhanh hơn. Ý thức kỷ luật của họ cũng cao hơn và chấp hành tốt các quy định của cơ sở nơi họ làm việc. Chính sách tiền lương của cơ sở là một trong những yếu tố quan trọng kích thích tinh thần làm việc và cống hiến của người lao động. Qua một số lao động đang làm việc tại hai cơ sở này cho biết, họ hài lòng với mức lương mà cơ sở

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w