I- PHẦN MỞ ĐẦU
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề
Một trong những điều kiện quan trọng trong việc phát triển đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT là cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt sẽ cho phép mở rộng ngành nghề, hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng và thu hút người học.
Theo đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, 5 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề trong tỉnh Hưng Yên có thêm nhiệm vụ đào tạo và dạy nghề cho lao động nông thôn. Để thực hiện nhiệm vụ này, các trung tâm đều được đầu tư kinh phí để xây dựng hạ tầng, máy móc phục vụ đào tạo nghề. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai xây dựng cơ sở vật chất và đi vào dạy nghề thì thực tế số lao động được đào tạo còn khá ít so với hệ thống cơ sở vật chất đã được đầu tư.
Từ năm 2007 đến nay, với số vốn đầu tư hơn 3 tỉ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng cùng với cơ sở vật chất hiện có, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề huyện Mỹ Hào được thành lập và đi vào hoạt động từ cuối năm 2006. Để phục vụ dạy nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956.
Ngành nghề đào tạo là vấn đề hết sức quan trọng trong đào tạo nghề. Ngành nghề phải đa dạng, phong phú, phù hợp với thị trường lao động mới thu hút được các học viên tham gia học. Theo đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên mặc dù đã có nhiều cố gắng để mở rộng ngành nghề đào tạo, tuy nhiên vẫn còn nhiều nghề phù hợp với nhu cầu học của người lao động và đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động nhưng vẫn chưa mở lớp. Nguyên nhân chính là do cơ sở vật chất nghèo nàn chưa đủ khả năng mở rộng ngành nghề đào tạo, ngoài ra công tác đào tạo nghề ở huyện không có tính cạnh tranh do trên địa bàn huyện chỉ có 01 trung tâm dạy nghề. Các ngành nghề được trung tâm dạy nghề mở hiện nay mới chỉ có may công nghiệp và điện dân dụng, các ngành nghề khác như cơ khí, hàn, sửa chữa xe máy …hiện mới đang trong quá trình xây dựng chương trình học.
Mặc dù đã được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhưng với quy mô, diện tích còn hạn chế như trên thì việc đảm bảo chất lượng của những lao động được đào tạo sẽ gặp nhiều khó khăn. Số phòng học ít thì khó có thể mở rộng các ngành nghề đào tạo và không thu hút được đội ngũ lao động theo học. Đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp và nông thôn cũng như đào tạo cho khu vực công nghiệp và đô thị đòi hởi phải có đủ các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và thực hành. Tuy nhiên, LĐNT là đối tượng học có nhiều trình độ, độ tuổi khác nhau, khả năng tài chính hạn hẹp nhưng phần lớn có chung mục đích là học nghề để có cơ hội tìm kiếm việc làm có mức thu nhập cao và ổn định. Điều đó đòi hỏi LĐNT sau khi đào tạo phải có tay nghề. Do đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị đảm bảo về số lượng và chất lượng là một giải pháp
nhằm phát triển đào tạo nghề và cũng góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho đội ngũ LĐNT.
Bảng 4.11: Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trung tâm dạy nghề huyện Mỹ Hào năm 2013
Chỉ tiêu Số lượng Diện tích
(m2) I. Cơ sở vật chất 1.Diện tích hiện có 11840 2. Phòng học lý thuyết 6 phòng 800 3. Phòng thực hành 4 phòng 620 4. Thư viện 0 5. KTX 0
II. Trang thiết bị
1. Phương tiện mô hình 12 bộ ngành điện
2. Thiết bị thí nghiệm 0
3. Thiết bị thực hành
Máy may 80
Máy vi tính 42
Thiết bị điện 15 bộ
Thiết bị sửa chữa xe máy 10 bộ
4. Thiết bị thực hành giống thiết bị
của DN Có (ngành may CN)
(Nguồn: Trung tâm dạy nghề huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên)