Các chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 88)

I- PHẦN MỞ ĐẦU

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.1 Các chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương

Đảng và Nhà nước ta ngay từ khi mới thành lập đã nhận thức rõ được vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trên con đường xây dựng đất nước. Từ năm 2007 đến nay Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều chính sách với sự tham gia của nhiều bộ, ban ngành cùng tham gia vào chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn cụ thể như:

* Nghị quyết số 24/2008/NĐ - CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình hành động này là đó là Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn.

* Quyết định số 1956/QĐ - TTg về phê duyệt Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Qua đó UBND huyện Mỹ Hào đã xây dựng và ban hành Chương trình dạy nghề, việc làm và giảm nghèo huyện giai đoạn 2011 - 2015, định hướng 2020, với mục tiêu tổng quát là tạo bước phát triển nhanh, toàn diện các lĩnh vực dạy nghề, việc làm, giảm nghèo, nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực cho CNH, HĐH. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện là 65%; tỷ lệ người có việc làm sau đào tạo đạt trên 90%; trung bình hàng năm tạo việc làm mới cho hơn 1.000 lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian lao động ở khu vực nông thôn. Để đạt được những mục tiêu trên, ngoài giải pháp chung, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của huyện đều đề ra những giải pháp cụ thể, tập trung nguồn lực phát triển dạy nghề, đặc biệt, khuyến khích đầu tư xây dựng các trung tâm dạy nghề thủ công mỹ nghệ ở các làng nghề truyền thống; đẩy mạnh công tác tuyển sinh, đào tạo nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp bảo đảm việc làm cho lao động một cách bền vững. Huyện cũng chú trọng đến việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho những lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ và những lao động ở độ tuổi từ 35 trở lên, đồng thời quan tâm hợp lý đến công tác xuất khẩu lao động…

Quyết tâm thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của tỉnh, của huyện; đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp, nông dân và nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí mới. Trong giai đoạn 2010 – 2015, huyện Mỹ Hào đã có những định hướng về phát triển kinh tế với những tiêu chí sau:

- Ngành nông, lâm ngư nghiệp: Trên cơ sở đảm bảo an ninh lương

thực, tiếp tục thâm canh tăng năng suất cây trồng để bù đắp lại một số diện tích đất nông nghiệp đã chuyển sang xây dựng các công trình hạ tầng, khu

công nghiệp…, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, hàng xuất khẩu... Triển khai thực hiện xây dựng và nhân rộng mô hình cánh đồng 50 triệu/ha/năm, hộ có thu nhập 50 triệu đồng/năm. Phấn đấu đạt giá trị sản xuất bình quân 40 triệu đồng/ha/năm. Tiếp tục thực hiện mô hình đa canh phấn đấu mỗi năm tăng khoảng 10 -15 ha mô hình đa canh lúa cá để phát triển thủy sản.

- Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Tập trung khai thác lợi thế

của huyện về sản xuất tương bần, đồ may mặc, đồ gỗ mỹ nghệ … Coi đây là giải pháp trọng tâm của tăng trưởng kinh tế. Hoàn thành xây dựng cụm công nghiệp huyện, thực hiện các bước triển khai của tỉnh để xây dựng khu công nghiệp của tỉnh tại địa bàn huyện. Khuyến khích thu hút đầu tư vào các xã có diện tích đất nông nghiệp lớn, mở rộng các mặt hàng mới, nghề mới, trọng tâm là các sản phẩm may mặc xuất khẩu… Phấn đấu giá trị gia tăng ngành công nghiệp – xây dựng (giá cố định) từ 20% trở lên.

- Dịch vụ: Tận dụng lợi thế của địa lý kinh tế, tập trung khai thác thế

mạnh dịch vụ bằng cách tăng mức luân chuyển hàng hóa trên địa bàn, nâng cấp chợ nông thôn, đầu tư xây dựng chợ mới tại xã Dị Sử, xây dựng khu trung tâm dịch vụ thương mại mua sắm. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ Bưu chính viễn thông trên địa bàn.

Đặc biệt, trong những năm tới chiến lược phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với nhu cầu lao động của từng ngành cả về số lượng và chất lượng, có như vậy mới đảm bảo tính hiệu quả trong công tác dạy nghề.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w