Nội dung nghiên cứu chất lượng đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 25)

I- PHẦN MỞ ĐẦU

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1.4 Nội dung nghiên cứu chất lượng đào tạo nghề

2.1.4.1 Hình thức đào tạo nghề

- Đào tạo nghề ngắn hạn: là một loại hình đào tạo có thời gian học tập ngắn (dưới 12 tháng), kinh phí thấp, chú trọng nhiều đến thời gian thực hành (chiếm khoảng 70% thời gian học), mục đích đào tạo nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

- Đào tạo nghề dài hạn: Thời gian đào tạo nghề dài hạn kéo dài từ 12 tháng trở lên, được thực hiện tại các trường dạy nghề, chủ yếu đào tạo các lao

động có tay nghề cao nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành lao động công nghiệp.

- Đào tạo nghề tại doanh nghiệp, làng nghề: Là các lớp dạy nghề do doanh nghiệp, các nghệ nhân tổ chức nhằm đào tạo lao động cho riêng mình hoặc các doanh nghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực. Chủ yếu là đào tạo nghề cho người lao động mới được tuyển dụng, đào tạo lại nghề, nâng cao tay nghề, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới. Chương trình đào tạo gồm hai phần: lý thuyết và thực hành sản xuất, phần lý thuyết được giảng tập trung còn phần thực hành được tiến hành trực tiếp tại các phân xưởng sản xuất với sự hướng dẫn của các kỹ sư, các nghệ nhân có tay nghề cao.

- Bồi dưỡng, tập huấn: Là hình thức đào tạo có thời gian ngắn, mang tính chất trao đổi kinh nghiệm và theo xu hướng của thị trường lao động, hình thức này chủ yếu nhằm nâng cao tay nghề cho những lao động đang tham gia sản xuất để họ có thể tiếp xúc và tiếp thu, học hỏi những kỹ năng mới, kinh nghiệm mới.

- Liên kết đào tạo: là một mô hình trong giáo dục nhằm tạo cơ hội học tập cho người học nghề thông qua sự hợp tác, liên kết tổ chức đào tạo giữa các cơ sở đào tạo khác nhau với sự chuyển giao về công nghệ, nhân lực.

2.1.4.2 Đánh giá chất lượng đào tạo nghề

a. Cơ sở đào tạo

Sau quá trình đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề được cơ sở đào tạo nghề đánh giá qua các điểm kiểm tra, điểm thi, điểm trung bình toàn bộ quá trình học nghề của người lao động. Chất lượng lao động tốt hay không tốt phụ thuộc vào điểm trung bình của toàn bộ số lượng người tham gia học nghề.

b. Đơn vị sử dụng lao động đánh giá

Qua quá trình làm việc thực tế của người lao động tại các cơ sở sử dụng lao động, số lượng công việc hoàn thành trong cùng một khoảng thời gian, chất lượng của sản phẩm khi hoàn thành có đạt yêu cầu hay không.

c. Người học đánh giá chất lượng đào tạo

Qua khả năng truyền tải kiến thức của người dạy, khả năng giảng giải tốt giúp người học tiếp thu nhiều kiến thức hơn và nhớ lâu hơn, nội dung giảng dạy cần phù hợp, đáp ứng đủ những yêu cầu của ngành nghề mà người học cần khi làm việc đúng chuyên ngành đó sau này; việc đào tạo có hiệu quả khi người học ra trường có thể làm tốt công việc bằng những kiến thức được đào tạo.

Thông tin phản hồi

Sơ đồ 1: Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w