Các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 64)

I- PHẦN MỞ ĐẦU

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2 Các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện

thôn trên địa bàn huyện

Căn cứ vào phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Mỹ Hào; căn cứ vào nguyện vọng, nhu cầu học nghề của lao động, đặc biệt là bộ phận lao động nông thôn trong huyện, các cấp, các ngành huyện đã có chiến lược phát triển công tác đào tạo nghề và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với nội dung và nhu cầu thực tế của từng đối tượng.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Mỹ Hào thời kỳ 2011 -2015 của UBND huyện Mỹ Hào, đến năm 2015 Mỹ Hào phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%; Lao động nông thôn hiện nay của huyện Mỹ Hào chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số lao động trên địa bàn huyện, đồng thời với nhu cầu phát triển kinh tế huyện nên một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển sang quy hoạch xây dựng khu công nghiệp khiến cho lực lượng lao động bị mất đất sản xuất thiếu việc làm, do đó hướng dạy nghề của UBND huyện đề ra là cần chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn để rút bớt lao động nông nghiệp, nông thôn chuyển sang các ngành kinh tế khác; đặc biệt tạo điều kiện cho lao động bị mất đất sản xuất nông nghiệp có cơ hội tìm kiếm việc làm mới.

Bảng 4.1: Các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Mỹ Hào (2011– 2013)

STT Hình thức Cơ sở đào tạo Đối tượng được

học nghề

Thời gian

học nghề Địa điểm Nguồn kinh phí

1

Dạy nghề ngắn hạn

Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp huyện

Lao động có nhu cầu 1 đến 4 tháng

Tại trung tâm hoặc tại DN Theo QĐ 1956 của Chính phủ 2 Dạy nghề tại DN và làng nghề

Cơ sở đào tạo của DN, làng nghề, nhà văn hóa xóm

Lao động của DN, lao động của làng nghề, lao động có nhu cầu

1 đến 3 tháng

Tại DN, Tại làng nghề

Hỗ trợ của DN, quỹ Khuyến công tỉnh, huyện xã 3

Bồi dưỡng tập huấn

Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư

Đại trà cho bộ phận nông dân 1 vài ngày đến vài tuần Tại địa bàn sản xuất Ngân sách nhà nước 4 Dạy nghề dài hạn

Trung tâm dạy nghề, trường nghề

Tốt nghiệp THCS, THPT

18 – 24 tháng

Tại cơ sở đào tạo

Người học đóng + một phần NS 5 Liên kết đào

tạo

Trung tâm dạy nghề Lao đông có nhu cầu 24 tháng trở lên

Tại cơ sở đào tạo

Do người học đóng

- Đào tạo nghề ngắn hạn: Hiện nay hình thức đào tạo này phổ biến ở các ngành nghề đào tạo của trung tâm. Thời gian dạy nghề ngắn hạn phù hợp với việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hình thức này hiện nay được nhiều lao động lựa chọn vì ngoài thời gian linh hoạt, có thể từ vài ngày đến vài tháng tùy theo nghề đào tạo còn có nhiều ngành nghề cho họ có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Ngoài ra hình thức này còn đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường lao động, cũng như nhu cầu có việc làm và có thu nhập của người học nghề.

Tuy nhiên, đào tạo ngắn hạn cũng có những mặt hạn chế nhất định. Hạn chế của hình thức này hiện nay là quy mô đào tạo còn nhỏ, nguyên nhân là do các trang thiết bị dạy và học nghề ở các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là trung tâm dạy nghề còn thô sơ, thiếu đồng bộ. Một thực tế cho thấy, trung tâm dạy nghề của huyện mặc dù đã có nhiều cố gắng trong những năm qua nhưng trung tâm vẫn chưa thực sự phát huy vai trò nòng cốt trong việc dạy nghề cho lao động nông thôn, vì ở trung tâm số lớp học ngắn hạn và số lượng qua đào tạo ở hình thức này chiếm số lượng khá khiêm tốn.

Mặc dù mấy năm gần đây, công tác đào tạo nghề ngắn hạn ở các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện đã có những kết quả khả quan, nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu học nghề đa dạng của lao động tại địa phương. Hơn thế nữa, dạy nghề ngắn hạn cũng chưa có sự đa dạng, linh hoạt về thời gian, địa điểm cho nhiều đối tượng khác nhau, như cho thanh niên, phụ nữ, lao động nông nghiệp, cho đối tượng chuyển đổi nghề.

- Đào tạo tại các lớp học tại cộng đồng: Hình thức này phù hợp với đại

bộ phận LĐNT sản xuất nông nghiệp và gắn bó với nông thôn. Vì vậy cần triển khai nhân rộng hình thức này trên địa bàn huyện. Cần thay đổi những nội dung phù hợp với điều kiện và lợi thế trong sản xuất nông nghiệp của huyện nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp: nội dung là phổ biến kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cây, con giống, các kiến thức về

kinh tế, sử dụng phân bón, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh, bảo quản và chế biến sản phẩm nông sản sau thu hoạch.

- Đào tạo nghề dài hạn:

Đây là hình thức đào tạo nghề quan trọng trong công tác nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động. Kết quả mang lại từ hình thức này được thể hiện qua chất lượng của bộ phận lao động qua đào tạo sẽ có một chuyên môn vững vàng, tay nghề cao vì được học tập và thực hành trong một thời gian dài. Tuy nhiên để nhân rộng hình thức này, đòi hỏi cần phải đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành, đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng. Với hình thức đào tạo nghề dài hạn, lao động nông thôn sau đào tạo sẽ có cơ hội lớn để tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định hơn so với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là với bộ phận lao động nông thôn bị mất đất sản xuất. Tuy nhiên, hình thức đào tạo nghề dài hạn có hạn chế cho bộ phận lao động nông thôn là mức học phí cho một khóa đào tạo nghề dài hạn thường cao hơn so với các hình thức khác. Mặc dù được Nhà nước cấp cho một phần kinh phí nhất định, nhưng với mức thu nhập của bộ phận lao động nông thôn còn rất thấp, dù một phần nhỏ kinh phí phải đóng cũng rất khó khăn khiến cho phần lớn lao động nông thôn khó có thể tham gia hình thức đào tạo này. Vì vậy, để thu hút được một bộ phận lao động nông thôn theo học nghề dài hạn tập trung cần có kinh phí đầu tư của Nhà nước và từ các nguồn khác.

- Phát triển hình thức dạy nghề tại doanh nghiệp, làng nghề: Đây là

hình thức đào tạo phù hợp với đối tượng lao động trẻ có khả năng tiếp thu nhanh, sau khi được đào tạo tại các doanh nghiệp sé có trình độ tay nghề phục vụ cho khu công nghiệp. Hình thức này cũng phù hợp với đối tượng lao động nông thôn muốn gắn bó với làng nghề truyền thống. Hình thức này được phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo nghề của huyện đã đề ra, đồng thời cũng góp phần trong việc giải quyết việc làm cho bộ phận lao động qua đào tạo.

Ngoài các hình thức đã được triển khai tốt ở Mỹ Hào, cần triển khai phát triển các hình thức đào tạo nghề đã được triển khai ở các địa phương khác trong cả nước và phù hợp với điều kiện của huyện nhưng chưa được phát triển và nhân rộng: Đào tạo định hướng xuất khẩu lao động cho lao động; hình thức dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên trẻ, và đào tạo nghề và tạo việc làm tại chỗ cho bộ phận lao động là nữ,… Đây là các hình thức cần phát triển và nhân rộng trong thời gian tới nhằm thực hiện tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn huyện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Liên kết đào tạo: Những năm qua, trung tâm dạy nghề đã chủ động

phối hợp với các trường ở địa bàn các tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp ngay tại địa phương thành lập các lớp dạy nghề.

Tuy nhiên, hình thức này chủ yếu lại áp dụng cho những đối tượng là công nhân viên chức của các xã, thị trấn trong huyện; chưa phục vụ được cho các đối tượng học nghề là lao động nông thôn. Trong khi đó, với điều kiện phát triển kinh tế như hiện nay, với đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường lao động như hiện nay, hơn lúc nào hết, rất cần các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w