I- PHẦN MỞ ĐẦU
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4.1 Một số quan điểm và định hướng chủ đạo
4.4.1.1 Nâng cao vai trò đào tạo nghề
Vấn đề đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề có chất lượng cao là yêu cầu của Nhà nước, của xã hội, doanh nghiệp và người lao động mong muốn trong thời gian gần đây, nhất là tư khi có Luật Dạy nghề năm 2006, vì vậy cần phải có thời gian thay đổi nhận thức, thói quen, tâm lý truyền thống và thu hút người lao động vao học nghề (thích học làm thầy hơn làm thợ nên dẫn đến trong xã hội xảy ra hiện tượng thừa thày, thiếu thợ hoặc thiếu cả thầy lẫn thợ). Phải thực sự coi đào tạo nghề là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển nguồn nhân lực, đồng thời coi đào tạo nghề cũng là nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đào tạo nghề phải được tăng nhanh cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả và tạo ra cơ cấu lao động hợp lý hơn cho thời kỳ CNH - HĐH. Phát triển đào tạo nghề phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn, gắn với nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế, với từng địa phương, gắn với thị trường sức lao động theo quan hệ cung cầu.
Nhà nước thống nhất quản lý về mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo nghề, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống trường và trung tâm dạy nghề, cấp phát bằng, chứng chỉ, định hướng và hướng dẫn đối với các cơ sở dạy nghề quy mô nhỏ.
4.4.1.2 Xã hội hoá đào tạo nghề
Thực hiện xã hội hoá đào tạo nghề nhằm thu hút mọi nguồn nhân lực trong và ngoài huyện cho các hoạt động đào tạo nghề. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, loại hình trường lớp. Người học nghề và người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng góp theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Bên cạnh việc thực hiện công bằng xã hội trong đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu học nghề của người lao động, cần đầu tư có trọng điểm để tạo nên một bộ phận đào tạo nghề chất lượng cao làm chuẩn mực và để đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ có khả năng tham gia cạnh tranh trong thị trường lao động trong nước.
4.4.1.3 Đào tạo gắn với sử dụng
Căn cứ vào nhu cầu về số lượng, cơ cấu nghề, cơ cấu trình độ nhân lực, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch kết hợp tốt giữa đào tạo và sử dụng, giữa lao động với doanh nghiệp, giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp; để lao động sau khi được đào tạo tránh bị hiện tượng "chảy máu chất xám".
4.4.1.4 Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở địa bàn nông thôn, kinh tế nông thôn.
Mỹ Hào vẫn là một huyện nông nghiệp, nguồn lao động trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp còn rất lớn, do vậy cần tập trung đào tạo nghề cho lực lượng lao động nông thôn. Trước hết đào tạo cho họ biết cách làm ăn, cách sản xuất hàng hóa, chuyển sản xuất nông nghiệp theo phương thức truyền thống sang sản xuất với trình độ cao hơn, ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới. Tạo điều kiện để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao trí thức cho nông dân trong thời kỳ đẩy mạnh sản xuất hàng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhà nước các cấp cần đầu tư, hỗ trợ nâng cấp hệ thống đào tạo kỹ thuật, tay nghề cho lao động nông thôn với nhiều hình thức: đào tạo tại chỗ, đào tạo lại tại các trung tâm dạy nghề của tỉnh, huyện, dạy nghề kèm và tự trang trải. Tổ chức các khoá đào tạo tay nghề cho các chủ doanh nghiệp, chủ hộ dưới hình thức cùng chia sẻ kinh phí, coi đây là một trong những khoản đầu tư cơ bản, dài hạn giống như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn.
4.4.1.5 Tăng cường ngân sách cho đào tạo nghề
nghề đồng thời có chính sách, cơ chế hợp lý, đẩy mạnh xã hội hoá để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Nguồn ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư cho các cơ sở đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn.