Những chủ trương, chính sách của nước ta về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 32)

I- PHẦN MỞ ĐẦU

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2.1 Những chủ trương, chính sách của nước ta về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

động nông thôn

Trong giai đoạn hiện nay đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho LĐNT nói riêng luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước.

Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn thể hiện rõ quan điểm và định hướng của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội đối với nông thôn Việt Nam trong chiến lược tổng thể phát triển đất nước. Một trong những nhiệm vụ và giải

pháp được nêu trong Nghị quyết là giải quyết việc làm cho người nông dân, đây là nhiệm vụ xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế xã hội của cả nước; bảo đảm hài hòa thu nhập giữa các vùng, khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị.

Thực hiện Nghị quyết của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, ngày 28/10/2008, Chính phủ ra Nghị quyết số 24/2008/NĐ- CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong Chương trình hành động của Chính phủ là xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, trong đó đề ra mục tiêu “tập trung đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên 2,5 lần so với hiện nay”. Tập trung xây dựng kế hoạch và giải pháp đào tạo cho bộ phận con em nông dân đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, TTCN, dịch vụ và chuyển nghề; bộ phận nông dân còn tiếp tục sản xuất nông nghiệp được đào tạo về kiến thức và kỹ năng để thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở.

Để cụ thể hóa chương trình hành động, ngày 27/11/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt “ Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là đề án 1956). Đề án nêu rõ quan điểm “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn”. “Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách đảm bảo thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi LĐNT, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho LĐNT”. Đây là cơ sở tạo hành lang pháp lý để

hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT phát triển nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn theo mục tiêu đã đề ra.

Đề án 1956 đã đề ra mục tiêu tổng quát: bình quân hằng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu LĐNT, trong đó đào tạo, bồi dưỡng cho 100.000 lượt cán bộ, công chức xã. Đề án có 3 chính sách gồm: chính sách đối với người học nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng, (chia thành 3 nhóm đối tượng, mức hỗ trợ tùy theo nhóm đối tượng, tối đa từ 2 đến 3 triệu đồng/người/khóa học); chính sách đối với giáo viên, giảng viên; chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho LĐNT (hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, chương trình giáo trình, học liệu và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề). Đề án đề ra 5 giải pháp và 2 hoạt động chính để thực hiện các chính sách trên. Tổng kinh phí thực hiện Đề án từ ngân sách nhà nước dự kiến là 25.980 tỷ đồng, để thực hiện hai hoạt động gồm: Đào tạo nghề cho LĐNT: 24.694 tỷ đồng; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: 1.286 tỷ đồng.

Có thể nói đây là đề án lớn nhất trong lĩnh vực đào tạo nghể từ trước đến nay cả về nội dung, quy mô và kinh phí để thực hiện. Trước đó, ngày 18/4/2005 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg về chính sách dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn với mức hỗ trợ tối đa 300.000 đồng/người/tháng và không quá 1,5 triệu đồng/người/khóa học. Tuy nhiên, do chính sách không có mục tiêu rõ ràng, kinh phí để thực hiện có hạn nên hiệu quả không được như mong đợi.

Đồng thời với Đề án 1956 thì ngày 04/6/2012, Chính phủ có Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 – 2020”. Đây là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng ở nông thôn. Để đạt tiêu chí về nông thôn mới, một xã phải đạt được 19 tiêu chí, trong đó có nội dung đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu

LĐNT. Đó là những chính sách, giải pháp đồng bộ để phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w