Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã việt xuân, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc

126 688 5
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã việt xuân, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Và trong quá trình thực hiện đề tài tại địa phương tôi luôn chấp hành và thực hiện đúng mọi quy định của địa phương nơi tôi thực tập. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên thực hiện khoá luận Trần Đình Biển i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp đại học, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cá nhân trong và ngoài trường. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và phát triển nông thôn cùng các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo – CN Đồng Thanh Mai, người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian và tâm huyết đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ UBND xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, cùng toàn thể các hộ gia đình và người lao động trên địa bàn xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nội dung đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn khoá luận tốt nghiệp của mình. Trong quá trình thực hiện đề tài vì nhiều lý do chủ quan và khách quan nên khóa luận của tôi không thể tránh khỏi những sai xót, hạn chế. Vậy nên tôi rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô và bạn đọc để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Người thực hiện khóa luận Trần Đình Biển ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Để xã hội và đời sống người dân ngày một phát triển thì những công việc quan trọng hàng đầu mà chúng ta cần thực hiện đó là tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động. Giải quyết việc làm luôn là một vấn đề nóng hổi và còn là thách thức cần được quan tâm với mỗi chúng ta. Muốn đất nước phát triển, đời sống người dân được nâng cao thì trước hết chúng ta cần phải giải quyết việc làm cho người lao động và xóa đói giảm nghèo. Hiện nay đất nước đang ngày một phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng CNH-HĐH vậy nên vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn đang cần được quan tâm sâu sắc và có những bước đi tích cực. Xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc là một xã có nguồn lao động dồi dào, trên địa bàn xã ngoài những công việc nông nghiệp còn có nhiều ngành nghề phi nông nghiệp, tuy nhiên vẫn còn có nhiều lao đông chưa có việc làm, hoặc có nhưng những việc làm này không ổn định, không mang tính chuyên môn. Trên những cơ sở đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu nghiên cứu chính là: Đánh giá thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn xã Việt Xuân; phân tích chỉ ra những kết quả, hạn chế từ cơ sở đó đề xuất những giải pháp tăng cường giải quyết việc làm nâng cao đời sống của người dân. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, cần có những mục tiêu sau: Góp phần hệ thống lý luận và thực tiễn việc làm lao động nông thôn, đánh giá thực trạng việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn xã Việt Xuân, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Việt Xuân, đề xuất phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao iii động nông thôn trên địa bàn xã Việt Xuân. Nhằm làm rõ mục tiêu đề ra, đối tượng nghiên cứu của đề tài là lao động, việc làm cho lao động trên địa bàn xã Việt Xuân. Chúng ta cần nắm bắt rõ cơ sở lý luận của đề tài, giúp hiểu sâu hơn về đối tượng cần nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi đưa ra một số khái niệm cơ bản về lao động nông thôn như sau: Việc làm, việc làm nông thôn, người có việc làm, tạo việc làm, lao động, lao động nông thôn, đăc điểm của việc làm nông thôn, đặc điểm của lao động nông thôn Cùng với những lý luận này, nghiên cứu còn đề cập và làm sáng tỏ những vấn đề như lý luận về giải quyết việc làm cho nông thôn và ý nghĩa tạo việc làm cho lao động nông thôn, các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn. Như chúng ta đã biết, lý luận luôn gắn liền với thực tiễn, là cơ sở để ta tìm hiểu thực tiễn của vấn đề rõ hơn, sâu sắc hơn. Chúng tôi đã đưa ra cơ sở thực tiễn như sau: Kinh nghiệm của một số nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn,thực trạng phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại Việt Nam, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, kết quả giải quyết việc làm của một số địa phương trong nước Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn tại điạ bàn xã Việt Xuân, qua đó có một số vấn đề nổi bật như sau: Thưc trạng giải quyết việc làm trên địa bàn xã Việt Xuân, phân tích đưa ra các kết quả đã đạt được và những hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp giải quyết việc làm cho lao đọng trên địa bàn xã Việt Xuân. Chất lượng lao động của xã hiện nay còn thấp, chủ yếu là lao động chỉ đạt trình độ trung học cơ sở, tỷ lệ lao động được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn và có các bằng cấp là rất thấp. Ngoài số lao động làm việc trong các ngành nghề kinh tế khác nhau ra thì số người iv trong độ tuổi lao động hiện là học sinh, sinh viên tham gia học tập tại các trường THPT, các trường đại học, cao đẳng… còn chiếm tỷ lệ khá lớn. Những lao động này thì chưa tham gia bất kì vào một ngành nghề kinh tế nào cho nên khi nghiên cứu đề tài này thì chúng tôi không xét đến việc những lao động này tham gia vào ngành kinh tế nào hay là trình độ văn hóa, chuyên môn của họ mà chỉ đưa ra giải pháp giải quyết việc làm sau khi học tập xong. Số lượng lao động trên địa bàn xã đã tăng theo mỗi năm, tuy nhiên chưa thể phát huy và có những công việc ổn định nâng cao đời sống người lao động. Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, Nhà nước, xã Việt Xuân đã tạo ra được sự chuyển biến cơ bản về nhận thức, phương thức tạo mở việc làm, đã huy động được mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển và việc làm. Chương trình giải quyết việc làm đã được triển khai thực hiện có kết quả với sự quan tâm của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể. Do vậy mà công tác giải quyết việc làm đã đạt được một số kết quả tích cực về số lượng, chất lượng cũng như mức ổn định việc làm. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại trong việc giải quyết việc làm như: Thứ nhất, tỷ lệ lao động thiếu và không có việc làm ổn định còn cao. Thứ hai, chưa có những chủ chương thiết thực và khuyến khích giải quyết việc làm. Thứ ba, số lao động đi xuất khẩu lao động chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng. Thứ tư, số lao động bị mất việc làm do mất đất là nhiều nhưng trong số đó thì lại rất ít lao động tìm được việc làm ổn định. Thứ năm,trên địa bàn xã có nhiều công việc phi nông nghiệp rất tích cực, tuy nhiên còn chưa áp dụng được những thế mạnh này vào giải quyết việc làm Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại trên, chúng tôi đưa ra một số giải pháp: - Giải pháp 1: Bổ xung, hoàn thiện các chủ trương chính sách mới trong giải quyết việc làm v - Giải pháp 2: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để phát triển và tạo ra việc làm mới - Giải pháp 3: Tổ chức đào tạo và giới thiệu việc làm - Giải pháp 4: Phát triển các ngành nghề kinh tế - Giải pháp 5: Tăng số lượng xuất khẩu lao động - Giải pháp 6: Quan hệ hợp tác Khóa luận đã đưa ra các giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm và tạo cơ hội có việc làm cho người lao động nông thôn trong xã bây giờ và trong tương lai. Những giải pháp này nhằm mục đích nâng cao chất lượng nguồn lao động để họ có cơ hội tham gia vào thị trường lao động trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó thì chúng tôi đưa ra kiến nghị đối với tỉnh, huyện và địa phương nhằm góp phần giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn xã. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii DANH MỤC BẢNG xvii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xviii PHẦN I MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN II: 3 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3 2.1 Cơ sở lý luận về việc làm, lao động nông thôn 3 2.1.1.Những lý luận chung về việc làm và việc làm nông thôn 3 2.1.2 Cơ sở lý luận về lao động nông thôn 7 2.1.3 Đặc điểm của việc làm nông thôn và lao động nông thôn 10 2.1.4 Nội dung của giải quyết việc làm cho lao đông nông thôn 14 2.1.5 Ý nghĩa tạo việc làm cho lao động nông thôn 16 2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động 19 2.2 Cơ sở thực tiễn 25 2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. 25 2.2.2 Thực trạng phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại Việt Nam 28 2.2.4 Kết quả giải quyết việc làm của một số địa phương 31 2.2.5 Bài học kinh nghiệm rút ra 34 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ 35 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 3.1 Đăc điểm của địa bàn nghiên cứu 35 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 35 3.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 38 3.1.3 Đánh giá đặc điểm địa bàn đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn xã Việt Xuân 44 3.2Phương pháp nghiên cứu 45 3.2.1 Phương pháp chọn điểm 45 Việt Xuân là một xã có tình hình phát triển kinh tế ổn định, với lực lương lao động dồi dào vậy nên mỗi năm cần giải quyết rất nhiều việc làm cho những lao động mới bước vào sản xuất trên địa bàn, và những lao động còn chưa có việc làm và không có vii việc làm thường xuyên. Từ lý do này nên tôi đã chọn địa bàn xã Việt Xuân để nghiên cứu chủ đề này 45 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 46 - Số liệu thứ cấp: Đề tài thu thập nguồn tài liệu đã công bố bao gốm: nguồn tài liệu từ sách báo, tạp chí, công trình nghiên cứu, số liệu của tổng cục thống kê, cùng với số liệu thống kê và tài liệu của địa phương đã công bố trong 3 năm 2011,2012,2013 46 Với những số liệu này sẽ giúp cho em viết phần cơ sở lí luận và thực tiễn cho đề tài, bao gồm một số nội dung như sau: Dân số, lao động, điều kiên cơ sở hạ tầng,tình hình phát triển kinh tế…của xã Việt Xuân 46 3.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu 46 3.2.4 Phương pháp phân tíchdữ liệu 46 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47 4.1 Thực trạng việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn xã Việt Xuân 47 4.2 Thực trạng về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Việt Xuân 59 4.2.1 Thực trạng phát triển các ngành nghề kinh tế 59 Chính quyền địa phương cần đầu tư và từng bước phát triển các ngành nghề kinh tế sản xuất trên địa bàn xã để nâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn. Mở rộng quy mô sản xuất để tạo thêm nhiều việc làm và sử dụng sức lao động của người lao động trên địa bàn xã. Từ đó tạo ra nhiều việc làm mới hơn nữa cho lao động nông thôn để góp phần giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn xã Việt Xuân 59 4.2.1.1 Phát triển ngành kinh tế nông nghiệp 59 Chúng ta đang ở trong quá trình CNH-HĐH đất nước vậy nên xu hướng kinh tế sản xuất phần lớn đang chuyển sang các ngành CN-DV. Các vùng sản xuất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp mất diện tích đất, cùng với đó là sự tiến bộ của KH-KT ngày càng sử dụng đến nhiều máy móc để thay sức lao động là chính. Vậy nên ta thấy ngành nông nghiệp ngày càng có mức sản xuất thấp đi, số lao động trong ngành cũng ngày một ít đi và có nguy cơ bị thất nghiệp. Vậy nên chúng ta cần mở thêm mới những hoạt động, lĩnh vực trong ngành nông nghiệp mà đang có xu hướng phát triển để tạo ra những việc làm mới. Quan sát bảng 4.5 ta thấy tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp trên địa bàn xã năm 2011 là 15,97 tỷ đồng, trong đó trồng trọt chiếm 57,17% với 9,13 tỷ đồng và chăn nuôi sản xuất ra 6,84 tỷ đồng chiếm 42,43% trong tổng cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2012 thì ngành nông nghiệp có xu hướng sản xuất giảm còn 15,64 tỷ đồng, tuy nhiên trong đó thì cơ cấu sản xuất trồng trọt lại tăng lên là 9,29 tỷ với cơ cấu chiếm 59,40%, còn lại là chăn nuôi với 6,36 tỷ đồng. Và đến năm 2013 thì tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 15,12 tỷ đồng, nó vẫn có xu hướng giảm. Trong năm 2013 thì trồng trọt chiếm 10,21 tỷ đồng với 67,53% trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, và chăn nuôi là 4,91 tỷ đồng chiếm 32,47% cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp 59 Bảng 4.5 Kết quả phát triển ngành kinh tế nông nghiệp của xã qua 3 năm( 2011-2013) 61 (Nguồn: Ban thống kê xã Việt Xuân 2014) 61 Qua bảng số liệu trên ta thấy ngành nông nghiệp trên địa bàn xã đang có dấu hiệu sản xuất ngày một giảm, mức sản xuất qua các năm giảm dần. Trên địa bàn trong những năm gần đây đã và đang mở rộng cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông có sử dụng đến diện tích đất nông nghiệp của người dân, nên rất nhiều lao động mất đất nông nghiệp để sản xuất, ngoài ra còn có một số các công ty mua lại đất ruộng của người lao động để mở địa bàn kinh doanh sản xuất, vậy nên sản xuất nông nghiệp ngày bị thu hẹp về quy mô, và giảm thiểu số lao động đang có việc làm trong lĩnh vực này. Chính quyền địa viii phương và người dân cần đầu tư hơn, phát triển sản xuất nông nghiệp theo nhiều hướng tích cực như trồng cây thâm canh, trồng bí…và mở rộng quy mô, trang trại của những hộ chăn nuôi để nâng cao thu nhập cho người lao động và tạo ra nhiều việc làm mới hơn nữa 62 4.2.1.2 Phát triển các ngành kinh tế phi nông nghiệp 62 Đất nước đang ngày một phát triển và đi lên, việc giao lưu học hỏi KH-KT để áp dụng vào sản xuất là rất quan trọng và cần thiết, đặc biệt là trong các ngành như CN-DV. Chúng ta cần đầu tư và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống sản xuất để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng quy mô để tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn.Người lao động trên địa bàn ngoài những công việc nông nghiệp ra thì còn rất ham tìm tòi và kiếm những công việc phù hợp để tăng thu nhập. Trên địa bàn xã có làng nghề dịch vụ vận tải đường thủy ở thôn Việt An, với thế mạnh của mình nằm cạnh sông Phó Đáy chảy ra sông Hồng, làng nghề này rất phát triển và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn thôn, cũng như lao động trên địa bàn xã. Vậy nên trên địa bàn xã luôn có mức sản xuất ở ngành dịch vụ rất cao. Từ bảng 4.7 ta có thể thấy được giá trị sản xuất của ngành TM-DV tăng lên theo mỗi năm cả về cơ cấu và số lượng, năm 2011 giá trị sản xuất của ngành đạt 52,67 tỷ đồng và chiếm đến 70,58% trong cơ cấu tổng giá trị thu nhập của xã. Đến năm 2012 mức sản xuất đã tăng lên 61,04 tỷ đồng chiếm 73,37% trong tổng cơ cấu sản xuất. Đến năm 2013 ngành này vẫn có mức sản xuất tăng rất mạnh mẽ và đáng mừng, ngành TM-DV đã đạt được 72,63 tỷ đồng và chiếm 75,01% trong tổng giá trị sản xuất của toàn xã. Bên cạnh đó thì ngành TTCN-XD cũng tăng dần theo mội năm, năm 2011 ngành này đạt 5,98 tỷ đồng và chiếm 8,01% trong cơ cấu sản xuất, đến năm 2013 ngành TTCN-XD đã đạt 9,08 tỷ đồng và chiếm 9,37 % trong tổng cơ cấu sản xuất của xã 62 (Nguồn: Ban thống kê xã Việt Xuân 2014) 64 Bình quân qua 3 năm ngành TTCN-XD có tốc độ phát triển đạt 121,58% và ngành TM- DV có tốc độ phát triển bình quân là 117,44%, đây là những kết quả khá tốt mà xã đã đạt được. Các ngành này đã mở rộng và có quy mô lớn tạo ra rất nhiều những công việc cho người lao động trên địa bàn. Cần phát huy và làm tốt hơn nữa để những ngành nghề này tạo ra nhiều giá trị sản xuất hơn và nhất là tạo ra nhiều việc làm hơn, để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã 65 4.2.2 Đào tạo nghề, việc làm cho lao động nông thôn 65 Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy những lao động được điều tra đều được biết đến các chương trình cũng như chủ trương đào tạo nghề của địa phương và nhà nước thông qua các cách tuyên truyền khác nhau. Hầu hết lao động được biết đên các chương trình này từ các cán bộ tuyên truyền của địa phương. Đây là một điều đáng mừng và cần được phát huy hơn nữa, cần được tuyên truyền một cách thuyết phục để không những người lao động biết đến các chương trình này mà họ còn tích cực tham gia vào các lớp đào tạo việc làm này 66 4.2.2.3 Chương trình và phương pháp tổ chức đào tạo nghề 66 Qua số liệu điểu tra ở bảng 4.9 dưới đây thì hầu hết đánh giá của lao động được điều tra trên địa bàn đều cho rằng những chương trình đào tạo nghề, các lớp tập huấn cho lao động nông thôn đều mang lại những lợi ích nhất định về thu nhập và giải quyết việc làm. Trong tất cả các ý kiến đánh giá thì không có ý kiến nào cho rằng đào tạo nghề là không phù hợp với nhu cầu lao động. Trong số 80 lao động được điều tra có 54 lao động đánh giá đào tạo việc làm phù hợp với nhu cầu lao động, chiếm 67,50%. Còn lại 26 người lao động cho rằng chương trình đào tạo nghề giúp tăng thu nhập cho người lao động, chiếm 32,50% 69 ix Bảng 4.9 Đánh giá của người lao động về chương trình đào tạo nghề 69 Nội Dung 69 Số lượng lao động(80) 69 CC(%) 69 Phù hợp nhu cấu lao động 69 54 69 67,50 69 Giúp tăng thu nhập 70 26 70 32,50 70 Đánh giá chung về khóa đào tạo 70 + Rất tốt 70 38 70 47,50 70 + Tốt 70 33 70 41,25 70 + Bình thường, chưa tốt 70 9 70 11,25 70 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2014) 70 Hầu hết qua các ý kiến đánh giá của người lao động thì họ đều nhận thấy rằng các khóa đào tạo nghề cho lao động đều tôt và thực hiện được yêu cầu đưa ra là dạy nghề cho người lao động. Trong đó có 38 lao động, chiếm 47,50% cho rằng các khóa đào tạo là rất tốt, 33 lao động, chiếm 41,25% đánh giá khóa đào tạo là tốt và còn lại 11,25% đánh giá khóa đào tạo là trung bình. Qua đó ta thấy rằng phần lớn lao động cho rằng các khóa đào tạo là tốt và phục vụ được cho quá trình giải quyết việc làm, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số lao động thấy rằng khóa đào tạo có nội dung chưa tốt với 9 lao động được điều tra cho ý kiến như vậy. 70 4.2.2.4 Tình hình tham gia các lớp đào tạo của lao động 70 4.2.2.4 Tình hình ứng dụng của các lớp đào tạo 72 Để đầu tư mở được các lớp dạy nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã là rất khó, tuy nhiên để các lớp, các chương trình đào tạo này mang lại hiệu quả lại là một chuyện khó hơn. Không những hiệu quả trong quá trình giảng dạy, truyền đạt nghề, mà điều quan trọng là cần đến hiệu quả, sự ứng dụng của các lớp đào tạo đến người lao động sau khi theo học để họ áp dụng vào quá trình sản xuất, chế biến. Trong 200 lao động được điều tra thì chỉ có đến 30 lao động đã tham gia vào lớp chuyển giao kỹ thuật, 13 lao động tham gia vào các khóa tham quan mô hình sản xuất. Dưới đây là ý kiến đánh giá tính ứng dụng của các lao động điều tra đã tham gia học 72 Bảng: 4.12 Đánh giá ứng dụng của các lớp đào tạo vào sản xuất 73 Nội dung 73 Không ứng dụng được 73 Ứng dụng được một phần 73 Ứng dụng hiệu quả 73 Số lượng (người) 73 Cơ cấu 73 (%) 73 Số lượng ( người) 73 x [...]... việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn xã Việt Xuân 1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề liên giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh. .. nào, giải quyết việc làm cho lao động ở xã đang ở mức độ nào,và những chính sách cụ thể về việc giải quyết việc làm cho lao động tại xã, chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn xã Việt Xuân- Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn. .. bàn xã Việt Xuân, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn - Đánh giá thực trạng giải và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc. .. chức hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho lao động với sự thực hiện của ban lao động việc làm xã Trên địa bàn xã ngày càng có số lao động tham gia lao động ở các công ty, doanh nghiệp tăng lên tạo thêm nhiều việc làm cho lao động, nâng cao thu nhập 84 Số lượng lao động tham gia xuất khẩu lao động cũng tăng theo mỗi năm, đã góp phần vào công ccuocj giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đây... trình độ lao động còn thấp Lao động nông thôn là những lao động làm việc tại nông thôn, nó bao gồm cả số lượng và chất lượng của lao động Lao động nông thôn là những lao động thuộc lực lượng lao động, đang lao động tại nông thôn và làm những ngành nghề chủ yếu về nông nghiệp nông thôn Số lượng người lao động nông thôn bao gồm những người sống trong khu vực nông thôn thực tế có tham gia sản xuất nông nghiệp... gạch trên địa bàn, 3 lao động tham ra làm việc cho các lao động cho các công ty, nhà may trên địa bàn huyện, tỉnh nhà Và có 4 lao động tham gia lam việc cho các cơ sở khác ngoài tỉnh Tổng số các lao động tham gia làm việc cho tất cả các cơ sở này chiếm 6% trong tổng số các lao động được điều tra Tuy nhiên, đây vẫn là một con số khiêm tốn, vì đây là một hướng hay cho việc giải quyết việc làm cho người lao. .. Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: + Đề tài tập trung nghiên cứu về các cách giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn xã, các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm cho lao động nông thôn tại xã( lao động trừ học sinh, sinh viên) - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc - Phạm vi về thời gian + Số... và việc làm phụ; Căn cứ vào khối lượng thời gian hoặc mức độ thu nhập trong việc thực hiện một công việc nào đó 2.1.1.2 Việc làm nông thôn Việc làm nông thôn là những công việc tạo ra thu nhập và người lao động trực tiếp làm việc tại địa bàn nông thôn đó Việc làm nông thôn bao gồm cả việc làm về nông nghiệp và phi nông nghiệp, tuy nhiên việc làm về nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn Có thể nói việc làm nông. .. tình hình lao động tham gia vào các công ty, nhà máy tuy chưa được cao, nhưng đây là một giải pháp hay để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Việt Xuân, để vấn đề giải phóng sức lao động sẵn có trên địa bàn làm việc tại địa phương và các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động có thể được thực hiên tốt Trong các lao động được điều tra thì có 5 lao động tham gia làm việc tại... chỗ làm rất lớn cho lao động nông thôn Hoạt động dịch vụ nông thôn bao gồm những hoạt động cung ứng đầu vào cho sản xuất nông - lâm ngư nghiệp và các mặt hàng nhu yếu phẩm cho đời sống dân cư nông thôn, là khu vực thu hút khá nhiều lao động và tạo ra nhiều việc làm đa dạng cho lao động nông thôn Hoạt động phi nông nghiệp này chỉ chiếm tỷ lệ ít Nói chung, việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn . việc làm lao động nông thôn, đánh giá thực trạng việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn xã Việt Xuân, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã. về lao động nông thôn như sau: Việc làm, việc làm nông thôn, người có việc làm, tạo việc làm, lao động, lao động nông thôn, đăc điểm của việc làm nông thôn, đặc điểm của lao động nông thôn Cùng. nhiều việc làm hơn, để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã 65 4.2.2 Đào tạo nghề, việc làm cho lao động nông thôn 65 Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy những lao động

Ngày đăng: 18/08/2014, 01:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • TÓM TẮT KHÓA LUẬN

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • PHẦN I MỞ ĐẦU

  • PHẦN II:

  • TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

  • ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ

  • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

  • PHẨN V

  • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan