1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Gỉai pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Liêu xá, huyện Yên mỹ, tỉnh Hưng yên

105 185 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 206,19 KB

Nội dung

Trong thời kỳ hiện nay phát triển CNH HĐH là mục tiêu hàng đầu của đất nước, xong đồng nghĩa với nó là diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, vậy những người nông dân sẽ như thế nào? những người nông dân có trình độ thấp, công việc chủ yếu là làm nông nghiệp vậy khi bị thu hồi đất thì việc làm, kế sinh nhai của họ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Khóa luận này sẽ giúp làm sáng tỏ một số vấn đề từ thực trạng tới giải pháp đã được thực hiện.

Trang 1

TR¦êNG §¹I HäC N¤NG NGHIÖP Hµ NéI Khoa kinh tÕ vµ ph¸t triÓn n«ng th«n

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG

NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LIÊU XÁ,

HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành đào tạo : KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn : CN BÙI THỊ KHÁNH HÒA

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này làtrung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Em xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đều

đã được cảm ơn và mọi thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõnguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Người cam đoan

Phạm Quỳnh Anh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành cuốn khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm

ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & Phát triểnnông thôn, các thầy giáo, cô giáo đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tậptại trường

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Bùi Thị KhánhHòa và các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ

em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp củamình

Em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị công tác tại UBND

xã Liêu Xá, cùng bạn bè và người thân đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thờigian làm khóa luận tốt nghiệp của mình

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về kiến thức thực tế nênchắc chắn cuốn khóa luận tốt nghiệp này còn nhiều thiếu sót Em rất mongnhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các cô chú, anh chị để bài khóaluận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2014

Sinh viên

Phạm Quỳnh Anh

Trang 4

TÓM TẮT

Liêu xá là một xã có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi tương đối lớn,người làm nông nghiệp lại chiếm tỷ trọng cao vì thế tình trạng thiếu việc làmdiễn phổ biến, mặt khác trên địa bàn vẫn chưa tồn tại nghiên cứu nào về đề tàigiải quyết việc làm cho người lao động nên chúng tôi đã quyết định thực hiện

đề tài ‘‘ Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Liêu xá, huyện Yên mỹ, tỉnh Hưng yên’’

Mục tiêu chính của đề tại là phân tích thực trạng giải quyết việc làm cholao động nông thôn tại địa phương từ năm 2011 – 2013 Sau đó đánh giá, rút

ra nhận xét đối với các phương pháp được sử dụng để giải quyết việc làm cholao động nông thôn và địa phương từ đó rút ra những giải pháp để nâng caohiêu quả của những biện pháp đã được sử dụng

Để làm rõ mục tiêu đề ra, đối tượng nghiên cứu của đề tài là lao độngnông thôn trên địa bàn xã Liêu xá Đề tài cũng thể hiện những vấn đề lý luận

và thực tiến về lao động, lao động nông thôn, việc làm, thất nghiệp,…

Nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp nhưPhương pháp chọn điểm nghiên cứu (chọn 3 thôn đó là: Thôn Liêu thượng,Liêu trung, Liêu xá); Phương pháp chọn mẫu điều tra(chọn ngẫu nhiên mỗithôn 50 lao động, tổng cộng có 150 mẫu); Phương pháp thu thập số liệu (sốliệu thứ cấp, số liệu sơ cấp); Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA);Phương pháp xử lý số liệu; Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp sosánh; Phương pháp chuyên gia tham khảo và một số chỉ tiêu dùng trongnghiên cứu

Qua nghiên cứu thực trạng lao động tại xã đã nhận ra rằng lực lượng laođộng tại xã rất dồi dào, nhất là lứa tuổi trong độ tuổi lao động từ 15- 24 chiếm29,03% năm 2013 và lứa tuổi 25 – 34 chiếm 24,98% năm 2013 Lực lượnglao động làm việc chủ yếu trong ngành nông nghiệp chiếm 43,20 % năm

2013, xong xu hướng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp đang có

Trang 5

chiều hướng giảm dần bình quân mỗi năm giảm 3,96%/năm Xét về mặt bằngchung thì trình độ của người lao động tại xã còn thấp chỉ có 23,31% lao độngtốt nghiệp THPT và còn 3,49% chưa tốt nghiệp cấp I Trong tổng số 5442 laođộng năm 2013 thì có tới 84,79% lao động là chưa qua đào tạo Điều nàykhiến cho vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn càng thêm khókhăn.

Nghiên cứu thực trạng công tác giải quyết việc làm cho người lao độngtrên địa bàn xã thì thấy rằng trong thời gian qua xã đã có nhiều biện pháp để

có thể nâng cao khả năng có việc của người lao động Các biện pháp chủ yếulà: Đào tạo nghề cho người lao động, nhận thấy vấn đề cấp thiết là nâng caotrình độ cho người lao động, và nhận thấy thuận lợi trong việc học nghề chongười lao động đối với 3 cơ sở có vị trí thuận tiện nhất đối với xã vì thế xã đãxúc tiến, khuyến khích lao động học nghề, thông qua điều tra chỉ ra rằng có77,8% lao động đi học nghề có việc ngay khi kết thúc khóa học, có 66,7% laođộng được hỏi đánh giá tốt về công tác dạy nghề; Biện pháp thứ hai là Pháttriển ngành nghề, cụ thể là phát triển kinh tế hộ gia đình để có thể tận dụngđược mọi nguồn lao động, ở nhiều lứa tuổi khác nhau, bên cạnh đó tiếp tụcphát triển nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp đặc trưng của địa bàn(Thuộc da, nấu rượu, vàng mã, xưởng mộc,…) có sự quy hoạch, đầu tư cụ thể

để phát triển thành làng nghề để tạo thương hiệu nâng cao hiệu quả kinh tế,mặt khác phát triển du lịch cộng đồng tận dụng thế mạnh là khu di tích Hảithượng lãn ông Lê Hữu Trác, truyền thống lễ hội, thu hút khách du lịch pháttriển kinh tế xã nói chung và nâng cao đời sống của mỗi lao động nói riêng;Thứ ba là hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho LĐNT, tận dụng thế mạnh

là địa phương có khu công nghiệp và nằm trục đường quan trọng 39A và 39B,nơi các doanh nghiệp tập trung đông đúc, hướng nghiệp giúp người lao độnglựa chọn được việc làm phù hợp, mặt khác có sự liên kết với doanh nghiệp,khu công nghiệp để sử dụng lao động địa phương Tiêu biểu là mỗi năm số

Trang 6

lao động địa phương làm việc tại KCN Thăng long II tăng 15,79%, đến năm

2013 có 720 lao động của xã làm việc tại đây, và trong số 150 lao động đượchỏi thì có tới 78,7% đánh giá tốt đối với giải pháp hướng nghiệp và giới thiệuviệc làm cho LĐNT Bên cạnh hướng nghiệp và giới thiệu việc làm trên địabàn thì hoạt động XKLĐ trong những năm qua trên địa bàn xã cũng dần đượccoi là hướng đi mới trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động Từnhững giải pháp thực hiện đã mang lại kết quả khả quan mỗi năm số người cóviệc làm tăng lên 10,85%

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kết quả giải quyết việc làm cho ngườilao động như: Chính sách, chủ trương về giải quyết việc làm, các chính sáchchủ trương đóng vai trò quan trọng, là cơ sở để hình thành các giải pháp giảiquyết việc làm, là bản hướng dẫn để thực hiện các biện pháp giải quyết việclàm Trong thời gian qua đảng và nhà nước đã xây dựng nhiều chương trìnhviệc làm quốc gia chia làm nhiều giai đoạn( giai đoạn 1998-2000, 2001-2005,2006-2010, 2011-2015), bên cạnh đó là các chính sách hõ trợ vốn, đào tạo,…Yếu tố ảnh hưởng tiếp theo đó là Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng, đây làyếu tố mang tính cơ sở để công tác giải quyết việc làm cho người lao độngđược diễn ra tốt hơn; Hệ thống thông tin thị trường là yếu tố ảnh hưởng trựctiếp tới khả năng tiếp cận việc làm cũng như tiếp cận thông tin có liên quan tớiviệc làm như thông tin về chủ trương chính sách của đảng, địa phương, thôngtin cơ sở tuyển dụng, thông tin về những yêu cầu tuyển dụng,… Có đượcthông tin chính sách và kịp thời mới giúp cho người lao động nâng cao khảnăng có việc làm cho bản thân; Nhóm yếu tố thuộc về người lao động như:Trình độ của người lao động, tình hình sức khỏe của người lao động, khả năng

tự tìm kiếm việc làm của người lao động, là nhóm yếu tố mang tính chủ quan

mà người lao động cần tự bồi dưỡng cho bản thân để đáp ứng được những yêucầu của cơ sở tuyển dụng, chủ động trong việc tìm kiếm việc làm thông quanhiều phương thức khác nhau để nâng cao hiệu quả tìm kiếm việc làm

Trang 7

Thông qua nghiên cứu về thực trạng công tác giải quyết việc làm choLĐNT trên địa bàn xã thì đề tài đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng caohiệu quả của các biện pháp trên đó là Giải pháp chuyển dịnh đẩy mạnh cơ cấukinh tế, tiến hành đồng bộ trong cả ba nhóm ngành kinh tế là Nông ngiệp,CN-XD, DV-TM, tiếp tục phát triển đa dạng hóa các loại hình tổ chức sảnxuất với trình độ kỹ thuật và quy mô tổ chức khác nhau để thu hút nhiều laođộng, phát triển kinh tế hộ, gìn giữ và phát triển ngành nghề truyền thống, tạohướng phát triển mới như phát triển du lịch, Bên cạnh đó là nhóm giải phápphát triển đào tạo nghề và giải pháp về thông tin thị trường cho người laođộng, và nhiều giải pháp bổ trợ khác.

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang

Trang 11

GDTX Giáo dục thường xuyên

UBND Uỷ ban nhân dân

XKLĐ Xuất khẩu lao động

Trang 12

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết

Thời kỳ hiện nay là thời kỳ hội nhập là thời kỳ phát triển công nghiệphóa hiện đại hóa đất nước Dân số là vấn đề luôn được quan tâm không chỉriêng của địa phương nào mà là vấn đề chung của cả đất nước Dân số nảysinh rất nhiều vấn đề đặc biệt trong đó phải nói tới đó là vấn đề về lao động vàviệc làm Lao động luôn là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định tới thànhcông của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nói riêng và công cuộctoàn cầu hóa nói chung

Việt nam là nước có khoảng 69% dân số là dân số nông thôn, và trongkhoảng 51 nghìn lao động trong cả nước thì tỷ lệ lao động nông thôn cũngchiếm tới 71,5% Với tình hình đất nước đang tiến hành công nghiệp hóa-hiệnđại hóa như hiện nay thì có thể nói lực lượng lao động ở nông thôn là lựclượng chính để đạt được mục tiêu CNH-HĐH của đất nước Trong tác phẩm

‘‘Phát triển khu công nghiệp với vấn đề lao động – việc làm ở Việt Nam’’ của

TS Nguyễn Hữu Dũng đã cho thấy được mặt tích cực của quá trình phát triểncác khu công nghiệp tới người lao động Nhưng tác phẩm cũng chỉ ra nhữnghạn chế cho thấy thu nhập của người lao động nông thôn không cao, vì chủyếu thu nhập vẫn dựa vào nông nghiệp, khi quá trình công nghiệp hóa-hiệnđại hóa diễn ra mạnh mẽ, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi đáng kể, ngườilao động thiếu hụt tư liệu sản xuất, trình độ quá kém không đáp ứng được yêu

cầu tuyển dụng, Mặt khác, trong tác phẩm ‘‘Vấn đề việc làm cho nông dân

hiện nay – bài toán khó không dễ giải’’ của ThS Phạm Thị Uý đã chỉ ra rằng

muốn giải được bài toán về việc làm cho người lao động thì cần phải thay đổinhận thức của người lao động về việc làm, thu nhập, giúp lao động khắc phụchạn chế, tiếp cận được cơ hội việc làm

Trang 13

Xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng yên là một xã thuần nông, cùngvới sự phát triển của đất nước kinh tế xã cũng có những nét khởi sắc, nhữngnăm qua trên địa bàn xã và vùng phụ cận đã trở thành địa điểm xây dựngnhiều khu công nghiệp, kể cả những khu công nghiệp được đánh giá là trọngđiểm của cả nước Đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện, xong việc xâydựng các khu công nghiệp khiến cho diện tích đất nông nghiệp bị sụt giảmđáng kể, khiến nhiều người dân sống dựa vào nông nghiệp bị mất việc làm,mặt khác do trình độ của người lao động chưa cao cho nên khả năng tìm kiếmviệc làm mới thay thế bị hạn chế, điều này làm cho đời sống của người dân bịảnh hưởng nghiêm trọng, bên cạnh đó tệ nạn xã hội trên địa bàn xã có chiềuhướng ra tăng và diễn biến phức tạp, mà phải nói tới đó là phần lớn số ngườiphạm tội là những người thất nghiệp, chưa hoặc không có việc làm Vì thế,giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là vấn đề cấp thiết đang đặt ra chocấp chính quyền sở tại

Xong cho tới hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về vấn đềviệc làm cũng như giải quyết việc làm trên địa bà xã Liêu xá, xuất phát từ tình

hình đó tôi thực hiện đề tài: “Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên’’

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng giải quyết việc làm cho lao động trênđịa bàn xã Liêu Xá, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệuquả của các giải pháp giải quyết đó tạo điều kiện ổn định cuộc sống, nâng caothu nhập cho người lao động nông thôn xã Liêu Xá

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm và giải quyếtviệc làm cho lao động nông thôn

- Nghiên cứu thực trạng lao động, việc làm của lao đông tại xã Liêu Xá, huyệnYên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

Trang 14

- Đánh giá các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của địaphương thời gian qua

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các giải pháp giải quyết việc làmcho lao đông nông thôn của xã Liêu Xá

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến việc làm vàgiải quyết việc làm của lao động nông thôn xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnhHưng Yên

- Chủ thể nghiên cứu là những người dân lao động tại xã Liêu xá

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Nội dung:

Nghiên cứu hoàn thiện các giải pháp giải quyết vấn đề lao động và việclàm cho lao động nông thôn của xã Liêu Xá Qua đó đề xuất một số giải phápnhằm nâng cao hiệu quả giải quyết việc là cho người lao động

Trang 15

PHẦN II:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1.Lao động nông thôn

2.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm nguồn lao động nông thôn

a Khái niệm lao động

‘‘Lao động trước hết là quá trình diễn ra giữa con người và giới tự nhiên, là quá trình trong đo hoạt động của con người làm trung gian va kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên’’ Trích C.Mác-Ph.Ăngghen (1993)

toàn tập, tập số 23

‘‘Lao động là hoạt động có mục đích của con người hoạt động này

nhằm đáp mục đích cụ thể để đem lại của cải vật chất và tinh thần phục vụ con người’’ Trích bộ luật lao động nước CHXH Việt Nam (2004)

Khi nói đến lao động không thể không nhắc tới sức lao động, sức laođộng là toàn bộ thể chất và tinh thần của con người tồn tại trong một cơ thể,trong đó một người đang sống và được con người đó đem ra sử dụng mỗi khisản xuất một giá trị sử dụng nào đó

Như vậy, lao động chính là sự sử dụng sức lao động, quá trình lao độngđồng thời là quá trình sử dụng sức lao động

b Khái niệm về lao động nông thôn

‘‘Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số và làm việc tại

nông thôn trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động’’.

Lực lượng lao động nông thôn là bộ phận của nguồn lao động ở nôngthôn có khả năng lao động, đang có việc làm Tuy nhiên do đặc điểm, tínhchất, mùa vụ của công việc ở nông thôn mà lực lượng tham gia sản xuất nôngnghiệp không chỉ có những người trong độ tuổi lao động mà còn có nhữngngười trên hoặc dưới độ tuổi lao động tham gia sản xuất với những công việcphù hợp với mình.Từ đây ta có thể nhận thấy rằng nguồn lao động ở nông

Trang 16

thôn rất dồi dào, nhưng phải làm thế nào để giải quyết được hết việc làm chongười lao động nông thôn thì vẫn còn là vấn đề mang tính thách thức rất lớn.

2.1.1.2 Đặc điểm của nguồn lao động nông thôn

Đặc điểm của lao động nông thôn mang nhiều nét tương đồng với laođộng trong sản xuất nông nghiệp

Thứ nhất: lao động nông thôn mang tính thời vụ cao và không thể xóa bỏđược.Sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ bởi cácquy luật sinh học và điều kiện tự nhiên của từng vùng (đất, khí hậu, ) Do đó,quá trình sản xuất mang tính thời vụ rất cao, thu hút lao động không đồng đều.Chính tính chất này làm cho việc sử dụng lao động nông thôn trở nên phức tạp.Thứ hai là: nguồn lao động nông thôn rất dồi dào và đa dạng về độ tuổi và

có tính thích ứng lớn Do đó việc huy động và sử dụng đầy đủ nguồn lao động có

ý nghĩa kinh tế lớn nhưng rất phức tạp, đòi hỏi phải có biện pháp tổ chức quản lýlao động tốt để tăng cường lực lượng lao động cho sản xuất nông nghiệp

Đăc điểm tiếp theo là Lao động nông thôn đa dạng, ít chuyên sâu, trình

độ thấp Sản xuất nông nghiệp có nhiều công việc gồm nhiều khâu với tínhchất khác nhau, hơn nữa mức độ áp dụng máy móc chưa cao nên sản xuấtnông nghiệp chỉ đòi hỏi sức khỏe, sự lành nghề và kinh nghiệm, vì thế mà lựclượng lao động lành nghề, lao động chất xám không đáng kể, phân bố khôngđều dẫn tới hiệu suất lao động thấp, khó khăn trong tiếp thu kỹ thuật và côngnghệ mới

Nghiên cứu đầy đủ tính chất và những đặc điểm nói trên của lao độngnông nghiệp là có thể tìm ra những biện pháp sử dụng tốt nhất nguồn lao độngtrong nông nghiệp nói riêng và nông thôn nói chung

2.1.2 Lực lượng lao động

2.1.2.1 Khái niệm nguồn lao động

Nguồn lao động là nguồn lực về con người, trước hết là nguồn cung cấpsức lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường

Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động và có khả

Trang 17

năng tham gia lao động không kể đến trạng thái có tham gia lao động hay không.

Nguồn lao động với tư cách là yếu tố cho sự phát triển kinh tế xã hội, làkhả năng lao động của xã hội, được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhữngdân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động Cũng có thể hiểu là sựtổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, làtổng thể yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động

Nguồn lao động được xem xét trên hai góc độ, đó là số lượng và chấtlượng Số lượng lao động được biểu hiện thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độtăng dân số Chất lượng lao động được đánh giá trên các mặt như sức khoẻ,trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, phẩm chất, đạo đức

2.1.2.2 Khái niệm lực lượng lao động

Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việclàm, không có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm Nhờ nghiêncứu lao động giúp cho mỗi quốc gia có chủ trương, phương hướng, biện pháptrong giải quyết việc làm và sử dụng lực lượng lao động có hiệu quả

Lực lượng lao động trong nông nghiệp: Bao gồm những người thuộclực lượng lao động sản xuất nông nghiệp có hộ khẩu thường trú ở nông thôn(được giao đất nông nghiệp sản xuất) lực lượng lao động gồm 2 bộ phận: Lựclượng lao động trong độ tuổi lao động (ở Việt Nam quy định nam từ 15 đến

60, nữ từ 15 đến 55 tuổi) và lực lượng lao động trên độ tuổi lao động Ngoài

ra, do tính chất công việc và đặc điểm kinh tế xã hội nông thôn một lực lượnglao động có nhu cầu làm việc cũng cần được giải quyết việc làm Đó là lựclượng lao động trên và dưới độ tuổi lao động

LLLĐ tuy là một bộ phận của nguồn lao động nhưng không đồng nhấtvới nguồn lao động, LLLĐ không bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi laođộng có khả năng lao động nhưng không tham gia hoạt động kinh tế như:đang đi học, làm nội trợ trong gia đình nhưng chưa có nhu cầu làm việc Vìvậy, ngoài các đặc trưng về nhân khẩu, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn

kỹ thuật, LLLĐ còn bao hàm các đặc trưng về trình độ, cơ cấu, kỹ năng nghề

Trang 18

nghiệp, cấu trúc đào tạo, tác phong kỷ luật lao động, đạo đức làm việc, sựhiểu biết về pháp luật, khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển CNH-HĐHđất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nướctheo định hướng Xã hội chủ nghĩa, khả năng hội nhập với thị trường lao độngtrong khu vực và trên thế giới…

2.1.3 Việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

2.1.3.1 Lý luận về việc làm và thất nghiệp

a Khái niệm việc làm

Theo Bộ luật lao động được sửa đổi năm 2007 quy định ‘‘Mọi hoạt động

lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm’’

Như vậy, việc làm là hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, tạothu nhập hoặc lợi ích cho bản thân, gia đình người lao động hoặc cộng đồngnào đó.Với khái niệm này, nội dung khái niệm việc làm được mở rộng, tạokhả năng giải quyết việc làm cho nhiều người Người lao động được tự dohành nghề, tự do liên doanh, liên kết để tọa việc làm và tự do thuê mướn laođộng theo pháp luật của nhà nước, để tạo việc làm cho mình và thu hút laođộng xã hội theo quan hệ cung-cầu về lao động trên thị trường

Việc làm bao gồm 3 dạng:

- Làm những công việc được trả công lao động dưới dạng tiền hoặc hiệnvật hoặc đổi công

- Các công việc tự làm (tự sản xuất, kinh doanh) để thu lợi nhuận

- Làm các công việc cho hộ gia đình nhưng không được trả công

Thời gian thực hiện công việc:

- Việc làm thường xuyên và việc làm tạm thời: căn cứ vào số thời gian cóviệc làm thường xuyên trong một năm

- Việc làm đủ thời gian và làm không đủ thời gian: căn cứ vào số giờ làmviệc trong một tuần

Trang 19

- Việc làm chính và việc làm phụ: căn cứ vào khối thời gian hoặc mức độthu nhập trong việc thực hiện một số công việc nào đó.

Người thiếu việc làm là người lao động đang làm việc nhưng họ khônglàm hết thời gian theo quy định hoặc làm những công việc với mức lươngthấp không đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống của họ, họ muốn tìm thêm việc làm

để bổ sung thu nhập

Nguyên nhân của thiếu việc làm:

Do nền kinh tế chậm phát triển, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầungười thấp và giảm dần do quá trình đô thị hóa

Do LLLĐ tăng quá nhanh, trong khi số chỗ làm việc mới tạo quá ít, trình

độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cảu người lao động còn thấp kém

Do tính chất thời vụ, thời tiết khí hậu, do chính sách đầu tư chưa hợp lýkhiến sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được

- Thất nghiệp ngắn hạn: Là thất nghiệp liên tục từ dưới 12 tháng tínhngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước

- Thất nghiệp dài hạn: Là người thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lêntính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước, phầnlớn các nước đều sử dụng khái niệm trên để xác định người thất nghiệp, tuynhiên cũng có sự khác biệt khi xác định mức thời gian không có việc làm Trong khi phân loại cơ cấu các thị trường lao động hiện nay, thất nghiệpphân ra làm 3 loại khác nhau đó là thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp theo chu

kỳ và thất nghiệp có tính cơ cấu

Trang 20

Thất nghiệp tạm thời là phát sinh do sự di chuyển không ngừng của conngười giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộcsống Thậm chí trong nền kinh tế có đầy đủ việc làm, vẫn luôn có một chuyểnđộng nào đó do con người ta đi tìm việc làm khi tốt nghiệp hoặc chuyển đếnmột nơi sinh sống mới, hay phụ nữ có thể quay trở lại làm việc sau khi cócon Do những công nhân thất nghiệp tạm thời thường chuyển công việc hoặctìm những công việc mới tốt hơn, cho nên thường cho rằng đây là bộ phậnnhững người thất nghiệp “tự nguyện”.

Thất nghiệp có tính cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung cầulao động, sự mất cân đối này có thể diễn ra vì mức cầu đối với một lượng laođộng tăng lên trong khi mức cầu đối với một loại lao động khác giảm mà mứccung không được điều chỉnh nhanh chóng Như vậy trong thực tế xảy ra sựmất cân đối trong các ngành nghề hoặc các vùng do một số lĩnh vực phát triển

so với một số lĩnh vực khác và do quá trình đổi mới công nghệ Nếu tiềnlương rất linh hoạt trong những khu vực có nguồn cung cao và tăng lên trong

khu vực có mức cầu cao

2.1.3.2 Đặc điểm việc làm trong nông thôn

Ở nông thôn các hoạt động sản xuất thưởng bắt nguồn từ kinh tế hộ giađình, các thành viên trong gia đình có thể luân chuyển thay thế thực hiện côngviệc của nhau Vì vậy việc chú trọng thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế

hộ cũng là biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động Thu hút laođộng trong các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi cũng sẽ khácnhau, đông thời thu nhập cũng khác nhau, vì vậy chuyển đổi cơ cấu cây trồngvật nuôi theo hướng sử dụng nhiều lao động theo hướng sử dụng nhiều laođộng hơn cũng là biện pháp tạo thêm việc làm trong sản xuất nông nghiệp.Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu và các yếu tố đất đai, cơ sở hạ tầng(giao thông, thủy lợi, các hoạt động cung ứng giống, phân bón,…) Hoạt độngdịch vụ nông thôn bao gồm các hoạt động cung ứng đầu vào cho sản xuấtNông - Lâm - Ngư nghiệp, các mặt hàng chủ yếu cho đời sống dân cư nông

Trang 21

thôn, là khu vực thu hút đáng kể lao động và tạo ra thu nhập cao cho ngườilao động.

Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực việc làm truyền thống va thu hút nhiềulao đông dân cư nông thôn, nhưng do quá trình công nghiệp hóa –hiện đại hóalàm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể điều này làm cho tìnhhình việc làm ở nông thôn bị giảm đáng kể Hiện nay, những việc là ở nôngthôn chủ yếu là các công việc đơn giản, thủ công, ít đòi hỏi tay nghề, với tưliệu sản xuất chủ yếu là đất đai và công cụ cầm tay, dễ học hỏi Vì vậy khảnăng thu hút lao động luôn cao, tuy nhiên sản phẩm làm ra chất lượng thườngkhông cao, mẫu mã lại đơn giản, năng suất lao động thấp, tỷ lệ đói nghèo cao

so với khu vực thành thị

2.1.3.3 Nội dung của giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

a Giải quyết việc làm theo hướng tạo việc làm tại chỗ

Tạo điều kiện phát triển cho các công việc tại nhà, tại địa phương,khuyến khích người lao động tham gia đào tạo nghề,… là những giải phápphổ biến cho công tác giải quyết việc làm cho người lao động, các giải phápnày giúp tận dụng được quỹ thời gian nông nhàn của người lao động, nângcao trình độ của người lao động sao cho phù hợp với những yêu cầu trong cáclĩnh vực khác như: công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ,…

Thực hiện thêm các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp,

cơ sở sản xuất trên địa phương, để họ sử dụng lao động nông thôn của địaphương, thực hiện tốt các quy định về bảo hiểm, tiền lương cho người laođộng, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, lành mạnh trong doanh nghiệp.Hiện nay, dưới sự định hướng của Đảng và nhà nước thì đã có nhiều vănbản ban hành nhằm đẩy mạnh công tác phát triển, giữ gìn làng nghề truyềnthống, dạy nghề, tạo việc làm tại chỗ cho người lao động tạo ra nhiều hiệuquả tích cực trong công tác tạo việc làm cho người lao động

b Giải quyết việc làm theo hướng phát triển sản xuất

Trang 22

Công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại là những ngành có tiềmnăng lớn về cơ hội việc làm cho người lao động mang lại thu nhập cao vàthường xuyên hơn so với nông nghiệp, vì thế tích cực thu hút thêm đầu tư, ổnđịnh phát triển cái đã có là cơ sở để giải quyết việc làm một cách hiệu quả Lĩnh vực nông nghiệp tuy không còn chiếm tỷ trọng cao, xong bản thânngành nông nghiệp vẫn có nhiều biện pháp để phát triển chẳng hạn như giaođất, khai hoang, hỗ trợ đất, thực hiện thâm canh, tăng vụ… bên cạnh đó ứngdụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hay chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vậtnuôi cũng là những giải pháp kích thích phát triển nông nghiệp từ đó tạo thêmviệc làm cho lao động lúc nông nhàn.

Phát triển các ngành nghề kinh tế như: kinh tế hộ gia đình, phát triển cáclàng nghề, phát triển du lịch cộng đồng, cũng là cách giải quyết việc làmhiệu quả, tạo thêm việc làm lúc nông nhàn cho người lao động

c Giải quyết việc làm theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Hỗ trợ, khuyến khích các trung tâm, doanh nghiệp, trung tâm giới thiệuviệc làm tham gia xuất khẩu lao động để các đơn vị này có điều kiện để liênkết mở rộng hợp tác với các thị trường bên ngoài bên cạnh đó cũng phải tăngcường các công tác quản lý lao động, có cơ chế rõ ràng, đảm bảo quyền lợi và

an toàn cho người lao động

Khuyến khích mở rộng các thị trường xuất khẩu lao động, bên cạnh đóthực hiện tốt các thỏa thuận đối với những thị trường quen thuộc để nâng cao

uy tín, tạo tiền đề cho phát triển sau này Đối với người lao động cần phải bổsung thêm các chương trình như đào tạo nghề, trang bị kiến thức và những hộtrợ cần thiết cho người lao động đi xuất khẩu

2.1.3.4 Vai trò của giải quyết việc làm trong nông thôn

Việt Nam là một nước có lực lượng lao dộng dồi dào, đây có thể coi làlợi thế rất lớn đối với nước nhà trong quá trình phát triển đất nước Giải quyếtviệc làm cho người lao động không những giúp phát triển đất nước mà còn

Trang 23

giúp chúng ta tận dụng được các nguồn nhân lực trong xã hội Mỗi quốc giađều có những nguồn lực riêng trong qua trình phát triển KT-XH, nguồn lực vềvốn, kỹ thuật, công nghệ, đặc biệt là nguồn lực về con người mà nước ta thìlại là một quốc gia rất tiềm lực về vấn đề này Khi chúng ta tạo việc làm chongười lao động sẽ phát huy được yếu tố con người và chính lao động sẽ khaithác hợp lý các nguồn tài nguyên về vốn, kỹ thuật, công nghệ… điều này có ýnghĩa rất lớn với khu vực nông thôn.

Ở khu vực nông thôn, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuấtchuyên môn hóa, toàn diện, đồng thời chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướngnông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ, khi đó lao động nông thôn được phâncông hợp lý tạo ra năng suất lao động tăng lên, đời sống xã hội ở nông thônngày càng được tăng lên Khi lao động nông thôn có việc làm sẽ thúc đẩykinh tế khu vực nông thôn phát triển hơn, đời sống người dân tăng lên, các tệnạn xã hội giảm đi, áp lực về dân số giảm bớt

Tạo việc làm cho người lao động là một biện pháp quan trọng nhằmphân phối thu nhập, hiện nay khoảng cách giàu nghèo ngày càng ra tăng,đây là áp lực lớn không chỉ với xã hội ta mà cả trên thế giới Khi nguồn laođộng có việc làm đặc biệt là đối với lao động nông thôn thì họ sẽ có thunhập, lúc đó đời sống của người lao động được nâng lên, xã hội công bằngtheo đúng chủ trương chính sách của Đảng – Nhà nước ta đề ra, thực hiệnthắng lợi chính sách phát triển con người thúc đẩy phát triển đất nước đểtiến lên XHCN

Dân số Việt Nam chủ yếu sống ở nông thôn và làm việc trong nghànhnông nghiệp Đặc điểm của lao động nông thôn là tăng nhanh, ít đào tạo, đadạng về lứa tuổi, sử dụng thời vụ, có nhiều cơ hội việc làm nhưng giá tiềncông lại rẻ đi, di chuyển lao động và một bộ phận lao động tự do.Vì vậy trongchiến lược phát triển kinh tế xã hội giải quyết việc làm cho lao động đặc biệt

là lao động nông thôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu

Trang 24

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề giải quyết việc làm cho lao động

nông thôn

Giải quyết việc làm cho lao động trong nông thôn không chỉ thực hiệnđược ngay trong chốc lát mà cần có sự hỗ trợ của tất cả các ngành, đoàn thểtrong xã hội Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thường bị ảnhhưởng bởi các yếu tố sau:

2.1.4.1 Các chủ trương chính sách về giải quyết việc làm cho lao động

nông thôn

Đảng và nhà nước là bộ phận vô cùng quan trọng trong tất cả các hoạtđộng của đất nước, có vai trò không thể tách rời trong tất cả các hoạt động củađất nước Thông qua các chính sách chủ trương mà hoạch định các bước điđúng đắn để các cấp thấp hơn có mục tiêu và đường lối thực hiện, hay nói rõhơn đối với vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thì vấn đề tạoviệc làm như thế nào? chủ yếu cho đối tượng nào? với khối lượng là baonhiêu? … hoàn toàn phụ thuộc vào cơ chế chính sách cụ thể theo nhữngkhoảng thời gian khác nhau Những năm qua được sự quan tâm của cấp trên

mà xã Liêu xá đã có những hiệu quả khả quan về vấn đề giải quyết việc làmcho lao động trên địa bàn xã, góp phần giảm sức ép của vấn đề tăng dân số,thu hẹp đất nông nghiệp, thất nghiệp, thiếu việc làm trên địa bàn xã

2.1.4.2 Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Đất đai cùng tài nguyên sinh vật trên đất vừa là đối tượng, vừa là tư liệusản xuất đặc biệt để con người tác động vào nó tạo ra của cải vật chất phục vụcho nhu cầu phát triển của xã hội Diện tích đất canh tác, mặt nước càng lớn, tàinguyên nông, lâm, thủy sản càng phong phú thì khả năng tạo việc làm trongnông nghiệp, nông thôn càng nhiều Tuy nhiên diện tích đất đai, mặt nước củamỗi vùng là đại lượng hữu hạn và đang có xu hướng bị co hẹp do sự xâm lấn củacác ngành kinh tế khác Tài nguyên nông, lâm, thủy sản đang bị suy giảmnghiêm trọng do sự khai thác quá mức của con người Vì vậy, vấn đề tạo việclàm đang trở nên khó khăn và phức tạp khi lao động xã hội ngày một tăng

Trang 25

Cơ sở kỹ thuật bao gồm hệ thống đường giao thông, thủy lợi, điện thôngtin liên lạc… là các yếu tố gián tiếp góp phần tạo ra việc làm và nâng cao hiệuquả việc làm Việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các cộng đồng dân cư sẽtạo khả năng thu hút nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp tạo ra môi trườngphát triển việc làm trong từng cộng đồng

2.1.4.3 Dân số - nguồn lao động

Dân số và việc làm có quan hệ tương hỗ, dân số tăng nhanh tất yếu sẽlàm tăng nguồn lao động tất yếu sẽ làm tăng sức ép về giải quyết việc làm vớimỗi thành viên và cộng đồng, gây ra tình trạng thất nghiệp trong xã hội Mặtkhác, nguồn lao động là nguồn lực rất cơ bản để phát triển kinh tế Khi kinh tếphát triển thì khả năng tạo việc làm trong xã hội còn nhiều Giải quyết mốiquan hệ dân số và việc làm là vấn đề nan giải của mỗi quốc gia Chính phủluôn phải đối phó với xu hướng gia tăng số lượng lao động với qui mô lớnhơn tốc độ gia tăng số chỗ làm việc Vì vậy, bên cạnh việc kiểm soát tốc độphát triển về số lượng lao động, việc không kém phần quan trọng là phải nângcao chất lượng nguồn lao động – một yếu tố tác động trực tiếp đến khả nănggiải quyết việc làm trong xã hội

2.1.4.4 Hệ thống thông tin thị trường lao động

Được thực hiện bởi chính phủ và các tổ chức kinh tế, cá nhân có nhu cầutuyển dụng lao động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí,đài phát thanh, ti vi, radio… các thông tin được cung cấp bao gồm, ở đâu đangtuyển dụng? tìm việc làm ở đâu? nghề gì? yêu cầu tuyển dụng như thế nào? …

Hệ thống thông tin càng đầy đủ thì càng giúp cho người lao động tìmđược việc làm nhanh hơn và hiệu quả hơn Mặt khác hệ thông tin còn giúpcho các nhà tuyển dụng biết được nhu cầu của người lao động, thông qua đóngười lao động hay tuyển dụng cũng biết được yêu cầu của đối tác và khảnăng của bản thân để tìm đươc công việc thích hợp, và hoàn thiện bản thân để

có được công việc như mong muốn Do đó mà hệ thống thông tin ảnh hưởng

rất lớn tới vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động

Trang 26

2.1.4.5 Năng lực và nhu cầu của các nhà tuyển dụng

Năng lực của đơn vị tuyển dụng quyết định tới nhu cầu tuyển dụng củađơn vị đó, nếu đơn vị có năng lực tốt có thể mở rộng phát triển quy mô sảnxuất thì sẽ yêu cầu nguồn lao động cao và ngược lại

Nhu cầu của đơn vị tuyển dụng thể hiện qua sơ lượng nguồn công việccho lao động, nguồn cung công việc càng dồi dào thì lao động càng có nhiều

cơ hội được làm việc Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những nhu cầu khác nhau vềnguồn lao động, qua đây cũng cho thấy được chất lượng lao động cần phải cónhững yếu tố gì để đáp ứng công việc, yêu cầu càng dễ dàng thì các vị trí laođộng cơ bản như lao động phổ thông, tạp vụ, lao động không chuyên có nhiều

cơ hội hơn và nếu mong muốn có công việc tốt hơn thì phải tự nâng cao trình

độ để đáp ứng nhu cầu công việc

2.1.4.6 Trình độ của lao động

Phần lớn các lao động nông thôn không được học nhiều nên trình độ họcvấn thấp, rất ít công việc mà họ có thể làm được.Vì vậy để giải quyết việc làmcho người lao động nông thôn thì cần tìm hiểu trình độ của họ để có giải phápphù hợp và sát thực tế hơn Nếu người lao động có trình độ cao, thì công vệcvới yêu cầu của thời kỳ mới sẽ đáp ứng được nhiều, nhưng nếu ngược lại trình

độ của họ thấp thì giải quyết việc làm có xu hướng trở nên truyền thống hơn

2.1.4.7 Tình hình sức khỏe

Ngay từ nhỏ lao động nông thôn đã phải làm những công việc quá sứcmình nên sức khỏe bị ảnh hưởng rất nhiều, lại thêm việc không được học nênkiến thức về chăm sóc sức khỏe không được trang bị đầy đủ Chính vì thế vấn

đề sức khỏe của lao động nông thôn ảnh hưởng rất nhiều đến công việc họ làm

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm trong nông thôn ở một số nước trên

thế giới

2.2.1.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm trong nông thôn tại Trung Quốc

Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, với trên 1,3 tỷ dân nhưng

Trang 27

gần 70% dân số vẫn còn ở khu vực nông thôn, hàng năm có trên 10 triệu laođộng đến tuổi tham gia vào lực lượng lao động nên yêu cầu giải quyết việclàm trở nên gay gắt hơn.

Trước đòi hỏi bức bách đó, Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện phápkinh tế cũng như chính trị để giải quyết vấn đề phát triển kinh tế vùng nôngthôn và tạo việc làm cho lao động nông thôn Từ thực tiễn phát triển côngnghiệp nông thôn, giải quyết việc làm ở nông thôn Trung Quốc thời gian qua

có thể rút ra một số kinh nghiệm

Thứ nhất, Trung Quốc thực hiện chính sách đa dạng hóa và chuyên môn

hóa sản xuất kinh doanh, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn,thực hiện phi tập thể hóa trong sản xuất nông nghiệp thông qua hình thứckhoán sản phẩm, nhờ đó khuyến khích nông dân đầu tư dài hạn phát triển sảnxuất nông nghiệp và mở các hoạt động phi nông nghiệp trong nông thôn

Thứ hai, nhà nước tăng thu mua giá nông sản một cách hợp lý, giảm giá

cánh kéo giữa hàng nông nghiệp và hàng công nghiệp, qua đó tăng sức muacủa người nông dân, tăng mạnh cầu cho các hoạt động sản xuất kinh doanhphi nông nghiệp ở nông thôn Cùng với chính sách khuyến khích phát triểnsản xuất đa dạng hóa theo hướng sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tếhơn, phù hợp với yêu cầu của thị trường đã có ảnh hưởng lớn đối với thu nhậptrong khu vực nông thôn

Thứ ba, tạo môi trường thuận lợi để công nghiệp phát triển

Thứ tư, thiết lập một hệ thống cung cấp tài chính có hiệu quả cho doanhnghiệp nông thôn, giảm chi phí giao dịch để huy động vốn và lao động chocông nghiệp nông thôn

Thứ năm, duy trì và mở rộng mối quan hệ hai chiều giữa doanh nghiệp

nông thôn và doanh nghiệp nhà nước

2.2.1.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm trong nông thôn tại Thái Lan

Thái Lan có khoảng 70% dân số đang sống ở khu vực nông thôn, laođộng nông thôn chiếm khoảng 60% LLLĐ cả nước Tình trạng thất nghiệp

Trang 28

nhất là thất nghiệp theo mùa vụ vẫn phổ biến trong nông nghiệp Vì vậy trongnhiều năm qua Thái Lan đã thực hiện nhiều chương trình lớn để tạo việc làmtăng thu nhập cho lao động ở khu vực nông thôn.

Một trong những chương trình đạt được hiệu quả cao là chương trìnhphát triển cộng đồng:

- Thực hiện hỗ trợ trực tiếp và mạnh mẽ vào hệ thống hành chính ở nôngthôn, cải tiến cơ cấu tổ chức hành chính của chính quyền làng, xã, nhằm nângcao khả năng tự quản lý và phát triển cộng đồng nông thôn, nâng cao vai tròcủa chính quyền làng, xã trong các hoạt động kinh tế xã hội ở nông thôn

- Tập trung phát triển các vùng nghèo đói có mật độ dân số cao và cácvùng sâu, vùng xa

- Chính phủ cung cấp các dịch vụ xã hội cần thiết phục vụ cho đời sốngcủa người dân

- Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để người nông dân tiếpnhận trong điều kiện ít vốn

- Tạo việc làm để tăng thu nhập cho người nông dân sau kỳ thu hoạch vàhạn chế sự di cư ồ ạt theo mùa từ nông thôn ra thành thị giảm sự ách tắc vàthất nghiệp ở thành thị

2.2.1.3 Kinh nghiệm giải quyết việc làm trong nông thôn tại Malaysia

Malaysia có diện tích tự nhiên 329,8 nghìn km2, dân số 22,2 triệungười (năm 1998), mật độ dân số thưa chưa đến 70 người/ km2 Hiện nay laođộng đang được thu hút mạnh vào các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp,dịch vụ) nên sức ép về dân số/đất đai là không lớn Hiện nay Malaysia không

đủ lao động nên phải nhập khẩu lao động từ nước ngoài, nhưng trong thờigian đầu của quá trình công nghiệp hóa, Malaysia đã phải giải quyết vấn đề

dư thừa lao động trong nông thôn như nhiều nước khác Malaysia đã có kinhnghiệm tốt giải quyết lao động nông thôn làm biến nhanh tình trạng dư thừalao động sang mức toàn dụng lao động và phải nhập thêm lao động từ nướcngoài Kinh nghiệm của Malaysia cho thấy:

Trang 29

Thứ nhất đó là thời gian đầu của quá trình CNH, Malaysia chú trọng

phát triển nông nghiệp đặc biệt chú trọng đến phát triển cây công nghiệp dàingày Cùng với phát triển nông nghiệp, Malaysia tập trung phát triển côngnghiệp chế biến, vừa giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp vừa giảiquyết việc làm và thu nhập cho người nông dân

Thứ hai, khai phá những vùng đất mới để phát triển sản xuất nôngnghiệp theo định hướng của chính phủ để giải quyết việc làm mới cho laođộng dư thừ ngay trong khu vực nông thôn trong quá trình phát triển, Nhànước đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư đồng bộ vào cơ sở hạ tầng phúc lợi xãhội, kèm theo cung ứng vốn, vật tư, thông tin, hướng dẫn khoa học kỹ thuật…

Để người dân ổn định cuộc sống, phát huy chủ động sáng tạo của người dân

và đầu tư sản xuất có hiệu quả, đồng thời gắn trách nhiệm giữa người dân vớiNhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Thứ ba, thu hút cả đầu tư trong nước và nước ngoài vào phát triển công

nghiệp mà trước hết là công nghiệp chế biến nhằm giải quyết lao động vàchuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch

vụ Trong thời gian này Malaysia thu hút vốn đầu tư bằng các chính sách ưuđãi, bằng các biện pháp này Malaysia đã giải quyết:

+ Tạo việc làm cho số lao động dư thừa

+ Đào tạo công nhân nâng cao tay nghề và trình độ quản lý cho ngườilao động

+ Các công ty nước ngoài sẽ để lại cơ sở vật chất đáng kể khi hết thờihạn theo hợp đồng đã ký

Thứ tư, khi nền kinh tế đã được mức toàn dụng lao động, Malaysia

chuyển sang sử dụng nhiều vốn và khai thác công nghệ hiện đại Thực hiện sựquan hệ giữa nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng kỹ thuật công nghệmới, cung cấp lao động đã qua đào tạo cho phát triển nông nghiệp, côngnghiệp, xây dựng nông thôn

Trang 30

2.2.2 Giải quyết việc làm tại Việt Nam

Vấn đề về giải quyết việc làm luôn là vấn đề quan trọng của mỗi quốcgia, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển có lực lượng lao động lớnnhư Việt Nam, giải quyết việc làm cho người lao động là tiền đề quan trọngcho phát triển kinh tế quốc gia

Trong thập kỷ qua, vấn đề giải quyết việc làm đã được Nhà nước quantâm thể hiện bằng việc áp dụng nhiều biện pháp, chính sách khuyến khích đầu

tư trong nước và ngoài nước về nông thôn, nâng cấp và xây dựng cơ sở hạtầng kinh tế và xã hội, tăng cường công tác đào tạo và giới thiệu việc làm, mởrộng khả năng hợp tác lao động quốc tế, hình thành quỹ quốc gia giải quyếtviệc làm, triển khai các chương trình tín dụng ở các địa phương, triển khai cácchương trình mục tiêu quốc gia như: Các chương trình dài hạn về giải quyếtviệc làm, chương trình 327, 773, chương trình định canh định cư, hỗ trợ đồngbào dân tộc đặc biệt khó khăn…Trong đó chương trình 120 là chương trìnhlớn, tập trung chủ yếu vào phát triển kinh doanh, tạo việc làm cho lao động vàtăng thu nhập Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta cùng với sự cố gắng củanhân dân trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ

Từ năm 1991 đến năm 2000 số người có việc làm tăng khoảng 30,9 triệu

người lên 40,6 triệu người tăng 32,2% bình quân hàng năm tăng khoảng2,95% tương đương với khoảng 1,2 triệu việc làm mới

Tỷ lệ thất nghiệp hàng năm giảm từ 10% năm 1991 xuống còn 5,88%

vào năm 1996 Nhưng năm 1999-2000 do khủng hoảng tài chính trong khuvực mà tỷ lệ này tăng lên khoảng 13, 4%

Bảng 2.1 cho thấy nhìn chung thì tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơnnông thôn nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại thấp hơn rất nhiều cụ thể thì tỷ lệ thấtnghiệp ở Việt Nam hiện nay là 2,2 %, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,58%cao hơn 0,33% so với năm 2012, tỷ lệ tại nông thôn là 1,58 cao hơn 0,16% sovới năm 2012, trong khi đó tỷ lệ thiếu việc làm của năm 2013 là 2,77% caohơn 0,03% so với năm 2012 mặt khác tỷ lệ thiếu việc làm của khu vực nông

Trang 31

thôn là 3,35% cao hơn 0,08% so với năm 2012 Lý giải điều này là do diệntích đất nông nghiệp ở khu vực nông thôn ngày càng bị thu hẹp, khiến việc

làm của người dân bị giảm

Bảng 2.1: Tỷ lệ thất nghiệp và Thiếu việc làm của LLLĐ trong độ tuổi

2.2.3 Bài học kinh nghiệm về giải quyết việc làm cho Việt Nam

Trong những năm gần đây vấn đề về giải quyết việc làm được nhà nướcthực hiện có nhiều đổi mới mang lại nhiều kết quả khả quan, việc đổi mớichính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư ngoài nước đầu tư vàoViệt nam, bên cạnh đó để tăng thêm hiệu quả về giải quyết việc làm chongười lao động nông thôn thì cần có thêm nhiều sự thay đổi khác như:

- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lao động, trongthời đại phát triển thì đòi hỏi lao động phái có trình độ Tăng cường công táchợp tác giới thiệu việc làm cho người lao động, đặc biệt hợp tác lao độngquốc tế Nhiều địa phương làm tốt công tác hợp tác quốc tế đã mang lại nhiềucông ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn Cần đào tạo lao động theonhu cầu của thị trường lao động

- Ngoài hành lang pháp lý nhà nước cần xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế

để thu hút các nhà đầu tư, bằng chứng là từ khi luật đầu tư ra đời đã thu hútđược đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư, xây dựng cáckhu công nghiệp tạo công ăn việc làm cho hàng tram nghìn lao động

Trang 32

- Bên cạnh những vấn đề nêu trên nhà nước nên vận động người dân xâydựng các công trình phúc lợi như: Đường giao thông, Trường học, cơ sở y tế,nhà văn hóa… ngoài ra phát triển các chính sách cho vay vốn ưu đãi giúpngười dân mạnh dạn thâm canh san xuất.

- Nhà nước nên có những biện pháp để phát triển các làng nghề truyềnthống, phát triển làng nghề truyền thống là giải pháp giải quyết việc làm tạichỗ, tận dụng tối đa được nguồn lao động tại địa phương, tạo việc làm chongười lao động địa phương, tăng thêm thu nhập cho người dân Phát triển làngnghề không những để giải quyết công ăn việc làm mà còn là vấn đề về lưu giữvăn hóa truyền thống, nuôi dưỡng tinh thần

Bên cạnh những thành tựu của nhà nước về giải quyết việc làm chongười dân thì còn phải nói tới những hạn chế, những gì mà chúng ta đạt được

có thể coi là nền tảng để thực hiện, xây dựng các chương trình, các mục tiêu

và phương hướng trong thời gian tới của nhà nước nói chung và từng địa

phương nói riêng

Trang 33

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Liêu Xá nằm ở phía Bắc huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên cách trungtâm huyện khoảng 3,2km Địa giới hành chính giáp các xã như sau:

Phía Đông giáp xã Dị Sử,huyện Mỹ Hòa

Phái Tây giáp xã Ngọc Long

Phía Nam giáp xã Tân Lập

Phía Bắc giáp xã Nghĩ Hiệp

Xã có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu,buôn bán, trao đổi hàng hóa với thị trường bên ngoài như: Tỉnh Lộ 196 dài1.99km, quốc lộ 39Alà 2.93k Đây cũng là 2 tuyến đường quan trọng, huyếtmạch từ đường 5A đi thành phố Hưng Yên nằm trong khu công nghiệp phốnối B,khu công nghiệp Thăng Long II, khu di tích Hải Thượng Lãn Ông là thếmạnh để phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng,

thương mại dịch vụ và vận tải hàng hóa

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Liêu Xá nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, là một trong

17 xã, thị trấn của huyện Yên Mỹ Ngành nghề trước đây chủ yếu là sản xuấtnông nghiệp

Diện tích tự nhiên của xã theo nghiên cứu mới nhất thì vào khoảng653,58ha, trong đó đất nông nhiệp là 195,47ha chiếm 29.9%, đất phi nôngnghiệp là 457,18ha và đất chưa sử dụng còn khoảng 0,94ha chiếm khoảng0,15 %

Địa hình xã tương đối bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ Tây Bắcxuống Đông Nam Đất đai thuộc vùng châu thổ Sông hồng, không được bồi

Trang 34

đắp hằng năm, thành phần cơ giới trung bình, độ dày tầng canh tác khá, hàmlượng dinh dưỡng khá, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân chia làm 2 mùa rõ rệt mùa hè(từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4)

Nhiệt độ trung bình khoảng 24 độ

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.680 đến 1730mm, tập trung từtháng 5 đến tháng 9, nhiều nhất là tháng 7 tháng 8 lượng mưa chiếm tới 84%tổng lượng mưa cả năm

Độ ẩm trung bình năm khoảng 86%

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Đất đai là điều kiện vật chất chủ yếu để phát triển cho bất kỳ ngành nghềnào, trong nông nghiệp thì đất đai còn có vị trí quan trọng hơn là tư liệu sảnxuất đặc biệt và không thể thay thế

Xã Liêu Xá có tổng diện tích đất tự nhiên là 653,58ha, nhìn chung trong

3 năm 2011-2013 thì không có sự biến động Riêng về cơ cấu sử dụng đất đaithì có những nét thay đổi như diện tích đất nông nghiệp giảm qua các năm từ212,1ha năm 2011 xuống còn 205,45ha năm 2012 giảm 6,65ha và giảm tiếpxuống chỉ còn 195,47ha năm 2013 Bình quân giảm 4% trên năm

Diện tích đất trồng các cây hàng năm chiếm hơn 90% trong tổng diệntích đất nông nghiệp, nhưng qua các năm diện tích này có chiều hướng giảmdần từ 194,68ha năm 2011 thì đến năm 2013 diện tích này còn 179,64ha giảmkhoảng 15,04ha Thay vào đó là tăng lên của diện tích đất phi nông nghiệpvốn đã chiếm hơn 67% diện tích đất tự nhiên trong các năm Diện tích đấtchưa qua sử dụng của xã không còn nhiều, năm 2013 chỉ còn lại 0,94ha đấtchưa qua sử dụng

Trang 36

3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động

Lao động là nguồn lực cơ bản cho các hoạt động sản xuất kinh doanh,dân số và lao động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, dân số tăng làm ảnhhưởng tới số lượng lao động, mặt khác quy mô dân số phụ thuộc vào các hộgia đình

Theo số liệu thu thập được qua 3 năm liên tiếp từ 2011-2013 cho thấy số

hộ trên địa bàn xã qua các năm chỉ tăng nhẹ qua các năm từ 2441 hộ năm

2011 đến 2460 hộ năm 2012 và 2491 hộ năm 2013, trung bình mỗi năm chỉtăng khoảng 0,99% Cùng tình hình trên đó là số khẩu trên địa bàn xã cũng cómức tăng nhẹ từ 8920 người năm 2011 tăng lên 8985 người năm 2012 và

9035 người năm 2013, đạt mức tăng trung bình là 0,65%/năm Trong đó sốnhân khẩu nông nghiệp tiếp tục có sự sụt giảm từ 49,67% năm 2011 xuốngcòn 47,9 % năm 2012 và tiếp tục giảm và còn 46,85% năm 2013, trung bìnhmỗi năm giảm khoảng 2,27%, ngược lại với sự sụt giảm của nhân khẩu nôngnghiệp là sự tăng lên của nhân khẩu phi nông nghiệp mức tăng bình quân 3năm lần lượt là 100,28% và 102,6%

Tổng số lao động của xã tăng khá nhanh qua 3 năm trung bình mỗi nămtăng khoảng 4,37% tương ứng với khoảng 219 lao động mỗi năm, cụ thể từ

4995 lao động năm 2011 đến 5178 lao động năm 2012 và năm 2013 đạt mức

là 5442 lao động, trong đó nhân khẩu nông nghiệp từ 2548 lao động chiếmkhoảng 51% năm 2011 giảm xuống còn 47,6% năm 2012 và 43,2% năm

2013 Lao động nông nghiệp tuy giảm nhưng lao động trong các ngành

CN-XD và TM-DV lại tăng đặc biệt là trong ngành công nghiệp và xây dựng tăngtrung bình 15,78%/năm, ngành dịch vụ và thương mại cũng tăng trung bình9,97%/năm (thể hiện trong bảng 3.2)

Trang 37

Bảng 3.3: Tình hình dân số và lao động xã qua các năm 2011-2013

2.Tổng số nhân khẩu Người 8920 100,00 8985 100,00 9035 100,00 100,73 100,56 100,65

Trang 38

Mặt khác trong bảng 3.2 qua các chỉ số bình quân cho thấy tỷ lệ bìnhquân hộ/khẩu có sự thay đổi qua các năm, có sự giảm từ 3,65% năm 2011xuống 3,5% vào năm 2012, sau đó lại tăng lên 3,63% năm 2013, xong xét vềmặt bằng chung thì giảm chỉ khoảng 0,02%, có thể thấy được các chươngtrình về dân số vẫn được duy trì ở mức tương đối tốt.

Qua các số liệu trên có thể nhìn nhận chung rằng nông nghiệp đang dần bịthay thế bởi các ngành nghề khác, tỷ trọng nghành nông nghiệp và lao độngnông nghiệp ngành càng giảm, đây có thể xem là chiều hướng tích cực trongquá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đô thị hóa nông thôn trong cảnước nói chung và tại địa bàn xã nói riêng

3.1.2.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng là điều kiện cơ bản để thúc đẩy các hoạt động kinh tế pháttriển Là yếu tố cơ sở cho phát triển các giải pháp giải quyết việc làm cho laođộng nông thôn Nhìn chung thì cơ sở vật chất của xã cung được trang bị mộtcách khá đầy đủ

a Hệ thống đường giao thông

Trên địa bàn xã hệ thống đương giao thông luôn được quan tâm, đầu tư

và mở rộng, chạy qua địa bàn xã là 2 tuyến đường quốc lộ 39a và 39b đềuđược trải nhựa, hằng năm đều được tu bổ và bảo dưỡng Toàn xã có 1,5kmđường liên xã, 3,4km đường liên thôn, 6,5km đường ngõ xóm toàn bộ đềuđược cứng hóa, đảm bảo giao thông thuận tiện cho người dân trong xã đi lại

b Hệ thống thủ lợi

Toàn xã có 5 trạm bơm luôn được chủ động trong việc bơm nước tướitiêu, sử dụng có hiểu quả, xong tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương của xã chưacao chỉ đạt khoảng 26,4% vì thế xã cần có kế hoạch cải thiện và nâng cấphóa hệ thông kênh mương để đảm bảo việc tưới tiêu được chủ động vàtránh gây lãng phí

Trang 39

c Hệ thống điện

Tỷ lệ hộ dân được cấp điện trong xã đạt 100%, nguồn điện được cungcấp chủ yếu từ lưới điện 220kv và 35kv quốc giai chạy qua xã Hệ thốngđường dây hạ áp chủ yếu đi trên không, treo trên cột bê tông Xã có 4 trạmbiến áp với tổng công suất là 720kv

Nguồn điện cung cấp cho xã đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạtcũng như sản xuất của nhân dân trên địa bàn xã

d Hệ thống trường học

Toàn xã có 1 trường tiểu học, 1 trường cấp II và 4 trường mầm non nằmtại bốn thôn Trong đó trường cấp I được đầu tư và xây dựng khang trang,năm 2010 được công nhận đạt chuẩn quốc gia Trường cấp II cũng đạt đượcnhiều kết quả đáng tuyên dương, năm nào cũng có học sinh giỏi cấp huyện,đặc biệt năm 2012 có một học sinh giỏi cấp tỉnh môn hóa và một học sinh giỏimôn sinh, bên cạnh đó thì tỷ lệ đỗ vào cấp III của các em học sinh là vàokhoảng 98%, năm 2012 trường cấp II đã được đầu tư để xây thêm một dãynhà ba tầng khang trang phục vụ việc dạy và học của thầy cô và các em họcsinh Nhìn chung tình hình cơ sở vật chất của các trường đều được trang bị ởmức khá trở lên UBND xã luôn có chính sách động viện, tặng quà và phầnthưởng cho các học sinh có thành tích xuất sắc, động viên các học sinh có

hoàn cảnh khó khăn hằng năm vào dịp đầu năm học đều tổ chức một buổi

tuyên dương và động viên con em trong xã có thành tích cao trong học tập,đạt được các giải cấp huyện, tỉnh, tuyên dương những em có thành tích caotrong kỳ thi tuyển đại học hằng năm, phần thưởng là cả tiền và hiện vật

Trang 40

Bảng 3.4: Tình hình Cơ sở hạ tầng của xã năm 2013

Ngày đăng: 17/09/2018, 09:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lê A Hướng, 2008 ‘‘ Nghiên cứu thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Sơn dương, tỉnh Tuyên quang’’, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, ĐH Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng sử dụng lao động và giảiquyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Sơn dương, tỉnh Tuyênquang’’
3. Mai Thị Huyền, 2006, ‘‘Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình phát triển Khu công nghiệp, cụm công nghiệp của huyện Việt Yên, Bắc Giang’’ Luận văn thạc sĩ kinh tế, ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trongquá trình phát triển Khu công nghiệp, cụm công nghiệp của huyện ViệtYên, Bắc Giang
4. Nguyễn Thị Hoa, 2013, ‘‘Một số giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động ngoại thành thành phố Hưng yên’’, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, ĐH Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp chủ yếu giải quyết việc làmcho lao động ngoại thành thành phố Hưng yên’’
5. Nguyễn Tiệp, 2007 ‘‘Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động Thanh niên’’, tạp chí kinh tế và phát triển số 124 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao độngThanh niên’’
7. Sỹ Lợi (1999) ‘‘ Về giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông nghiệp ở Thanh Hóa’’, Báo Lao động và xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về giải pháp tạo việc làm cho người lao động nôngnghiệp ở Thanh Hóa’’
9. ‘‘ Sử dụng nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam: Thực trạng và giải pháp’’http://www.kh-sdh.und.vn/zipfiles/So7/13_binh_buiquang_doc Sách, tạp chí
Tiêu đề: ‘‘ Sử dụng nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam: Thực trạng và giải pháp’’
1. C.Mác- Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
6. ThS. Phạm Thị Uý, 2005,‘‘Vấn đề việc làm cho nông dân hiện nay – bài toán khó không dễ giải’’ Khác
8. TS. Nguyễn Hữu Dũng, 2002,‘‘Phát triển khu công nghiệp với vấn đề lao động – việc làm ở Việt Nam’’ Khác
10. Uỷ ban nhân dân xã Liêu Xá, Chương trình Nông Thông Mới năm 2011 của Xã Liêu Xá Khác
12. Phòng thống kê huyện Yên mỹ, Báo cáo ngành Công nghiệp, 2013 13. Gso.gov.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w