2.1.5.1 Về mặt kinh tế
Đối với cá nhân và gia đình
Người lao động ở mọi trình độ, được đào tạo và không qua đào tạo họ đều mong muốn có được công việc ổn định phù hợp với khả năng lao động của họ và đáp ứng được phần nào nhu cầu tiêu dùng và mức sống. Các biện pháp giải quyết việc làm là hướng vào mục tiêu đó.
Người lao động nói chung có việc làm, có thu nhập phù hợp để trang trải trong cuộc sống hàng ngày và chăm sóc gia đình thì họ sẽ yên tâm làm việc, chú trọng vào công việc để công việc đạt hiệu quả cao nhất, nâng cao trình độ tay nghề tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng ngày càng cao và gia tăng thu nhập cho bản thân (Ngô Thị Hồng Nhung, 2013)
Đối với địa phương
Một trong những điểm mạnh của một địa phương khi được nhìn vào đó là việc làm và thu nhập của người lao động trên địa phương đó ra sao. Vì vậy, khi lao động nông thôn trên địa bàn địa phương được giải quyết tốt thì nó có đóng góp rất lớn vào nền kinh tế chung của địa phương đó. Và nó sẽ giúp giảm được tình trạng thất nghiệp, từ đó sẽ giảm thiểu được các tệ nạn xã hội trên địa bàn.
Đối với nền kinh tế quốc dân
Tạo việc làm là vấn đề được đặt ra ở nhiều quốc gia, kể cả các nước phát triển và đang phát tiển.Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với một bộ phận dân cư, những người thiếu việc làm và thất nghiệp mà quan trọng hơn, nó tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Ở Việt Nam hiện nay, tạo việc làm cho người lao động trước hết sẽ tạo điều kiện để khai thác được tối đa những nguồn lực quan trọng còn đang tiềm ẩn như tài nguyên vốn, ngành nghề... thông qua lao động của con người. Khi người lao động có việc làm sẽ mang lại thu nhập cho bản thân họ và từ đó tạo ra tích lũy. Nhà nước không những không phải chi trợ cấp cho những người nghèo không có việc làm mà khi tạo việc làm cho họ, họ có thể mang lại tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. Tăng tích lũy sẽ giúp cho sản xuất được mở rộng, thu hót thêm nhiều lao động. Mặt khác, khi người lao động có thu nhập, họ sẽ tăng tiêu dùng, từ đó làm tăng sức mua cho xã hội. Tăng tích lũy sẽ giúp cho sản xuất được mở rộng, tức là tác động đến tổng cung, tăng tiêu dùng sẽ làm tăng tổng cầu của nền kinh tế (Ngô Thị Hồng Nhung, 2013).
Nước ta luôn tồn tại tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm nghiêm trọng. Đại bộ phận dân cư có mức sống thấp, nhiều người lao động cần có việc làm và việc làm hiệu quả hơn. Tạo việc làm ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay có một ý nghĩa to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và nâng cao thu nhập quốc dân.
2.1.5.2 Về mặt xã hội
Tạo việc làm là một vấn đề mang tính xã hội. Mỗi con người khi trưởng thành đều có nhu cầu chính đáng và cũng là quyền lợi là lao động. Chính vì vậy giải quyết việc làm đầy đủ cho người lao động có ý nghĩ rất lớn đối với mỗi cá nhân và cả xã hội. Khi Chính phủ có chính sách tạo việc làm thỏa đáng, điều đó sẽ đem đến sự công bằng trong xã hội, tạo công ăn việc làm cho tất cả lao động. Từ đó mà mọi người lao động có thu nhập, không phải lo ăn bám, hạn chế được sự phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội có thể giảm bớt.
Ngược lại, nếu không giải quyết tốt việc làm cho người lao động, hiện tượng thất nghiệp và thiếu việc làm sẽ tăng lên. Điều này luôn gắn liền với sự gia tăng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cấp, ma túy... làm rối loạn trật tự an ninh xã hội, tha hóa nhân phẩm người lao động. Thất nghiệp ở mức cao còn gây ra sự bất ổn định về kinh tế và chính trị, có khi nó còn là tác nhân gây ra sự sụp đổ của cả một thế hệ, làm mất niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước. Tạo việc làm trên phạm vi rộng còn bao gồm cả những vấn đề liên quan đến phát triển nguồn lực và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động. Trên giác độ này, giải quyết việc làm góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm đáp ứng những yêu cầu của thị trường, đồng thời xây dựng nguồn lực lâu dài cho đất nước (Ngô Thị Hồng Nhung, 2013)
Giải quyết việc làm gắn với quá trình phân công theo ngành và theo lãnh thổ. Nếu như không có các biện pháp tạo việc làm hợp lý cho khu vực nông thôn, nhiều người lao động ở khu vực này sẽ ra thành thị để tìm việc
làm, gây sức ép cho khu vực thành thị trên tất cả các mặt như: nhà cửa, điện nước, y tế, thậm chí gây ra cả những rối loạn về mặt xã hội.
Nước ta đang trong quá trình phát triển, tiến tới CNH - HĐH, giải quyết việc làm đã thành mục tiêu của Đảng, Nhà nước và mong mỏi của mọi người lao động. Đại hội Đảng IX đã đề ra: “Giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chính sách xã hội, là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh hóa xã hội, đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu bức xúc của nhân dân…tạo việc làm mới, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông nghiệp nông thôn.”
2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động
2.1.6.1 Chủ trương chính sách của đảng và nhà nước ta
Để giải quyết tốt việc làm cho người lao động nông thôn thì trước hết ta cần nâng cao và đổi mới tư tưởng của người lao động nông thôn. Cần có những chính sách khuyến khích cụ thể để giúp đỡ và nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho người lao động. Cần được thực hiện tốt các chính sách đã ban bố về giải quyết việc làm và tiếp tục bổ sung và ban bố nhiều chính sách hơn hỗ trợ việc giải quyết làm cho người lao động nông thôn.
2.1.6.2 Phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế: Kinh tế tăng trưởng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ tiết kiệm dành cho tái sản xuất và do đó ảnh hưởng vốn đầu tư sản xuất cho giai đoạn sau của nền kinh tế. Kinh tế tăng trưởng cao, tỷ lệ tiết kiệm dành cho tái suất cao, vốn đầu tư sản xuất cho giai đoạn sau cao, và như như vậy quy mô sản xuất nền kinh tế được mở rộng, quy mô việc làm cũng được tăng theo. Và ngược lại tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, tỷ lệ tiết kiệm cho tái sản xuất thấp, vốn đầu tư thấp, quy mô sản xuất không được mở rộng thêm thậm chí bị thu hẹp để cắt giảm chi phí, việc làm mới không được tạo thêm thậm chí còn gia tăng tỷ lệ mất việc làm do bị sa thải.
Tác động của CNH-HĐH: Qúa trình CNH-HĐH cũng ảnh hưởng và chi phối rất lớn đến việc làm của lao động nông thôn. Khi quá trình đó diễn ra nó sẽ giải phóng thêm sức lao động ở nông thôn, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho lao động phi nông nghiệp. Từ đó sẽ đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.
Qúa trình CNH-HĐH tác động đến cơ cấu kinh tế nông thôn, làm chuyển dịch cơ cấu lao động giữa nông nghiệp và công nghiệp, làm cho ngành dịch vụ được mở rộng và phát triển đáp ứng nhu càu sản xuất và đời sống. Sự phát triển của kinh tế nông thôn với xu hướng chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp ngày càng tăng cao làm cho lao động nông nghiệp ít đi thay vào đó là chuyển sang lao động phi nông nghiệp. Mở rộng và phát triển các ngành nghề TTCN, dịch vụ, đồng thời gắn kết sự giao lưu kinh tế giữa nông thôn và thành thị.Các nghề và làng nghề truyền thống cũng được phục hồi và phát triển nhiều ngành nghề mới.
CNH-HĐH làm cho năng suất lao động trong ngành nông nghiệp tăng lên và đồng thời cũng làm giảm số lao động nông nghiệp, điều đó làm cho một bộ phận lớn các lao động nông nghiệp trở nên nhàn rỗi và tìm hướng chuyển sang lao động phi nông nghiệp. Chính vì vậy việc phát triển công nghiệp nông thôn là vô cùng quan trọng.Một mặt nhằm khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ, phát triển các làng nghề, thương mại dịch vụ ở nông thôn. Mật khác nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông thôn khi chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo ra nhiều chỗ làm việc hơn. Việc tăng chi tiêu của chính phủ cũng góp phần giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Do vậy cần phải nghiên cứu xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế để phát triển kinh tế và thuận lợi cho việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Tái cơ cấu kinh tế: Việc cơ cấu lại kinh tế có ảnh hưởng đến việc bố trí, sắp xếp lại lao động trong toàn bộ nền kinh tế. Một mặt tái cơ cấu kinh tế làm giảm số lượng việc làm trong nền kinh tế quốc dân.Thực chất của tái cơ cấu kinh tế là việc bố trí sắp xếp lại ngành nghề sản xuất kinh doanh sao cho hợp lý, cân đối phù hợp với thế mạnh của từng vùng, miền. Như vậy trong một chừng mực nào đó thì tái cơ cấu sẽ giảm nhu cầu về lao động hoặc dôi dư một số lao động do không đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề mới.
Mặt khác tái cơ cấu kinh tế cũng có tác dụng làm tăng thêm nhu cầu về lao động, tức là tăng thêm nhu cầu về việc làm. Việc cơ cấu lại kinh tế góp phần phát triển, mở rộng quy mô trong mỗi ngành nghề mà mỗi vùng, địa phương có thế mạnh. Nhiều ngành nghề mới ra đời nhờ lợi thế so sánh và đầu tư của chính phủ nhằm tăng cường năng lực sản xuất phục vụ trong nước và xuất khẩu. Đương nhiên nhu cầu lao động tăng thêm và từ đó tạo thêm việc làm cho người lao động.
2.1.6.3 Hệ thống đào tạo nghề
Việc đạt được những thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế kể từ khi bắt đầu thực hiện chương trình cải cách quốc gia “Đổi mới” đã mang lại một thách thức rất lớn cho hệ thống giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề. Nền kinh tế phát triển cần một lực lượng lao động có kỹ năng nghề, nhưng Việt Nam lại đang thiếu lao động chuyên môn được đào tạo bài bản ở mọi trình độ. Hậu quả là việc thiếu nguồn nhân lực có trình độ trong các ngành kinh tế có tiềm năng tăng trưởng và tạo việc làm gây ra những tác động tiêu cực đến chất lượng của các quá trình sản xuất, do đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững. Đồng thời, vấn đề việc làm cũng trở nên căng thẳng. Hàng năm, trên 1 triệu lao động mới cần có việc làm, tuy nhiên tiềm
năng sử dụng lao động của các ngành đang tăng trưởng không thể được tận dụng hết do thiếu lực lượng lao động đã qua đào tạo.
Phạm vi của các chương trình đào tạo nghề ban đầu và đào tạo nâng cao hiện nay đều chưa thể đáp ứng được nhu cầu và định hướng trong tương lai, và có xu hướng không linh hoạt. Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được những vấn đề này và đã nỗ lực đáng kể nhằm cải cách và mở rộng hệ thống đào tạo nghề về:
• Cơ chế cấp tài chính hiệu quả.
• Tổ chức hợp tác với các doanh nghiệp.
• Sử dụng và bảo dưỡng trang thiết bị hiện đại.
• Biên soạn chương trình đào tạo theo định hướng thị trường.
• Đào tạo các nhân viên quản lý và giảng dạy có năng lực.
• Trao đổi kinh nghiệm trong mạng lưới đào tạo quốc tế.
• Đối thoại trong và liên khu vực và nâng cao tính minh bạch
2.1.6.4 Điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán Vị trí địa lý:
Những vùng thuận lợi là những vùng gần các trung tâm đô thị, các trung tâm kinh tế và văn hoá sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các thông tin khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cũng như mua sắm các tư liệu sản xuất phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Ngược lại, những vùng nông thôn sâu, cách xa các trung tâm kinh tế và văn hoá sẽ rất khó khăn trong việc phát triển sản xuất hàng hoá, sản xuất thuần nông là chính, trình độ sản xuất hạn chế dẫn tới thu nhập thấp. Việt Xuân tuy có vị trí địa lý thuận lợi, dễ dàng giao lưu và quan hệ với các địa phương xung quanh, tuy nhiên chưa lợi dụng được thế mạnh này vào giải quyết việc làm.
Điều kiện về đất đai, địa hình:
Đất đai là yếu tố hết sức quan trọng trong sản xuất phát triển nông nghệp. Đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thiếu và thay
thế được. Điều đó cũng có nghĩa là nơi nào có nhiều đất đai, sẽ có điều kiện tốt để sản xuất nông nghiệp và lao động nơi đó sẽ có nhiều việc làm (Nguyễn Văn Ba, 2009).
Đất đai trên địa bàn được chia cách thành nhiều vùng và nhiều khu đan cư, vậy nên việc áp dụng máy móc kỹ thuật cũng rất hạn chế do đất đai bị chia cắt manh mún. Vì vậy, năng suất lao động thấp, hạn chế trong khả năng giao lưu kinh tế và tiếp cận với thị trường, với các thông tin về văn hoá, khoa học kỹ thuật do vậy cũng hạn chế quá trình sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến thu nhập.
Điều kiện khí hậu, thuỷ văn.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống mà cơ thể và môi trường là một thể thống nhất. Do vậy các điều kiện về khí hậu và thuỷ văn có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Trên địa bàn nhiều khi khì hậu còn không được thuận lợi đã dẫn đến mất mùa, dịch bệnh trong chăn nuôi, tạo ra rủi ro khiến người lao động không giám mạnh dạn đầu tư sản xuất, từ đó dẫn đến thiếu việc làm cho người lao động.
Ở nhiều những vùng còn có nhưng phong tục tập quán không phù hợp vào lao động sản xuất. Từ đó đã kìm hãm một số lao động không có việc làm hoặc làm với những công việc không phu hợp,
2.1.6.5 Nhân tố từ bản thân người lao động
Nhân tố đầu tiên phải kể đến đó là trình độ văn hóa của người lao động. Hiện nay, mặt bằng chung có thể nhận thấy trình độ văn hóa của người là động còn thấp. Do vậy mà nó có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn lao động của một quốc gia.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, vai trò của đội ngũ công nhân, người lao động ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, thực tế cũng đòi hỏi nhiều hơn ở lực lượng lao động, lực lượng sản xuất trong các đơn vị, doanh nghiệp. Một vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng khiến các công ty,
doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động dành sự quan tâm lâu nay đó là ý thức, trách nhiệm của người lao động trong quá trình lao động sản xuất. Có thể nói, người lao động, chất lượng lao động là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Lao động có tay nghề nhưng thiếu ý thức trách nhiệm, tinh thần kỷ luật thì hiệu quả công việc cũng không cao. Do vậy, thực hiện tốt kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp sẽ góp phần hạn chế tai nạn lao động, đem lại hiệu quả công việc cao hơn. Ở đâu kỷ luật lao động nghiêm ở đó ít xẩy ra tình trạng bãi công, tranh chấp,…lao động sẽ được trọng dụng hơn từ đó sẽ có công việc ổn định hơn.
2.1.6.6 Năng lực và trình độ của cán bộ
Để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thì các cấp chính quyền địa phương sẽ đóng vai trò chủ lực và quan trọng. Người cán bộ có năng lực, trình độ sẽ có những quyết định và hướng đi đúng đắn cho việc giải quyết