nguồn tài liệu từ sách báo, tạp chí, công trình nghiên cứu, số liệu của tổng cục thống kê, cùng với số liệu thống kê và tài liệu của địa phương đã công bố trong 3 năm 2011,2012,2013.
Với những số liệu này sẽ giúp cho em viết phần cơ sở lí luận và thực tiễn cho đề tài, bao gồm một số nội dung như sau: Dân số, lao động, điều kiên cơ sở hạ tầng,tình hình phát triển kinh tế…của xã Việt Xuân
- Số liệu sơ cấp: Thu thập thông qua điếu tra thực tế 60 hộ gia đình trên địa bàn xã. Trong ba thôn Phượng Lâu, thôn Diệm Xuân, thôn Việt An mỗi thôn 20 hộ với tổng 200 lao động.
3.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu
Số liệu sau khi đã được kiểm tra thì được xử lý qua chương trình Excel, sử dụng tính toán các chỉ tiêu, và sắp xếp thành các bảng theo mục được diễn giải.
3.2.4 Phương pháp phân tíchdữ liệu
Báo cáo tập trung phân tích những chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến việc làm, lao động nhằm phản ánh đúng thực trạng việc làm lao động ở nông thôn, các chỉ tiêu phân tích tập trung vào lao động, chất lượng lao động, việc làm và những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động trong huyện.
Dựa trên những yếu tố phân tích thực trạng việc làm, lao động tại huyện, báo cáo cũng đưa ra một số giải pháp để tạo việc làm cho lao động của huyện trong thời gian tới. Phân tích các chỉ tiêu liên quan trực tiếp để việc làm, lao động dựa vào trên phương pháp sau:
3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này chủ yếu thông qua số bình quân, số tuyệt đối, số tương đối để mô tả sự biến động và xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết cho công tác nghiên cứu và ứng dụng.
Phương pháp này được sử dụng trong đề tài nhằm điều tra, thu nhập các số liệu. Sau đó phân loại và đánh giá các số liệu, lựa chọn số liệu phù hợp với mục đích nghiên cứu. Các phương pháp phân tích được sử dụng:
- Phương pháp so sánh: So sánh các số liệu (số tuyệt đối) giữa các năm, so sánh tốc độ phát triển liên hoàn.
3.2.4.3 Phương pháp dự báo
Dựa vào tốc độ phát triển bình quân hàng năm của các chỉ tiêu nghiên cứu và các điều kiện kinh tế xã hội có thể diễn ra trong thời gian tới, từ đó đưa ra những dự báo cho các chỉ tiêu nghiên cứu trong các năm tiếp theo.
3.2.4.4 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
- Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của giáo viên hướng dẫn, của cán bộ quản lý để có những hướng dẫn đúng đẵn, đảm bảo tính khách quan của đề tài.
- Phương pháp chuyên khảo: Qua việc thu thập ý kiến của các hộ để có thể nắm bắt những thông tin về thực trạng, tình hình, xác định các biện pháp cụ thể.
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu
3.2.5.1 Phản ánh số lượng lao động - cơ cấu lao động - Tổng số lao động
- Cơ cấu lao động theo giới tính - Cơ cấu lao động theo tuổi: 3.2.5.2 Phản ánh trình độ lao động
Số lao động theo trình độ văn hóa:
Số lao động theo trình độ chuyên môn 3.2.5.3 Chỉ tiêu thống kê thời gian lao động
3.2.5.4 Phản ánh về sử dụng và hiệu suất sử dụng lao động
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.1 Thực trạng lao động và việc làm của xã Việt Xuân
4.1.1.1 Nguồn lao động của xã
Dân số, lao động và việc làm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy, sự biến động của dân số có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô của lực lượng lao động, ngoài ra còn có ảnh hưởng tới chất lượng lao động, các vấn đề này luôn tác động tới việc làm. Do vậy mà không những ở Việt Nam mà ở cả trên thế giới mối quan hệ này đang được quan tâm ở nhiều phương diện khác nhau. Một mặt, dân số là nguồn cung cấp LLLĐ cho xã hội, mặt khác đảm bảo việc làm cho LLLĐ gặp rất nhiều khó khăn trong điều kiện dân số tăng nhanh như hiện nay.
Bảng 4.1 Lưc lượng lao động của xã phân theo độ tuổi (2011-2013)
Diễn giải 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển(%)
SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 2012/2011 2013/2012 BQ Tổng số 2517 100,00 2532 100,00 2554 100,00 100,60 100,87 100,74 15 - 24 tuổi 423 16,81 432 17,06 437 17,11 102,13 101,16 101,65 25 - 34 tuổi 578 22,96 581 22,95 589 23,06 100,52 101,38 100,95 35 - 44 tuổi 612 24,31 618 24,41 623 24,39 100,98 100,81 100,90 45 - 54 tuổi 478 19,00 483 19,08 487 19,07 101,04 100,83 100,94 55 - 59 tuổi 236 9,38 231 9,12 229 8,97 97,88 99,13 98,51 Trên 60 tuổi 190 7,54 187 7,38 189 7,40 98,42 101,07 99,75
Nhìn vào bảng trên ta thấy LLLĐ của xã tập trung chủ yếu dàn trải ở tất các độ tuổi, tuy nhiên nhiều hơn là ở độ tuổi thừ 25-55 tuổi. Trong 3 năm thì số lao động có biến động theo sự biến động của dân số nhưng số lao động tập trung ở độ tuổi này vẫn là chiếm tỷ lệ cao hơn. Năm 2011 thì độ tuổi 35-44 là 612 người chiếm 24,31%, đến năm 2013 thì độ tuổi này có 623 người, chiếm 24,39%. Bình quân 3 năm độ tuổi này tăng 0,9%.
Mặt khác ta thấy số lao động trên 60 tuổi trở lên cũng khá cao nhưng đã có xu hướng giảm xuống. Năm 2011 chiếm 7,54%, đến năm 2013 thì giảm xuống là 7,4% trong tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên. Theo như luật Lao động qui định thì trên 60 tuổi không phải tham gia lao động, nhưng do xuất phát là một xã còn nhiều thành phần lao động nông nghiệp, lao động nông nghiệp là chủ yếu cho nên số người trong độ tuổi này có sức khỏe vẫn tham gia lao động, vẫn tạo ra thu nhập cho gia đình.
Qua bảng 4.1 cho thấy LLLĐ trong xã rất dồi dào về số lượng, và cũng đã có những bước thay đổi và cải thiện về số lượng lao động trong các độ tuổi mang những tính chất tích cực và đáng phát huy.
4.1.1.2 Thực trạng lao động nông thôn trong xã thiếu việc làm và không có việc làm ổn định
Thất nghiệp, thiếu việc làm là một vấn đề vô cùng quan trọng mà chính quyền địa phương, người lao động trên địa bàn rất quan tâm và cần được giải quyết nhanh chóng, kịp thời. Nếu muốn phát triển kinh tế, xã hội thì cần giảm tối đa tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Trên địa bàn xã Việt Xuân thì vấn đề này luôn được chính quyền địa phương và người dân cùng nhau khắc phục rất tốt. Chính quyền địa phương luôn đặt tiêu chí giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm của người lao động lên hàng đầu đề phấn đấu và thực hiện tốt.Theo thống kê lao động việc làm, năm 2013 số lao động trong độ tuổi
lao động toàn xã là 2554 người (tính theo người có hộ khẩu trong xã), trong đó 2306 lao động có việc làm thường xuyên (35 giờ/tuần hoặc 20 ngày/tháng), đạt 90,29%. Qua bảng 4.2 ta có thể nhận thấy rằng tỷ lệ lao động thiếu việc làm và không có việc lam thường xuyên trên địa bàn xã ngày càng giảm, đang có xu hướng rất tích cực, cụ thể năm 2011 có 291 người thiếu việc làm và không có việc làm thường xuyên thì đến năm 2013 con số này đã giảm xuống còn 265 lao động. Đây là điều đáng mừng cho vấn đề giải quyết việc làm trên địa bàn. Tính cả trong độ tuổi và trong ngành nghề lao động ta đều thấy rằng tỷ lệ lao động không có việc làm và có việc làm không thường xuyên đều đã có chiều hướng tích cực, giảm năm sau so với năm trước.
Bảng 4.2: Lao động trong xã thiếu việc làm và không có việc làm ổn định năm (2011 - 2013)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%)
SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 2012/201 1 2013/201 2 BQ Tổng số 291 100,00 283 100,00 265 100,00 104,20 104,40 104,3 0 I. Theo nhóm tuổi 15 - 24 tuổi 55 18,90 51 18,02 47 17,74 92,73 92,16 92,46 25 - 34 tuổi 41 14,09 39 13,78 33 12,45 95,12 84,61 89,87 35 - 44 tuổi 54 18,56 57 20,14 55 20,75 105,56 96,49 101,0 3 45 - 54 tuổi 47 16,15 43 15,19 40 15,09 91,49 93,02 92,26 55 - 59 tuổi 62 21,31 65 22,98 61 23,02 104,84 93,85 99,36 trên 60 tuổi 32 11,00 28 9,89 29 10,94 87,50 103,57 95,54
II. Theo ngành nghề sản xuất
1. Nông nghiệp 213 73,20 209 73,85 201 75,85 98,12 96,17 97,15
2. TTCN – XD 51 17,52 48 16,96 43 16,23 94,12 89,58 91,85
3. DV – TM 27 9,28 26 9,19 21 7,92 96,30 80,77 88,54
Chúng ta thấy khi phân chia theo nhóm tuổi thì lao động thiếu và không có việc làm ổn định hầu hết ở các độ tuổi, vấn đề này đã phản ánh do ý thức người lao động ở mỗi độ tuổi còn chưa chủ động và tích cực tìm kiếm việc làm, và một mặt là do chính quyền địa phương còn hạn chế về các chủ trương, chính sách giải quyết việc làm.
Khi phân chia theo ngành nghề sản xuất thì ngành nông nghiệp vẫn là ngành có số lao động thiếu và không có việc làm ổn định nhiều nhất. Năm 2011 thì có 213 lao động, chiếm 73,20% so với tổng số lao động trong xã thiếu và không có việc làm ổn định. Năm 2013 có 201 lao động, chiếm 75,85% so với tổng số lao động thiếu và không có việc làm ổn định. Bình quân 3 năm lao động nông nghiệp thiếu và không có việc làm ổn định tuy đã giảm 2,85% nhưng vẫn còn là chủ yếu và rất đông. Có lẽ cũng vì lý do ngành nông nghiệp sản xuất mang tính thời vụ và mang lại thu nhập thấp. Ngành TTCN - XD và TM - DV thì có số người lao động thiếu và không có việc làm ổn định ít hơn và có xu hướng ngày càng giảm.
Tóm lại, chúng ta thấy LLLĐ thiếu việc làm và không có việc làm ổn định chủ yếu tập trung ở ngành sản xuất nông nghiệp là chính. Chính vì vậy mà công tác tạo việc làm cho lao động nông nghiệp cần được quan tâm hơn nữa, cần có nhiều lớp đào tạo và hướng dẫn họ trong lĩnh vực sản xuất này và đồng thời cũng cần tư vấn hướng nghiệp chuyển dịch ngành nghề với những lao đọng này khi họ bị mất đất sản xuất nông nghiệp, cần phải nhanh có những giải pháp hữu hiệu cho người lao động có việc làm để tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người lao động nói riêng và các hộ gia đình nói chung.
4.1.1.3 Tình hình việc làm trên địa bàn xã
Hiện nay trên địa bàn xã Việt Xuân có 2554 lao động, trong đó 2306 lao động có việc làm thường xuyên (35 giờ/tuần hoặc 20 ngày/tháng), đạt 90,29%, có khoảng 169 lao động là không có việc làm thường xuyên, và chiếm khoảng 6,62% trong tổng số cơ cấu lao động của xã. Còn lại khoảng 3,09% lao động
đối cao, nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những lao động còn chưa có việc làm hoặc có việc làm chưa thường xuyên. Điều đó cho ta thấy cần phải tích cực và quyết tâm hơn nữa trong công cuộc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn xã Việt Xuân.
Biểu đồ 4.1:Tình hình việc làm tại xã Việt Xuân 2013
(Nguồn: Ban thống kê xã Việt Xuân 2014)
Như ta biết, xã Việt Xuân mặc dù là một xã nông thôn ở huyện Vĩnh Tường, tuy nhiên trên địa bàn xã sản xuất nông nghiệp không có hiệu quả bằng các ngành khác, do vậy mà trong những năm qua thì LLLĐ trong xã dần sang sản xuất các ngành nghề khác như TTCN - XD, TM-DV và đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài để làm việc. Do vậy mà đời sống của người dân cũng được cải thiện hơn so với trước (bảng 4.3).
Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy, lao động nữ trong các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp luôn cao hơn so với lao động nam ở các ngành này.Năm 2011 có 745 lao động nữ chiếm 57,22% trong số lao động nông nghiệp, đến
năm 2013 thì số lao động nữ là 739 lao động chiếm 57,69% trong tổng số lao động nông nghiệp. Hiện nay lao động nông nghiệp có xu hướng giảm, qua (bảng 4.3) thì chúng ta thấy cả lao động nam và nữ tăng không nhiều, điều này cho thấy lao động trong nông nghiệp có xu hướng chuyển sang các ngành nghề khác ngày càng tăng.
Trong khi đó lao động trong các ngành khác thì số lao động nam luôn lớn hơn số lao động nữ và luôn có xu hướng tăng lên, lao động TTCN - XD qua 3 năm tăng bình quân 4,05% trong đó cả nam và nữ đều tăng nhanh. Năm 2011, lao động nam có 214 người chiếm 62,39% trong tổng số lao động TTCN - XD. Đến năm 2013 thì số lao động nam tăng lên là 242 người, chiếm 65,43% tổng số lao động TTCN - XD.
Lao động DV - TM cũng tăng, bình quân qua 3 năm lao động tăng 1,65%, trong đó thì lao động nam tăng bình quân là 3,40%, lao động nữ bình quân qua 3 năm giảm 0,51%. Điều này cho thấy ngành này đang có xu thế phát triển nhanh hơn với lao động nam.
Diễn giải Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 2012/201 1 2013/201 2 BQ Tổng số lao động 2517 100,00 2532 100,00 2554 100,00 100,60 100,87 100,74 1. LĐ nông nghiệp 1302 51,73 1284 50,71 1281 50,16 98,62 99,77 99,20 - Nam 557 42,78 549 42,76 542 42,31 98,56 98,72 98,64 - Nữ 745 57,22 735 57,24 739 57,69 98,66 100,54 99,60 2. Lao động TTCN – XD 343 13,63 367 14,49 371 14,53 107,00 101,09 104,05 - Nam 214 62,39 236 64,31 242 65,23 110,28 102,54 106,41 - Nữ 129 37,61 131 35,69 129 34,77 101,55 98,47 100,01 3. Lao động DV – TM 872 34,64 881 34,79 902 35,32 101,03 102,27 101,65 - Nam 498 57,11 501 56,87 532 58,98 100,60 106,19 103,40 - Nữ 374 42,89 380 43,13 370 41,02 101,60 97,37 99,49
Tóm lại, qua bảng 4.3 cho thấy, lao động trong xã có xu hướng tăng đồng đều theo các ngành sản xuất trong xã. Và đặc biệt luôn tăng theo xu hướng tích cực phù hợp với công cuộc giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, kinh tế từ nông nghiệp sang CNH-HĐH. Trong những năm tiếp theo cần có những chủ trương biện pháp điều chỉnh thích hợp cân đối lại cơ cấu lao động cho phù hợp và hiệu quả hơn, nhất là số lao động mới bước vào lực lượng lao động.
4.1.2 Thực trạng việc làm của lao động điều tra tại xã Việt Xuân
Việc làm có ảnh hưởng rất lớn đến của người lao động, nó là điều kiện cần thiết để nuôi sống người lao động và gia đình họ. Nếu không có việc làm sẽ dẫn đến đói nghèo, giảm chất lượng cuộc sống, gây nên nhiều tệ nạn xã hội, vì vậy chúng ta cần thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm cho lao động. Thể hiện qua bảng dưới đây: trong 200 lao động điều tra thì có 104 lao động tham gia sản xuất nông nghiệp, trong số đó có 89 lao động có việc làm thường xuyên chiếm 85,58%, còn lại số lao động không có việc làm thường xuyên là 15 lao động, chiếm đến 14,42%. Trong ngành CN-TTCN thì có 29 lao động có việc làm thường xuyên trong 34 lao động được điều tra làm trong ngành này, chiếm đến 85,29%, và còn lại 11,76% lao động không có việc làm thường xuyên và 2,95 lao động thất nghiệp trong ngành này. Trong các ngành ở trên địa bàn xã thì chỉ có ngành TM-DV là không có lao động nào bị thất nghiệp trong số các lao động được điều tra. Có tới 58 trên 62 lao động là có việc làm thường xuyên, và chiếm 93,55%, còn lại 4 lao động là còn thiếu việc làm và chiếm 6,45%
Bảng 4.4 Tình hình việc làm theo ngành nghề của các lao động điều tra
Nội dung Tổng số lao
động Số lao động có việc làm thường xuyên Số lao động thiếu việc làm Số lao động thất nghiệp
SL( Người) CC(%) SL (Người) CC(%) SL( Người) CC(%)
Tổng số 200 176 88,00 19 9,50 5 2,50
Nông nghiệp 104 89 85,58 11 10,58 4 3,84
CN-TTCN 34 29 85,29 4 11,76 1 2,95
DV-TM 62 58 93,55 4 6,45 0 0,00
Nhìn vào bảng trên ta thấy việc làm của các lao động được điều tra tại