nông thôn
2.2.1.1Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là một nước láng giềng có nhiều nét văn hóa và xã hội tương đồng với Việt Nam. Đây là một quốc gia có quy mô dân số và lao động lớn nhất trên thế giới. Chính vì thế, giải quyết việc làm ở Trung Quốc luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Sau gần hai thập kỷ cải cách mở cửa, Trung Quốc đã giành được những thành tựu nổi bật trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Với tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt xấp xỉ 10%, Trung Quốc trở thành một nước có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Nhờ kinh tế phát triển trong cải cách mở cửa, Trung Quốc đã có điều kiện giải quyết các bước quan trọng vấn đề lao động việc làm một trong những vấn đề khó khăn, nan giải nhất đối với một quốc gia đang phát triển có số dân khổng lồ, khoảng 1,3 tỷ người, nhưng gần 70% dân số vẫn còn ở khu vực nông thôn, hàng năm có tới trên 10 triệu lao động đến tuổi tham gia vào lực lượng lao động xã hội nên yêu cầu giải quyết việc làm trở lên cần thiết hơn.
Trước đòi hỏi bức bách đó, thực tế từ những năm 1978 Trung Quốc đã thực hiện mở cửa cải cách nền kinh tế, và thực hiện phương châm “Ly nông bất ly hương, nhập xưởng bất nhập thành”, do đó Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách phát triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động ở nông thôn, rút ngắn chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, coi phát triển công nghiệp nông thôn là con đường để giải quyết vấn đề việc làm.
Từ những kết quả về phát triển kinh tế và giải quyết việc làm ở Trung Quốc đạt được trong những năm đổi mới vừa qua đều gắn với bước đi của
công nghiệp nông thôn. Từ thực tiễn phát triển công nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm ở nông thôn Trung Quốc thời gian qua có thể rót ra một số bài học kinh nghiệm sau:
-Thứ nhất: Trung Quốc thực hiện chính sách đa dạng hoá và chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn, thực hiện phi tập thể hoá trong sản xuất nông nghiệp thông qua áp dụng hình thức khoán sản phẩm, nhờ đó khuyến khích nông dân đầu tư dài hạn phát triển sản xuất cả nông nghiệp và mở các hoạt động phi nông nghiệp trong nông thôn ( Lê A Hướng, 2008).
-Thứ hai: Nhà nước tăng thu mua giá nông sản một cách hợp lý, giảm giá cánh kéo giữa hàng nông nghiệp và hàng công nghiệp, qua đó tăng sức mua của người nông dân, tăng mạnh cầu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp ở nông thôn. Cùng với chính sách khuyến khích phát triển sản xuất đa dạng hoá theo hướng sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế hơn, phù hợp yêu cầu của thị trường đã có ảnh hưởng lớn đối với thu nhập trong khu vực nông thôn. Theo kết quả điều tra cho thấy thu nhập thực tế bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đã tăng lên ( Lê A Hướng, 2008).
- Thứ ba: Tạo môi trường thuận lợi để công nghiệp phát triển ( Lê A Hướng, 2008).
- Thứ tư: Thiết lập một hệ thống cung cấp tài chính có hiệu quả cho doanh nghiệp nông thôn, giảm chi phí giao dịch để huy động vốn và lao động cho công nghiệp nông thôn ( Lê A Hướng, 2008).
-Thứ năm: Duy trì và mở rộng mối quan hệ hai chiều giữa doanh nghiệp nông thôn và doanh nghiệp nhà nước ( Lê A Hướng, 2008).
2.2.1.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Thái Lan
Kinh nghiệm quan trọng trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Thái Lan là sự liên kết theo mô hình tam giác giữa nhà nước, công ty và hộ gia đình. Trong đó công ty giao nguyên liệu cho hộ gia đình gia công
những công đoạn phù hợp. Nhà nước hỗ trợ vốn và kỹ thuật, bồi dưỡng tay nghề cho nông dân cũng như tạo quan hệ hợp đồng gia công giữa các hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ với các doanh nghiệp lớn. Do vây, các ngành nghề truyền thống, các ngành phi nông nghiệp đều phát triển mạnh, góp phần to lớn vào giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.
2.2.1.3 Kinh nghiệm của Malaysia
Malaysia có diện tích tự nhiên 329,8 nghìn km2, dân số 22,2 triệu người (vào năm 1998), mật độ dân số thưa chưa đến 70 người/km2. Như nhiều quốc gia khác trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa, Malaysia đối đầu với tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn. Nhưng hiện nay Malaysia phải nhập khẩu lao động nước ngoài để đáp ứng nhu cầu trong nước nhưng trong thời gian đầu của quá trình công nghiệp hoá, Malaysia đã phải giải quyết vấn đề dư thừa lao động nông thôn như nhiều quốc gia khác. Malaysia đã có kinh nghiệm tốt giải quyết lao động nông thôn làm biến nhanh tình trạng dư thừa lao động sang mức toàn dụng lao động và phải nhập thêm lao động từ nước ngoài.Kinh nghiệm của Malaysia đã được áp dụng:
- Thứ nhất: Thời gian đầu của quá trình CNH, Malaysia chú trọng phát triển nông nghiệp. Trong đó, đặc biệt chú trọng tới phát triển cây công nghiệp dài ngày. Cùng với phát triển nông nghiệp, Malaysia tập trung phát triển công nghiệp chế biến, vừa giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp vừa giải quyết việc làm và thu nhập cho người nông dân (Ngô Thị Hồng Nhung, 2013).
- Thứ hai: Khai phá những vùng đất mới để phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng của Chính phủ để giải quyết việc làm mới cho lao động dư thừa ngay trong khu vực nông thôn trong quá trình phát triển, Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư đồng bộ vào cơ sở hạ tầng phóc lợi xã hội, kèm theo cung ứng vốn, vật tư, thông tin, hướng dẫn khoa học kỹ thuật… Để người dân ổn định cuộc sống, phát huy chủ động sáng tạo của người dân
và đầu tư sản xuất có hiệu quả, đồng thời gắn trách nhiệm giữa người dân và Nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (Ngô Thị Hồng Nhung, 2013).
- Thứ ba: Thu hút cả đầu tư trong nước và ngoài nước vào phát triển công nghiệp mà trước hết là công nghiệp chế biến nhằm giải quyết lao động và chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. trong thời gian này Malaysia thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài bằng các chính sách ưu đãi. Bằng các biện pháp này Malaysia đã giải quyết : Tạo việc làm cho số lao động dư thừa. Đào tạo công nhân nâng cao tay nghề và trình độ quản lý cho người lao động. Các công ty nước ngoài sẽ để lại cơ sở vật chất đáng kể khi hết thời hạn theo hợp đồng đã ký (Ngô Thị Hồng Nhung, 2013).
- Thứ tư: Khi đất nước có nền kinh tế đã được mức toàn dụng lao động, Malaysia chuyển sang sử dụng nhiều vốn và khai thác công nghệ hiện đại. Thực hiện sự quan hệ giữa nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, cung cấp lao động đã qua đào tạo cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng nông thôn (Ngô Thị Hồng Nhung, 2013).
2.2.2 Thực trạng phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại Việt Nam
Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi thị trường lao động ở Việt Nam phát triển linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thế nhưng, do mới hình thành và phát triển chưa đồng bộ, nên thị trường lao động Việt Nam đang bộc lộ nhiều yếu điểm lẫn mâu thuẫn, trong đó nghiêm trọng nhất là mất cân bằng giữa cung và cầu, năng suất lao động thấp. Trong khi chúng ta dư thừa sức lao động ở nông thôn thì ở lĩnh vực phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ trung cao cấp lại thiếu hụt lao động trầm trọng.
Hiện cả nước vẫn còn trên 50% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn là một nước kém phát triển và tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn trầm trọng (chiếm tỷ trọng gần 97% trong tổng số lao động thiếu việc làm chung).
Mặc dù, sự chuyển dịch cơ cấu lao động đã có tín hiệu tích cực nhưng chưa theo kịp tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và việc phân phối, sử dụng lao động trong các khu vực kinh tế mất cân đối. Cụ thể, ở khu vực ngoài nhà nước sử dụng (trên 87%) lao động xã hội, nhưng đại bộ phận làm việc ở hộ cá thể, sản xuất nhỏ phân tán, phi chính thức với trình độ công nghệ, phương thức sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp.
Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ việc làm không bền vững chiếm tỷ lệ 2/3 hoặc 3/4. Tình trạng việc làm khu vực phi chính thức (chiếm tỷ lệ 70% trong tổng số việc làm) nhưng không được hưởng chính sách an sinh xã hội, luôn đối mặt với việc làm bấp bênh, thu nhập thấp, ít được bảo vệ. Đó là cái vòng luẩn quẩn trong bức tranh chung của thị trường lao động Việt Nam: chất lượng lao động thấp dẫn đến lương thấp, năng suất lao động thấp và cuối cùng cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Cơ cấu thị trường lao động Việt Nam đang thay đổi, nhiều vị thế công việc đã được cải thiện, tuy nhiên phần lớn công việc vẫn có chất lượng thấp, vẫn tồn tại nguy cơ thiếu việc làm bền vững.
2.2.3 Chủ trương chính sách của đảng và nhà nước trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội luôn được coi là mục tiêu cơ bản của Đảng và Nhà nước ta, trong đó vấn đề tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư ở nông thôn cũng như thành thị là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước. Nhà nước ban hành và triển khai thực hiện nhiều chính sách thích hợp cho từng giai đoạn, với từng nơi. Đặc biệt, trong thập kỷ qua, vấn đề giải quyết việc làm đã được Nhà nước quan tâm thể hiện bằng việc áp dụng nhiều biện pháp, chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và ngoài nước về nông thôn, nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, tăng cường công tác đào tạo và giới thiệu việc làm, mở rộng khả năng hợp tác lao động quốc tế, hình thành quỹ quốc gia giải quyết việc làm,
triển khai các chương trình tín đông ở các địa phương, định canh, định cư, hỗ trợ đồng bào dân téc đặc biệt khó khăn,… Trong đó chương trình 120 là chương trình lớn, tập trung chủ yếu vào phát triển kinh doanh, tạo việc làm cho lao động và tăng thu nhập.Sù quan tâm của Đảng và Nhà nước ta cùng với sự cố gắng của nhân dân trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
Trong đó, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn, nên đã có nhiều chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Để chính sách giải quyết việc làm đi vào cuộc sống, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chương trình giải quyết việc làm cụ thể.
- Nghị quyết 120 / HĐBT ngày 11 - 4 -1992 về những chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong những năm tới.
Nguồn vốn 120 được hình thành từ ngân sách nhà nước, thu từ lao động làm việc ở nước ngoài và từ hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Quỹ 120 thực hiện cho vay với lãi suất thấp nhằm tạo việc làm mới, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động. Với nông nghiệp nông thôn, quỹ hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển nông lâm ngư nghiệp, mở mang và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn.
- Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Theo chỉ thị 327/CT-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 15/9/1992. Nguồn vốn được hình thành từ ngân sách nhà nước, thuế tài nguyên, vốn viện trợ, vốn vay hợp tác nước ngoài. Chương trình 327 nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát triển nông lâm kết hợp tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, phát triển kinh tế bền vững.
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 27/11/2009 về đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Theo chương trình này, từ nay đến năm 2020 sẽ đào tạo nghề cho 1 triệu lao
động nông thôn mỗi năm. Đây là chương trình lớn, tạo cơ hội thuận lợi cho lao động nông thôn trong những năm tới.