0
Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Cơ sở lý luận về laođộng nông thôn

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VIỆT XUÂN, HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 25 -28 )

2.1.2.1 Lý luận về lao động

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình (Chu Quang Tiến, 2001). Trong quá trình sản xuất, con người sử công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người. Lao động là điều kiện chủ yếu chotồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế ,văn hoá và xã hội.Nó là nhân tố quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào.Như vậy động lực củaquá trình triến kinh tế, xã hội quy tụ lại là ở con người. Con người với laođộngsáng tạo của họ đang là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.Vì vậy, phải thực sự giải phóng sức sản xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năngthiên nhiên, trước hết giải phóng người lao động,phát triển kiến thức và những khảnăng sáng tạo của con người. Vai trò của người lao động đối với phát triển nềnkinh tế đất nước nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng là rất quan trọng.

Lao động là hoạt động chính của xã hội, là nguồn gốc và động lực phát triển để phát triển xã hội. Sự phát triển của lao động, sản xuất là thước đo sự phát triển của xã hội. Theo Ănghen: Lao động đã sáng tạo ra con người và xã hội loài người. Vì vậy, xã hội càng văn minh thì tính chất, hình thức và phương pháp tổ chức lao động càng tiến bộ.

Dưới chủ nghĩa tư bản, lao động là hoạt động sáng tạo chính, nhưng là lao động bắt buộc, lao động cưỡng bước, lao động sản xuất ra những sản phẩm kỳ diệu cho người giàu những nó lại làm cho người nông dân bị bần cùng hóa.

Trong Chủ nghĩa xã hội thì mỗi con người lao động để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy sở trường và tính cách riêng của mình. Ở đây không còn chế độ bóc lột người, một xã hội bình đẳng ai cũng có quyền lao động.

Nhờ đường lối của Đảng cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đưa đất nước bước vào thời kỳ CNH - HĐH chóng ta đã dần hình thành hệ thống quan điểm về đổi mới chính sách lao động và việc làm thì lý luận về lao động lại được đánh giá ở nhiều khía cạnh:

- Lao động là phương thức tồn tại của con người, nó gắn liền với lợi ích của con người, bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.

- Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường như hiện nay thì lao động được xem trên khía cạnh năng suất và chất lượng, hiệu quả gắn với trách nhiệm người lao động. Lao động phải đem lại lợi ích cho bản thân người lao động và xã hội, đáp ứng nhu cầu xã hội và đảm bảo cuộc sống của mình.

Lao động hiểu theo nghĩa rộng là con người, là lực lượng tham gia vào lao động bỏ sức lực ra để nhận lại mức tiền lương cho mình.

 Phân loại lao động

* Lao động giản đơn và lao động phức tạp:

- Lao động giản đơn: Là lao động không qua đào tạo, huấn luyện chuyên môn.

- Lao động phức tạp: Là lao động đã qua đào tạo, huấn luyện về chuyên môn.

* Lao động cụ thể và lao động trừu tượng:

- Lao động cụ thể: Là lao động nhằm mục đích cụ thể, lao động tạo ra giá trị sử dụng.

- Lao động trừu tượng: Là lao động xã hội, tính chất xã hội biểu hiện ra qua quá trình trao đổi.

- Lao động sống: Là hoạt động của lao động, là sự hao phí về trí lực và thể lực, có mục đích của con người.

- Lao động quá khứ: Là lao động thể hiện trong tư liệu sản xuất và các sản phẩm phục vụ cho con người.

2.1.2.2 Lao động nông thôn

Dân số vùng nông thôn đông và tỷ lệ lao động nông thôn rất cao, lao động nông thôn nông nghiệp luôn chiếm khoảng ¾ lao động cả nước nhưng nguồn nhân lực này chưa phát huy hết tiềm năng chủ yếu là do trình độ lao động còn thấp

Lao động nông thôn là những lao động làm việc tại nông thôn, nó bao gồm cả số lượng và chất lượng của lao động. Lao động nông thôn là những lao động thuộc lực lượng lao động, đang lao động tại nông thôn và làm những ngành nghề chủ yếu về nông nghiệp nông thôn.

Số lượng người lao động nông thôn bao gồm những người sống trong khu vực nông thôn thực tế có tham gia sản xuất nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp. Như vậy, số lượng này bao gồm cả những người trong và ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động.

Chất lượng người lao động nông thôn bao gồm cả thể lực và trí lực của người lao động nông thôn, cụ thể là: tình trạng sức khỏe, tay nghề, trình độ nhận thức, trình độ chính trị, trình độ văn hóa…của người lao động.

Nguồn lao động nông thôn

Là toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình mình, hoặc chưa có nhu cầu làm việc và những người thuộc tình trạng khác (những người nghỉ việc hoặc nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của Bộ luật lao động) cư trú trên địa bàn nông thôn

(Phan Công nghĩa, 1999).

Là những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp cư trú trên địa bàn nông thôn. Lực lượng lao động đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế (quy mô lực lượng lao động bằng số lượng dân số hoạt động kinh tế). Lực lượng lao động là một bộ phận của nguồn lao động.

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VIỆT XUÂN, HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 25 -28 )

×