Bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã việt xuân, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 126)

Từ thực tế về những kết quả và thành tựu đã đạt được của các nước như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và một số tỉnh trong nước như Bắc Giang, Ninh Bình. Qua đó ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho xã Việt Xuân trong quá trình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn như sau: Thứ nhất: Áp dụng những chủ chương chính sách của nhà nước vào công cuộc giải quyết việc làm cho người lao đông nông thôn một cách hợp lí và hiệu quả nhất.

Thứ hai: Khuyến khích người dân tích cực tự tìm việc làm, tạo ra những công việc mới phù hợp với chính bản thân người lao động.

Thứ ba: Đưa ra mục tiêu giải quyết việc làm vào trong các kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng CNH-HĐH.

Thứ tư: Hình thành và mở các cơ sở dạy nghề và đào tạo việc làm, tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng từ đó giúp tạo ra nhiều công việc mới và đào tạo ra những lao động phù hợp với những công việc mà xã hội đang hướng tới.

Thứ năm: Cần đề xuất và đưa ra các giải pháp phát triển những ngành nghề mới, hỗ trợ và khuyến khích người dân trong việc xây dựng và mở rộng quy mô trong kinh doanh sản xuất

Thứ sáu: Thiết lập những dịch vụ như tư vấn, hướng nghiệp cho người lao động trên địa bàn xã nhà, để từ đó người lao động có thể tìm được công việc phù hợp với bản thân và nâng cao thu nhập.

Thứ bảy: Phối hợp với các doanh nghiệp để nhận việc làm cho người nông dân hoặc xuất khẩu lao động.

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đăc điểm của địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

- Vị trí địa lý: Việt Xuân là xã nằm phía bắc Huyện Vĩnh Tường;

Phía bắc giáp xã Sơn Đông huyện Lập Thạch;

Phía nam giáp xã Bồ Sao và xã Lũng Hoà Huyện Vĩnh Tường; Phía đông giáp xã Yên Lập huyện Vĩnh Tường;

Phía tây giáp với phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Tổng diện tích tự nhiên 277,47ha.

Dân cư sống không tập trung, sinh sống chủ yếu làm nghề nông nghiệp, một số hộ sinh sống bằng nghề dịch vụ vận tải thuỷ và ngành nghề khác. Địa phương có nhiều cơ quan và công trình nhà nước đóng trên địa bàn như: Ga Bạch Hạc, tuyến đường sắt Hà Nội- Lào Cai chạy qua trung tâm xã, xã còn có tuyến đê trung ương, hệ thống kênh thuỷ lợi liễn Sơn, hệ thống cáp quang quân đội. Từ những đặc điểm trên đã mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc tìm kiếm và giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn xã, với thuận lợi nằm cạnh tuyến quốc lộ 2 đã giúp lao động trên địa bàn có thể giao lưu và tìm được những công việc mới,góp phần lớn trong công cuộc giải quyết việc làm.

- Địa hình: Việt Xuân là xã có địa hình khá bằng phẳng, lại có hệ thống đê trung ương (đê sông Phó Đáy) che chắn.

Vùng đất bãi nằm ngoài con đê sông Phó Đáy: chạy dọc suốt một dải phía bắc, tây bắc và phía tây của xã. Đất ở đây màu mỡ do hàng năm được phù sa của con sông bồi đắp tạo nên một vùng bãi rộng lớn và trù phú, rất phù hợp với các loại cây dâu, mía, cỏ voi, ngô, đậu và các cây rau màu khác.

Vùng đất phù sa châu thổ bên trong đê: nối liền miền đất phù sa cổ, kéo dài xuống phía nam. Địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi cho điều tiết thuỷ lợi, tạo điều kiện để nhân dân thâm canh cây lúa ở trình độ cao.

3.1.1.2 Khí hậu, thủy văn

- Khí hậu:Việt Xuân thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều. Nhưng do nằm khá sâu trong đất liền, đồng thời có sự che chắn của hai dãy núi: dãy Tam Đảo (phía Đông Bắc) và dãy Ba Vì (phía Tây) nên khí hậu ở Việt Xuân không quá khắc nghiệt và ít bị bão lốc đe dọa. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,60c.Giữa nhiệt độ trung bình tháng cao nhất với nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất chênh lệch 120C (có tháng nhiệt độ lên tới 28,80C nhưng có tháng nhiệt độ chỉ 16,80C.

Độ ấm trung bình trong năm là 82%.Lượng mưa trung bình 1.500 mm/năm với số ngày mưa trung bình là 133 ngày/năm. Mùa mưa thường từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình là 189 mm/tháng; mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau với lượng mưa trung bình là 55 mm/tháng.

-Thủy văn: Một phần sông Phó Đáy chảy qua xã Việt Xuân, tạo ranh giới tự nhiên giữa Việt Xuân và huyện Lập Thạch. Sông Phó Đáy có lưu lượng bình quân 23m3 giây; lưu lượng cao nhất là 833m3/giây; mùa khô kiệt, lưu lượng nước chỉ 4 m3/giây, có tác dụng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

Với những thuận lợi về khí hậu và thủy văn như trên, nên trên địa bàn xã những ngành sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi cũng được phát triển và duy trì khá thuận lợi, đã có nhiều hộ mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô phát triển chăn nuôi với số lượng lớn,trồng cây vụ đông…Từ đó cũng đã tạo ra rất nhiều công việc cho người lao động.

Đất đai và nguồn tài nguyên sinh vật trên đất vừa là đối tượng, vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế để con người tác động vào nó và tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã. Nó là nhân tố chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc sản xuất của người dân.

Theo kết quả thống kê, tổng diện tích tự nhiên của xã Việt Xuân là 275,04 ha bao gồm cả đất nông nghiệp và phi nông nghiệp, trên địa bàn xã không có đất chưa sử dụng. Diện tích đất nông nghiệp là 121,26 ha chiếm 44% tổng diện tích, còn lại là 153,78 ha đất phi nông nghiệp chiếm 56% trên tổng diện tích. Nhìn chung trên địa bàn xã thì đất sử dụng trong phi nông nghiệp có lớn hơn, tuy nhiên không nhiều lắm.

Bảng 3.1 cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn xã

STT Loại đất Diện tích Cơ cấu(%)

1 Đất nông nghiệp 121,26ha 44

2 Đất phi nông nghiệp 153,78ha 56

3 Đất chưa sử dụng 0 0

4 Tổng cộng 275,04ha 100

(Nguồn:Ban thống kê xã Việt Xuân 2014)

Từ bảng trên ta thấy chênh lệch về diện tích sử dụng đất không nhiều, với diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp chiếm 44% và diện tích sử dụng đất trong phi nông nghiệp chiếm 56%,không có diện tích đất chưa qua sử dụng. Từ đó ta có thể nhận thấy trên địa bàn xã đang có xu hướng sản xuất theo hình thức phi nông nghiệp nhiệu hơn.

3.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

3.1.2.1 Dân số, lao động

Dân số xã Việt Xuân tăng lên mỗi năm. Năm 2011 dân số toàn xã là 4218 người, đến năm 2013 thì tổng dấn số toàn xã là 4306 người. Bình quân 3 năm dân số xã tăng 1,02%.

Tổng số hộ trong xã cũng tăng lên qua các năm, vì lý do dân số tăng theo mỗi năm. Năm 2011 xã có 1163hộ, đến năm 2013 toàn xã đã có 1180hộ. Bình quân 3 năm thì số hộ trong xã tăng 0,72%.

Tổng số lao động của toàn xã cũng tăng lên qua các năm, năm 2011 tổng số lao động có 2517người, trong đó có 1280 lao động sản xuất nông nghiệp chiếm 50.85%, đến năm 2013 có tổng số lao động là 2554 lao động trong đó lao động sản xuất nông nghiệp là 1281 lao động chiếm 50.15%. Bình quân 3 năm số lao động giảm 0,35%. Phần lao động còn lại là làm những công việc phi nông nghiệp như: công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trên địa bàn.

Tính đến năm 2013 thì trên địa bàn xã có 1180 hộ. Trong đó các hộ sản xuất thuần nông nghiệp chiếm khoảng 35% trên tổng số hộ, còn lại là số các hộ tham gia sản xuất phi nông nghiệp và bán nông nghiệp với phi nông nghiệp.

Từ đầu năm 2013 của Chính phủ thay đổi tiêu chí về cơ cấu lao động chuyển thành Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên. Theo thống kê lao động việc làm, năm 2013 số lao động trong độ tuổi lao động toàn xã là 2554 người (tính theo người có hộ khẩu trong xã), trong đó 2306 lao động có việc làm thường xuyên (35 giờ/tuần hoặc 20 ngày/tháng), đạt 90,29%.

Chỉ tiêu ĐVT

2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%)

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 2012/2011 2013/2012 BQ

1.Tổng số hộ hộ 1163 100,00 1174 100,00 1180 100,00 100,95 100,51 100,73

- Hộ nông nghiệp hộ 413 35.51 409 34.83 413 35 99.03 100,97 100,00

- Hộ phi nông nghiệp hộ 750 64.49 765 65.17 767 65 102.00 100.26 101,13

2.Tổng số nhân khẩu khẩu 4218 4268 4306 101.18 100,89 101,03

Số nhân khẩu nam khẩu 2117 50.18 2129 49.88 2147 49.86 100,56 100,85 100,70

Số nhân khẩu nữ khẩu 2101 49.82 2139 50,12 2159 50.14 101.80 100,93 101,36

3. Tổng số lao động người 2517 2532 2554 100,59 100,86 100,72

LĐ nông nghiệp người 1280 50.85 1276 50.39 1281 50.15 99.68 100,39 100,03

LĐ phi nông nghiệp người 1237 49.15 1256 49.61 1273 49.85 101.53 101.35 101,44

4. Một số chỉ tiêu bình quân

Nhân khẩu/hộ người/hộ 3.62 - 3.63 - 3.65 100,27 100.55 100,41

Nhân khẩu/lao động người/lđ 1.67 - 1.68 - 1.69 - 100,59 100,59 100.59

Lao động/hộ người/hộ 2.16 - 2.15 - 2.16 - 99,53 100.46 99.99

Từ bảng trên ta thấy tổng số hộ trong xã có xu hướng tăng theo các năm, năm 2011 là 1163 hộ đến năm 2012 là 1174 và năm 2013 là 1180 hộ. Từ đó kéo theo tổng số nhân khẩu và tổng số lao động trong xã cũng lần lượt tăng theo các năm. Các chỉ tiêu bình quân phản ánh về mối liên quan giữa dân số và lao động trong xã cũng hầu hết trên 100%.

3.1.2.2 Điều kiện cơ sở hạ tầng

*Giao thông: Xã có đường tỉnh lộ 305C (do UBND tỉnh quản lý) đi qua địa bàn xã với chiều dài là 0,64 km, rộng 11,0 m, mặt đường đã được trải nhựa. Đây là tuyến đường giao thông quan trọng nhất cho phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xã hội của xã.

- Trong những năm qua, xã đã vận động nhân dân trong xã đóng góp để đầu tư xây dựng cứng hóa bằng bê tông và lát gạch các tuyến đường giao thông, hiện tại tổng số tuyến đường giao thông của xã có tổng chiều dài là 16,56 km.

+ Đường trục xã, liên xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa 1,8 km. + Đường trục thôn, liên thôn được bê tông hóa 3,5 km

+ Đường ngõ, xóm: 7,06 km, đã được bê tông hóa, gạch hóa 100%.

Hiện tại mặt đường hẹp, khó khăn cho giao thông, cần mở rộng, nâng cấp mặt đường.

+ Đường giao thông nội đồng dài: 4,2km.

Trong đó: Đường trục chính nội đồng là 4,2km, đã được bê tông hóa, còn lại là đổ cấp phối bằng đất đỏ để xe cơ giới, xe súc vật kéo đi lại thuận tiện.

* Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã còn gặp nhiều khó khăn, Hiện nay trong tổng số 6730m kênh mới cứng hóa được 2120m.

* Điện: Xã có hệ thống lưới điện hạ thế dài 8,7 km được xây dựng, cải tạo theo chương trình REII.

- 100% hộ dân sử dụng điện trực tiếp từ lưới điện quốc gia. Hiện tại, số lượng đèn chiếu sáng tại xã được trang bị dọc theo các tuyến đường chính khoảng 100

bóng và trên 200 bóng ở các đường ngõ xóm. Vốn đầu tư do xã và nhân dân đóng góp với tổng kinh phí trên 70 triệu đồng; trong đó số tiền nhân dân đóng góp khoảng 55 triệu đồng.

- Toàn xã có 04 trạm biến áp với tổng công suất 820 KWA, trong đó các trạm đang hoạt động tốt. Tuy nhiên, cần xây mới thêm 05 trạm biến áp mới công suất 1.250 KWA mới đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của nhân dân trong xã

* Trường học: Hệ thống trường học của xã khá hoàn chỉnh, toàn xã có 3 trường trong đó có 2 Trường THCS và Trường tiểu học đã được chuẩn quốc gia giai đoạn 1 và đang xây dựng để chuẩn quốc gia giai đoạn 2. Trường Mầm Non đang xây dựng chuẩn, quy hoạch mở rộng, dự kiến đạt chuẩn trong năm 2014.

* Trạm y tế: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế năm 2012 đạt 42,9%, đạt tiêu chí NTM. Năm 2013 đạt 45,6% nhưng không đạt tiêu chí do có sự sửa đổi tiêu chí số 15; trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Trạm y tế của xã hàng năm điều được đầu tư trang thiết bị, được sửa chừa tu bổ thường xuyên, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe người dân và cộng đồng. Bình quân hàng năm, trạm tổ chức khám và phát thuốc miễn phí cho khoảng 5.000 lượt người và kết hợp với UBND xã vận động các đoàn y bác sỹ bệnh viện của tỉnh, huyện khám và điều trị miễn phí cho hơn 1 nghìn lượt người trong năm.

3.1.2.3 Tình hình phát triển Kinh tế

Đời sống của nhân dân và người lao động trên địa bàn xã Việt Xuân đang được nâng cao và từng bước phát triển, cụ thể theo số liệu thống kê thì Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 17,5 đồng/người/năm; năm 2012 đạt 18,97 triệu đồng/người/năm; năm 2013 đạt 24,27 triệu đồng/người/năm.

Theo số liệu thống kê cho thấy, giá trị sản xuất của xã Việt Xuân không ngừng tăng lên, cơ cấu các ngành cũng có nhiều biến động nhất định. Năm 2011 tổng giá trị sản xuất của xã đạt 74,62 tỷ đồng, đến năm 2012 là 83,19. Gần

đây nhất là năm 2013 so với năm 2012 thì tổng giá trị sản xuất tăng 16,35%, và đạt 96,83 tỷ đồng.

Biểu đồ 3.1 :Tổng giá trị sản xuất theo các ngành trong 3 năm 2011-2013

(Nguồn: Ban thống kê xã Việt Xuân 2014)

Là một xã nông nghiệp tuy nhiên ngành nông nghiệp không phải là ngành chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2011, giá trị ngành nông nghiệp là 15,97 tỷ đồng chiếm khoảng 21,40% tổng giá trị sản xuất của xã, đến năm 2013 là 15,12 tỷ đồng chiếm 15,62% tổng giá trị sản xuất của xã. Ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ không lớn và tốc độ tăng trưởng của ngành này có xu hướng giảm so với các ngành khác như ngành TTCN-XD và ngành TM-DV.

Qua những số liệu trên thì cho chúng ta thấy được phần nào đời sống của người dân trong xã. Nhìn chung đời sống của người dân trong xã ngày càng được nâng cao hơn. Cuộc sống của người dân ngày được các cơ quan chức năng quan tâm nhiều hơn. Với sự quan tâm như thế mong rằng đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao hơn trong những năm tiếp theo.

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) SL (Tỷ.đ) CC (%) SL (Tỷ.đ) CC (%) SL (Tỷ.đ) CC (%) 2012/201 1 2013/2012 BQ Tổng giá trị sản xuất 74,62 100,00 83,19 100,00 96,83 100,00 114,48 116,39 115,44 1. Ngành nông nghiệp 15,97 21,40 15,64 18,80 15,12 15,62 97,93 96,68 97,31 - Trồng trọt 9,13 57,17 9,29 59,40 10,21 67,53 101,75 109,92 105,84 - Chăn nuôi 6,84 42,83 6,35 40,60 4,91 32,47 92,83 77,33 85,08 2. Ngành TTCN – XD 5,98 8,01 6,51 7,83 9,08 9,37 108,86 134,29 121,58 3. Ngành TM – DV 52,67 70,58 61,04 73,37 72,63 75,01 115,89 118,98 117,44

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tình hình phát triển kinh tế của xã Việt Xuân đang theo chiều hướng tích cực,tổng giá trị sản xuất tăng dần theo mỗi năm. Năm 2011 tổng giá trị sản xuất là 74,62 tỷ đồng thì đến năm 2012 đã tăng thêm 14,48% và đến năm 2013 đã đạt 96,83 tỷ đồng và tăng 16,39% so với năm 2012. Cơ cấu các ngành sản xuất trong xã cũng có những thay đổi theo mỗi năm, ngành nông nghiệp tuy có giá trị sản xuất cũng tăng theo mỗi năm nhưng về mặt cơ cấu chiếm trong tổng giá trị sản xuất thì lại giảm dần theo mỗi năm, còn các ngành khác như TTCN-XD, TM-DV thì có xu hướng tăng cả về giá trị sản xuất và cả về cơ cấu trong tổng giá trị của xã theo mỗi năm. Điều đó chứng tỏ xã đang có sự chuyển dịch sản xuất từ nông nghiệp sang các ngành khác như

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã việt xuân, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w