Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 134 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
134
Dung lượng
1,73 MB
Nội dung
Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh -------------- trịnh văn tuấn MộTSốGIảIPHáP NÂNG CAOCHấTLƯợNGDạYHọCởCáCTRƯờNGTIểUHọCHUYệNBáTHƯớC - TỉNHTHANHHOá Chuyên ngành: giáo dục tiểuhọc Mã số: 60.14.01 Luận văn thạc sĩ giáo dục học Ngời hớng dẫn khoa học: Ts. Phan quốc lâm Vinh - 2008 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài .1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .3 4. Giả thuyết khoa học .3 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu .3 7. Đóng góp của luận văn 3 8. Cấu trúc của luận văn 4 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. Vài nét về lịch sử của vấn đề nghiên cứu .5 1.2. Mộtsố khái niệm cơ bản 6 1.2.1. Quan niệm về chấtlượng .6 1.2.2. Chấtlượngdạyhọc 7 1.2.3. Chấtlượngdạyhọcởtiểuhọc .13 1.2.4. Giảipháp nâng caochấtlượngdạyhọcởTiểuhọc 18 1.3. Trườngtiểuhọc trong hệ thống giáo dục quốc dân 19 1.3.1. Vị trí của trườngtiểuhọc 19 1.3.2. Mục tiêu đào tạo của trườngtiểuhọc 21 1.3.3. Nhiệm vụ của trườngtiểuhọc .22 1.4. Ý nghĩa của việc nâng caochấtlượng DH ởcáctrườngtiểuhọc .22 Chương 2 : CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .24 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyệnBáThước - tỉnhThanhHóa .24 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân số .24 2.1.2. Tình hình Kinh tế - Xã hội 24 2.2. Thực trạng chấtlượng DH ởcáctrường TH huyệnBáThước 25 2.2.1 Tình hình chung về Giáo dục - Đào tạo của huyệnBáThước .25 2 2.2.2. Tình hình giáo dục tiểuhọc của huyệnBáThước .28 2.3. Thực trạng sử dụng cácgiảipháp để nâng caochấtlượngdạyhọcởcáctrườngtiểuhọchuyệnBáThước - tỉnhThanhHóa 31 2.3.1. Công tác quản lí trườnghọc 31 2.3.2. Tình hình đội ngũ và chấtlượng giáo viên 38 2.3.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học .45 2.3.4. Công tác xã hội hóa giáo dục 48 Chương 3: MỘTSỐGIẢIPHÁP NÂNG CAOCHẤTLƯỢNGDẠYHỌCỞCÁCTRƯỜNGTIỂUHỌCHUYỆNBÁTHƯỚC - TỈNHTHANHHÓA .51 3.1. Các nguyên tắc đề xuất cácgiảipháp .51 3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu 51 3.1.2. Đảm bảo tính toàn diện .51 3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả .51 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi .51 3.2. Mộtsốgiảipháp nâng caochấtlượngdạyhọcởcáctrườngtiểuhọchuyệnBáThước - tỉnhThanhHóa 51 3.2.1. Giảipháp 1: Đổi mới công tác quản lí trườngtiểuhọc .52 3.2.2. Giảipháp 2: Bồi dưỡng nâng caochấtlượng đội ngũ giáo viên tiểuhọc 61 3.2.3. Giảipháp 3: Đổi mới phương phápdạyhọc theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh .72 3.2.4. Giảipháp 4. Tăng cường quản lý cơ sở vật chấttrườngtiểuhọc .79 3.2.5. Giảipháp 5. Xã hội hóa và huy động cộng động tham gia phát triển giáo dục góp phần nâng caochấtlượngdạyhọc .85 3.3. Thăm dò tính khả thi của giảipháp 100 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102 1. Kết luận .102 2. Kiến nghị .103 LIỆU THAM KHẢO .105 PHỤ LỤC 109 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người [ ] 1 . Trong những năm qua, nền giáo dục nước ta có bước phát triển mới. Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, trình độ dân trí và chấtlượng nguồn nhân lực được nâng lên; quy mô giáo dục tiếp tục tăng ở hầu hết các cấp, bậc học, ngành học, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng lớn của nhân dân. Cơ sở vật chất giáo dục được tăng cường. Đội ngũ nhà giáo đã lớn mạnh thêm, vượt qua nhiều khó khăn, góp phần quyết định tạo ra chuyển biến bước đầu rất quan trọng của nền giáo dục nước ta. Những thành tựu đạt được đã góp phần tích cực chuẩn bị tiền đề cho bước phát triển mới của sự nghiệp giáo dục trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, Giáo dục - Đào tạo nước ta còn đang đứng trước nhiều khó khăn và yếu kém, đó là: chấtlượng giáo dục còn thấp; nội dung, phương phápdạy và học còn lạc hậu; các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục còn nhiều; cơ cấu giáo dục và đào tạo còn mất cân đối.v.v. [ ] 3 Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X nêu rõ: Về giáo dục và đào tạo, chúng ta phấn đấu để lĩnh vực này cùng với khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam [ ] 3 . Đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Văn kiện cũng chỉ rõ những biện pháp phát triển giáo dục cụ thể là: Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng caochấtlượngdạy và học. Đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương phápdạy và học theo hướng "chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá". Phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành của người học. Đề cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. [ ] 3 Mục tiêu giáo dục nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. [ ] 5 4 Với vị trí là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó gắn liền với chính sách dân trí và thực hiện Luật phổ cập giáo dục. Mục tiêu của Giáo dục tiểuhọc là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở [ ] 5 . Đây là bậc học làm chỗ dựa vững chắc và là nền tảng cho các bậc học trên. Vì vậy, nâng caochấtlượngdạyhọcởtiểuhọc là một nhiệm vụ rất quan trọng góp phần hoàn thành mục tiêu của giáo dục, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn phát triển hiện nay. BáThước là mộthuyện miền núi phía tây của tỉnhThanh Hoá. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, giao thông hiểm trở, dân trí, dân sinh thấp, tỷ lệ nghèo đói cao, văn hoá xã hội nghèo nàn và lạc hậu. Giáo dục của BáThước nhìn chung phong trào học tập còn kém so với cáchuyện khác của tỉnhThanh Hóa, số người đỗ đại học rất ít, tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông những năm gần đây thấp, là một khó khăn của huyện khi đi lên nền kinh tế tri thức. Từ năm học 2006-2007 đến nay, cùng với sự nghiệp giáo dục chung của cả nước, ngành giáo dục BáThước hưởng ứng sâu sắc cuộc vận động:“ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Thông qua việc thực hiện cuộc vận động đã bộc lộ mộtsố vấn đề chạy theo thành tích của các nhà trường, đã phản ánh thực trạng cáctrườngtiểuhọc của huyệnBáThước hiện nay còn hạn chế nhiều mặt như: Công tác quản lí chậm đổi mới; Chấtlượng đội ngũ giáo viên chưa cao; Đổi mới phương phápdạyhọc còn nhiều lúng túng; Cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật lạc hậu, chậm phát triển; Công tác xã hội hóa, huy động cộng đồng tham gia phát triển giáo dục chưa được quan tâm đúng mức; Đặc biệt chấtlượngdạyhọc còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay của giáo dục. Đổi mới toàn diện cơ bản giáo dục là nhiệm vụ cấp bách, trong đó quyết định là nâng caochấtlượngdạy học, một yêu cầu rất cần thiết góp phần nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững cho quê hương. Từ những yêu cầu của giáo dục và những bức thiết của địa phương hiện nay, đồng thời bằng những kinh nghiệm của mình, tôi chọn nghiên cứu đề tài: Mộtsốgiảipháp nâng caochấtlượngdạyhọcởcáctrườngtiểuhọchuyệnBáThước - tỉnhThanh Hoá. 5 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí kuận và thực tiễn đề xuất mộtsốgiảipháp nâng caochấtlượngdạyhọcởcáctrườngtiểuhọchuyệnBáThướctỉnhThanh Hóa. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 3.1. Khách thể nghiên cứu. Quá trình dạyhọcởcáctrườngtiểuhọchuyệnBá Thước, tỉnhThanh Hóa. 3.2. Đối tượng nghiên cứu. Mộtsốgiảipháp nâng caochấtlượngdạyhọcởcáctrườngtiểuhọchuyệnBá Thước, tỉnhThanh Hóa. 4. Giả thuyết khoa học. Có thể nâng cao được chấtlượngdạyhọcởcáctrườngtiểuhọchuyệnBáThước - tỉnhThanhHóa nếu đề xuất được cácgiảipháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận cho đề tài. 5.2. Đánh giá thực trạng chấtlượngdạyhọcởcáctrườngtiểuhọchuyệnBáThước - tỉnhThanh Hóa. 5.3. Đề xuất và kiểm chứng tính khả thi của mộtsốgiảipháp nâng caochấtlượngdạyhọcởcáctrườngtiểuhọchuyệnBáThước - tỉnhThanh Hóa. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: - Phân tích, tổng hợp, lí thuyết. - Khái quát hóacác nhận định độc lập. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Quan sát. - Điều tra. - Tổng kết kinh nghiệm. - Lấy ý kiến chuyên gia. 7. Đóng góp của luận văn - Luận văn đã tổng thuật làm sáng tỏ cơ sở lí luận nhà trườngtiểu học, về dạy học, chấtlượngdạyhọc nói chung và chấtlượngdạyhọcởtiểuhọc nói riêng, làm căn cứ cho việc xây dựng cácgiảipháp nâng caochấtlượngdạyhọcởtiểu học. 6 - Luận văn đã chỉ ra được thực trạng chấtlượngdạyhọcởcáctrườngtiểuhọc của huyệnBá Thước, tỉnhThanh Hóa. - Luận văn đã đề xuất được 5 giảipháp nâng caochấtlượngdạyhọcởcáctrườngtiểuhọc của huyệnBá Thước, tỉnhThanh Hóa. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn chia thành 3 chương gồm. - Chương 1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. - Chương 2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. - Chương 3. Mộtsốgiảipháp nâng caochấtlượngdạyhọcởcáctrườngtiểuhọchuyệnBá Thước, tỉnhThanh Hóa. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Vài nét về lịch sử của vấn đề nghiên cứu Nâng caochấtlượngdạyhọcởcáctrườngtiểuhọc là tư tưởng không mới, nó có mầm mống từ khi xuất hiện trườngtiểu học, là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo, các nhà giáo dục, nhà trường và công chúng. Từ lâu, các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu về giáo dục đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến chấtlượngdạyhọcởcáctrườngtiểu học. Chấtlượngdạy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chương trình và sách giáo khoa; thi cử và tuyển sinh; đội ngũ thầy giáo, cô giáo và cán bộ quản lý; cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền, đoàn thể; xã hội hóa giáo dục.v.v. Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra vị trí, vai trò, tầm quan trọng của từng yếu tố. Chẳng hạn như: JEAN VALÉRIEN [ ] 48 – trong cuốn “Công tác quản lý hành chính và sư phạm của trườngtiểu học” đã làm rõ được vai trò của người hiệu trưởngtrườngtiểu học: “Người đại diện chức trách hành chính của nhà trường, người tổ chức phát triển nhà trường như một cộng đồng giáo dục, người làm nòng cốt điều khiển quá trình đào tạo của nhà trường và khích lệ sự canh tân của tập thể sư phạm”; Nói về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ thầy giáo, cô giáo, TS. Vũ Văn Dụ [ ] 23 chỉ ra rằng: “Đội ngũ giáo viên tiểuhọc nói riêng và đội ngũ giáo viên nói chung giữ vai trò quyết định trong quá trình nhận biết - học - dạy, thực hiện mục tiêu, kế hoạch của trường học, có tác dụng trực tiếp đến chấtlượng đào tạo.” (Xây dựng đội ngũ giáo viên và tập thể sư phạm trườngtiểu học; Hà Nội - 2001); Khi nghiên cứu về cơ sở vật chất sư phạm trườngtiểu học, ThS. Trịnh Đình Hậu [ ] 32 nêu: “Cơ sở vật chất sư phạm là một bộ phận cấu thành quá trình sư phạm, là một trong những tiền đề quan trọng trong đổi mới phương phápdạy học, đảm bảo chấtlượngdạy học. Sự thành công trong dạyhọc phụ thuộc khá nhiều vào các điều kiện vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của nhà trường”; Trong công tác xã hội hóa giáo dục, theo T.S Đặng Xuân Hải [ ] 31 nêu mục tiêu của xã hội hóa giáo dục là: “Nhằm thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường – gia đình và xã hội. Huy động mọi lực lượng trong cộng đồng góp phần xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạyhọc và các điều kiện khác để nâng caochấtlượngdạyhọc của nhà 8 trường. Khai thác mọi khả năng, tiềm tàng của xã hội, trực tiếp tham gia giáo dục học sinh thông qua nhiều hình thức hoạt động phong phú trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả dạy học”; Đặc biệt khi nghiên cứu nâng caochấtlượngdạyhọcởtiểu học, GS-TS Hồ Ngọc Đại [ ] 29,30 đã có nhiều nghiên cứu đóng góp và đã xây dựng thành chương trình Công nghệ giáo dục, đã đưa vào thực nghiệm tại Hà Nội. Nâng caochấtlượngdạyhọcởtrườngtiểuhọc có rất nhiều yếu tố được nhiều nhà nghiên cứu đề xuất cácgiảipháp như: Lê Hữu Tường [ ] 54 - Mộtsố biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí cho hiệu trưởngtrườngtiểuhọc Thường Xuân, tỉnhThanhHóagiai đoạn 2002 – 2010 (LVThS – Hà Nội I); Nguyễn Thị Hoa - Mộtsốgiảipháp xây dựng đội ngũ giáo viên tiểuhọchuyện Thọ Xuân, tỉnhThanh Hóa. (LVThS - Vinh). Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng, đại đa sốcác nhà nghiên cứu mới chỉ ra tổng quan về nâng caochấtlượngdạyhọc nói chung và nâng caochấtlượngdạyhọcởtiểuhọc nói riêng, mộtsố đi sâu vào từng vùng, miền, địa phương cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế đặc điểm về tự nhiên, dân số, điều kiện kinh tế - xã hội từng vùng, miền là khác nhau, bởi vậy việc áp dụng những nghiên cứu khoa học cần phải được nghiên cứu cụ thể mới có hiệu quả. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ nói đến các yếu tố: Đội ngũ thầy giáo, cô giáo và cán bộ quản lí giáo dục; phương phápdạy học; cơ sở vật chất sư phạm và công tác xã hội hóa giáo dục. Tin rằng, kết quả của nghiên cứu này phù hợp với thực tiễn vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần nâng caochấtlượngdạyhọcởcáctrườngtiểu học. 1.2. Mộtsố khái niệm cơ bản 1.2.1. Quan niệm về chấtlượng Theo quan điểm triết học, chấtlượng được định nghĩa như sau: Chấtlượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộctính bản chất của sự vật, phân biệt nó với sự vật khác. Chấtlượng là đặc tính khách quan của sự vật. Nó là cái liên kết cácthuộctính của sự vật lại làm một gắn bó với sự vật mà không tách khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất chấtlượng của nó. Sự thay đổi chấtlượng kèm theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chấtlượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính qui định về sốlượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính qui định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chấtlượng và số lượng. [ ] 7 9 - Theo Đại từ điển Tiếng Việt, chấtlượng là: [ ] 58 + Cái làm nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật. + Cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia. - Với quan điểm kỹ thuật, chấtlượng được định nghĩa thiên về chấtlượng sản phẩm. + Chấtlượng là mức độ hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, thông số cơ bản. + Chấtlượng của sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm, thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm. - Có nhiều giải thích và định nghĩa chấtlượng trên thế giới và trong nước. Nhìn chung, theo các nhà nghiên cứu về chấtlượng nói chung và chấtlượngdạyhọc nói riêng, chấtlượng là một khái niệm trừu tượng và khó nắm bắt, khó định nghĩa. Một trong những định nghĩa được nhiều người tán thành nhiều nhất là chấtlượng là mức độ phù hợp của sản phẩm làm ra so với mục tiêu. Khi sản phẩm đáp ứng được đòi hỏi của những người hưởng lợi: sinh viên, phụ huynh, người sử dụng, nhà trường, giáo viên, nhà nước, và cộng đồng [ ] 22 . 1.2.2. ChấtlượngdạyhọcDạyhọc [ ] 52 là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo, hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó phát triển năng lực tư duy và hình thành thế giới quan khoa học. Hoạt động dạyhọc có ý nghĩa vô cùng to lớn: - Dạyhọc là con đường thuận lợi nhất giúp học sinh trong khoảng thời gian ngắn có thể nắm được một khối lượng tri thức nhất định. - Dạyhọc là con đường quan trọng nhất giúp học sinh phát triển một cách có hệ thống năng lực hoạt động trí tuệ nói chung và đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo. - Dạyhọc là một trong những con đường chủ yếu góp phần giáo dục cho học sinh thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức. 10