1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học đàn phím điện tử cho sinh viên hệ cao đẳng sư phạm tiểu học trường đại học hạ long (tt)

19 197 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 127 KB

Nội dung

Từ thực tiễn và kinh nghiệm giảng dạy môn âm nhạc cho hệ cao đẳng Sư phạm tiểu học ở trường Đại học Hạ Long những năm qua, tôi rất muốn được đóng góp những kinh nghiệm thiết thực vào việ

Trang 1

MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài:

Hiện nay ngành Giáo dục - Đào tạo đã quan tâm nhiều đến giáo dục âm nhạc Để tiến hành giảng dạy và giáo dục âm nhạc, phát triển khả năng âm nhạc của học sinh tiểu học có hiệu quả, thì người giáo viên cần phải có năng lực hoạt động âm nhạc nhất định, trong đó có năng lực sử dụng đàn phím điện tử Giáo viên dạy tiểu học khi dạy âm nhạc phải có được kĩ năng thực hành đệm hát cho cho dạy hát, đàn giai điệu các bài tập đọc nhạc và sử dụng trong dạy phát triển khả năng âm nhạc sử dụng đàn trong dạy học với những

âm thanh cụ thể sẽ mang lại hiệu quả cao trong một tiết học âm nhạc

Tuy nhiên, qua tìm hiểu giáo viên tiểu học dạy môn âm nhạc ở tỉnh Quảng Ninh khi tiến hành dạy môn âm nhạc chủ yếu là dạy chay mà không có sự bổ trợ của một phương tiện khá hiệu quả là đàn phím điện tử, mà lí do là vì giáo viên không không sử dụng được tốt cây đàn, không tự soạn đệm và đệm hát được một bài hát tiểu học, dạy tập đọc nhạc và hoạt động ngoại khoá của nhà trường, mục tiêu giáo dục âm nhạc ở trường tiểu học không đạt được kết quả đã đề ra

Từ thực tiễn và kinh nghiệm giảng dạy môn âm nhạc cho hệ cao đẳng Sư phạm tiểu học ở trường Đại học Hạ Long những năm qua, tôi rất muốn được đóng góp những kinh nghiệm thiết thực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo môn âm nhạc, đặc biệt là kĩ năng sử dụng đàn phím điện tử cho sinh viên cao đẳng sư phạm tiểu học ở trường đại học Hạ Long Cùng với việc được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng nghiên cứu trong chương trình đào tạo bậc cao học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia, tôi đã lựa chọn đề tài

nghiên cứu là:" Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học đàn phím điện

tử cho sinh viên hệ cao đẳng Sư phạm tiểu học trường Đại học Hạ Long" làm

luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc

2 Lịch sử đề tài:

Qua những tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo, chúng tôi thấy có rất nhiều đề tài, những công trình nghiên cứu liên quan đến nâng cao chất lượng giảng dạy đàn phím điện tử hay đàn Organ Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp, cụ thể tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy đàn phím điện tử cho sinh viên cao đẳng Sư phạm tiểu học trường Đại học Hạ Long Vì vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi trong đề tài đảm bảo tính khách quan, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khác

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:

Trang 2

- Mục đích và mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất

lượng dạy học học phần: Nhạc cụ(đàn phím điện tử) cho Sinh viên Cao đẳng Tiểu học trường Đại học Hạ Long Qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Tiểu học ở trường Đại học Hạ Long

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Sưu tầm tài liệu Nghiên cứu thực trạng dạy và học đàn phím điện tử hệ

cao đẳng sư phạm tiểu học trường Đại học Hạ Long Đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học đàn phím điện tử Tiến hành thực nghiệm Trao đổi với đồng nghiệp

4 Đối tượng nghiên cứu:

+ Sinh viên cao đẳng sư phạm tiểu học trường Đại học Hạ Long

+ Nội dung chương trình, tài liệu, phương pháp dạy học, cơ sở vật chất phục

vụ dạy học học phần đàn phím điện tử

5 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu thuộc nghiên cứu ứng dụng, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.

*Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.

*Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm.

6 Đóng góp của đề tài:

Nếu đề tài luận văn nghiên cứu thành công, chúng tôi hy vọng các giải pháp được đề xuất trong luận văn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học đàn phím điện tử ngành sư phạm tiểu học cho sinh viên sư phạm tại trường Đại học Hạ Long Ngoài ra, luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy môn âm nhạc tại các trường phổ thông thuộc địa bàn Quảng Ninh

7 Bố cục của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung của luận văn gồm hai chương như sau:

Chương 1 Cơ sở lí luận và thực trạng dạy học

Trang 3

Chương 2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC

1.1.Cơ sở lí luận

1.1.1.Vị trí vai trò của đàn phím điện tử.

- Vai trò của đàn phím điện tử trong đời sống xã hội hiện nay.

Sự xuất hiện của cây đàn phím điện tử nó đã giúp cho đời sống văn

hóa văn nghệ được phát triển rộng rãi trong cộng đồng xã hội Với những tính năng đa dạng, phong phú cây đàn phím điện tử giúp cho người chơi sáng tạo theo những phong cách mới, làm cho đời sống âm nhạc trong xã hội phong phú hơn

Đàn phím điện tử là nhạc cụ dễ sử dụng, tính năng đa dạng về tiết tấu và âm sắc tạo ra nhiều cảm xúc cho người chơi, cùng với việc dễ vận chuyển, giá thành hợp lý phù hợp với khả năng kinh tế của nhiều gia đình, có thể trang bị cho việc học tập, giải trí giúp cho thế hệ trẻ có điều kiện phát triển về trí tuệ, nhận thức thẩm mỹ và giáo dục văn hóa âm nhạc góp phần vào nâng cao đời sống âm nhạc trong xã hội

- Vị trí vai trò của đàn phím điện tử trong chương trình đào tạo giáo viên tiểu học:

Đàn phím điện tử sẽ giúp cho sinh viên có thể sử dụng bổ trợ trong các môn học âm nhạc như: Môn nhạc lí, tập đọc xướng âm, tập hát Cây đàn sẽ hỗ trợ giúp cho các em hiểu hơn về nhạc lí, là phương tiện giúp cho tập đọc nhạc, tập hát chuẩn xác hơn về cao độ Vì vậy, đàn phím điện tử có ảnh hưởng tích cực với các học phần âm nhạc trong chương trình đào tạo sinh viên sư phạm tiểu học

-.Vai trò của đàn phím điện tử với các học phần âm nhạc khác.

+ Đàn phím điện tử với học phần nhạc lí phổ thông

+ Đàn phím điện tử với học phần Tập đọc nhạc.

+ Đàn phím điện tử với học phần học Hát.

Trang 4

1.1.2 Đặc điểm, tính năng đàn phím điện tử.

1.1.2.1 Đặc điểm.

Đàn phím điện tử có thể tạo ra nhưng âm thanh gần như những nhạc cụ thật trên nguyên tắc tạo âm Đàn phím điện tử có thể mô phỏng âm thanh của bất

cứ âm sắc của nhiều loại nhạc cụ khác nhau

Đàn phím điện tử được chia ra hai dòng chính là dòng đàn chuyên dụng và bán chuyên dụng Người nghệ sĩ biểu diễn trên đàn phím điện tử có thể sử dụng, khai thác được toàn bộ khả năng diễn tấu của cây đàn như tiết tấu, hoà

âm đầy đủ cộng với màu sắc âm thanh đa dạng được người chơi tạo ra

1.1.2.2.Một số tính năng cơ bản của đàn phím điện tử.

- Chức năng hòa đệm: Các loại đàn phím điện tử hầu hết trang bị chức năng hòa đệm tự động giống nhau Một người chơi thể hiện như một ban nhạc với nhiều nhạc cụ thực hiện hòa đệm với nhau theo nhiều giai điệu với tiết tấu như: chachacha, pop, rock, rumba, pop rồi thu vào đàn

- Các tính năng khác

1.2 Thực trạng dạy học đàn phím điện tử

1.2.1 Vài nét về trường đại học Hạ Long - Hệ Sư phạm Tiểu học

và môn Âm nhạc.

Trường Đại học Hạ Long được thành lập theo Quyết định số 1869/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở nâng cấp

và sát nhập hai trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh và Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long Trường gồm có 2 cơ sở: cơ sở 1 tại thành phố Uông Bí, cơ sở 2 tại thành phố Hạ Long Từ khi thành lập đến nay trường từng bước phát triển và ổn định trong công tác đào tạo và đã đạt được những thành quả nhất định

1.2.1.1 Giới thiệu về trường đại học Hạ Long.

Trường Đại học Hạ Long là cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, hiện có

333 cán bộ, giảng viên (trong đó có 18 tiến sĩ, 152 thạc sĩ, 115 cử nhân, hơn

10 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh) và 3.300 sinh viên Trường gồm có các khoa: Khoa khoa học cơ bản, Khoa công nghệ thông tin, Khoa Du lịch, Khoa Văn hóa, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Sư phạm mầm non, Khoa Sư phạm trung học, Khoa sư phạm tiểu học, Khoa Nghệ thuật, Khoa Thủy sản, Khoa Môi trường

Trang 5

1.2.1.2.Vài nét về Hệ Cao đẳng Tiểu học: Mục tiêu, chương trình đào tạo ngành sư phạm tiểu học

Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục, giáo dục ở tiểu học là

cơ sở ban đầu cơ bản có tính bền vững là nền tảng để học sinh tiểu học tiếp tục học lên bậc học trên, giáo dục ở tiểu học còn là những nền tảng ban đầu tốt đẹp trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho các em học sinh tiểu học Do vậy, việc mục tiêu đào tạo giáo viên tiểu học có tính chất đặc biệt, có bản sắc riêng với tính sư phạm đặc trưng, do đó mục tiêu, nội dung đào tạo sinh viên ngành sư phạm tiểu học là nhằm trang bị những kiến thức,

kĩ năng cơ bản để dạy tất cả 9 môn ở bậc tiểu học trong điều kiện học sinh có khả năng nhận thức khác nhau

1.2.1.3 Điều kiện cơ sở vật chất

- Về phòng học âm nhạc:

Với đặc thù học thực hành âm nhạc, nhà trường có 1 phòng học âm nhạc Phòng học này dành chung cho các giảng viên dạy âm nhạc cả khối tiểu học

và mầm non Với số lớp nhiều, số lượng sinh viên đông, cùng với việc 3 giảng viên dạy khoa tiểu học và mầm non thì số lượng phòng học như vậy là không đủ

- Về đàn phím điện tử phục vụ dạy và học:

Hiện tại phòng học âm nhạc có 9 chiếc đàn phím điện tử Thực tế, số lượng đàn còn sử dụng được chỉ có 3 đàn, do một số các đàn, nguồn điện cho đàn

đã bị hỏng Với số lượng đàn phím điện tử như vậy, sinh viên trong 1 lớp đông thì không thể đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng cho sinh viên học thực hành nhạc cụ Do điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn nhiều nên chất lượng dạy- học học phần đàn phím điện tử ở trường Đại học Hạ Long chưa cao, việc học chưa đi đôi với hành, tri thức chưa gắn liền với thực tiễn

1.2.1.4 Mục tiêu nội dung chương trình môn Âm nhạc

- Mục tiêu: Sau khi hoàn thành môn âm nhạc, sinh viên cao đẳng tiểu học

phải đảm nhiệm dạy được môn hát nhạc ở tiểu học Bao gồm các phân môn: dạy hát, bài tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức

- Về chương trình:Môn âm nhạc trong chương trình đào tạo giáo viên tiểu học

gồm 5 học phần, tổng số là 150 tiết ( 10 đơn vị học trình) Tổng số 150 tiết trong toàn bộ chương trình đào tạo, được bố trí theo các học phần và chia

ra các kì học như sau: Kì I: Nhạc Lý phổ thông: 30 tiết Kì II: Tập đọc nhạc: 30 tiết.Kì III: Học hát: 30 tiết Kì IV: Nhạc cụ (Đàn phím điện tử): 30 tiết Kì V: Phương pháp dạy học âm nhạc: 30 tiết

Trang 6

Nhận xét chung: Mục tiêu chương trình đào tạo giáo viên tiểu học ở trường

đại học Hạ Long đã đề ra, theo chúng tôi đánh giá là phù hợp, song cũng còn

có những khó khăn bởi số tiết quá ít, ( tổng số chỉ có 150 tiết )

1.2.2.Mục tiêu, nội dung học phần đàn phím điện tử.

1.2.2.2 Về mục tiêu

- Mục tiêu chung: Sau khi học xong học phần đàn phím điện tử, sinh viên cao

đẳng sư phạm tiểu học sử dụng được đàn phím điện tử trong quá trình dạy học âm nhạc, các hoạt động ngoại khoá ở trường tiểu học

- Mục tiêu cụ thể:

+ Kiến thức: Nắm được các tính năng, tác dụng của đàn phím điện tử

+ Kĩ năng: Sử dụng thành thạo các chức năng thường dùng khi đệm các bài

hát; Biết chạy gam kết hợp tay phải, tay trái thành thạo, tự phối đệm các bài hát trong chương trình tiểu học

- Nhận xét chung: Mục tiêu của học phần đặt ra với sinh viên cao đẳng Sư

phạm tiểu học là không phù hợp, vượt quá khả năng của sinh viên

1.2.2.2 Về nội dung Nội dung chương trình gồm 30 tiết được chia thành hai

đơn vị học trình, mỗi đơn vị học trình tương đương với 15 tiết trong đó có 1 tiết kiểm tra riêng Tuy nhiên, với nội dung chương trình đang thực hiện ở trường đại học Hạ Long theo chúng tôi đánh giá còn một số điểm còn chưa hợp lí Cụ thể:Với thời lượng cho một chương trình đào tạo với 30 tiết học đàn phím điện tử như vậy là quá ít để có thể đạt được mục tiêu môn học Ngoài ra, bố cục phân phối chương trinh không hợp lí: Với tổng số 30 tiết/ kì

mà chiếm tới 6 tiết lí thuyết, 1 tiết kiểm tra chỉ còn lại 23 tiết là thực hành Với thiết kế như vậy thì thời gian dành cho thực hành luyện tập là ít Cách sắp xếp thứ tự chương trình là chưa khoa học

1.2.2.3 Về tài liệu

Thực trạng về giáo trình, tài liệu phục vụ cho giảng dạy bộ môn đàn phím cho sinh viên hệ cao đẳng Sư phạm tiểu học trường Đại học Hạ Long có nhiều bất cập, dẫn đến việc dạy học gặp rất nhiều khó khăn Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy giáo trình học tập chính thức được quy định cho học phần cũng chưa phù hợp với nội dung chương trình mà trường đại học Hạ Long đã ban hành

1.2.3 Đội ngũ giảng viên và phương pháp dạy học

Trang 7

Trường đại học Hạ Long là cơ sở đào tạo đa ngành nghề, tuy nhiên trường mới được nâng cấp lên đại học nên còn non trẻ, bộc lộ nhiều hạn chế Nhà trường chưa xây dựng được một lực lượng cán bộ cốt cán về các chuyên ngành đào tạo, giữ vai trò định hướng phát triển của đội ngũ giảng viên trong công tác chuyên môn và giảng dạy

Tỷ lệ giảng viên có học hàm, học vị còn thấp và không đồng đều giữa các khoa, các bộ môn, còn bất hợp lý về cơ cấu chuyên môn, nhiều giảng viên còn phải kiêm nhiệm nhiều môn học, công tác nghiên cứu khoa học, năng lực

sư phạm còn hạn chế

1.2.3.1.Về đội ngũ giảng viên.

Đội ngũ trong khoa có tổng số là 40: trong đó có 6 giảng viên mĩ thuật, 34 giảng viên âm nhạc ( bao gồm nhiều môn như: Thanh nhạc, lý thuyết âm nhạc ) Có 24 giảng viên âm nhạc đạt trình độ thạc sĩ, chưa có tiến sĩ Hiện nay việc giảng dạy âm nhạc cho hệ đào tạo cao đẳng sư phạm tiểu học chỉ

có một giảng viên phụ trách, dạy toàn bộ môn âm nhạc bao gồm các học phần: Nhạc lí phổ thông, tập đọc nhạc, học hát, đàn phím điện tử, phương pháp dạy học âm nhạc

1.2.3.2 Về phương pháp dạy học.

Giảng viên còn nhiều hạn chế về phương pháp nên chưa phát huy được tính tích cực học tập của sinh viên Giảng viên chủ yếu dùng phương pháp thuyết trình mà chưa thực hành cụ thể trên đàn, Cụ thể, trong các phương pháp khi giảng viên dạy học chúng tôi thấy có những hạn chế như sau:

*Về Phương pháp thực hành thị phạm:

Phương pháp thị phạm của giảng viên còn nhiều hạn chế, khi dạy giảng viên không thị phạm theo một quy trình hợp lý, không làm mẫu chi tiết từng phần, từng tay riêng, Vì vậy, sau khi giảng viên thị phạm xong, sinh viên không xác định được luyện tập tay nào trước tay nào sau và kết hợp 2 tay cùng chạy lên, chạy xuống như thế nào

*Về Phương pháp hướng dẫn tự học:

Trong học đàn phím điện tử để đạt được kết quả cao, việc tự học của sinh viên có vai trò quan trọng Bên cạnh đó, người giáo viên cũng có ý nghĩa rất lớn góp phần mang lại hiệu quả đó, bởi giảng viên sẽ hỗ trợ hướng dẫn cho sinh viên trước khi luyện tập phải bắt đầu như thế nào Giảng viên chỉ giao bài tập mà không có chỉ dẫn cho bài tập

1.2.4.Thực trạng sinh viên Hệ Cao đẳng Ssư phạm Tiểu học.

Trang 8

1.2.4.1 Một vài đặc điểm sinh viên Cao đẳng Sư phạm Tiểu học

Hiện nay khoa Sư phạm tiểu học gồm 5 lớp với tổng số hơn 220 sinh viên

Từ đặc điểm sinh viên khoa sư phạm tiểu học khi tuyển vào trường không tuyển sinh về năng khiếu mà được lấy từ điểm tuyển sinh từ hệ đại học các khối A và khối C, nên cơ bản là có nhiều sinh viên không có năng khiếu về

âm nhạc thậm chí là rất kém, số sinh viên có khả năng âm nhạc rất hạn chế, phần đông các em không có năng khiếu Các em xuất thân từ những gia đình

có điều kiện hoàn cảnh khác nhau vì vậy, trong quá trình học tập bộ môn âm nhạc ở trường đại học Hạ Long một số em không có đàn đã gặp những khó khăn trong quá trình học tập làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

Nhiều sinh viên nhận thức chưa đúng đắn về môn học, coi môn âm nhạc và học phần đàn phím điện tử là môn phụ nên chưa đầu tư nhiều cho học tập môn này Đây cũng là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng chưa cao của môn âm nhạc nói chung và học phần đàn phím điện tử nói riêng

1.2.4.2.Phương pháp học tập của sinh viên với học phần đàn phím điện tử.

Qua quan sát nghiên cứu và tìm hiểu việc học tập, luyện tập đàn phím của sinh viên chúng tôi thấy, phương pháp học tập trên lớp và ở nhà của sinh viên còn thụ động, chưa có phương pháp dẫn đến nhiều hạn chế mà dẫn đến chất lượng học tập, rèn luyện đàn phím không đạt yêu cầu của môn học

1.2.4.3 Kết quả học tập

Mặc dù cả thầy và trò đã cố gắng hết sức để thực hiện theo đúng chương trình đề ra Tuy nhiên, trong quá trình dạy và học đàn phím điện tử ở trường Đại học Hạ Long còn tồn tại nhiều hạn chế nên việc dạy và học đạt kết quả chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu đào tạo và yêu cầu thực tiễn của xã hội Bảng thống kê kết quả đánh giá học phần đàn phím điện tử của các khoá đào tạo:

Khoá học: 2014 – 2015 – Lớp: CT16

Khoá học: 2015 – 2016 – Lớp: CT17

Khoá học: 2016 – 2017 – Lớp: CT18

Thông qua bảng thống kê cho thấy chất lượng học tập của sinh viên chưa đảm bảo yêu cầu đề ra Số lượng sinh viên đạt điểm khá - giỏi, trung bình các năm sau có cao hơn năm trước, sinh viên đạt điểm yếu có giảm nhưng đó là

số ít chưa đảm bảo với yêu cầu của chương trình và mục tiêu môn học đề ra

Trang 9

Tiểu kết chương 1.

Từ thực tế sinh viên cao đẳng sư phạm tiểu học trường Đại học Hạ Long sau khi ra trường về giảng dạy ở phổ thông đã không sử dụng được đàn phím điện tử Vì vậy, việc giáo dục âm nhạc phổ thông không mang lại hiệu quả cao, sản phẩm đào tạo không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn xã hội, những nguyên nhân đó xuất phát từ công tác đào tạo giảng dạy đàn phím điện tử ở trường Đại học Hạ Long

Trong tổng số sinh viên được tuyển thì chỉ có số ít là có năng lực về

âm nhạc, còn lại là một số em ở mức độ trung bình hoặc là yếu kém đây cũng là một điểm hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc dạy và học đàn phím điện tử dẫn đến chất lượng chưa cao của sinh viên cao đẳng Sư phạm tiểu học trường Đại học Hạ Long

Mục tiêu của học phần đàn phím điện tử đặt ra là quá cao với thực tế năng lực sinh viên cao đẳng Sư phạm tiểu học trường đại học Hạ Long, cùng với

cơ cấu tổ chức lớp học Chương trình, nội dung của học phần nghèo nàn thiết kế chưa khoa học chưa đồng bộ, không đảm bảo về lượng kiến thức, kĩ thuật thực hành mà mục tiêu học phần đặt ra Cơ cấu tổ chức lớp học với 40 sinh viên trên một lớp học là sai với quy định học thực hành đàn phím điện

tử, cùng với số lượng đàn quá ít Vấn đề tài liệu phục vụ dạy và học thiếu thốn không phù hợp với mục tiêu nội dung chương trình của học phần Phương pháp giảng dạy của giảng viên còn hạn chế chưa linh hoạt, thiếu sự sáng tạo, chủ động trong dạy học

Những thực trạng như trên đã trình bày là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng dạy đàn phím không đạt kết quả cao

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC

2.1 Điều chỉnh nội dung chương trình.

2.1.1.Sắp xếp lại nội dung chương trình học phần:

Xuất phát từ nội dung chương trình của học phần còn chưa khoa học, sắp xếp các nội dung, tiêu đề mục chưa hợp lý, thời gian phân phối cho các nội dung chưa phù hợp Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì việc cần thiết phải sắp xếp lại nội dung chương trình cho phù hợp để đáp ứng mục tiêu đào tạo đã đề ra là một giải pháp cần thiết

Trước hết, chúng tôi sắp xếp lại thứ tự nội dung kiến thức, kĩ năng liên quan phù hợp với năng lực học tập của sinh viên, thay đổi một số tiêu đề mục và phải đảm bảo đúng thời lượng của học phần quy định

Trang 10

Cụ thể, chúng tôi thay đổi lại thứ tự là Bài 4: Phương pháp, kĩ thuật ngón gam Son trưởng của chương trình thành Bài 3, và Bài 3: Phương pháp, kĩ thuật ngón gam Fa trưởng thành Bài 4.

Sự điều chỉnh này sẽ phù hợp theo thứ tự kiến thức âm nhạc mà sinh viên được học trước đó: sự xuất hiện của hệ thống dấu thăng với đến các dấu giáng, Giọng Son trưởng với đến F trưởng Việc điều chỉnh này giúp cho sinh viên dễ tiếp thu từ những kiến thức âm nhạc mà các em đã học

2.1.2.Bổ sung nội dung chương trình học phần

Qua đánh giá thực trạng về nội dung nội dung kiến thức của học phần đàn phím ở chương 1 có nhiều bất cập, sự vênh nhau giữa mục tiêu với nội dung chương trình Nhằm khắc phục những tồn tại đó, chúng tôi bổ sung, tăng cường nội dung kiến thức, kĩ thuật, đảm bảo có sự đồng bộ giữa mục tiêu và nội dung chương trình Cụ thể, chúng tôi đã giảm đi một số nội dung không

phù hợp (trong mục 2.1.1), bổ sung một số nội dung nhằm đáp ứng mục tiêu

môn học

Tiêu chí:

- Nội dung chương trình phải phù hợp với bài dạy, đáp ứng mục tiêu của học phần đàn phím điện tử

- Nội dung chương trình phải đảm bảo chất lượng về kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của bài dạy

- Nội dung chương trình phải phù hợp với năng lực học tập của sinh viên

Từ những tiêu chí trên, chúng tôi bổ sung một số bài kĩ thuật gam, phương pháp soạn đệm thiết thực cho nâng cao kĩ năng tay đàn, áp dụng vào soạn đệm một cách hiệu quả

2.1.2.1.Bổ sung bài kĩ thuật gam.

a Bài kĩ thuật gam ngũ cung

Với mục tiêu tăng cường tính kĩ thuật và vận dụng vào đệm hát, trong phần

bổ sung bài tập kĩ thuật gam này chúng tôi đưa thêm bài kĩ thuật gam ngũ cung cơ bản sẽ giúp cho các em sinh viên có thể ứng dụng gam ngũ cung vào đệm một số bài hát dân ca, bài hát được viết ở điệu thức này trong chương trình tiểu học một cách hiệu quả hơn

* Kĩ thuật gam ngũ cung trong điệu trưởng.

Ngày đăng: 22/08/2018, 22:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w