1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu tân thanh - lạng sơn

102 942 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 742,5 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong thời kỳ mở cửa, hội nhập với thị trường khu vực và thếgiới, trong đó thị trường Trung Quốc với những đặc thù riêng về sự hấp dẫn ng

Trang 1

ĐOÀN BÍCH HẠNH

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH QUA CỬA KHẨU TÂN THANH - LẠNG SƠN

Chuyên ngành: Kinh tế và quản lý thương mại

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC HÌNH VẼ v

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Đóng góp của luận văn 3

6 Bố cục của luận văn: 4

CHƯƠNG I: NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÌNH THỨC XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH 5

1.1 ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRỒ CỦA XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH 5

1.1.1 Khái niệm về xuất nhập khẩu tiểu ngạch 5

1.1.2 Đặc điểm xuất nhập khẩu tiểu ngạch 7

1.1.3 Tác động của xuất nhập khẩu tiểu ngạch 9

1.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÌNH THỨC XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH 18

1.2.1 Khái niệm 18

1.2.2 Sự cần thiết của tăng cường quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu tiểu ngạch 19

1.2.3 Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu tiểu ngạch 21

1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH VÀ PHÁT TRIỂN MẬU DỊCH BIÊN GIỚI 27

1.3.1 Kinh nghiệm của Thái Lan 27

1.3.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc 28

Trang 3

1.3.3 Kinh nghiệm của một số nước ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ

31 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH QUA CỬA KHẨU TÂN THANH – LẠNG SƠN 32 2.1 THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC QUA CỬA KHẨU TÂN THANH 32 2.1.1 Tình hình xuất khẩu tiểu ngạch của Việt Nam sang Trung

quốc qua cửa khẩu Tân Thanh 32 2.1.2 Tình hình nhập khẩu tiểu ngạch của Việt nam từ Trung Quốc

qua cửa Khẩu Tân Thanh 38 2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH QUA CỬA KHẨU TÂN THANH – LẠNG

SƠN 46 2.2.1 Thực trạng nhận thức về mậu dịch biên giới và quản lý mậu

dịch biên giới ở nước ta 46 2.2.2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập

khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân Thanh – Lạng Sơn 48 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH QUA CỬA KHẨU TÂN THANH – LẠNG SƠN 61 2.3.1 Những mặt đạt được 61 2.3.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân 62 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH QUA CỬA KHẨU

TÂN THANH LẠNG SƠN 69 3.1 DỰ BÁO XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH GIỮA VIỆT

NAM VÀ TRUNG QUỐC QUA CỬA KHẨU TÂN THANH ĐẾN

2020 69 3.2 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU QUẢN LÝ XUẤT NHẬP

KHẨU TIỂU NGẠCH TRONG THỜI GIAN TỚI 70 3.2.1 Phương hướng quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch ở cửa khẩu Tân thanh 70

Trang 4

3.2.2 Mục tiêu quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch ở cửa khẩu Tân

thanh 72

3.3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH QUA CỬA KHẨU TÂN THANH 73

3.3.1 Tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch 73

3.3.2 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính 76

3.3.3 Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng công nghệ quản lý hiện đại 78

3.3.4 Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức 79

3.3.5 Tổ chức nghiên cứu thị trường Trung Quốc 81

3.3.6 Các giải pháp tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mại ở cửa khẩu Tân thanh 81

3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN 87

3.4.1 Kiến nghị với Nhà nước 87

3.4.2 Kiến nghị với tỉnh Lạng sơn 89

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

WTO: Tổ chức thương mại thế giớiVPCP: Văn phòng chính phủ

VAT: Giá trị gia tăng

EEC: khối thị trường chung chõu õuC/O: Chứng nhận xuất xứ hàng hóaDN: Doanh nghiệp

XK: Xuất khẩu

NK: nhập khẩu

NDT: Đồng nhân dân tệ

VNĐ: Đụ̀ng viợ̀t nam

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIấ̉U

Bảng 2.1 : Giá trị một số mặt hàng chủ yếu Việ̃t Nam xuất khẩu sang

Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh năm 2010 33

Bảng 2.2 : Số lượng một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Trung

Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh năm 2010 34Bảng 2.3: Giá trị kim ngạch xuất khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân thanh sang

Trung Quốc qua cửa khẩu Tân thanh giai đoạn năm 35Bảng 2.4: Giá trị kim ngạch nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân thanh sang

Trung Quốc qua cửa khẩu Tân thanh giai đoạn năm 2007-2010 38Bảng 2.5: Số lượng một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ Trung

Quốc qua cửa khẩu Tân thanh năm 2010 39Bảng 2.6 : Giá trị một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc

qua cửa khẩu Tân Thanh năm 2010 40Bảng 2.7: Số lượng các Doanh nghiệp, tư thương xuất nhập khẩu qua cửa khẩu

Tân thanh qua 3 năm 2008 – 2010 44Bảng 3.1: Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân thanh

- Lạng Sơn đến năm 2020 70

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Xe hàng ách tắc tại cửa khẩu Tân thanh……… 45Hình 2.2: Hải quan Tân Thanh bắt giữ đối tượng buôn bán tiền giả ………… 57

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang trong thời kỳ mở cửa, hội nhập với thị trường khu vực và thếgiới, trong đó thị trường Trung Quốc với những đặc thù riêng về sự hấp dẫn ngàycàng được coi là thị trường quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến thị trường ViệtNam, vì vậy giao lưu buôn bán hàng hóa qua khu vực biên giới Trung Quốc trởthành vấn đề nóng bỏng, luôn thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà quản lý

mà cả các nhà kinh doanh nhằm phát triển hoạt động thương mại

Lạng sơn là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, cóđường biên giới giáp với Trung Quốc Lạng sơn có nhiều điều kiện thuận lợi đểphát triển kinh tế mậu biên, hàng hóa được xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu LạngSơn rất phong phú, trong đó Tân Thanh là cửa khẩu có số lượng hàng hóa lưu thônglớn nhất chủ yếu hàng nông sản … Thị trường hơn 300 triệu dân của các tỉnh TâyNam Trung Quốc, trong đó có tỉnh Vân Nam nằm sát biên giới nước ta là một thịtrường đầy hứa hẹn tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam với số lượng lớn và chủ yếutheo hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch Sau khi quan hệ Việt Nam – Trung Quốcđược bình thường hóa, các cửa khẩu được mở cửa, hoạt động thương mại nói chung

và các hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đó cú sự phát triển nhanh chóng, kimngạch xuất nhập khẩu tăng lên đáng kể, hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch đã cótác động tích cực đến việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh cũng như đónggóp tích cực vào tăng trưởng kinh tế đất nước Tuy nhiên việc tổ chức quản lý nhànước đối với hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch vẫn còn nhiều yếu kém nên hiệuquả của hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch còn thấp, tình trạng trốn thuế, buônlậu và gian lận thương mại chưa được ngăn chặn… Những năm gần đây có nhiềubài học đắt giá như vụ án nhận hối lộ của cán bộ cửa khẩu Tân thanh, hay nhữngngày cuối tháng 3 năm 2011 lượng hàng hóa xuất khẩu tại Tân Thanh tăng đột biến,chủ yếu là dưa hấu tươi cũng đã gây ra tình trạng ùn tắc cục bộ Lúc cao điểm có tớihơn 300 xe tồn đọng, mắc kẹt ở khu cửa khẩu này… Tình trạng hàng Việt Nam rơivào tình thế “ cho không ai lấy” tại cửa khẩu, khiến cho cả nông dân và doanhnghiệp kinh doanh vận tải nông sản phải lao đao

Trang 8

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trờn, Tụi chọn đề tài : “Tăng cườngquản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân Thanh – Lạng Sơn”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

- Nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhànước đối với hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch tại cửa khẩu TânThanh – Lạng Sơn

- Phân tích thực trạng về xuất nhập khẩu tiểu ngạch và thực trạng quản

lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu tân thanh trờn cỏc nộidung về bộ máy quản lý, nguồn nhân lực, thể chế quản lý nhà nước

- Đưa ra một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xuất nhậpkhẩu tiểu ngạch trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhà nước đối với hoạtđộng xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân Thanh

4 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận văn sử dụng một số phương phápphổ biến trong nghiên cứu kinh tế sau đây:

- Phương pháp thu thập tài liệu:

Trang 9

+ Tài liệu thứ cấp: Báo, tạp chí, mạng internet, các báo cáo tổng kết của chicục hải quan cửa khẩu Tân thanh, sở Công Thương, ban quản lý cửa khẩu TânThanh, Biờn phũng…

+ Tài liệu sơ cấp: tham khảo ý kiến chuyên gia, sử dụng mẫu điều tra bằngbảng câu hỏi

+ Phương pháp thống kê mô tả: Với phương pháp này luận văn sử dụng cácchỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, độ lệch tiêu chuẩn để nêu lên cácđặc trưng cơ bản về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu

+ Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong luậnvăn để làm sáng tỏ hơn các kết luận trong từng hoàn cảnh cụ thể

+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: phương pháp này được sử dụngthông qua việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia về các lĩnh vực chuyên môn vàquản lý:

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và các chính sách liờn quan đến hoạt độngxuất nhập khẩu

Lãnh đạo các cơ sở ban ngành có liên quan

Thông qua nghiên cứu các công trình có liên quan đã công bố trước đó

5 Đóng góp của luận văn

- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về xuất nhập khẩu và

quản lý nhà nước đối với hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch

- Đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu tiểu ngạch và quản lý nhà nước đối với

xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cưả khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng cũng như những tồn tại trong công

tác quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch; Từ đó luận văn đã đề xuất một số giải pháp,

Trang 10

kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửakhẩu Tân Thanh

6 Bố cục của luận văn:

Gồm 3 chương

CHƯƠNG I: Những lí luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với hình thức

xuất nhập khẩu tiểu ngạch

CHƯƠNG II: Thực trạng quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu

Tân thanh – Lạng sơn

CHƯƠNG III: Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xuất nhập

khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân thanh – Lạng sơn

Trang 11

CHƯƠNG I: NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÌNH THỨC XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH

1.1 ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRễ̀ CỦA XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH

1.1.1 Khái niệ̃m về xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau, do sự lý giải và nhận thức của con người

về xuất, nhập khẩu tiểu ngạch không giống nhau, vì vậy có một số khái niệm khácnhau về xuất, nhập khẩu tiểu ngạch như sau:

Những hàng hoá xuất nhập khẩu theo giấy phép của Uỷ ban nhân dân các tỉnhbiên giới cấp thì được gọi là xuất nhập khẩu tiểu ngạch (mậu dịch tiểu ngạch).Những hàng hoá thuộc loại này được phép đi qua các cửa khẩu quốc tế, quốc gia vàcác cửa khẩu địa phương biên giới

Xuất, nhập khẩu tiểu ngạch còn được hiểu theo cách khác đó là: các hàng hóaxuất nhập khẩu khác không xác định ở chính ngạch được mua bán qua biên giới(còn gọi là buôn bán tiểu ngạch, mậu dịch tiểu ngạch, thương mại tiểu ngạch), làhình thức thương mại quốc tế hợp pháp, được tiến hành giữa nhân dân hai nước sinhsống ở các địa phương hai bên biên giới mà trị giá, số lượng hàng hóa có qui mônhỏ Nhưng kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch phải xin phép và chịu thuế đánhvào giá trị giao dịch, gọi là thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch Hàng hóa khi đi quabiên giới phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan thuế quan, kiểm dịch, biên phòng,xuất nhập cảnh

Xuất, nhập khẩu tiểu ngạch hay còn gọi là thương mại hàng hoá qua biên giớitrên bộ là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá được diễn ra tại khu vực biên giớiđường bộ của các nước láng giềng (được xác định về mặt địa lý) mà đối tượng traođổi là các sản phẩm, hàng hóa ( hữu hình )

“ Đây là phương thức mậu dịch do tập quán truyền thống của lịch sử hình thành,không xếp vào mậu dịch đối ngoại quốc gia Nói chung các nước đều dành chophương thức mậu dịch này sự đãi ngộ về thuế quan Theo sự phát triển của mậudịch quốc gia, thương mại hàng hóa với nghĩa hẹp như ở trên được phát triển thànhphương thức mậu dịch theo nghĩa rộng, tức là giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa

Trang 12

được tiến hành tại vùng biên giới hai nước Nó được liệt vào phạm vi mậu dịch đốingoại của quốc gia, thuộc một trong những phương thức mậu dịch xuất nhập khẩu”.( Đại từ điển kinh tế thị trường – trang139 ).

Như vậy, xuất nhập khẩu tiểu ngạch giữa hai nước không chỉ đơn thuần là hoạtđộng buôn bán hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới mà nú cũn cú phạm vi rộnghơn, bao trùm các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa được diễn ra trên toàn bộ khuvực biên giới đường bộ giữa hai nước Hơn nữa, việc trao đổi các sản phẩm vô hình( dịch vụ hoặc các loại hàng hóa có liên quan đến sở hữu trí tuệ) không thuộc phạm

vi của hoạt động này

Tuy nhiên, trên thực tế sự phân biệt giữa hàng hoá chính ngạch và hàng hoá tiểungạch không phải lúc nào cũng rõ ràng Bởi vì, nhiều khi hàng chính ngạch lại đượcchuyển qua các cửa khẩu dành cho buôn bán tiểu ngạch, điều đó tuỳ thuộc vào biểuthuế, mức thuế của các loại hàng hoá trong những thời điểm khác nhau Ngoài ra,quan niệm của hai nước Việt Nam và Trung Quốc đối với hàng hoá xuất nhập khẩuqua biên giới cũng khác nhau Đối với Trung Quốc, thương mại quốc tế hiện nay

được phân làm hai loại: Mậu dịch quốc gia (gọi tắt là quốc mậu) và mậu dịch biên giới (gọi tắt là biên mậu) Theo văn bản "Biện pháp tạm thời quản lý mậu dịch biên

giới" do Cục quản lý ngoại tệ Nhà nước Trung Quốc ban hành năm 1997 thì mậudịch biên giới được giải thích bao gồm: Mậu dịch chợ cư dân biên giới, mậu dịchtiểu ngạch biên giới, hợp tác kinh tế - kỹ thuật đối ngoại của khu vực biên giới Doquan niệm khác nhau, nờn cú những lô hàng qua biên giới mà Việt Nam gọi làchính ngạch thì Trung Quốc lại xem như là hàng biên mậu Đây là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến những khác biệt trong các con số thống kê giữa hai nước ViệtNam, Trung Quốc về hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới

Hoạt động của cư dân biên giới thời gian qua cũng diễn ra rất sôi động ở cáccửa khẩu và chợ biên giới Nú đó nhanh chóng đáp ứng và điều tiết cung cầu củahai bên biên giới, tạo ra các công ăn việc làm và thu nhập cho cư dân hai bên biêngiới, tạo ra các công ăn việc làm và thu nhập, kích thích sản xuất và dịch vụ ở vựngbiờn phát triển Tuy nhiên, đây là hình thức buôn bán dân gian, tự phát, nhiều ngườitham gia nên rất khó kiểm soát và quản lý, dẫn đến buôn lậu và trốn thuế

Trang 13

Ngoài các hình thức nêu trên, ở khu vực biên giới Việt-Trung cũng đã và đangxuất hiện các hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu qua biên giới khác như: tạm nhậptái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh, kho ngoại quan, trong đó phương thức tạm nhậptái xuất phát triển khá nhanh.

Tóm lại, theo quan niệm hiện nay thì xuất nhập khẩu tiểu ngạch là hình thứcthương mại quốc tế hợp pháp, trong đó hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá đượcdiễn ra tại khu vực biên giới đường bộ của các nước láng giềng (được xác định vềmặt địa lý) mà đối tượng trao đổi là các sản phẩm, hàng hóa (hữu hình) Nhữnghàng hoá thuộc loại này được phép đi qua các cửa khẩu quốc tế, quốc gia và các cửakhẩu địa phương biên giới

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch bao gồm mua bán trao đổi hàng hóa của cư dân biêngiới, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới theo các phương thức thỏathuận trong hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước cóchung biên giới Hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch phải nộp thuế và các lệ phí kháctheo quy định của pháp luật Việt Nam và được hưởng các ưu đãi về thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu hàng hóa qua biên giới theo các thỏa thuận song phương giữa Chínhphủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ có chung biên giới

1.1.2 Đặc điểm xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch có những đặc trưng như thường (song không nhấtthiết) thanh toán bằng tiền mặt, không cần hợp đồng mua bán Xuất nhập khẩu tiểungạch không phải là buôn lậu mà kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch vẫn cầnphải xin giấy phép Xuất nhập khẩu tiểu ngạch vẫn phải chịu thuế đánh vào giá trịgiao dịch, gọi là thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch Hàng hóa khi đi qua biên giới vẫnphải chịu sự kiểm tra của các cơ quan thuế quan, kiểm dịch, biên phòng, xuất nhậpcảnh… Lợi thế của xuất nhập khẩu tiểu ngạch là ít thủ tục hơn và thời gian gaodịch nhanh chóng trong khi đó xuất nhập khẩu chính ngạch đòi hỏi nhiều thủ tục vềtiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, kiểm dịch, hải quan và chứng từ vận chuyển, hợpđồng ngoại thương, chứng từ giao nhận, thanh toán

Đây là một cơ chế hoạt động thương mại đặc biệt không bị ràng buộc bởiquy định của WTO, các quốc gia có thể đơn phương ban hành chính sách về quản lý

Trang 14

xuất nhập khẩu tiểu ngạch hoặc ký kết điều ước với các nước có chung biên giới vềtạo điều kiện cho xuất nhập khẩu tiểu ngạch mà không phải tuân thủ các cam kếtquốc tế Chính sách ưu đãi đặc biệt của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nhằmmục tiêu khuyến khích hoạt động kinh tế –thương mại vùng biên giới nói chung đặcbiệt là vùng biên giới Việt Nam và Trung quốc nói riêng Vọªy Việt nam có thể chủđộng về chính sách ưu đãi đặc thù để khuyến khích thương nhân phát triển thịtrường lân cận Nếu sử dụng hiệu quả, xuất nhập khẩu tiểu ngạch sẽ là đòn bẩy nănglực cạnh tranh hàng hóa Việt nam tiếp cận thị trường khu vực

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch được cho là có tính ổn định thấp Do giá trị mỗigiao dịch nhỏ, nên trong nhiều trường hợp mặt hàng được buôn bán là các loại hoaquả Điều này khiến cho kim ngạch xuất, nhập khẩu tiểu ngạch nói chung có thểthay đổi theo mùa vụ, theo thời tiết, theo thay đổi chính sách kiểm dịch Xuất, nhậpkhẩu tiểu ngạch còn được cho là dễ bị lợi dụng để tránh thuế Vì thuế xuất nhậpkhẩu tiểu ngạch thường có thuế suất thấp hơn thuế xuất nhập khẩu chính ngạch, thủtục liên quan phải làm đơn giản hơn, nờn cỏc doanh nghiệp có thể thuê mướn nhiềungười dân ở vùng biên giới thực hiện việc mua bán để không phải nộp thuế nhiều

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch đóng góp một phần đáng kể vào tổng kim ngạchxuất khẩu, xuất nhập khẩu tiểu ngạch phát triển mạnh mẽ với quy mô và số lượngngày càng lớn Các nhà nghiên cứu đưa ra những con số khác nhau về tổng giá trịhàng hóa buôn bán qua biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam nhưng có thể thấytổng giá trị thương mại tiểu ngạch là một con số không nhỏ so với tổng giá trịthương mại chính ngạch (Con số này theo tổng cục hải quan Việt Nam là khoảng từ

50 -70%) Sở dĩ như vậy là do: Một là, một số hàng hóa hoặc có số lượng ít hoặc có phẩm chất kém, không thể tiến hành trao đổi qua thương mại chính ngạch Hai là,

một số kẻ buôn bán lợi dụng công tác quản lý buôn bán đường biên chưa tốt để tiến

hành kiếm lợi nhuận Ba là, việc thanh toán trong biên mậu giữa hai nước được tiến

hành linh hoạt, có thể bằng bản tệ hoặc bằng hình thức hàng đổi hàng Trong khi đóviệc thanh toán trong thương mại chính ngạch phải tuân thủ theo những quy định cótính pháp quy của từng nước

Trang 15

Chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế đặc biệt này rất đa dạng

và đông đảo Điều kiện để tham gia buôn bán chỉ là có vốn, có nguồn hàng và nơitiêu thụ hàng, nhiều khi không cần phải có trình độ ngoại thương đúng tiêu chuẩnnhư các thị trường tiêu thụ khác Vì vậy, hầu như mọi đối tượng cả doanh nghiệpnhà nước, tập thể và tư nhân đều có thể tham gia vào thị trường này Có chủ thể đãtham gia buôn bán với bạn hàng Trung Quốc nhiều năm, nhưng cũng có thể chỉ làmtheo vụ, có khi chỉ một lần Xuất nhập khẩu tiểu ngạch giúp doanh nghiệp bán đượchàng hóa một cách nhanh chóng, thuận tiện và giảm chi phí, tiện thanh toán và dễtrốn thuế Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp là chắc chắn doanh nghiệp chịu thuathiệt

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường tiểu ngạch này rất đa dạng và phongphú, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, từ hàng nông lâm thủy sản, hải sản tươisống đến các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, từ hàng nguyên liệu phục vụ cho sảnxuất đến các sản phẩm cao cấp như máy móc, thiết bị điện tử Chất lượng các loạihàng hóa rất khác nhau thường chưa được đánh giá về phẩm cấp

1.1.3 Tác động của xuất nhập khẩu tiểu ngạch

1.1.3.1 Tác động tích cực của xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Về mặt lý thuyết, nhu cầu trao đổi hàng hóa xuất hiện từ thời cổ đại nhưngchỉ từ khi ra đời nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa mới dẫn đến sự phá vỡ tínhchất khép kín của từng đơn vị kinh tế trong từng quốc gia Ngoại thương hay chính

là thương mại quốc tế trong đó bao gồm cả xuất nhập khẩu tiểu ngạch xuất hiện vàtrở nên không thể thiếu được đối với nền kinh tế của các nước tư bản thời đó và đốivới tất cả các quốc gia trong thời đại hiện nay Vai trò to lớn này đã được một sốnhà kinh tế học điển hình thuộc các trường phái từ cổ điển đến hiện đại đều đề cậpđến các công trình nghiên cứu của mỡnh Cỏc lý thuyết đã chỉ ra rằng thương mạiquốc tế là tất yếu khách quan tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất trong nền sản xuất củamỗi quốc gia cũng như toàn thế giới Hoạt động xuất, nhập khẩu tiểu ngạch giỳpcỏc nước đẩy mạnh hơn nữa hoạt động sản xuất mua bán, trao đổi hàng hóa củamình Xuất nhập khẩu tiểu ngạch còn mở rộng phạm vi trao đổi hàng hóa cho các

Trang 16

nước đú, giỳp tăng trưởng nền kinh tế quốc gia, giảm bớt rủi ro khi nền kinh tế củamột số đối tác thương mại lớn bị suy yếu

a Thúc đẩy nông nghiệp và nông thôn

Từ khi chính thức bình thường hóa quan hệ với Trung quốc vào năm 1991đến nay, việc giao lưu kinh tế trong nông nghiệp đã phát triển và đạt một số thànhquả: tăng trao đổi hàng hóa nụng, lõm, hải sản với Trung quốc, vì đây là thị trườngtiêu thụ nhiều sản phẩm nụng, lõm, hải sản Giá cả trên thị trường này tuy không

ổn định nhưng nhiều khi và nhiều sản phẩm có giá cao hơn thị trường quốc tế khácchẳng hạn như nguyên liệu cao su Trung quốc là thị trường khá dễ tính, không đòihỏi chất lượng quá cao nên có tác dụng quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp

và xuất khẩu ở phía ta Chúng ta đã nhập được nhiều thiết bị, vật tư, giống cây trồngvật nuôi cần thiết cho nông nghiệp, một số sản phẩm có hiệu quả và năng suất phùhợp với điều kiện thổ nhưỡng và trình độ sản xuất nông nghiệp Việt Nam Hơn thếnữa phần lớn việc trao đổi này không đòi hỏi ngoại tệ mạnh, thời gian mua bánnhanh chóng, thuận tiện cho việc đưa sản phẩm vào sử dụng

b Về thu ngân sỏch trờn địa bàn

Từ năm 2000 đến năm 2011, lượng hàng trao đổi theo hình thức xuất nhập khẩutiểu ngạch ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng nhất là đối với Trungquốc Giá trị thuế xuất nhập khẩu ngày càng tăng qua các năm, cụ thể như trongtổng số thu ngân sỏch cỏc tỉnh biên giới phía Bắc, tỷ trọng của thuế xuất nhập khẩuchiếm tỷ lệ cao, trong đó thuế tiểu ngạch chiếm 60% Các cửa khẩu ở địa phương có

số thu cao là Lạng Sơn, Quảng Ninh; Số thu trung bình là Lào Cai, rồi đến CaoBằng, Hà Giang và Lai Châu Thuế xuất nhập khẩu qua biên giới Việt – Trung hàngnăm đều có đặc điểm là thu qua buôn bán tiểu ngạch đều cao hơn thu qua buôn bánchính ngạch, nhịp độ tăng trưởng của hình thức buôn bán tiểu ngạch tăng trưởng tốthơn so với hình thức buôn bán chính ngạch Điều này cho thấy vai trò quan trọngcủa việc xuất nhập khẩu tiểu ngạch giữa hai nước

Dưới tác động của xuất nhập khẩu tiểu ngạch, hoạt động của các ngành nôngnghiệp, công nghiệp, dịch vụ tăng lên, thu ngân sách của các tỉnh biên giới cũngtăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các tỉnh có cửa khẩu có khối lượng buôn bán

Trang 17

thông qua lớn như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai Một số tỉnh từ chỗ trước kiachưa cân đối được ngân sách, nay thu đủ bù chi và còn nộp được cho ngân sáchTrung ương phần đóng góp của tỉnh mình, tuy nhỏ nhưng rất có ý nghĩa.

Nhờ nguồn thu ngân sách tăng, phần chi ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng,kinh tế và văn hóa xã hội, y tế, giáo dục các tỉnh biên giới phía Bắc cũng tăng lênnhanh chóng, góp phần cải thiện đáng kể bộ mặt kinh tế - xã hội khu vực này

c Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng vựng biờn

Giao thông vận tải ở các tỉnh biên giới phía Bắc phần lớn dựa vào mạngđường bộ, đặc biệt là các tỉnh phía Tây Bắc Trước đây, hệ thống giao thông của cáctỉnh này chất lượng rất thấp, từ ngày có chính sách mở cửa biên giới, Bộ Giao thôngvận tải đã phối hợp cùng với các địa phương cải tạo, nâng cấp nhiều đoạn đường,nhiều tuyến đường nối tới các cửa khẩu chính như: tuyến đường Lộc Bình -Chi Madài 18 km; Đoạn nối quốc lộ 4A tới cửa khẩu Tân Thanh Bộ Giao thông vận tảicũng đã nâng cấp, sửa chữa các đoạn đường trên quốc lộ 1A, quốc lộ 3, quốc lộ 70

và khôi phục các tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai để nối Hà Nội với các tỉnh biêngiới và các giữa các địa phương với nhau

Ngoài ra, để giúp đẩy mạnh thêm việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở các tỉnhmiền núi, nhà nước ta đó cú chương trình phát triển kinh tế - xã hội cỏc xó đặc biệtkhó khăn vùng núi và vựng sõu vựng xa, đầu tư xây dựng 6 loại công trình là: điện,đường, trường, trạm, thuỷ lợi nhỏ, cấp nước sinh hoạt; với cỏc xó biên giới đượcđầu tư thêm danh mục xây dựng chợ Ta đã cùng với Trung Quốc xây dựng đượcmột số cầu tại các cửa khẩu Quảng Ninh, Lai Châu, Hà Giang và Lào Cai

Về thông tin liên lạc, ngành bưu chính viễn thông đã phát triển nhanh nhờmột phần tác động của mở rộng buôn bán biên giới và ngược lại ngành bưu chínhviễn thông đã góp phần tích cực thúc đẩy giao lưu kinh tế và làm sôi động thêm thịtrường vùng biên giới

Nhìn chung, các đường ra cửa khẩu, đến cỏc xó biên giới tuy giao thông đilại còn nhiều khó khăn, song đã được cải thiện thêm một bước, góp phần đáng kểvào việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới phía Bắc

Trang 18

d Đời sống nhân dân ở các tỉnh miền núi biên giới được cải thiện rõ rệt

Những thành tựu kinh tế - xã hội trong thời kỳ qua bắt nguồn chủ yếu từđường lối đổi mới của Đảng và nhà nước Việt Nam và sự nỗ lực của toàn dân Songđối với các tỉnh biên giới, những thành tựu đú cú sự đóng góp đáng kể của giao lưubuôn bán biên giới đặc biệt phải kể đến hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch Sosánh với các tỉnh miền núi không có biên giới, hoặc so sánh giữa các tỉnh biên giớivới nhau, chúng ta thấy các tỉnh có khối lượng buôn bán lớn hơn và đáng kể nhưLạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, đời sống nhân dân được cải thiện nhanh hơn, diệnmạo các tỉnh này cũng sáng sủa hơn

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch đã góp phần làm giảm bớt tỷ lệ đúi nghốo, tăng tỷ

lệ trung bình và giàu có ở các thị xã, thị trấn, khu vực cửa khẩu Đời sống một bộphận nhân dân được cải thiện một cách rõ rệt Nhiều tỉnh vùng biên giới đang hìnhthành những thị trấn, trung tâm cụm xã như những điểm giao lưu kinh tế - xã hội

Hệ thống chợ vựng biờn phát triển phong phú, đa dạng, cơ sở hạ tầng được nângcấp, sửa chữa, đời sống văn hoá, tinh thần được cải thiện, bộ mặt nông thôn đượcđổi mới

Mỗi năm nhờ buôn bán tiểu ngạch qua biên giới, các địa phương ở biên giới

cú thờm hàng vạn lao động có việc làm và hàng ngàn lao động từ cỏc vựng trongnước đến làm ăn; Nhiều nhà trên các trục đường giao thông, trờn cỏc địa điểm giaolưu được sửa sang và xây dựng mới

e.

Góp phần cải thiện và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân

Kinh tế phát triển đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đờisống văn hoá tinh thần cho nhân dân các dân tộc khu vực biên giới Có thể nói, từkhi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, các hoạt động văn hoá của các tỉnh biêngiới đều rất phát triển, phong phú về nội dung và đề tài, đa dạng về hình thức, thểloại và phong cách biểu diễn Những ngày hội văn hóa thể thao của các dân tộcđược tổ chức có quy mô với sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân, gópphần khuấy động phong trào và tạo niềm hưng phấn cho bà con các dân tộc mongmuốn được góp phần vào sự nghiệp xây dựng quê hương

Hệ thống các đài thu phỏt hỡnh và đài truyền hỡnh,truyền thanh phát triển với

Trang 19

nhiều hình thức khác nhau đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân ởvùng thấp và một bộ phận ở vùng cao Phong trào "thể thao cho mọi người" đã vàđang được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; Nhiều xã vùng cao, vùng xa đãxây dựng được đội bóng đá, bóng chuyền, võ cổ truyền, phi ngựa, nộm cũn, bắn ná,chọi chim Nhiều cuộc trình diễn lớn như Hội khoẻ Phù Đổng, Hội thi văn nghệ thểthao được tổ chức ở các tỉnh, đã thực sự là những cuộc trình diễn đẹp cả về vănhóa lẫn thể chất, nói lên hiệu quả của công tác giáo dục thể chất trong trường học.

1.1.3.2 Tác động tiêu cực của xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch thời gian qua đã phát triển rất nhanh, góp phầnnhất định làm biến đổi bộ mặt kinh tế - xã hội và văn hóa khu vực biên giới phíaBắc Tuy nhiên, trong quá trình giao lưu buôn bán cũng còn những hạn chế và xuấthiện nhiều vấn đề tiêu cực

a Vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại

Đây là vấn đề phát sinh và tồn tại dai dẳng nhất, đồng thời đã và đang trở thànhmột cuộc đấu tranh đầy cam go Ngày 19/5 Công văn 3181/VPCP-KNTN về đẩymạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2011 do Vănphòng Chính phủ đã ban hành, Việc triển khai các Chỉ thị trên cùng với việc dántem các mặt hàng đã hạn chế một phần mức độ buôn bán và nhập lậu các mặt hàngchủ yếu này, bước đầu bảo vệ và thúc đẩy sản xuất công nghiệp trong nước, số thuếxuất nhập khẩu tiểu ngạch của ngân sách thu được đáng kể

Tuy nhiên, Do sự quản lý lỏng lẻo đối với hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch,thường không thanh toán qua ngân hàng, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chưađược bồi dưỡng thường xuyên thêm vào đó là đặc điểm địa lý có nhiều đường mòncắt qua biên giới Dựa vào đó gây nên tình hình buôn lậu ngày càng phức tạp, tinh

vi hơn Hoạt động buôn lậu diễn ra sôi động nhất là ở các khu vực cửa khẩu HữuNghị, Tân Thanh, Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Lãng (Lạng Sơn) Thủ đoạn mà bọnbuôn lậu thường áp dụng là tập chung hàng hoá ở hai bên cánh gà cửa khẩu, cácđường mòn tiểu ngạch, dùng cửu vạn khuân vác suốt ngày đêm với số lượng hàngnghìn người Số lượng hàng hóa này nhập lậu vào Việt Nam hàng ngày, hàng tháng,hàng năm thật không tài nào thống kê được Về buôn lậu ma túy, số đối tượng này

Trang 20

luôn sử dụng những thủ đoạn hết sức tinh vi đờ̉ “tuụ̀n” ma túy tổng hợp vào khuvực nội địa thông qua hệ thống đường mòn tiểu ngạch: thuê người quấn ma túyquanh cơ thể, để ma túy giấu dưới giầu dép, đờ̉ lõªn trong hành lý núp dưới bóngkhác du lịch, buôn bán…

Như vậy, cho đến nay tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàncác tỉnh biên giới còn rất phức tạp, có chiều hướng ra tăng, mức độ gian lận tinh vihơn Hầu hết các chủ buôn lậu lớn đều đã rút vào hoạt động chìm, núp bóng, chuyểnhướng hoạt động, thiết lập đường dây mới, xé nhỏ lẻ hàng hoá, thuê mướn nhâncông bằng nhiều hình thức và quy mô khác nhau Điều đáng chú ý là do chạy theolợi ích trước mắt, một số đơn vị và tư thương đã xuất khẩu sang Trung Quốc nhữngmặt hàng mà Nhà nước cấm xuất khẩu qua biên giới như gỗ tròn, gỗ xẻ, động vậthoang dã quý hiếm, đồ cổ có giá trị lịch sử văn hoá cao, và nhập về những mặthàng cấm, hàng kém chất lượng, trong đó có cả những loại đồ chơi có tác dụng xấuđến giáo dục nhân cách và đạo đức cho các em học sinh và an toàn xã hội, nhữnghàng hoá gây nguy hiểm cho sức khoẻ của người tiêu dùng Việt Nam Điều đó, đãlàm mất đi sự tín nhiệm lâu nay của người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hoáTrung Quốc, ngoài ra, việc nhập máy móc không đảm bảo chất lượng cũng gây thiệthại không nhỏ về mặt kinh tế cho một số tỉnh ở Việt Nam

b Những tiêu cực về sản xuất kinh doanh

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch không có hợp đồng từ trước, thiếu hiểu biết vềthông tin trên thị trường, các doanh nghiệp thường chở tới cửa khẩu rồi làm thủ tụchải quan sau đó mṍt nhiều thời gian mới tìm mối bán ở bên kia biên giới chính vìvậy gây nên hiện tượng ách tắc hàng hóa theo đường tiểu ngạch, hậu quả là nhiềuthời điểm hàng nghìn tấn nông sản đổ bỏ “ cho không ai lṍy” gây thiệt hại rất lớntới hiệu quả sản xuất kinh doanh, phá vỡ quy hoạch nhiều nơi và phần thiệt hại baogiờ người nông dân cũng sẽ bị thua thiệt nhất bởi do hợp đồng bị phá, không ổnđịnh tiêu thụ

Thông thường những công ty làm ăn lớn và có quy mô thì chuộng hình thứcxuất nhập khẩu chính ngạch, vì đảm bảo an toàn hơn Doanh nghiệp Việt Nam thamgia thương mại quốc tế hiện chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng lực hạn

Trang 21

chế, do đó xuất nhập khẩu tiểu ngạch được đánh giá là hình thức phù hợp để mởrộng thị trường Lào, Campuchia, Trung Quốc bởi các thủ tục xuất nhập khẩu tiểungạch đơn giản Tuy nhiên đó chính là con dao hai lưỡi, vì nếu cứ bán hàng hóachất lượng thấp, không chịu đầu tư cải thiện mẫu mã, chất lượng thì hậu quả chínhdoanh nghiệp sẽ phải gánh chịu Xuất nhập khẩu tiểu ngạch không qua hợp đồng,doanh nghiệp cũng chỉ qua thương lái Trung quốc chứ không thực sự tìm được đầumối của cung – cõ̀u nờn hiệu quả kinh tế sẽ bị giảm.

Xuất khẩu tiểu ngạch xuất hiện trung gian môi giới, các doanh nghiệp vớicontainer chở hàng ra cửa khẩu để xếp hàng chờ thương nhân Trung quốc mua Tạiđây, xuất hiện hình thức bán cho thương nhân Trung quốc qua người môi giới ,người môi giới này có nhiệm vụ giao dịch giá, đổi tiền và chuyển thanh toán chocác doanh nghiệp Việt nam thậm chí cả các thủ tục thông quan với hàng hóa, sau đóngười môi giới sẽ nhận được hoa hồng Tuy nhiên đó chưa phải là khoản chi cuốicùng, khi thương nhân Trung quụ́c chờ hàng, doanh nghiệp Việt nam cũng phải nhờmôi giới thuyết phục khách giúp vì người môi giới biết tiếng Trung và doanhnghiệp phải chi cho khoản này Đo đó sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của cácdoanh nghiệp xuất nhập khẩu theo hình thức tiểu ngạch

Các doanh nghiệp Việt nam còn bị ép giá khi xuất khẩu tiểu ngạch: do thiếuthông tin, nhiều doanh nghiệp chở hàng ra cửa khõ̉u để bán cho thương nhân Trungquốc, khi hàng thiếu doanh nghiệp có thể dễ dàng xuất hàng nhưng khi hàng trăm

xe tải xếp hàng nhiều cây số, hàng hóa lên cửa khẩu với số lượng dư thừa, nhiềuloại nông sản như dưa hấu, nhãn, thanh long… không để lâu được phải bán theo giá

rẻ hoặc thậm chí phải đổ bỏ Thêm nữa do thương nhân Trung quốc ra điều kiệnthanh toán tiền sau khi đã lấy hàng nên mặc dù hai bên đã thỏa thuận giá xong, cácdoanh nghiệp Việt nam thường bị yêu cầu giảm giá so với thỏa thuận bởi những lý

do rất vô lý như hàng đem về Trung quốc không bán được, hàng xấu, hàng sai quycách…

Các doanh nghiệp thương nhân xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch thườngkhông qua hợp đồng, thương nhân Trung quốc thường ra điều kiện thanh toán tiềnsau khi lấy hàng, hoạt động xuất khẩu này chưa có thanh toán qua hệ thống ngân

Trang 22

hàng và hành lang pháp lý do đó, rủi ro luôn được chuyển cho người bán chứ khôngphải người mua, thực tế không ít chủ hàng Việt Nam bị con nợ không trả tiền.

c T ệ nạn xã hội

Trờn địa bàn đã và đang thu hút nhiều đối tượng thuộc các thành phần kinh tếkhác nhau cùng tham gia buôn bán Những đối tượng này lại không được tổ chứcphối hợp chặt chẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn, non yếu trong làm ăn nên xảy ra tìnhtrạng tranh mua tranh bán, giật khách của nhau và có khi xảy ra xung đột, gây thiệthại về kinh tế và khó khăn cho công tác quản lý

Vấn đề nhức nhối nhất là buôn bán và vận chuyển ma tuý Mấy năm gần đây,lợi dụng địa bàn hiểm trở, lợi dụng chủ trương tăng cường buôn bán thông thươnggiữa hai nước, thông qua các đường mòn tiểu ngạch bọn tội phạm ma tuý tăngcường hoạt động cả về số vụ, quy mô lẫn tính nghiêm trọng Gây nên các tệ nạnnghiên hút ma túy và từ đó nảy sinh trộm cắp, thoái hóa nếp sống xã hụ ̣i…

Việc quản lý người và hàng hoá qua lại còn nhiều sơ hở làm nảy sinh nhữnghiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội khác như buôn bán thuốc phiện, buôn bán phụnữ, trẻ em, thậm chí cả súng đạn qua biên giới Trong những tệ nạn nói trên thì nạnbuôn bán phụ nữ qua biên giới đã và đang trở thành vấn đề xã hội rất bức xúc,không chỉ vi phạm quyền tự do bình đẳng của phụ nữ mà còn để lại hậu quả sau nàykhông lường trước được

Trang 23

Do thanh toán xuất nhập khẩu không thông qua ngân hàng nên nhiều doanhnghiệp lớn có uy tín không muốn tham gia vào xuất nhập khẩu, chỉ còn lại cácdoanh nghiệp nhỏ chưa có uy tín và thiếu kinh nghiệm kinh doanh tham gia Từ đódẫn đến các hiện tượng lừa đảo, chiếm dụng vốn xảy ra, nhiều hàng hoá tồn đọngảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước.

Việc thanh toán không thông qua ngân hàng đã làm hạn chế hoạt động tíndụng của các ngân hàng cho hoạt động xuất nhập khẩu, các ngân hàng thương mạithường không muốn tài trợ xuất nhập khẩu vì không kiểm soát được luồng vốn chuchuyển ngoài ngân hàng, dễ xảy ra rủi ro, mất vốn

Do công tác thanh toán xuất nhập khẩu thường không qua ngân hàng, cácdoanh nghiệp thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt nên sẽ dẫn đến nhiều hiện tượngtiêu cực, tiền giả,

Như vậy, quy mô xuất nhập khẩu tiểu ngạch ngày càng lớn, kim ngạch xuấtnhập khẩu tiểu ngạch ngày một tăng, nhưng hoạt động thanh toán hiện nay vẫnmang tính tự phát, gây tình trạng lộn xộn trên biên giới, các hiện tượng lừa đảo xảy

ra thường xuyên Điều này còn tạo điều kiện cho việc hình thành các "chợ tiền" tự

do hoạt động như một trung tâm thanh toán tiền hàng hai chiều nằm ngoài sự kiểmsoát của ngân hàng Nhà nước

d Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái

Thực tế thời gian qua cho thấy, các hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch đó cónhững đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hộicủa khu vực và của hai quốc gia, nhưng với sự phát triển nhanh, thiếu tổ chức vàquản lý, đối tượng xuất nhập khẩu tiểu ngạch thiếu thông tin thị trường nên nhữnghoạt động này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo vệ môi trường sinh thái ởViệt Nam Biểu hiện qua những mặt sau:

 Ảnh hưởng của việc xuất nhập khẩu tiểu ngạch hàng nông sản qua các cửakhẩu thường xuyên bị ùn tắc, những nông sản như dưa hấu, thanh long, vải… vớikhối lượng lớn không để lâu được do bảo quản và tiêu thụ không kịp thời, làm ứđọng, thối nát, trong khi đó việc xử lý các loại rác thải, phế thải diễn ra còn chậmgây nên ảnh hưởng đối với môi trường sinh thái và sức khoẻ con người

Trang 24

 Ảnh hưởng của việc nhập khẩu các loại hoá chất phục vụ nông nghiệp quacác cửa khẩu đối với môi trường sinh thái.

 Ảnh hưởng của việc mua bán gỗ và lâm sản trái phép đã làm cho môi trường

ở miền núi phía Bắc đang bị đe doạ Thời gian qua, mặc dù Nhà nước đó cú cỏcvăn bản cấm xuất nhập khẩu các loại gỗ tròn gỗ xẻ, động vật hoang dã quý hiếm,nhưng trên thực tế những mặt hàng nói trên vẫn bị buôn lậu qua biên giới

 Ảnh hưởng của việc nhập khẩu một số máy móc thiết bị lạc hậu đối với môitrường sinh thái Có ý kiến cho rằng những thiết bị trên trình độ chưa phải là tiêntiến, không những chất lượng sản phẩm làm ra không cao, mà còn làm ô nhiễmnguồn nước và không khí xung quanh khu vực

e Cơ quan quản lý

Do chính sách mậu dịch của hai nước chưa hoàn thiện và thống nhất vớinhau, đặc biệt là chính sách biờn mọªu Viợ̀t Nam chú trọng buôn bán chính ngạch,khuyến khích xuất khẩu theo hình thức chính ngạch để giảm rủi ro, hạn chế xuấtkhẩu tiểu ngạch trong khi đó Trung quốc lại khuyến khích mậu dịch biên giới(tương tự tiểu ngạch của Việt Nam) Việc không thống nhất về chính sách biờnmọªu giữa hai nước đã gây khó khăn cho cơ quan quản lý trong việc thống kê, tổnghợp, phân tích số liệu làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách thương mại, chiếnlược phát triển để điều chỉnh linh hoạt hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và xuấtnhập khẩu tiểu ngạch nói riêng giữa Việt Nam và Trung quốc

1.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÌNH THỨC XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH

1.2.1 Khái niệ̃m

Hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch là một bộ phận của hoạt động xuấtnhập khẩu, những hàng hoá xuất nhập khẩu theo giấy phép của Uỷ ban nhân dân

các tỉnh biên giới cấp thì được gọi là hàng hóa xuất nhập khẩu tiểu ngạch, những

hàng hoá thuộc loại này được phép đi qua các cửa khẩu quốc tế, quốc gia và các cửakhẩu địa phương biên giới Nó không phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một

hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằmmục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh

Trang 25

tế, ổn định và nâng cao mức sống của nhân dân Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là hoạtđộng kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến nhưng cũng có thể gây thiệt hại lớn

vỡ nú phải đối đầu với một hoặc một số hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà cácchủ thể trong nước tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch không dễ dàngkhống chế được

Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch là một bộphận của quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, nó là sự quản lý các hoạt động kinhdoanh buôn bán trên phạm vi quốc tế

1.2.2 Sự cần thiết của tăng cường quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Quản lý nền kinh tế quốc dân nói chung và quản lý hoạt động xuất nhậpkhẩu tiểu ngạch nói riêng là một yêu cầu có tính khách quan Xuất nhập khẩu tiểungạch có những tác động tích cực đối với kinh tế – xã hội tuy nhiên bên cạnh đó cónhững tác động không tốt gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, Vậy sự cần thiết của tăngcường quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu tiểu ngạch xuất phát từ những yêucầu sau:

Thứ nhất, sự tác động của các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở

phạm vi quốc gia cũng như quốc tế mang tính chất trực tiếp Sự tác động đó làmcho nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu hoạt động năng động,kích thích nền kinh tế phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả Tuynhiên, sự tác động đó cũng có nhiều mặt trái như: do chạy theo lợi nhuận, lợi íchtrước mắt nên xuất nhập khẩu tiểu ngạch không tạo ra cơ cấu sản phẩm tối ưu cho

xã hội; không chú ý đến bảo vệ môi trường, an ninh xã hội; cũng do xuất nhập khẩuchạy theo lợi nhuận trước mắt nờn các nhà sản xuất kinh doanh có thể làm bất cứviệc gì dù là buôn gian, bán lận, tranh mua tranh bán, đầu cơ tích trữ để kiếm đượcnhiều lợi nhuận Để bảo vệ lợi ích giai cấp mà nhà nước là người đại diện, nhà nướcphải tăng cường can thiệp vào thị trường để điều chỉnh, điều tiết hướng sự tác độngcủa thị trường vào phục vụ lợi ích của giai cấp đó

Thứ hai, quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch là một bộ phận trong quản lý

kinh tế của một quốc gia Thực tế Việt nam chưa có một chiến lược tổng thể, rõ

Trang 26

ràng cho việc phát triển xuất nhập khẩu tiểu ngạch trên các cửa khẩu biên giới Và

dù loại hình này đang phát triển nhưng các cơ chế chính sách liên quan vẫn chưađược ban hành đầy đủ Do vậy, cần thiết tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểungạch về mặt cơ chế chính sách hơn nữa, xác lập một cơ chế quản lý xuất nhậpkhẩu tiểu ngạch hợp lý giải phóng được lực lượng sản của tất cả các thành phầnkinh tế ở tất cả các cấp là hoàn toàn cần thiết đảm bảo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ

và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước

Thứ ba, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, sản xuất ngày

càng mang tính quốc tế hóa, trình độ xã hội hóa sản xuất ngày càng cao Để cho quátrình này diễn ra một cách chủ động, vừa tranh thủ được lợi ích do hội nhập manglại, vừa không làm tổn hại đến lợi ích dân tộc, tất yếu đòi hỏi sự tăng cường quản lýtập trung của nhà nước theo một cơ chế phù hợp, trong đó nhà nước với vai trò củamột “ nhạc trưởng” có thể sử dụng bàn tay hữu hình của mình để điều tiết hoạt độngkinh tế nói chung và xuất nhập khẩu tiểu ngạch nói riêng Điều này lại càng quantrọng đối với một nền kinh tế còn non yếu và đang chuyển đổi như Việt Nam

Thứ tư, chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu

ngạch rất đa dạng và ngày càng đông đảo thường không có trình độ ngoại thươngđúng tiêu chuẩn như các hình thức xuất nhập khẩu khác, hoạt động trong một khuônkhổ hạn hẹp, với chức năng kinh doanh cụ thể đối với một số mặt hàng và thịtrường nhất định Do đó cách xác định hiệu quả kinh tế cũng hướng tới mục tiêukinh tế cụ thể, hay nói một cách khỏc cỏc doanh nghiệp chủ yếu thiên về tính ngắnhạn nhiều hơn dài hạn Do đó, các khía cạnh thường chỉ được xem xét trong thờigian ngắn và trong một không gian cũng hẹp, dẫn tới khả năng tự tạo lập nhữngđiều kiện, môi trường kinh doanh bị hạn chế Vì vậy, doanh nghiệp rất cần sự tăngcường hỗ trợ của nhà nước để thực hiện chiến lược kinh doanh của mình

Thứ năm, xuất nhập khẩu tiểu ngạch là nguồn thu ngân sách nhà nước có tỷ

trọng cao, giải quyết công ăn việc làm lớn và làm ổn định và nâng cao đời sống củangười dân Vì vậy cần tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch để cú cỏcchiến lược phát triển phù hợp để thực hiện các mục tiêu cụ thể trong tương lai

Thứ sáu, việc xuất nhập khẩu tiểu ngạch liên quan đế rất nhiều yếu tố : kinh

Trang 27

tế, chính trị, luật pháp Để tránh được những bất lợi trong kinh doanh, ổn định buônbán và hạn chế tác động xấu của biờn động kinh tế trong thời kỳ hiện nay như lạmphát ở khu vực Châu Á, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu… đòi hỏi phải có sự tăngcường quản lý của nhà nước

1.2.3 Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu tiểu ngạch

1.2.3.1 Nội dung quản lý Nhà nước đối với xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Quản lý nhà nước trong kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và xuất nhậpkhẩu tiểu ngạch nói riêng, bao gồm nhiều vấn đề thể hiện trên nhiều lĩnh và khíacạnh khác nhau nhưng nội dung cụ thể bao gồm:

- Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung

và xuất nhập khẩu tiểu ngạch nói riêng

Cơ chế quản lý là hệ thống những nguyên tắc, hình thức và phương phápquản lý trong giai đoạn khác nhau của nền sản xuất xã hội nói chung Đó là hệthống các quy tắc ràng buộc đối với mọi tổ chức ở bất cứ cấp nào, đối với bất kỳ hệthống quản lý nào trong nền kinh tế quốc dân Trên thực tế, người ta có thể quản lýkinh tế thông qua cơ chế kế hoạch hóa, hạch toán kinh tế, hệ thống công cụ và cácđòn bẩy kinh tế… đồng thời sử dụng các phương pháp quản lý hành chính, kinh tếgiáo dục

Ở đây có thể đưa ra một số nguyên tắc của Bộ Công thương nói chung và cơquan quản lý nhà nước nói riêng đối với hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch:

+ Tuân thủ pháp luật và các chính sách có liên quan của Nhà nước về sảnxuất, lưu thông và quản lý thị trường

+ Tôn trọng cam kết với nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế

+ Đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp và đảm bảo sựquản lý của Nhà nước

- Nghiên cứu chiến lược xuất nhập khẩu tiểu ngạch, nghiên cứu thị trườngtrong nước và thị trường các nước có chung biên giới, cựng với các bộ, ngành hữuquan tạo môi trường kinh doanh và định hướng phát triển mặt hàng xuất nhập khẩutiểu ngạch Ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản hoàn chỉnh hệ

Trang 28

thống chính sách, pháp luật về kinh doanh xuất, nhập khẩu tiểu ngạch.

- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu tiểungạch

- Hoạch định và thực thi các chính sách, các quy chế kinh doanh xuất nhậpkhẩu tiểu ngạch bao gồm: các chính sách quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch, chínhsách mặt hàng, chính sách thương nhân, chính sách thị trường, chính sách hỗ trợxúc tiến khác, quy chế khu vực biên giới, quy chế chợ biên giới…

- Sử dụng có hiệu quả các công cụ và biện pháp quản lý xuất nhập khẩu nóichung và xuất nhập khẩu tiểu ngạch núi riờng như các công cụ về thuế, giấy phéphải quan và các biện pháp tổng hợp như hỗ trợ đầu tư, tín dụng ưu đãi, quản lýngoại tệ và tỷ giá hối đoái, quản lý chất lượng hàng húa… quản lý các chủ thể kinhdoanh, quản lý các khu vực kinh tế cửa khẩu, chợ biên giới, thống nhất phối hợp cáchoạt động của các cơ quan quản lý chức năng ở khu vực biên giới

1.2.3.2 Các công cụ quản lý Nhà nước đối với xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Để đảm bảo quản lý thống nhất hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch, Nhànước sử dụng tổng hợp các phương pháp kinh tế (phương pháp kế hoạch hóa,phương pháp pháp chế và hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp kiểm tra,kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch, phương pháp giáo dục tuyêntruyền) và các công cụ quản lý kinh tế (pháp luật, kế hoạch, chính sách, thuế…)

Để quản lý và điều tiết vĩ mô hoạt động kinh tế nói chung, hoạt động xuấtnhập khẩu tiểu ngạch nói riêng, Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ biờn phỏpkhác nhau, chúng ta có thể phân loại theo nhiều tiêu thức:

- Theo tính chất của các công cụ, biện pháp quản lý, có:

+ Các công cụ, biện pháp mang tính chất kinh tế như: Kế hoạch, thuế, lãisuất, giá cả, tỷ giá hối đoái, dự trữ…

+ Công cụ, biện pháp mang tính chất hành chính – pháp lý như: công cụpháp luật, tổ chức, giấy phép

+ Các công cụ, biện pháp mang tính chất kỹ thuật như: Các quy định về tiêuchuẩn kỹ thuật, về bao bì, mẫu mã, về vệ sinh thực phẩm…

- Theo mục đích sử dụng các công cụ, biờn phỏp quản lý có:

Trang 29

+ Các công cụ biện pháp được sử dụng nhằm tạo môi trường ổn định và tạohành lang cho các hoạt động kinh tế như: công cụ pháp luật, công cụ kế hoạch.

+ Các công cụ, biện pháp được sử dụng nhằm thực hiện việc kiểm soát và tácđộng trực tiếp lờn cỏc quá trình kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạchnhư: công cụ tổ chức, các công cụ hành chính ( giấy phép)

+ Các công cụ, biện pháp đòn bẩy kinh tế nhằm kích thích lợi ích của các chủthể kinh tế như: Lãi suất , tỷ giá hối đoái, thuế…

+ Các công cụ, biện pháp được sử dụng nhằm tạo van an toàn cho nền kinh

tế và hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch khi xảy ra đột biến như: dự trữ ngoại hối,dự trữ lưu thụng…

1.2.4.1 Chính sách xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Bất cứ một nhà nước nào, khi tiến hành quản lý nền kinh tế đều phải hìnhthành một hệ thống chính sách kinh tế nhằm biến chủ trương, đường lối phát triểnkinh tế của Đảng và Nhà nước thành hiện thực Về bản chất, chính sách là sự nhậnthức và vận dụng các quy luật kinh tế khách quan vào điều kiện cụ thể của đất nướctrong từng thời kỳ, vì vậy nó phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức của con người (cụthể là những người có nhiệm vụ hoạch định, ban hành chính sách), trình độ củanhững nhà quản lý, những nhà nghiên cứu hoạch định chính sách là yếu tố quyếtđịnh đến sự đúng đắn và khả năng thực thi của các chính sách đó

Các chính sách không những chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với quá trìnhquản lý kinh tế của Nhà nước mà quan trọng hơn cả là đối với sự phát triển của nềnkinh tế và của các doanh nghiệp Bởi vì, nếu không có các chính sách thì con người

sẽ hoạt động một cách mù quáng, tự phát theo tư duy chủ quan của mỗi người vàtheo sự dẫn dắt của thị trường với các quy luật của nó Khi mà con người đã nắmđược các quy luật khách quan và chủ động vận dụng nó theo hướng có lợi cho cộngđồng thì hiệu quả của các chính sách đó sẽ rất lớn, bởi vì trước hết là tránh dượcnhững lãng phí do không nhận thức đầy đủ các quy luật khách quan gây ra; hai là,

sẽ có định hướng và chủ động trong các hoạt động kinh tế; ba là, sẽ có tác dụng thúcđẩy các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh doanh Ngược lại, tác động sẽ rất xấukhi các chính sách đưa ra không phù hợp, không có cơ sở khoa học, dẫn dắt sai hoạt

Trang 30

động của các doanh nghiệp.

Do tầm quan trọng của chính sách kinh tế vĩ mô, Nhà nước thông qua các cơquan chức năng luôn nghiên cứu, ban hành và sửa đổi các chính sách phù hợp vớithực tế nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tiểungạch Một số chính sách cụ thể như:

- Chính sách mặt hàng

- Chính sách thương nhân

- Chính sách thị trường

- Chính sách hỗ trợ…

1.2.4.2 Quản lý nhà nước bằng công cụ thuế quan

Trong cơ chế thị trường, thuế là một công cụ đặc biệt quan trọng trong quản

lý nhà nước về kinh tế

Thứ nhất, nó là nguồn thu của ngân sách nhà nước:

Xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế thị trường là nhà nước không tham giatrực tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh (đó là chức năng của doanh nghiệp)song Nhà nước vẫn có chức năng quản lý vĩ mô toàn bộ nền kinh tế, là người duynhất đảm bảo giữ vững mọi mặt cân đối của nền kinh tế, đưa nền kinh tế phát triểntoàn diện, vững chắc Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đóng gópcho Nhà nước để đảm bảo cho sự vận hành của bộ máy Nhà nước từ Trung ươngđến địa phương Các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ đóng góp cho Nhà nướcđược nhiều, cân đối được các khoản chi của ngân sách Một đất nước mạnh cũng là

do có hệ thống các doanh nghiệp mạnh, làm ăn có hiệu quả

Thực chất, thuế là sự phân phối lại thu nhập của các doanh nghiệp nhằmphục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Thuế còn thể hiện mối quan hệkinh tế giữa Nhà nước và doanh nghiệp, giữa yêu cầu phát triển kinh tế cả đất nướcvới sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước với tưcách là người quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân có quyền điều chỉnh thu nhậpcủa doanh nghiệp thông qua công cụ thuế nhằm phục vụ cho mục tiêu kinh tế, chínhtrị, xã hội ở từng thời kỳ Thuế tuy là một công cụ cực kỳ quan trọng trong việc đảmbảo nguồn thu của ngân sách nhằm đảm bảo cân đối thu chi và các mục tiêu phát

Trang 31

triển kinh tế của đất nước, song cũng không được lạm dụng công cụ này một cáchquá mức mà phải luôn đảm bảo hài hòa lợi ích của các doanh nghiệp Nếu mức thuếđặt quá cao thì vô hình chung đã bóp chết sản xuất kinh doanh Nếu vì một lý donào đó cần phải đánh thuế cao đối với một loại hàng hóa hay hoạt động kinh doanhnào đó thì ngay lập tức khi đạt được mục tiêu quản lý phải giảm mức thuế xuống,nếu không sẽ gây hại cho doanh nghiệp và cho toàn bộ nền kinh tế.

Thứ hai, thuế là một công cụ tài chính quan trọng trong việc thực hiện cácmục tiêu kinh tế, xã hội và các nhiệm vụ chính trị của Nhà nước trong từng thời kỳ.Tác dụng này của thuế được thể hiện qua mức thuế suất được điều chỉnh qua cácthời kỳ đối với từng ngành hàng, từng lĩnh vực và từng loại thuế khác nhau Nhànước sử dụng thuế như một đũn bõy kinh tế quan trọng để khuyến khích hay hạnchế việc sản xuất, lưu thông một loại sản phẩm nào đó Đặc biệt, trong lĩnh vực xuấtnhập khẩu nói chung và xuất nhập khẩu tiểu ngạch nói riêng thuế có vai trò vô cùngquan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu; kích thích và bảo hộsản xuất trong nươc, kích thích hoặc hạn chế xuất, nhập khẩu đối vớ từng loạihàng…

Thứ ba, thuế là công cụ điều tiết sản xuất kinh doanh nói chung Trong hoạtđộng xuất nhập khẩu tiểu ngạch thuế không những động chạm đến lợi ích quốc gia,doanh nghiệp và dân cư trong nước mà còn động đến quyền lợi của các bạn hàngnước ngoài Vì vậy, mọi biểu thuế, thuế suất định ra đều có tác dụng kích thích hayhạn chế sản xuất, lưu thông các loại hàng húa đú

Qua sự phân tích trên ta thấy, thuế là một công cụ đặc biệt quan trọng củaNhà nước để quản lý các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch Songcùng với xu hướng phát triển, mở cửa và hội nhập thì tăng thuế không phải là biệnpháp lâu dài, công tác quản lý nhà nước phải sử dụng đồng bộ biện pháp khác đểquản lý hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch

1.2.4.3 Quản lý nhà nước bằng thủ tục hải quan

Bản thân hoạt động ngoại thương đã thể hiện sự liên quan đến đường biêngiới giữa các quốc gia Để bảo đảm sự lãnh đạo và quản lý chặt chẽ các hoạt độngngoại thương, trong đó có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch, Hải

Trang 32

quan là bộ máy hành chính kinh tế của Nhà nước để quản lý các hoạt động kinhdoanh xuất nhập khẩu nói chung và xuất nhập khẩu tiểu ngạch nói riêng Về thựcchất hải quan là công cụ quản lý hành chính hữu hiệu của Nhà nước, là nơi thực thipháp luật và các quy định của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xuất nhậpkhẩu Nếu không có bộ máy hải quan mà chỉ có các công cụ kinh tế, luật phỏp…thỡ không thể quản lý được các hoạt động xuất, nhập khẩu, vì hải quan là cơ quanNhà nước, là người đại diện cho Nhà nước để kiểm soát các hoạt động xuất nhậpkhẩu tiểu ngạch theo luật pháp Công tác hải quan luôn luôn là một nội dung quantrọng trong bất kỳ một cơ cấu kinh tế nào.

Kể từ khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, tham gia vào các

tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, việc cải tiến thủ tục hải quan luôn được Chínhphủ coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơnnữa cho hoạt động thương mại và đầu tư Có thể nói cho đến nay, với sự quan tâmcủa Đảng và chính phủ, sự cố gắng của các cán bộ nhân viên hải quan, tổng cục hảiquan đã thực hiện được những bước đi quan trọng theo hướng đưa thủ tục hải quanngày càng đơn giản hơn, thuận tiện hơn cho cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoàinước Đặc biệt hơn nữa là những cải tiến này đã đưa hoạt động hải quan tại ViệtNam ngày càng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cũng như khu vực, tạo điều kiệncho đất nước phát triển, tận dụng được các ưu thế cạnh tranh, khai thác được nhữngyếu tố thuận lợi trong quá trình hội nhập kinh tế

1.2.4.4 Quản lý nhà nước bằng giấy phép

Giấy phép là một công cụ quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch của Nhà nướckhá phổ biến ở nước ta trươc đõy, cỏc doanh nghiệp, tư thương khi tham gia hoạtđộng xuất nhập khẩu tiểu ngạch trước hết phải được cấp giấy phép kinh doanh Saukhi luật thương mại được ban hành đã bãi bỏ chế độ cấp phép kinh doanh xuất, nhậpkhẩu tiểu ngạch, chỉ còn đăng ký mã số kinh doanh Nghĩa là các doanh nghiệp, tưthương thuộc mọi thành phần kinh tế được được thành lập theo luật pháp của ViệtNam sau khi đăng ký mã số với Hải quan sẽ được quyền kinh doanh xuất nhập khẩutiểu ngạch phù hợp với các nội dung đăng ký kinh doanh

Trang 33

1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH VÀ PHÁT TRIỂN MẬU DỊCH BIÊN GIỚI

Trong sự phát triển các hình thức buôn bán qua biên giới, thực tiễn đã ghi nhậnnhiều tác động tích cực của xuất nhập khẩu tiểu ngạch tới sự phát triển kinh tế củamỗi quốc gia, nhưng cũng đồng thời nhắc đến các tệ nạn xã hội, cướp bóc, xung độtbiên giới, các dịch bệnh…Đú chớnh là bài học quý giá cho thế hệ sau phải biết khaithác mặt tích cực, có cơ chế chính sách phù hợp nhằm phát huy hiệu quả của xuấtnhập khẩu tiểu ngạch đồng thời hạn chế những mầm mống tiêu cực có thể xuất hiện,gây tác hại về mặt kinh tế xã hội đối với đất nước

1.3.1 Kinh nghiệ̃m của Thái Lan

Thái Lan được xem là một trong những quốc gia khai thác được nhiều lợi thếtrong trao đổi kinh tế – thương mại cửa khẩu biên giới Có thể thấy rằng, thông quaviệc khai thác lợi thế thương mại cửa khẩu biên giới, hàng hoá của Thái Lan đã xâmnhập rất mạnh sang các nước láng giềng

Thương mại hàng hoá qua biên giới của Thái Lan được hiểu là hoạt động muabán, giao dịch hàng hoá tại các cửa khẩu biên giới của nước này cựng cỏc nướcláng giềng với sự tham gia của các doanh nghiệp hoặc cư dân địa phương dọc biêngiới Mậu dịch biên giới của Thái Lan tồn tại dưới hai hình thức chủ yếu: Mậu dịchchính ngạch và mậu dịch tiểu ngạch trong đó rất ưu tiên phát triển xuất nhập khẩutiểu ngạch Hàng mậu dịch phi chính thức của Thái Lan nhiều hơn từ 1/3 đến 1 lần

so với thương mại chính thức Thái – Lào, gấp 2 lần thương mại chính thức Thái –Mianma, Thái – Malaixia

Xuất, nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới được chính phủ Thái Lan rất coitrọng Hiện nay, Thái Lan đã có nhiều cơ quan có chức năng quản lý và hoàn thiệnchính sách mậu dịch biên giới như: Uỷ ban phát triển mậu dịch biên giới, Phân ban

về giải quyết các vấn đề biên mậu, Trung tâm thông tin thương mại biên giới…Trong quá trình phát triển giao lưu kinh tế biên mậu của Thái Lan khá đa dạng

và phong phú, nhà nước tạo nhiều điều kiện thông thoáng cho hàng ra, nhiều thủ tục

Trang 34

hải quan được đơn giản hoỏ, cỏc cửa hàng miễn thuế tại khu vực cửa khẩu có quy môlớn, với nhiều ưu đãi khỏc đó thu hút rất đông khách du lịch, họ được mua hàng hoávới giá rẻ và thuận tiện trong các thủ tục, hàng hoá không nhằm mục đớch thươngmại thì không phải khai bỏo…Quỏ trỡnh sử dụng các hình thức thương mại cửa khẩubiên giới đem lại nhiều lợi ích trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữacác quốc gia có đường biên giới chung Do đó, các nước Thái Lan, Lào, Mianma,Trung Quốc đang hoàn tất dự thảo kế hoạch tự do hoá việc trao đổi sản phẩm và đi lạicủa cư dân sống trong vùng cú sụng Mờkụng chảy qua của 4 nước này.

Ngoài ra, còn nhiều thoả thuận ở cấp quốc gia trong việc phát triển quan hệthương mại biên giới, theo hướng khai thác tốt hơn những đặc điểm kinh tế – xã hộicủa khu kinh tế cửa khẩu, tìm kiếm các mô hình kinh tế linh hoạt với các cơ chế chínhsách cởi mở để thông qua đó trọng tâm là đẩy mạnh trao đổi hàng hoá biên giới, kéotheo việc phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch, các hình thức hội chợ, hội thảo giữacác quốc gia…Trờn cơ sở đó, hình thành một số vùng kinh tế gắn với các cửa khẩu, cóđiều kiện phát triển nhanh hơn để lôi kéo các khu vực khỏc cựng phát triển

1.3.2 Kinh nghiệ̃m của Trung Quốc

Là một đất nước có đường biên giới trên bộ tiếp giáp với 15 nước, với chiềudài 2,2 vạn kilụmột đường biên giới, Trung Quốc rất chú trọng việc phát triển kinh

tế biên mậu, coi mở cửa miền biên giới sau khi mở của miền duyên hải là một bướcquan trọng của việc mở rộng cửa đối với nước ngoài Trên cơ sở đú, cỏc cửa khẩubiên giới trên bộ của Trung Quốc được khuyến khích phát triển quan hệ kinh tếthương mại, lấy đa dạng hoá thương mại làm khởi điểm để tích luỹ phát triển hạtầng đô thị biên giới Xây dựng và mở rộng phạm vi hoạt động của một số xí nghiệpcông nghiệp địa phương một cách năng động linh hoạt hướng mạnh về lắp ráp, sơchế, bảo quản …tạo ra nhiều chủng loại hàng hoá phù hợp với nhu cầu trao đổihàng hoá chính ngạch và tiểu ngạch qua biên giới, qua đó nhằm thực hiện “tam khứnhất bổ”, tức là xuất khẩu ba thứ: hàng hoá, lao động và thiết bị kỹ thuật để lấy vềmột thứ bổ là mặt hàng thiếu và khan hiếm Với chính sách này, Trung Quốc đãthực hiện tương đối thành công việc phát triển thành công kinh tế biên mậu Sau đây

Trang 35

là một số kinh nghiệm điển hình:

* Chớnh sách biờn mậu

- Mọi hoạt động mậu dịch biên giới được quản lý thống nhất từ trung ương đếnđịa phương

- Khuyến khích xuất nhập khẩu tiểu ngạch bằng các chính sách ưu đãi

- Ưu tiên phát triển khu thương mại, du lịch, dịch vụ tại cỏc vựng cửa khẩubiên giới

- Địa phương được hưởng một số khoản thu qua các hoạt động mậu dịch biêngiới để đầu tư phát triển

- Mở rộng quyền tự chi cho các địa phương biên giới tự quyết định các hạngmục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phát triển kinh tế khu vực, chính sách về quản

lý biên mậu

* Quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch

- Trung quốc quản lý theo một nguyên tắc chung là: cửa khẩu quốc mậu là doTrung ương quản lý (giao cho hải quan chủ trì chính) và toàn bộ số thu của Hảiquan nộp về ngân sách Trung ương Cửa khẩu biên mậu do địa phương quản lý, sốthu được nộp về ngân sách địa phương Mức thuế Quốc mậu do chính phủ Trungương quy định Mức thuế biên mậu do chính phủ địa phương quy định Về nguyên tắcmức thuế địa phương quy định phải thấp hơn mức thuế Trung ương quy định, do vậythuế biên mậu (tiểu ngạch) thu rất thấp so với biểu thuế quốc mậu

- Nếu chủ hàng khai báo không trung thực, có hiện tượng gian lận, khi bị pháthiện sẽ phạt rất nặng và có thể tịch thu hàng hóa và xử lý hành chính, nếu nặng có thể

xử lý hình sự Trạm kiểm soát có đầy đủ các thành phần của các cơ quan như hải quan,công an, thuế vụ, Cục biên mậu, Cục công thương và Kiểm dịch động thực vật, có sựchỉ huy thống nhất, có bộ phận của Thanh tra chính phủ giám sát để chống các hiệntượng thông đồng, móc ngoặc giữa các chủ hàng với các cán bộ kiểm tra, kiểm soát vàcấp hóa đơn vận chuyển hàng hóa Trạm này hoạt động rất có hiệu quả, các quy định

về thủ tục cũng như mức thuế phải nộp cho từng mặt hàng và từng đối tượng được

Trang 36

hưởng các chính sách ưu đãi niêm yết công khai, rõ ràng, do vậy vừa tạo môi trườngthông thoáng cho các chủ hàng, vừa quản lý được chặt chẽ hàng hóa nhập vào nộiđịa để tiêu thụ, thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế biên mậu ở khu vực biêngiới.

- Trung quốc đề cao vai trò của lực lượng hải quan, vì vậy đã tăng cường thêm

cả số lượng và chất lượng, thay đổi một số quan chức lãnh đạo ngành hải quan từtỉnh đến huyện, thị và hải quan cửa khẩu, thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ

từ chỗ này sang chỗ khác, tránh tình trạng cán bộ Trung ương thông đồng với cácquan chức của địa phương để giải quyết các lợi ích cục bộ Trung Quốc đã bỏ CụcBiên mậu ở cấp tỉnh và huyện, thị xã Cục biên mậu của các cấp này được sáp nhậpvới cục Kinh mậu Trong cục kinh mậu chỉ còn một phòng theo dõi chỉ đạo công tácbiên mậu

- Trừ một số mặt hàng như thuốc lá, rượu, mỹ phẩm, đồ trang sức…, hàng hoánhập khẩu tiểu ngạch được giảm 50% thuế so với chính ngạch Tiêu chuẩn chấtlượng, kỹ thuật của hàng hoá tiểu ngạch cũng được nới lỏng so với quy định củatrung ương

- Đối với thương mại biên giới do cư dân biên giới thực hiện, việc buôn bántheo hình thức trao đổi hàng hóa giữa cư dân biên giới, mỗi cư dân được nhập khẩuqua chợ biên giới tối đa 3000 nhân dân tệ (tương đương khoảng 350 USD) thì đượcmiễn thuế hoàn toàn thuế nhập khẩu và thuế VAT 17% Đối với các doanh nghiệphoạt động biờn mọªu thì chỉ phải nộp thuế nhập khẩu bằng 50% thuế nhập khẩuthông thường, 50% thuế VAT ngay ở khâu hải quan Mức chênh lệch do đó khá caonếu như so với mức thuế trung bình của Trung quốc là 12% và VAT 17%

- Việc kiểm hoá hàng hóa xuất khẩu tiểu ngạch được thực hiện tại bãi kiểm hoáliên hợp, cách biên giới một khoảng nằm trên tuyến đường chính đến cửa khẩu Tạiđây tập trung toàn bộ các cơ quan quản lý

* Chủ thể quản lý mậu dịch biên giới:.

Chính phủ Trung Quốc có văn phòng quản lý mậu dịch biên giới Thông tư của

Trang 37

Quốc vụ viện Trung Quốc về các vần đề có liên quan đến mậu dịch biên giới(3/1/1996) quy định Chính phủ nhân dân các Tỉnh và khu tự trị biên giới chỉ định ra

cơ qua n chủ quản về mậu dịch biên giới Tổng cục Hải quan giảm quản, Văn phònghỗn hợp chông buôn lậu biên giới thuộc Chính Phủ phụ trách hoạt động chống buônlậu và Uỷ ban kế hoạch nhà nước và Uỷ ban kinh tế mậu dịch tiểu ngạch biên giớicủa năm trước và tình hình cung cầu của thị trường trong nước cấp hạn ngạch nhậpkhẩu mậu dịch biên giới cho từng địa phương đối với mặt hàng quản lý bằng hạnngạch Bộ kinh tế mậu dịch đối ngoại thẩm duyệt danh mục xí nghiệp mậu dịch biêngiới, các dự án hợp tác kinh tế kỹ thuật đối ngoại được phân cấp và cùng Tổng cụcHải quan biên soạn biện pháp quản lý hoạt động mậu dịch biên giới

1.3.3 Kinh nghiệ̃m của một số nước ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ

Ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ, hình thức mậu dịch biên giới đã được một sốnước sử dụng thành công Tại Bắc Mỹ, lợi dụng những điểm khác biệt về chế độthuế giữa Mỹ và Canada, Mỹ đã chủ động mở nhiều điểm bán hàng giữa biên giớihai nước, khai thác những điểm hạn chế về thuế quan để thu lợi cho mình Hơn nữa,

Mỹ và Canada đã phối hợp xây dựng hàng loạt các xí nghiệp gia công, chế tác theohình thức liên doanh trên tuyến biên giới Một số nước khác cũng sử dụng hình thứcnày như quan hệ Mờhicụ và Mỹ, với nhiều thị trường tự do được xây dựng, trong đó

có những ưu đãi về cơ chế chính sách, thuế và mậu dịch, tạo điều kiện thúc đẩyquan hệ kinh tế – thương mại qua cửa khẩu biên giới

Đối với các nước Tây Âu, có đặc điểm về lãnh thổ là các nước tiếp giáp nhau

có khoảng cách qua lại gần Trên cơ sở những chính sách chung của khối EEC,nhiều quốc gia đã xây dựng những chính sách nhằm phối hợp chặt chẽ hơn về kinh

tế và thương mại Nước Pháp, một nền kinh tế phát triển mạnh ở châu Âu cũng chủtrương khai thác những thế mạnh trờn cỏc tuyến biên giới trong trao đổi kinh tế –thương mại Phỏp đó xây dựng nhiều khu kinh tế mở ở biên giới phía Đông, biếnkhu vực này thành trung tâm kinh tế phát triển

Trang 38

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH QUA

CỬA KHẨU TÂN THANH – LẠNG SƠN

2.1 THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC QUA CỬA KHẨU TÂN THANH

2.1.1 Tỡnh hình xuất khẩu tiểu ngạch của Việ̃t Nam sang Trung quốc qua cửa khẩu Tân Thanh

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là hoạt động buôn bán qua biên giới để thu lợinhuận của những người buôn bán là cư dân khu vực biên giới, là hình thức buônbán sôi động và có nhịp độ tăng nhanh, một bộ phận đáng kể đóng góp trong tổngkim ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc Vào thời gian này, xuất nhập khẩu tiểungạch không chỉ chiếm tỷ trọng lớn mà còn đáp ứng nhu cầu trao đổi của dân cư hainước, cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân khu vực biên giới

Lượng hàng xuất khẩu theo đường tiểu ngạch ở cửa khẩu Tân thanh, huyệnVăn lãng cũng như một số cửa khẩu khỏc trờn địa bàn tỉnh Lạng Lơn vẫn chiếmmột lượng lớn Cửa khẩu Tân thanh nổi tiếng là cửa khẩu có lượng hàng xuất khẩuchiếm tới 85% là hàng nông sản trong số này cũng chiếm tới khoảng 90% là hàngxuất khẩu theo đường tiểu ngạch thể hiện qua các bảng sau:

Trang 39

Bảng 2.1 : Giá trị một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh

hàng XK 8,0557 28,9463 23,0129 20,6583 29,5857 38,1283 37,6985 11,2920 7,1603 7,7255 7,7941 7,8402

(Nguồn: Chi cục Hải quan Tân thanh)

Trang 40

Bảng 2.2 : Số lượng một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh

Ngày đăng: 17/01/2015, 21:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Cục Hải quan Lạng Sơn, Chi cục hải quan tân thanh (2009) , báo cáo tổng kết năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2009, Báo cáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: báo cáo tổng kết năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2009
5. Cục Hải quan Lạng Sơn, Chi cục hải quan tân thanh (2010) , báo cáo tổng kết năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2010, Báo cáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: báo cáo tổng kết năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2010
6. Cục Hải quan Lạng Sơn, Chi cục hải quan tân thanh (2011) , báo cáo tổng kết năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2011, Báo cáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: báo cáo tổng kết năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2011
7. Nguyễn Minh Hằng (2001), Buôn bán qua biên giới Việt Trung, Lịch sử - Hiện trạng – Triển vọng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Buôn bán qua biên giới Việt Trung, Lịch sử - Hiện trạng – Triển vọng
Tác giả: Nguyễn Minh Hằng
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2001
8. Phạm Văn Linh (2001), Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam , Nxb chính trị Quốc gia Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung và "tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Văn Linh
Nhà XB: Nxb chính trị Quốc gia Hà nội
Năm: 2001
9. Phạm Văn Linh (1999), quan hệ kinh tê – thương mại cửa khẩu Việt – Trung, Nxb Thống kê Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: quan hệ kinh tê – thương mại cửa khẩu Việt – Trung
Tác giả: Phạm Văn Linh
Nhà XB: Nxb Thống kê Hà nội
Năm: 1999
10. Nguyễn Thị Mơ (2001), Quan hệ Việt Nam – Trung quụ́c trờn lĩnh vực ngoại thương. Nhìn lại 10 năm và triển vọng, Tạp chí nghiên cứu Trung quốc (6) tr 36 -43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Việt Nam – Trung quụ́c trờn lĩnh vực ngoại thương. Nhìn lại 10 năm và triển vọng
Tác giả: Nguyễn Thị Mơ
Năm: 2001
11. Lương Đăng Ninh (2004), Đổi mới tổ chức quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán, trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới của các tỉnh biên giới phía Bắc từ thực tiễn Lạng sơn, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới tổ chức quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán, trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới của các tỉnh biên giới phía Bắc từ thực tiễn Lạng sơn
Tác giả: Lương Đăng Ninh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
14. Nụng Tiến Phong (1999), mấy suy nghĩ về vấn đề: Nâng cao quản lý Nhà nước về quan hệ mậu dịch qua biên giới Việt – Trung ở Lạng sơn, Tạp chínghiên cứu Trung quốc (2), tr 20 - 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: mấy suy nghĩ về vấn đề: Nâng cao quản lý Nhà "nước về quan hệ mậu dịch qua biên giới Việt – Trung ở Lạng sơn
Tác giả: Nụng Tiến Phong
Năm: 1999
15. Lờ Tuấn Thanh (2006), Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung quốc hiện trạng và triển vọng, Đờ̀ tài cṍp viợ̀n, Phòng Nghiên cứ Quan hệ Việt - Trung, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung quốc hiện trạng và triển vọng
Tác giả: Lờ Tuấn Thanh
Năm: 2006
16. Lờ Tuấn Thanh (2003), Thương mại Việt nam – Trung quốc hiện trạng và triển vọng, Đề tài cấp viện, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương mại Việt nam – Trung quốc hiện trạng và "triển vọng
Tác giả: Lờ Tuấn Thanh
Năm: 2003
17. Nguyễn Mạnh Thắng (2003), Buôn lậu và đấu tranh chống tội phạm buôn lậu trên tuyến biên giới Việt nam – Trung quốc, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện nghiên cứu chiến lược và khoa học Bộ công An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Buôn lậu và đấu tranh chống tội phạm buôn lậu trên tuyến biên giới Việt nam – Trung quốc
Tác giả: Nguyễn Mạnh Thắng
Năm: 2003
18. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng sơn (2010), tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2010, Báo cáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2010
Tác giả: Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng sơn
Năm: 2010
19. Đặng Văn Ứng (1996), Quan hệ thương mại Trung quốc – Việt nam từ năm 1989, luận án tiến sỹ, Đại học ngoại ngữ Tokyo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ thương mại Trung quốc – Việt nam từ năm 1989
Tác giả: Đặng Văn Ứng
Năm: 1996
1. Bộ thương mại (2010), Dự án quy hoạch phát triển thương mại tại cỏc vựng cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam đến năm 2010 Khác
2. Bộ tài chính (2010), số 08/2010, số 08/2010/TT-BTC, ngày 14/01/2010, “ thông tư hướng dẫn thực hiện quyết định số 93/2009/QĐ-TTg ngày 10/07/2009 sửa đổi, bổ sung khoản 4 điều 21 Quyết định số 33/2009/QĐ- TTg ngày 02/03/2009 ban hành cơ chế chính sách hành chính đối với khu kinh tế cửa khẩu Khác
3. Bộ tài chính (2001), Thông tư số 59/2001/TT-BTC thông tư hướng dẫn thi hành chính sách tổ chức áp dụng cho các cửa khẩu biên giới Khác
12. Lương Đăng Ninh (2001), Thực trạng buôn bán hàng hóa và những giải pháp Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w