bị bài trước khi lên lớp 100 82 0 8 0 10 0 0 0 0 2. Thường xuyên cập
nhật, mở rông bài giảng với những kiến thức mới.
75 40 25 40 0 14 0 6 0 0
Căn cứ vào bảng 2.6, ta thấy ý kiến của 28 GV và 100 HS về việc soạn bài và chuẩn bị bài của GV trước khi lên lớp chưa có sự thống nhất. 100% GV cho rằng soạn bài tốt nhưng vẫn có 10% HS trả lời GV soạn bài ở mức độ TB. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng soạn bài của GV: như nội dung SGK, phân bố thời lượng chương trình, và sự tiếp thu cập nhật, mở rộng bài giảng của bản thân GV. 75% GV trả lời làm tốt việc thường xuyên cập nhật kiến thức mới trong bài giảng, 25% GV trả lời làm công việc này ở mức độ khá. Con số này cũng chênh lệch quá lớn với HS. 14% HS cho là TB, 6% HS cho là yếu. Như vậy, rõ ràng việc mở rộng kiến thức mới vào bài giảng của GV chưa được thực hiện nhiều. Nếu đánh giá 100% soạn bài tốt là hoàn toàn mang tính chủ quan. Thiếu cập nhật thông tin chắc chắn bài giảng sẽ xa rời thực tế. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho giờ văn trở nên kém hấp dẫn.
2.2.1.3. Thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học a. Về nội dung chương trình giảng dạy
Theo kết quả điều tra 28 GV và 100 HS thì 100% GV và HS đều cho rằng GV thực hiện đúng, đầy đủ theo tiến độ chương trình. Tuy nhiên, đôi lúc GV vì phải chạy theo chương trình nên bài giảng nặng nề, thiên về nhồi nhét kiến thức.
Các GV đều đồng nhất ý kiến so với SGK cũ, nội dung chương trình Ngữ văn theo sách giáo khoa mới được áp dụng từ năm 2002 đã có những ưu điểm phù hợp hơn với đối tượng HS THCS, thể hiện được tính hiện đại và cập nhật. Với nội dung kiến thức phong phú và đa dạng phù hợp với trình độ nhận thức của HS từ lớp 6 đến lớp 9 với yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với trình độ phát triển của HS.
Chương trình bộ môn Ngữ văn đã chú trọng tới sự cân đối giữa lý thuyết và bài tập thực hành đảm bảo chú trọng tới 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết của HS, từ đó phát huy được kỹ năng chủ động, sáng tạo của bản thân. Điểm mới so với chương trình cũ chú ý các tiết luyện nói để HS có điều kiện trình bày vấn đề trước tập thể, có những tiết chương trình địa phương Tập làm văn, Văn học và Tiếng Việt giúp các em hiểu được những nét văn hoá, con người của quê huơng mình. Phần Tập làm văn đưa thêm văn thuyết minh, một văn bản khoa học có tính ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Về văn học, tác giả SGK đưa thêm vào chương trình Ngữ văn các loại văn bản không có hư cấu, trong đó đặc biệt là các văn bản nhật dụng và các văn bản thuộc chương trình địa phương đã làm cho môn Ngữ văn gần đời sống hơn.
Nội dung chương trình đa dạng các thể loại và được sắp xếp hợp lí theo kiểu đồng tâm, vòng tròn xoáy trôn ốc theo mức độ tăng dần, đi từ nhận thức lí tính đến việc phát triển năng lực tư duy cho HS.
Tuy nhiên, theo đa số GV nội dung chương trình Ngữ văn vẫn còn những bất cập đã gây cản trở GV thực hiện tiến độ chương trình và nâng cao chất lượng giảng dạy. Do việc lấy trục tích hợp là 6 kiểu văn bản của tập làm văn nên việc chọn lựa một số tác phẩm để đưa vào chương trình Ngữ văn đảm bảo được tính tích hợp thì lại chưa đảm bảo sự phù hợp. 78.5% GV và 50 % HS cho rằng nội dung chương trình còn khó, nặng nề. 21.5% GV và 50% HS lại cho rằng chương trình không đến mức khó và nặng nề. Tỷ lệ TB các ý kiến giữa GV và HS là 64.25 % đồng ý với ý kiến nội dung SGK khó, nặng nề còn 35,75% không đồng ý.
Một số văn bản được đa số GV và HS cho rằng khó cụ thể là - Đi bộ ngao du
- Ý nghĩa văn chương - Tiếng nói văn nghệ - Bàn luận về phép học - Hai chữ nước nhà
- Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu
Phần lớn đây là các bài thuộc phong cách nghị luận về một vấn đề xã hội hoặc một tác phẩm văn học giàu ý nghĩa triết luận. Các em cảm thấy xa lạ, khó hiểu với những nội dung được đưa ra. Một phần vì văn học trong nhà trường tiến rất chậm so với thành tựu khoa học và những vấn đề của xã hội hiện tại làm cho khoảng cách văn học và cuộc sống ngày xa hơn. Đây cũng là lý do khiến nhiều HS không thể cảm thụ nội dung trong văn bản.
Khảo sát GV với câu hỏi: “Các tác phẩm đề nghị bổ sung thêm vào chương trình” và HS với câu hỏi: “Nếu được lựa chọn thêm một số bài vào chương trình, em thích được đưa các tác phẩm nào?”chúng tôi thu được kết quả:
+ Những tác phẩm văn chương có nội dung dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi HS THCS như Nhớ con sông quê hương; Những cánh buồm; Gió lạnh đầu mùa...
+ Chương trình địa phương (những tác phẩm của các tác giả trên chính quê hương em đang sống )...
+ Những tác phẩm có nội dung gần gũi với thiếu nhi, phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo, tình bạn bè của HS như Harry Porter; Doremon...
+ Những tác phẩm phản ánh đời sống xã hội mới...
Có thể thấy rằng những nội dung mà GV và HS đề nghị đưa thêm vào chương trình Ngữ văn đúng là những nội dung còn thiếu trong chương trình hiện nay, cũng là những nội dung cần thiết cho HS, giúp gắn môn văn gần hơn với cuộc sống, đem đến sự hứng thú cho HS trong việc học văn.
Như vậy, biện pháp về tiếp tục đổi mới nội dung chương trình môn Ngữ văn theo hướng tích hợp, hiện đại, đặc biệt là giao quyền tự chủ cho cơ sở GD và GV trong lựa chọn nội dung giảng dạy phù hợp với đối tượng giảng dạy là hoàn toàn cần thiết.
b. Về các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Một nhiệm vụ quan trọng của GV dạy Ngữ văn là phải khơi gợi ở HS tình yêu đối với tác phẩm văn học, biết thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình một cách trung thực, biết diễn đạt suy nghĩ đó thông qua Tiếng Việt mượt mà trôi chảy. Muốn vậy, người GV dạy Văn phải nắm vững các PPD-H thường được sử dụng trong D-H Ngữ văn.
PP mang tính đặc thù của bộ môn đó là PP thuyết trình, PP gợi mở vấn đáp, PP đọc sáng tạo, PP giảng bình. Bên cạnh đó, có thể áp dụng PP nêu vấn đề và giải quyết giải quyết vấn đề và PP xây dựng và thực hiện các dự án trong D-H.
Qua khảo sát 28 GV và 100 HS về các PP được sử dụng trong giờ học môn Ngữ văn ở Trường THCS Giảng Võ hiện nay, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.7.Kết quả khảo sát GV và HS về mức độ sử dụng PPD-H Ngữ văn của GV
Nội dung Mức độ thực hiện (%)
Thƣờng xuyên Đôi khi Không bao giờ
GV HS GV HS GV HS 1. Đọc sáng tạo 50 50 50 30 0 20 2. Vấn đáp gợi mở 85 69 15 31 0 0 3. Bình giảng 84 70 16 30 0 0 4. Nêu vấn đề, tình huống 71.4 58 28.6 42 0 0 5. Xây dựng và thực hiện các dự án (project) trong D-H 21.4 35 64.3 32 14.3 33
Như vậy theo bảng 2.7, hai PP được GV sử dụng nhiều nhất là PP vấn đáp gợi mở và PP bình giảng: 85% GV và 69 % HS trả lời là GV thường xuyên sử dụng PP vấn đáp gợi mở và 84 % GV và 70 % HS trả lời GV thường xuyên sử dụng PP bình giảng. Xếp thứ 2 là PP đọc nêu vấn đề, tình huống: 71.4 %GV và 58 % HS trả lời GV thường xuyên sử dụng. Xếp thứ 3 là PP đọc sáng tạo: 50% GV và 50% HS trả lời là GV thường xuyên sử dụng. Xếp cuối cùng là PP xây dựng và thực hiện các dự án (project) trong D-H 21.4 % GV và 35% HS trả lời là thường xuyên GV sử dụng; 64.3 % GV và 32 % HS trả lời là đôi khi GV sử dụng; 14.3 % GV và 33% HS trả lời GV không bao giờ sử dụng. Như vậy PP được sử dụng nổi trội là PP vấn đáp gợi mở, PP bình giảng. Đây là 2 PP truyền thống mang tính đặc thù của bộ môn Ngữ văn. PP đứng thứ 2 là PP nêu vấn đề, tình huống là PP mới trong D-H môn Ngữ văn. PP này có tác dụng rất lớn trong việc tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động của HS. GV đưa ra một vấn đề, một tình huống HS cần giải quyết. HS vận dụng vốn hiểu biết của mình và kiến thức mới được học để giải quyết. Sau đó, GV sẽ định hướng kiến thức cho các em. Với PP này, yêu cầu vấn đề phải có tính chất tranh cãi thì HS mới hứng thú. Vấn đề chỉ mang tính chất tái hiện, trình bày lại thì sẽ không có độ hấp dẫn và không tạo nên được nhiều ý kiến của HS, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các em.
PP đọc sáng tạo cũng là một PP mang tính đặc thù của bộ môn và được diễn ra trong suốt tiết học:
+ Đọc để tìm hiểu chung về văn bản. + Đọc để phân tích văn bản.
+ Đọc sau khi phân tích văn bản + Đọc tái hiện văn bản.
+ Đọc hiểu văn bản.
+ Đọc thầm, đọc diễn cảm, đọc phân vai.
+ Đọc không có âm nhạc, đọc có âm nhạc.
Đối tượng đọc luôn hoán vị nhau, có lúc GV đọc, có lúc học trò đọc. GV chỉ nên đọc mẫu, giờ dạy cần nhiều HS đọc. Đọc văn bản cũng là một phần quan trọng để cảm thụ văn bản. HS đọc văn bản cũng là một căn cứ giúp GV nắm được HS có hiểu, có xúc động với văn bản hay không.
Mỗi văn bản có một giọng đọc đặc trưng. Muốn tổ chức giờ học tốt, GV phải nắm được các kiểu giọng đọc của từng văn bản để hướng dẫn HS. Con số thống kê cho thấy PP này GV không hề xem nhẹ nhưng không được tiến hành đều ở các lớp. Qua điều tra, chúng tôi được biết những lớp khá thường được sử dụng nhiều hơn, ở những lớp kém thì ngược lại. Phỏng vấn về hiện tượng đó, GV trả lời vì lượng kiến thức quá nhiều, văn bản dài, thời gian có hạn. HS lớp yếu bao giờ hiểu vấn đề cũng chậm hơn nên không đủ thời gian đọc đi đọc lại nhiều lần trên lớp. Trong khi đó, GV còn phải áp dụng những PP khác để phát huy tính chủ động, tích cực của HS.
Để áp dụng PP đọc sáng tạo một cách hiệu quả, GV nên sử dụng một cách linh hoạt. Căn cứ vào văn bản, kiến thức, thời gian, GV tổ chức cho HS đọc tác phẩm. Tuy nhiên, không bao giờ sử dụng PP này trong giờ là không nên. Đây là một PP vừa mang tính đặc thù của bộ môn, vừa có tính logic về nhận thức (không đọc làm sao có thể hiểu, cảm thụ).
Xếp ở vị trí cuối cùng là PP xây dựng và thực hiện các dự án (project). Lí do thứ nhất đây là một PP mới có GV chưa biết cách tiến hành như thế nào. Thứ hai ở mỗi lớp học khác nhau, trình độ HS khác nhau nên khả năng thực hiện PP này khác nhau. Những HS ở lớp khá rất hào hứng PP này. Vì các em có thể trình bày sự hiểu biết, những ý tưởng của mình, chủ động, tích cực tham gia vào quá trình HT. Nhưng với HS ở lớp kém thì quả là khó khăn nặng nề. Các em còn phải học nhiều môn khác mà môn nào cũng đòi hỏi HS phải đầu tư về mặt thời gian và sức lực.
Song song với việc đổi mới PP, các HTTCD-H Ngữ văn hiện nay cũng ngày một đa dạng. Theo cách dạy truyền thống chủ yếu học chính khóa và 100% học trên lớp, việc học mang tính cá nhân. Giờ đây, có thể kết hợp học chính khóa với ngoại khóa, học trong lớp, học ngoài lớp, ngoài học cá nhân còn có học nhóm. Những hình thức HT này cũng được áp dụng trong dạy và học môn Ngữ văn ở Trường THCS Giảng Võ.
Khảo sát 28 GV và 100 HS, tất cả đều trả lời gần như 100% học trên lớp. Nhà trường cũng có tổ chức HĐ ngoại khóa nhưng một năm chỉ một lần. Những địa điểm đều là những địa danh lịch sử: Côn Sơn, Kiếp Bạc; Đền Hùng, Đền Gióng... Các tiết tham quan du lịch rất hấp dẫn đối với HS nhưng các em chỉ dừng là HĐ vui chơi tập thể, chưa định hình HĐ ngoại khóa phục vụ cho HT.
Đối giờ học chương trình địa phương, các em được tìm hiểu về những tác phẩm viết về Hà Nội, nhà văn sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, địa danh nổi tiếng ở Hà Nội. Nếu như nhà trường có thể tổ chức HS đi tìm hiểu thực tế và kết hợp kiến thức các em thu được qua báo chí và phim ảnh thì giờ học sẽ rất bổ ích khắc sâu trong lòng. Thực tế những giờ học đó mang tính chất chiếu lệ. GV dạy HS 100% trên lớp. Cách triển khai của mỗi thầy cô rất khác nhau. Vì mỗi người đều soạn bài theo cách riêng không tạo được tính thống nhất. Được hỏi về vấn đề này, 22/28 GV trả lời: vì Sở GD chưa có hướng chỉ đạo trực tiếp, sách giáo viên cũng hướng dẫn rất sơ sài. Bản thân tổ bộ môn cũng chưa bao giờ bàn bạc đưa ra cách dạy cho những tiết học này. Chúng tôi thiết nghĩ những tiết dạy chương trình địa phương ngoài học trên lớp nên cho HS đi thực tế. GV giao nhiệm vụ cho HS. Sau đó, các em sẽ trình bày sự hiểu biết của mình vào tiết học tiếp theo. Để đảm bảo được những yêu cầu đó, chương trình địa phương nên 2 tiết mới giải quyết được hết các vấn đề.
Đa số các GV và HS đều khẳng định hình thức học nhóm nên áp dụng vào giảng dạy môn Ngữ văn.
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát GV, HS về hình thức D-H môn Ngữ văn của GV
Nội dung Mức độ thực hiện (%)
Thƣờng xuyên Đôi khi Không
bao giờ
GV HS GV HS GV HS