chiếu LCD, máy tính…)
7.2 30 85.6 40 7.2 30 4. Tranh ảnh 42.8 30 50 60 7.2 10 4. Tranh ảnh 42.8 30 50 60 7.2 10
Căn cứ vào bảng 2.9 (Khảo sát 28 GV và 100 HS) trên, ta nhận thấy PT vẫn được sử dụng thường xuyên, phổ biến nhất chính là bảng phấn: 100% ý kiến của GV và HS, ở vị trí thứ 2 là tranh ảnh 42.8 % GV và 30 % HS, vị trí thứ 3 là PT nghe nhìn 28.6% GV và 30% HS, vị trí cuối cùng là máy chiếu 7.2% GV và 30 % HS. Lí giải về việc sử dụng các PT này. Đa số GV cho rằng: sử dụng PT truyền thông đa chiều nếu biết cách thì rất hiệu quả. Trong thời gian ngắn, GV sẽ truyền tải được nhiều kiến thức mà không phải nói nhiều như trước. Với hình ảnh âm thanh sống động, giờ học sẽ vô cùng cuốn hút HS. Tuy nhiên điều kiện nhà trường còn hạn chế, 70 lớp chỉ có 2 máy chiếu được đặt cố định ở 2 phòng chuyên đề và thực hành. Những máy chiếu đó chỉ được sử dụng trong tiết thanh tra, hội giảng, thi GV dạy giỏi. Có lần hội giảng diễn ra ở tất cả các môn thì không có đủ phòng cho GV sử dụng máy chiếu. Thỉnh thoảng mới được sử dụng nên GV khó có kỹ năng thành thạo. Vì vậy, giờ học sử dụng PT này càng làm cho GV lúng túng. Thậm chí không biết kết hợp giữa lời giảng, thao tác ghi bảng và bấm máy như thế nào. Bên cạnh đó, CSVC vẫn xảy ra tình trạng thiếu thốn: một số bàn ghế đã cũ; lớp học đông nên có bàn 2 HS mà phải ngồi đến 3 HS.Vì phòng chuyên đề và phòng thực hành dùng chung cho tất cả các môn. Chưa có phòng chuyên đề theo các môn như phòng chuyên đề môn Văn-sử, môn Hóa-Sinh- Địa, môn Toán-Lí…
2.2.2. Thực trạng HĐ học của học sinh
HS là chủ thể của quá trình HT. Những vấn đề của người học trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường là: động cơ HT, mục đích HT; ý thức, thái độ HT và kết quả HT.
2.2.2.1. Mục đích động cơ HT
Mục đích là hướng phấn đấu, là đích đến, có tính quyết định không nhỏ đến kết quả HT của HS.
Trên cơ sở điều tra 100 HS về mục đích HT của các em, kết quả chúng tôi thu được là:
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát HS về mục đích học môn Ngữ văn
TT Mục đích Đúng
(%)
Không đúng
(%)