Dạy và học môn Ngữ vă nở trường Trung học Cơ sở

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tại Trường trung học cơ sở Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội (Trang 25)

D-H Ngữ văn ở THCS được định hướng theo D-H tích hợp và tích cực. Phát huy tối đa tính tích cực, tính sáng tạo của HS, chủ thể HT, ở tất cả các khâu: từ việc chuẩn bị bài, sưu tập tư liệu, phát biểu trong tổ, nhóm, tự đánh giá và đánh giá bạn, tham quan, HĐ thực tế theo đặc trưng bộ môn...

HS cần chủ động tiếp cận tác phẩm theo hướng đọc -> suy ngẫm-> liên tưởng.

Mức độ 1: là chỉ cần sử dụng những thông tin có ngay trong văn bản. Đó là trường hợp câu trả lời có sẵn trong bài.

Mức độ 2: là bụôc phải suy nghĩ những thông tin có trong bài. Đó là trường hợp phải suy nghĩ ra câu trả lời từ những đầu mối có trong văn bản.

Mức độ 3: là yêu cầu khái quát, liên hệ giữa những cái mà HS đọc với thế giới bên ngoài bài học. Khám phá văn bản theo hướng ấy thì HS không chỉ hứng thú, hiểu sâu văn bản mà còn liên hệ được một cách sinh động, tự nhiên việc học văn với những vấn đề của cuộc sống.

Tích hợp bao gồm việc học đồng thời với dạy nội dung môn học. D-H theo hướng tích hợp các phân môn: Tiếng Việt, Văn học, Tập làm văn. Sự tích hợp ấy được căn cứ từ quá trình nhận thức, quá trình HT của HS. Môn Tiếng Việt giúp các em tăng vốn từ, đặt câu linh hoạt. Từ đó, HS biết trình bày đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh. Môn Văn học tăng khả năng cảm thụ văn học và hiểu biết về tác phẩm văn chương cho HS. Môn Tập làm văn giúp HS phân biệt những phương thức biểu đạt cơ bản (tự sự, miêu tả, nghị luận,

thuyết minh, hành chính). Từ đó, HS thực hành viết một bài văn cụ thể dựa trên vốn từ đã có và những hiểu biết về tác phẩm văn chương. Như vậy, phân môn Tập làm văn làm trục tích hợp có nghĩa là lấy năng lực tạo lập văn bản làm trọng tâm lâu dài. Tính tích hợp của chương trình còn được thể hiện: tích hợp nhiều kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết; tích hợp chương trình chính khoá và ngoại khoá; tích hợp kiến thức và thực tiễn; tích hợp kinh nghiệm quá khứ và kinh nghiệm mới tiếp thu được.

Kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ văn mang đặc thù riêng do môn Ngữ văn mang đặc trưng về tính hình tượng, tính biểu cảm, tính đa nghĩa... rất khó định lượng cụ thể. Hiện nay, có các cách đánh giá như sau:

- Tự luận, tăng cường trắc nghiệm khách quan.

+ Kết hợp với đánh giá của người dạy với việc tự đánh giá của người học. - Chú trọng cả kiến thức lí thuyết và thực hành đặc biệt là vận dụng vào những tình huống gắn với đời sống), phát triển bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

- Mức độ đánh giá: nhận biết -> thông hiểu-> vận dụng (tái tạo và sáng tạo)

Từ những đặc điểm của môn Ngữ văn trong nhà trường THCS, giải pháp QLHĐD-H môn Ngữ văn cần có là:

- Giải pháp đặt ra gắn với đặc trưng riêng của HĐD-H văn trong nhà trường về mục tiêu, nội dung, PP, kiểm tra đánh giá...

-Giải pháp đặt ra cần đảm bảo tính tích hợp trong môn Ngữ văn bao gồm tích hợp giữa kiến thức D-H Ngữ văn truyền thống với kiến thức dạy hiện đại; tích hợp cơ sở lý luận về PPD-H văn với PPD-H Tiếng Việt và tập làm văn; tích hợp kiến thức chính khoá với HĐ ngoại khoá; tích hợp sử dụng các PT đặc trưng trong môn học Ngữ văn với công nghệ thông tin và PT nghe nhìn trong D-H.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tại Trường trung học cơ sở Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội (Trang 25)