Bảng 2.21 Kết quả khảo sát GV và nhà QL về QL sử dụng CSVC, PTD-H
3.2.1. Nhóm biện pháp quản lý HĐ xây dựng và thực hiện kế hoạch
Nhiệm vụ vô cùng quan trọng của CBQL là QL HĐ xây dựng và thực hiện kế hoạch. Những biện pháp sau đây có tác động chung cho chất lượng D- H tất cả các môn trong nhà trường trong đó có môn Ngữ văn.
3.2.1.1. Biện pháp bồi dưỡng các cán bộ quản lý về lý luận quản lý và những kỹ năng liên quan đến quản lý
*Mục tiêu của biện pháp
Năng lực của đội ngũ CBQL quyết định mức độ thực hiện mục tiêu phát triển của nhà trường. Do đó, bồi dưỡng và nâng cao năng lực QL của đội ngũ CBQL là một điều hết sức cần thiết đối với bất cứ một nhà trường nào.
Mục tiêu chủ yếu của biện pháp này là tăng cường các kiến thức và kỹ năng liên quan của cán bộ QL. Từ lý luận, nhà QL sẽ áp dụng vào thực tiễn một cách linh hoạt và hiệu quả.
* Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Các cán bộ QL ở Trường THCS Giảng Võ bao gồm: 1 hiệu trưởng, 2 hiệu phó, và 1tổ trưởng chuyên môn thực thi các nhiệm vụ QL chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của cá nhân trong quá trình công tác. Sau đây là một số giải
pháp để nâng cao năng lực, hiệu quả QL cho đội ngũ CBQL ở Trường THCS Giảng Võ.
- Tăng cường tổ chức HĐ bồi dưỡng kiến thức về khoa học QL, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nghiệp vụ sư phạm và nghiệp vụ QL cho CBQL, các cán bộ nguồn như: cử đi học các lớp bồi dưỡng, các khóa học nâng chuẩn về QL; cung cấp đầy đủ các tài liệu pháp quy liên quan đến nghiệp vụ QL.
- Thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ CBQL về các quan điểm tư tưởng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, chiến lược phát triển GD. Trên cơ sở đó, đội ngũ QL mới có đủ căn cứ và các phẩm chất cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ QL.
- Tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của CBQL bằng cách giao quyền cho họ trong việc thực thi nhiệm vụ, đảm bảo đúng người, đúng việc.
- Tăng cường HĐ đánh giá đội ngũ CBQL, trên cơ sở thiết lập chuẩn đánh giá, trong đó tập trung vào các tiêu chí về mức độ, hiệu quả thực hiện các chức năng QL.
Để QL có hiệu quả, ngoài những kinh nghiệm của cá nhân thì người QL rất cần được trang bị những kiến thức về khoa học QL để làm cơ sở cho CBQL trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo các HĐD-H của nhà trường một cách khoa học và hiệu quả.
3.2.1.2. Biện pháp yêu cầu các cán bộ quản lý xây dựng kế hoạch tin học hóa để quản lý môn Ngữ văn
* Mục tiêu của biện pháp
Ngày nay, công nghệ thông tin đang làm thay đổi căn bản nội dung, PP và hiệu quả làm việc. Trong công tác QLGD, việc sử dụng công nghệ thông tin với phần mềm chuyên dụng là một nhu cầu tất yếu của mọi nhà trường.
Sử dụng biện pháp trên nhằm tăng cường hiệu quả công tác QL cập nhật, tra cứu thông tin, thống kê số liệu đồng thời nâng cao kiến thức, kỹ năng tin học và PP sử dụng trang thiết bị hiện đại để GV không ngừng mở rộng tri thức, phục
vụ D-H. Bên cạnh đó, GV cũng như Ban giám hiệu có thể QL chi tiết cụ thể về tình hình HT của HS đồng thời biết về điều kiện, hoàn cảnh gia đình các em.
* Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Trường THCS Giảng Võ hiện nay, các GV và nhà QL đang sử dụng 2 phần mềm Winword và Excel nhưng vẫn chỉ là thao tác tác thủ công trên máy tính. Việc sử dụng phần mềm tuyển sinh, tốt nghiệp, QL điểm, thời khóa biểu, QL nhân sự, hệ thống hóa các thông tin, dữ liệu trong quá trình đào tạo của nhà trường… vẫn chưa được chú trọng và HĐ hiệu quả, đồng bộ.
Theo chúng tôi, để có thể triển khai việc cài đặt và sử dụng phần mềm đáp ứng nhu cầu QL cần thực hiện các bước sau đây:
- Hiện nay, Trường THCS Giảng Võ đều có một số trang thiết bị công nghệ thông tin song chưa đầy đủ và đồng bộ. Mời chuyên gia tin học của Sở GD&ĐT tư vấn về chuẩn hệ thống thông tin QL.
- Ban giám hiệu nhà trường giao nhiệm vụ cho nhóm GV tin học chịu trách nhiệm lắp đặt hệ thống thông tin QL trong nhà trường, lắp đặt máy chủ và nối mạng với các máy tính HĐ trong các bộ phận của nhà trường. Mua và cài đặt các phần mềm phục vụ cho công tác QL.
- Các CBQL của nhà trường được bố trí tập huấn sử dụng phần mềm. Phân công GV tin học chịu trách nhiệm theo dõi và hỗ trợ kỹ thuật khi triển khai sử dụng phần mềm.
- Lên kế hoạch và phân công nhập dữ liệu các khóa HS đang đào tạo, đối với khóa HS lớp 6 mới tuyển phải sử dụng phần mềm QL ngay từ đầu.
Kết quả phải đạt được sau khi trang thiết bị, cài đặt và sử dụng phần mềm là:
- Từ một dữ liệu đơn giản như họ tên, ngày sinh của một HS có thể dễ dàng, nhanh chóng tra cứu toàn bộ thông tin về HS đó như: sơ yếu lý lịch, khóa học, điểm thi đầu vào, điểm quá trình học, xếp loại các năm học….
- QL nhân sự (CBQL,GV, công nhân viên) bao gồm cả lý lịch cá nhân, quá trình công tác, thành tích và các hình thức khen thưởng, kỷ luật…
- QL toàn bộ điểm HT HS trong đó có môn Ngữ văn, phần mềm tự động tạo ra điểm tổng kết bộ môn, điểm tổng kết các môn, xếp loại HS của HS mà không cần bất cứ một lệnh tính toán thủ công nào.
- BGH nhà trường QL tất cả các kế hoạch của nhà trường, tổ trưởng chuyên môn, GV một cách cụ thể trong mạng nội bộ của nhà trường và qua hệ thống máy tính có thể theo dõi, hỗ trợ kịp thời.
3.2.1.3. Biện pháp xây dựng kế hoạch và quản lý kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên
*Mục tiêu của biện pháp
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV là rất cần thiết để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
* Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Để xây dựng kế hoạch và QL kế hoạch tốt, các nhà QL cần dựa trên những cơ sở sau:
- Các nhà QL cần nắm được thực trạng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV trong trường từ đó lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
- Căn cứ vào kế hoạch của Sở GD và của phòng để có kế hoạch của riêng nhà trường, tránh các kế hoạch chồng chéo lên nhau khiến cho việc tập huấn mang tính hình thức và không đạt được kết quả.
- Bắt buộc và tạo mọi điều kiện (thời gian, kinh phí) để GV tham gia hiệu quả các đợt bồi dưỡng chuyên môn như bồi dưỡng thay sách giáo khoa, bồi dưỡng đổi mới PP…
- Tổ chức và tạo mọi điều kiện thuận lợi (giảm giờ dạy, phân công thời khóa biểu thuận lợi) cho GV nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học phục vụ hỗ trợ HĐD-H.
- Khuyến khích GV tự học, tự bồi dưỡng để tránh tình trạng rơi vào tụt hậu về nội dung và PP.
- Tăng cường CSVC phục vụ cho việc tự học, tự bồi dưỡng: kết nối mạng Internet, bổ sung thường xuyên tài liệu HT, tài liệu tham khảo…
- Yêu cầu hàng năm mỗi GV phải có chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm rút ra từ quá trình tự học, tự bồi dưỡng. Đối với các chuyên đề có giá trị, giải pháp thiết thực, tính khả thi cao được hỗ trợ kinh phí gửi lên cấp trên thẩm định, khen thưởng.
- Tự học, tự bồi dưỡng là một tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua.