Hoạt động dạy và nghiên cứu của giáo viên và họat động học của học sinh trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tại Trường trung học cơ sở Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội (Trang 33)

học sinh trong những năm gần đây

2.1.5.1. Hoạt động dạy và nghiên cứu của giáo viên

Từ năm 2004 đến 2009, Trường THCS Giảng Võ không ngừng lớn mạnh. Về mặt tổng số GV không có nhiều thay đổi nhưng đội ngũ GV ngày càng nâng cao chất lượng. Năm 2004, có 98 GV đạt trên chuẩn đến năm 2009, số lượng GV đạt trên chuẩn lên tới 114. Những HĐ chuyên môn như thi GV dạy giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm đều được tất cả các GV trong trường tích cực tham gia và đạt giải cao.

Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn GV trường THCS Giảng Võ

Năm học Tổng số GV

Trình độ

đào tạo giải dạy giỏi LĐTT-Số GV có CSTĐ các cấp

Số SKKN đƣợc xếp loại các cấp Đạt

chuẩn chuẩn Trên Quận TP Quận TP

2004-2005 145 144 98 3 2 19 19 18 2005-2006 143 143 100 4 0 18 18 17 2005-2006 143 143 100 4 0 18 18 17 2006-2007 139 139 102 5 1 15 22 20 2007-2008 139 139 111 4 1 21 21 20 2008-2009 143 143 114 6 1 19 20 20 22 5 92 100 95

(Nguồn: Trường THCS Giảng Võ)

Về tổ Văn- Sử, ngày đầu tiên chỉ có 4 GV, từ năm 2004 đến nay, tổ đã có 35 GV; 34 GV đạt trên chuẩn có 1 GV đạt chuẩn. Trong đó, có 28 GV dạy Văn- Sử, 7 GV chuyên Sử. Riêng về GV dạy văn, có 2 GV có trình độ thạc sĩ, 25 GV trình độ đại học, 1 GV trình độ cao đẳng. Nhiều GV đạt giải cao trong các kì thi GV dạy giỏi như cô Ngô Ngọc Anh, cô Nguyễn Thị Nga, cô Nguyễn Thanh Lê, cô Đinh Thị Thảo, cô Phạm Hương Giang, cô Tô Hải Yến, cô Phạm Thị Thanh Thủy. Đa số các GV tự đáng giá có trình độ chuyên môn và trình độ nghiệp vụ sư phạm tốt, có khả năng đổi mới PP.

GV văn tự đánh giá Tốt Khá TB Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL % 1.Trình độ chuyên môn 22 78 6 22 0 0 0 0 0 0 2.Trình độ nghiệp vụ sư phạm 22 78 6 22 0 0 0 0 0 0 3. Mức độ đổi mới PP 14 50 14 50 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Trường THCS Giảng Võ)

2.1.5.2. hoạt động học của học sinh

Cùng với sự lớn mạnh về đội ngũ GV, uy tín của nhà trường ngày một tăng lên. Nhiều phụ huynh tin tưởng cho con em mình học tại trường. Vì vậy, tổng số lớp và số HS cũng không ngừng phát triển. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo của nhà trường cũng được nâng lên rõ rệt. Bảng số liệu 2.4 dưới đây thể hiện chất lượng đào tạo GD của trường.

Bảng 2.4. Kết quả GD HS từ năm 2004-2010 Năm học Số lớp Số HS Xếp loại đạo đức (%) Xếp loại văn hóa (%) Tốt nghiệp HS giỏi các cấp Tốt Khá Giỏi Khá TB Tp Quận 2004-2005 73 3653 93.7 6.3 61.4 30.9 6 99.8 26 36 2005-2006 71 3539 96.2 3,8 67,1 26.5 5.5 99.9 47 67 2006-2007 66 3271 94.7 5,3 61 29 8.0 99.9 46 63 2007-2008 66 3325 95.1 4.9 63.5 27 7.7 100 51 82 2008-2009 68 3353 95.6 4.4 68.1 24.6 6 100 26 61 2009-2010 70 3387 97 3 72 22 5.8 100 47 82 TB các năm 69 3421 95.4 4.7 65.2 26.7 6.5 99.9 40.5 65.2

(Nguồn: Trường THCS Giảng Võ)

Về mặt đức dục, hạnh kiểm tốt TB từ 93% đến 97%; hạnh kiểm khác từ 6.3% đến 3% và không có hạnh kiểm TB. Về mặt trí dục, tính TB các năm từ năm 2004 đến năm 2010, giỏi là 65.2 %; khá là 26.6 %; TB là 6.5 %. Tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS là 99.9 %; số lượng đạt giải cấp thành hàng năm khoảng trên 40 giải, số lượng đạt giải cấp quận là 65 giải. Có thể so sánh một chút để thấy được chất lượng đào tạo của trường THCS Giảng Võ. Báo cáo của phó thủ tướng trong Hội nghị tổng kết năm học 2009 - 2010 và triển khai nhiệm vụ năm học 2010- 2011 xác nhận tỷ lệ TB trong cả nước năm 2009-2010, cấp tiểu học, HS khá giỏi là 78%; đến THCS, giỏi là 15%, khá

là 33%; THPT, HS giỏi chỉ còn 5% và khá là 32% [Phạm Thịnh, Càng lên cao, tỷ lệ HS khá giỏi càng giảm, theo nguồn http://www.vtc.vn, ngày 30/07/2010]. Vậy mà tỷ lệ TB HS giỏi của Trường THCS Giảng Võ là 65.2 % và khá là 26.6 %; TB là 6.5%. Trong luận văn này, chúng tôi không có mục đích so sánh để lí giải nguyên nhân sự chênh lệch về tỷ lệ HS khá giỏi của trường THCS Giảng Võ với tỷ lệ TB của cả nước. Mục đích của chúng tôi là khẳng định sự phát triển lớn mạnh về mặt số lượng HS cũng như chất lượng GD của trường THCS Giảng Võ đồng thời thấy được QL HĐ D-H môn Ngữ văn trong mối quan hệ phát triển chung của nhà trường.

Với mục đích HS được phát triển toàn diện, Ban giám hiệu có những chỉ đạo thiết thực về các mặt văn nghệ, thể dục thể thao. Các câu lạc bộ bóng bàn, bóng rổ, cờ vua, môn võ Karate, nhạc, họa được tổ chức thường xuyên. Hầu như năm học nào, nhà trường cũng có HS tham gia thi đấu và đạt được giải cao.

Bảng 2.5. Thành tích thể dục thể thao của HS từ năm 2002-2009 (HCV: Huy chương vàng; HCB: Huy chương bạc; HCĐ: Huy chương đồng)

Năm học Cấp Quận Cấp Thành phố HCV HCB HCĐ Tổng HCV HCB HCĐ Tổng 2004-2005 15 13 9 37 19 24 17 60 2005-2006 11 9 17 37 8 9 14 31 2006-2007 11 9 15 35 13 15 7 35 2007-2008 8 13 14 35 15 7 9 31 2008-2009 19 18 21 58 10 17 18 45 Tổng 64 62 76 202 65 72 65 202

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tại Trường trung học cơ sở Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội (Trang 33)