hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết

111 820 0
hoàng công chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài 1. Lý do khoa học Trên chặng đường dài mấy nghìn năm lịch sử đấu tranh giải phóng dân téc, cuộc khởi nghĩa của người anh hùng áo vải Hoàng Công Chất nh mét mốc son chãi ngời, đánh dấu thời kỳ đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân téc ta. Giá trị của cuộc khởi nghĩa đó thật lớn lao, nó thể hiện một tinh thần đoàn kết, dũng cảm kiên cường chống giặc ngoại xâm, giành độc lập, tự do và khẳng định chủ quyền dân téc. Đến nay, nhiều thế kỷ đã trôi qua, nhưng âm vang của bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Hoàng Công Chất vẫn in đậm trong tâm trí và là niềm tự hào của những người dân Tây Bắc. Đặc biệt là đồng bào Thái Mường Thanh - Điện Biên. Cùng với dòng chảy thời gian, truyền thuyết về Hoàng Công Chất vẫn được lưu truyền, ngợi ca từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bởi vậy, nghiên cứu truyền thuyết về người anh hùng chống giặc ngoại xâm kết hợp với việc tìm hiểu lễ hội tưởng niệm là công việc vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc làm sáng tỏ hơn bản chất của truyền thuyết Việt Nam. Có thể thấy, hằng năm lễ hội tưởng niệm người anh hùng Hoàng Công Chất và các tướng lĩnh của ông vẫn được nhân dân Điện Biên tổ chức rất long trọng tại thành Bản Phủ. Từ truyền thuyết lịch sử, các vị anh hùng đó đã bước vào đời sống dân gian và lòng người dân Điện Biên. Qua lễ hội chúng ta có thể khẳng định sức sống bất diệt của các nhân vật đó trong lòng đồng bào Thái Mường Thanh hôm nay và mai sau. Cho đến nay, số lượng công trình nghiên cứu về hoạt động của nghĩa quân Hoàng Công Chất đã có khá nhiều. Song nhìn chung, những công 1 trình đó chủ yếu tập trung vào chính sử, còn hệ thống truyền thuyết về Hoàng Công Chất và lễ hội diễn ra tại thành Bản Phủ vẫn chưa được giới thiệu và nghiên cứu một cách đầy đủ và khoa học. Hơn nữa, trước yêu cầu về lịch sử địa phương cần phải được giới thiệu, nghiên cứu và lưu giữ nhằm giúp cho các thế hệ sau thấy được giá trị và tầm quan trọng của mảnh đất Điện Biên lịch sử. Từ đó giúp cho mỗi người dân càng thấy thêm yêu mảnh đất quê hương mình và có ý thức giữ gìn, phát triển nó về mọi mặt, sánh ngang với các thành phố lớn trong khu vực. Đó cũng chính là lý do tác giả luận văn chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lý do nghề nghiệp Là giáo viên của một trường sư phạm, công việc nghiên cứu truyền thuyết là hết sức cần thiết. Nó giúp cho người viết tự bổ sung kiến thức và vốn văn hoá để nâng cao chuyên môn. Và càng hết sức cần thiết hơn đối với chương trình văn học trong nhà trường Cao đẳng Sư phạm chuyên nghiệp. Văn học dân gian là một chuyên ngành không thể thiếu trong chương trình học, được phân bố với một thời lượng phù hợp, trong đó truyền thuyết là một thể loại quan trọng được đề cập, nghiên cứu khá nhiều Bởi vậy, đề tài này còn có tác dụng hỗ trợ thiết thực cho công tác giảng dạy văn học dân gian nói chung, cho mỗi giáo viên và sinh viên sư phạm nói chung. Vì lẽ “với mỗi dân téc, văn học dân gian là tấm gương soi hình bóng của dân téc mình. Cho nên, để tìm hiểu một dân téc, không gì tốt hơn là chiếm lĩnh vốn văn hoá dân gian của dân téc đó. Từ đây có thể khám phá ra những đặc điểm về tâm lý, tình cảm, tâm thức dân tộc” [68]. Là người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Điện Biên giàu truyền thống yêu nước, đấu tranh quật cường và đầy ắp huyền thoại về người anh hùng áo vải Hoàng Công Chất, tôi thấy mình phải có trách nhiệm góp một phần nhỏ bé cùng mọi người khơi thông dòng chảy của lịch sử, bồi đắp cho mảnh đất hiện thực của cuộc sống hôm nay thêm tươi tốt. Hiểu và thấy 2 được giá trị to lớn của cuộc khởi nghĩa Hoàng Công Chất, đó là trách nhiệm và lương tâm của mỗi chúng ta hôm nay. Đặc biệt là những người con sống trên mảnh đất Điện Biên lịch sử: nh Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân téc, vì các vị Êy là tiêu biểu của một dân téc anh hùng”. II. Lịch sử vấn đề Việc nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội về các nhân vật anh hùng lịch sử đã thu hót sự chú ý và sự tham gia nghiên cứu của nhiều chuyên gia đầu ngành về văn học dân gian ở Việt Nam. Số lượng công trình sưu tầm, nghiên cứu về truyền thuyết với tư cách là một thể loại truyện kể dân gian đã có khá nhiều. Tuy nhiên, mảng truyền thuyết của các dân téc thiểu số còn rất Ýt. Nằm trong tình hình chung Êy, truyền thuyết và lễ hội về Hoàng Công Chất với tư cách là một công trình khoa học cũng chưa được nghiên cứu riêng biệt và toàn diện. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi xin điểm lại lịch sử sưu tầm truyền thuyết nói chung, lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội về Hoàng Công Chất nói riêng. 1. Lịch sử sưu tầm truyền thuyết nói chung ở nước ta, thuật ngữ truyền thuyết và việc giới thuyết nó ra đời tương đối muộn. Trong các công trình: Truyện cổ tích Việt Nam của Vũ Ngọc Phan (Ban nghiên cứu Văn Sử Địa xuất bản, 1955), Lược khảo thần thoại Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi [6] truyền thuyết vẫn chưa được bàn đến như một thể loại. Năm 1961, trong bé Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có chương “Thần thoại và truyền thuyết”, tác giả Đỗ Bình Trị đã khẳng định truyền thuyết là một thể loại và đưa ra định nghĩa về nó. Cũng cần nhắc tới cuộc tranh luận sôi nổi về 3 Truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thuỷ trên tạp chí “Nghiên cứu văn học” từ 1960 đến 1965. Điều mà các tác giả bàn đến ở đây là những vấn đề mà truyền thuyết này đã đặt ra, các tác giả dường nh thống nhất về sự có mặt của thể loại truyền thuyết. Năm 1971, trong cuốn: Truyền thống anh hùng dân téc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam [69] tập trung nhiều bài nghiên cứu về truyền thuyết đã được xuất bản, các tác giả như Nguyễn Ngọc Côn, Tầm Vu, Phan Trần, Đinh Gia Khánh và Kiều Thu Hoạch đã có những đóng góp lớn. Trong đó, đáng chú ý là bài: Truyền thuyết anh hùng trong thời kỳ phong kiến của tác giả Kiều Thu Hoạch. Ông đã đưa ra định nghĩa “Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dân gian, nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật theo quan điểm của nhân dân ” Tác giả chia truyền thuyết làm hai loại lớn: truyền thuyết nhân vật và truyền thuyết phong vật. Trong từng loại lại có nhiều loại nhỏ, riêng truyền thuyết nhân vật được ông chia thành ba loại nhỏ sau: truyền thuyết anh hùng (chỉ những truyền thuyết nói về các anh hùng lịch sử chống xâm lược và anh hùng văn hóa như Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi ), truyền thuyết phản diện (chỉ những truyền thuyết nói về bọn xâm lược và bọn bán nước như Cao Biền, Phạm Nhan, Lê Chiêu Thống ), truyền thuyết tôn giáo (dùng theo nghĩa rộng chỉ những truyền thuyết dân gian nói về các nhân vật tôn giáo như Man Nương, Từ Đạo Hạnh, Huyền Quang ). Sau khi phân loại, Kiều Thu Hoạch đã tìm hiểu truyền thuyết về người anh hùng trong quá trình phát triển của nó. Nhà nghiên cứu đã nhận thấy: “truyền thuyết vốn được sáng tác và lưu truyền ở cửa miệng nhân dân, nhưng trong thời kỳ phong kiến nó lại được nhà Nho ghi chép thành văn bản và được các vương triều biên soạn thành thần tích. Trong khi đó, tất nhiên nó vẫn được nhân dân kể và lưu truyền theo cách của mình” [32;141]. 4 Qua bài viết, Kiều Thu Hoạch đã đưa ra một cái nhìn tổng quát và những lý giải hết sức sâu sắc về bản chất thể loại. Ông còn nhận xét: “có thể nói rằng hội lễ là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu được của truyền thuyết anh hùng Việt Nam Chính nhờ những hội lễ như vậy mà truyền thuyết anh hùng có dịp được nhắc nhở và đi sâu vào kí ức của nhân dân” [69; 220]. Trong bài Nhân ngày giỗ tổ Vua Hùng (Báo Nhân dân, số 549, Ngày 29 tháng 4 năm 1969), Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nêu ra vấn đề mấu chốt của truyền thuyết là mối quan hệ giữa lịch sử và truyền thuyết. Năm 1973, trong bài viết: Tìm hiểu quan hệ giữa thần thoại, truyền thuyết và diễn xướng tín ngưỡng phong tục (Tạp chí văn học. Tháng 6, 1973), tác giả Nguyễn Khắc Xương đã nêu lên mối quan hệ giữa thần thoại, truyền thuyết và lễ hội: “Thần thoại và truyền thuyết lưu truyền bằng miệng trong dân gian đã được tái hiện cụ thể và sinh động trước nhân dân qua nghệ thuật diễn xướng hỗn hợp”. Theo ông, “diễn xướng tín ngưỡng hội làng còn là một phương tiện bảo lưu thần thoại, truyền thuyết có hiệu lực” [66; 107]. Năm 1974, trong cuốn Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam của tác giả Cao Huy Đỉnh [9] có chương: "Dòng tù sự lịch sử với nền độc lập nước nhà và những gương công đức tài tử từ An Dương Vương đến đầu Lê” viết về truyền thuyết. Mặc dù ông mới đi vào phân tích những tác phẩm cụ thể nhưng người đọc cũng tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu về lý luận. Đó là những gợi ý về hoàn cảnh ra đời của thể loại truyền thuyết và diện mạo chung của thể loại này. Năm 1977, Võ Quang Nhơn có bài Thần thoại và truyền thuyết các dân téc Ýt người, một bộ phận của nền văn học dân gian Việt Nam thống nhất và đa dạng [35]. Ông đã đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự 5 gắn bó giữa truyền thuyết miền núi và truyền thuyết miền xuôi trong chỉnh thể thống nhất của văn học dân gian Việt Nam. Đến đầu những năm 90, khi cuốn Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam [40] của Đại học Quốc gia Hà Nội được viết lại, tác giả Lê Chí Quế đã dành một chương viết về truyền thuyết. Không nhằm mục đích tổng kết lại những gì đã được nghiên cứu về truyền thuyết, tác giả đã làm rõ diện mạo của thể loại truyền thuyết trên cái khung là định nghĩa, phân loại và phân tích dẫn chứng. Đến bài viết Nghiên cứu truyền thuyết – những vấn đề đặt ra của tác giả Trần Thị An [1] đã điểm qua lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và đưa ra một số vấn đề cơ bản của thể loại đang được đặt ra và cần giải quyết triệt để đó là mối quan hệ giữa lịch sử và truyền thuyết, một vài vấn đề thi pháp truyền thuyết. Bài viết đã được nhiều bạn đọc chú ý và quan tâm. Năm 1996, tác giả Lê Văn Kỳ trong Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và hội lễ về các anh hùng [21] đã nêu lên định nghĩa hội lễ, mối quan hệ giữa hội lễ và truyền thuyết các anh hùng. Từ đó, tác giả đi vào phân tích một số hội lễ nh hội lễ Hai Bà Trưng, Thánh Gióng trong mối quan hệ với truyền thuyết xung quanh những nhân vật này. Năm 2002, cuốn Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam do Phạm Thu Yến (CB) [67] cũng dành một chương viết về truyền thuyết. Tác giả đã có những ý kiến khá sâu sắc các vấn đề về đặc trưng, nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của truyền thuyết. Từ đó, tác giả cũng đưa ra phương pháp phân tích một tác phẩm truyền thuyết là phân tích dùa trên những mô típ cấu thành tác phẩm và phân tích gắn với nghi lễ, hội lễ. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều coi truyền thuyết là một thể loại riêng biệt của văn học dân gian. Từ đó, họ đi sâu nghiên cứu những đặc trưng nội dung và đặc điểm thi pháp của nó Bên cạnh đó vẫn có một số ý kiến không thừa nhận truyền thuyết là một thuật ngữ của khoa nghiên cứu 6 văn học dân gian mà coi đó là một thuật ngữ sử học. Tác giả Đinh Gia Khánh trong cuốn Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam [17] và trong các công trình nghiên cứu: Xác định giá trị của truyền thuyết đối với việc tìm hiểu lịch sử thời Hùng Vương (Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 123, Hà Nội 1969.), Địa chí văn hoá dân gian Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (Sở văn hóa thông tin Hà Nội 1991) đã đưa ra nhận xét như vậy. Có thể nói, các công trình nghiên cứu về truyền thuyết rất đa dạng và phong phú, khó có thể liệt kê ra một cách đầy đủ, trên đây chúng tôi chỉ điểm qua một số công trình đáng chú ý và có nhiều đóng góp trong lịch sử nghiên cứu truyền thuyết Việt Nam nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội về Hoàng Công Chất Năm 1960, trong cuốn Quắm Tố Mướn (Truyện kể bản mường), tác giả Cầm Trọng và Cầm Quynh cho rằng đây là một truyền thuyết lịch sử có tính chất gia phả, ghi chép về dòng họ quý téc Thái ở Mường Muổi (Thuận Châu), trong đó có nói tới: “Vua Hoàng cùng với Phìa Chu kéo quân lên đánh giặc Phẻ” [50]. Năm 1965, trong Tạp chí nghiên cứu lịch sử - Sè 81 có bài của Đặng Nghiêm Vạn và Cầm Chất viết về những hoạt động của Hoàng Công Chất trong thời kỳ ở Tây Bắc: “Hoàng Công Chất đem quân đánh tan giặc Phẻ cứu dân, bảo vệ miền biên giới Tổ quốc” [58; 50]. Năm 1967, Đặng Nghiêm Vạn trong Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 102 với bài Truyền thống chống xâm lăng của Điện Biên trong lịch sử viết về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất nhưng rất khái quát. Ông cho rằng: “Hành động của Hoàng Công Chất là một hình ảnh đẹp về tình đoàn kết giữa các dân téc Tây Bắc” [59; 47]. Năm 1978, tác giả Trần Lê Văn với cuốn Sông núi Điện Biên còng đã viết về con người Hoàng Công Chất: “Hoàng Công Chất phất cờ khởi 7 nghĩa từ năm Cảnh Hưng thứ nhất” (1739). “Ông hoạt động trong một địa bàn rộng lớn từ Sơn Nam Hạ đến toàn vùng Sơn Nam, hoạt động linh hoạt với lối đánh du kích”, “khi tan, khi hợp” [60; 296] và một số địa danh liên quan đến cuộc khởi nghĩa: Hoong Cóm, Na Sang, Mường Phăng Năm 2004, trong Việt sử kỷ yếu của tác giả Trần Xuân Sinh và Việt Nam kho tàng dã sử của tác giả Vũ Ngọc Khánh - Phạm Minh Hảo có đề cập đến nhân vật Hoàng Công Chất và cuộc khởi nghĩa của ông: “Quân của Hoàng Công Chất giỏi thuỷ chiến, sở trường lối đánh du kích, chiến đấu linh hoạt.”, “Hoàng Công Chất chạy lên Châu Ninh Biên, liên kết với thủ lĩnh người Thái tên là Thành, tụ tập đồ đảng ” [42; 352]. Điều đó chứng tỏ Hoàng Công Chất là một nhân vật có thật trong lịch sử chống xâm lăng của dân téc. Tháng 6-2006, tác giả Nguyễn Thị Lâm Hảo với cuốn Vài nét về khởi nghĩa Hoàng Công Chất cũng điểm qua những nét chính về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất trong lịch sử và khẳng định rằng: “Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân dài nhất, hoạt động trong phạm vi rộng nhất, liên kết với nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân khác, tập hợp được các cư dân, các dân téc khác nhau ” [14; 36 ]. Tháng 8-2006, trong tạp chí văn nghệ số 3 của Hội Văn học nghệ thuật Điện Biên, tác giả Nguyễn Duy Bình viết: "Di tích thành Bản Phủ- Một trường học về tinh thần đại đoàn kết dân téc, yêu nước chống ngoại xâm” [4; 82]. Nhìn chung, việc sưu tầm, nghiên cứu về nhân vật Hoàng Công Chất đã được thực hiện, vì đây là nhân vật anh hùng thuộc tầng líp nhân dân, có công đánh đuổi giặc Phẻ giải phóng một vùng Tây Bắc rộng lớn, đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng: đối với nhân dân Tây Bắc, đặc biệt là đồng bào Thái Mường Thanh - Điện Biên, Hoàng Công Chất là một vị anh hùng, một vị cứu tinh được nhân dân 8 tin yêu, kính trọng. Nhưng đối với triều đình Lê - Trịnh lúc bấy giê ông bị coi là giặc vì đã đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình thối nát. Cho nên những chiến công cũng như những truyền thuyết viết về ông không được sử sách ghi lại một cách đầy đủ. Qua các nghiên cứu trên, chúng tôi thấy các nhà nghiên cứu mới đưa ra những nhận định về vai trò của Hoàng Công Chất trong lịch sử, nhưng chưa đi sâu phân tích cơ sở của những nhận định đó. Còn việc nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội về ông thì có thể khẳng định là chưa được các nhà nghiên cứu đặt ra theo đúng quy mô và tầm vóc của nó. Trong một số bài viết, nó mới chỉ được điểm qua một cách sơ lược, chưa được phân tích, mô thuật một cách cụ thể. Do đó, việc nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội về Hoàng Công Chất về cơ bản vẫn còn để ngỏ. Đây cũng là dịp để chúng tôi giới thiệu với bạn đọc một cách sâu sắc, toàn diện những truyền thuyết và lễ hội về: “người anh hùng của dân téc mình”. III. Mục Đích nghiên cứu của luận văn Mục đích chính của luận văn là thực hành khoa học, vận dụng lý thuyết chuyên ngành vào đề tài thực tiễn để củng cố nâng cao kiến thức và phương pháp nghiên cứu. Luận văn trình bày những nét chính về hoạt động của Hoàng Công Chất trong lịch sử, làm nổi bật khí phách anh hùng của người nông dân khởi nghĩa: Chống giặc ngoại xâm, mở mang bờ cõi, khẳng định chủ quyền dân téc. Điền dã sưu tầm, từ đó hệ thống hoá các truyền thuyết về Hoàng Công Chất, khảo sát đặc điểm nội dung và các mô típ cơ bản của hệ thống truyền thuyết đó. 9 Mô tả chi tiết, cụ thể lễ hội thành Bản Phủ ở Noong Hẹt - Điện Biên để tìm thấy mối liên hệ giữa truyền thuyết với lễ hội, một quy luật phổ biến của việc tồn tại và lưu truyền truyền thuyết, tạo nên sức sống của thể loại. Đồng thời chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt giữa lễ hội trong dân gian và lễ hội ngày nay. Tạo dựng, làm sống lại truyền thuyết và lễ hội Hoàng Công Chất là góp phần dựng lại bức tranh hoành tráng về cuộc khởi nghĩa của ông và thấy được giá trị lớn lao của nó trong đời sống xã hội. Đồng thời giúp bạn đọc hiểu, cảm nhận được nét đặc sắc của vùng đất lịch sử và huyền thoại. IV. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp: - Phương pháp điền dã: Xác định đây là đề tài còn mới mẻ đối với thực tế của địa phương, do vậy, phương pháp khai thác nguồn tư liệu trong dân gian là quan trọng. Chóng tôi đã vận dụng phương pháp này thông qua các hình thức điền dã, ghi chép lại các câu chuyện kể của nhân dân, đặc biệt của những người cao tuổi. - Phương pháp khảo sát, thống kê: Từ những tư liệu thu thập được qua hai nguồn tư liệu đã xuất bản và tư liệu sưu tầm, chóng tôi tiến hành hệ thống hoá, xây dựng thư mục dữ liệu nghiên cứu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở thư mục tư liệu còn đơn giản, chúng tôi tiến hành phân tích, tổng hợp để từ đó có cái nhìn toàn vẹn hơn về những vấn đề cần nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Vận dụng những phương pháp của các bộ môn khoa học khác nh sử học, dân téc học, văn hoá học để tập trung làm rõ đề tài. Trong các phương pháp trên, chúng tôi tập trung sử dụng phương pháp điền dã có ghi chép, phân tích, tổng hợp. 10 [...]... loại truyền thuyết lịch sử bao giê cũng có “cái lõi sự thực lịch sử Trên nền lịch sử Êy, truyền thuyết luôn luôn gắn bó và phản ánh lịch sử theo cách riêng của nhân dân Còng nh mét số nhân vật anh hùng khác, cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng Công Chất cũng được chính sử ghi lại một cách khá rõ nét Từ lịch sử, Hoàng Công Chất đã đi vào truyền thuyết dân gian trong niềm ngưỡng mộ chân thành của nhân dân... thuyết về Hoàng Công Chất Chương III: Lễ hội Hoàng Công Chất ở thành Bản Phủ– Noong Hẹt Điện Biên 11 B Phần nội dung Chương I: Hoàng Công Chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết 1 Nhân vật Hoàng Công Chất trong lịch sử Tây Bắc là vùng biên giới của Tổ quốc, có một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng Chính vì vậy, trong suốt chiều dài lịch sử đã có biết bao cuộc đấu tranh cứu nước và giữ... 52] Truyền thuyết dân gian tái tạo chứ không tái hiện lịch sử Từ lịch sử Hoàng Công Chất đi vào truyền thuyết theo cách nhìn và quan điểm của nhân dân Trong truyền thuyết, hình ảnh Hoàng Công Chất hiện lên kỳ vĩ, lớn lao Sự kỳ vĩ lớn lao này là do nhân dân đã thần thánh hoá người anh hùng mà mình tôn kính Với xu hướng “địa phương hoá”, truyền thuyết đã gắn những kỳ tích, những chiến công của Hoàng Công. .. điểm cho nhân vật có một tầm vóc kỳ vĩ, lớn lao Đồng thời càng khẳng định lòng yêu mến thầm kín của đồng bào Tây Bắc đối với nhân vật người anh hùng Truyền thuyết là sự nhào nặn lịch sử bằng cách hình tượng hoá và kỳ ảo hoá các nhân vật lịch sử theo quan điểm nhân dân Cảm quan lịch sử đã chi phối nghệ thuật xây dựng hình tượng truyền thuyết Các nhân vật dù có là hư cấu hay là đích thực lịch sử thì cũng... vào công cuộc bảo lưu và phát triển vốn văn hoá dân gian cổ truyền của dân téc, bảo lưu và phát triển những di sản văn hoá địa phương đang dần bị mai mét VII Bố cục của luận văn Ngoài các phần: Mở đầu, kết luận, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương Chương I: Hoàng Công Chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết Chương II: Mô tả truyền thuyết về Hoàng Công Chất. .. bình yên cho nhân dân đã hiện lên trong tâm trí họ thật lung linh, rực rỡ qua những truyền thuyết Có thể nói, truyền thuyết đã bổ sung vào chính sử làm trọn vẹn hơn chân dung và tầm vóc của Hoàng Công Chất Vùng đất Mường Thanh tương truyền là nơi Hoàng Công Chất được trời phái xuống giúp dân giết giặc và cũng chính nơi đây đã tồn tại một hệ thống truyền thuyết về ông từ lúc xuất thân cho đến khi ông... khoẻ mà Hoàng Công Chất đã cùng sáu người bạn của mình đánh tan lũ giặc Phẻ và sau đó tìm được đất xây thành đóng đô, từ vị trí đó Hoàng Công Chất đã lập nên nhiều kỳ tích mới Việc tìm đất xây thành của Hoàng Công Chất chắc hẳn cũng có nhiều truyền thuyết, song tiếc rằng thời gian đã không còn giữ lại được những truyền thuyết đó Chỉ biết rằng, qua lời của những già làng kể lại, Hoàng Công Chất có tài... đi vào truyền thuyết dân gian trong vầng hào quang lung linh với niềm ngưỡng mộ chân thành của đồng bào Thái Tây Bắc Yếu tố lịch sử và yếu tố hư cấu thần kỳ cùng hoà quyện đã khiến cho truyền thuyết về Hoàng Công Chất vừa là đối tượng nghiên cứu của văn học dân gian, vừa là tài liệu tham khảo của khoa học lịch sử Khắc hoạ hình tượng Hoàng Công Chất trong truyền thuyết, đó cũng là một cách để nhân dân... cùng lịch sử dân téc, âm hưởng của nó còn vang vọng mãi tới muôn đời Cũng chính vì vậy, cho đến hôm nay, những thế hệ con cháu đã và đang sống trên mảnh đất Điện Biên lịch sử không ai lại không biết và tự hào về ông Những truyền thuyết về Hoàng Công Chất sẽ 22 mãi được đồng bào truyền tụng với lòng tự hào sâu sắc vượt qua líp bụi thời gian để ngày càng trở nên huyền ảo hơn Từ lịch sử, Hoàng Công Chất. .. tác động mạnh mẽ đến óc tưởng tượng Cho nên, nếu nh yếu tố kỳ ảo trong truyện cổ tích có thể đưa nhân vật của nó đi đến bất cứ đâu thì nhân vật của truyền thuyết chỉ tập trung yếu tố hư cấu ở nguồn gốc, hành trạng và hình thức ở truyền thuyết, hư cấu không phải là yếu tố chỉ tô diểm thêm cho sự thật lịch sử, nã “can thiệp” cả vào sự thật lịch sử, nó có thể thêm chi tiết, tình tiết, nhân vật phụ và thậm . trong 3 chương. Chương I: Hoàng Công Chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết. Chương II: Mô tả truyền thuyết về Hoàng Công Chất. Chương III: Lễ hội Hoàng Công Chất ở thành Bản Phủ– Noong. Điện Biên. 11 B. Phần nội dung Chương I: Hoàng Công Chất từ nhân vật lịch sử đến nhân vật truyền thuyết 1. Nhân vật Hoàng Công Chất trong lịch sử Tây Bắc là vùng biên giới của Tổ quốc, có. lịch sử sưu tầm truyền thuyết nói chung, lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội về Hoàng Công Chất nói riêng. 1. Lịch sử sưu tầm truyền thuyết nói chung ở nước ta, thuật ngữ truyền thuyết

Ngày đăng: 18/12/2014, 21:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Cọc không vững, đừng buộc trâu dữ

    • Từ Đà Bắc, Chợ Bờ

      • Chóa xây dựng bản mường

        • Người Kinh cùng người Hán

        • Có rượu, có thịt

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan