Trong dạy học lịch sử phổ thông hiện nay, phương pháp tạo biểu tượng văn hóa vật chất đưa vào sử dụng nhiều và có nhiều ưu điểm như: giúp học sinh nắm vững kiến thức một cách sâu sắc, cụ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
DƯƠNG THỊ MINH HUỆ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI
CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
DƯƠNG THỊ MINH HUỆ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI
CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Lịch sử
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS Chu Mai Hương
Sơn La, năm 2014
Trang 3Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn phòng thư viện trường Đại học Tây Bắc, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thiện khóa luận này
Sơn La, tháng 5 năm 2014
Tác giả Dương Thị Minh Huệ
Trang 4DANH MỤC VIẾT TẮT
THPT : Trung học phổ thông
GV : Giáo viên
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
2.1 Nguồn tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài 3
2.2 Công trình nghiên cứu trong nước 4
3 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 5
4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5
4.1 Cơ sở phương pháp luận 5
4.2 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Phạm vi nghiên cứu đề tài 5
6 Bố cục của đề tài 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC TẠO BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT 7
1 Cơ sở lí luận chung 7
1.1 Quan niệm 7
1.2 Vai trò, ý nghĩa của việc tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử ở trường THPT 9
2 Thực tiễn của việc tạo biểu tượng văn hóa vật chất ở trường THPT 14
2.1 Về phía giáo viên 14
2.2 Về phía học sinh 16
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT 18
2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung của phần lịch sử thế giới lớp 10 THPT 18
2.2 Các loại văn hóa vật chất cần tạo biểu tượng cho học sinh khi dạy phần Lịch sử thế giới lớp 10 THPT 20
2.3 Một số biện pháp tạo biểu tượng văn hóa vật chất khi dạy phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy cổ đại và trung đại, lớp 10 THPT 23
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Lê nin đã từng nói “Học, học nữa, học mãi Câu nói đó được coi như một chân lí của thời đại Có ai đó đã từng nói “Học vấn là con đường ngắn nhất để đi
đến thành công” Cùng với ý nghĩa đó thì “Nghề giáo dục được coi là nghề cao
quý nhất trong những nghề cao quý” Đầu tư cho giáo dục là chìa khóa của sự
phát triển Đó là những lí do mà đầu tư phát triển giáo dục là một trong những mối quan tâm và là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta Luật giáo dục được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 25 tháng 12
năm 2011 đã nêu: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát
triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc”(trích dẫn)
Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông có vai trò quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu của nền giáo dục nước nhà, đặc biệt là ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ Với tư cách là một môn khoa học, Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc đào tạo, giáo dục học sinh trở thành một con người toàn diện Môn Lịch sử
có nhiều ưu thế trong giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, thế giới quan khoa học cho học sinh như: giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc, lòng biết ơn Đảng, Bác Hồ…Lịch sử không chỉ giáo dục cho học sinh tình cảm yêu ghét, trong đấu tranh giai cấp mà còn bồi dưỡng cho các em năng lực đối xử với mọi người xung quanh, biết yêu quý cái đẹp, yêu lao động, sự căm thù quân cướp nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khơi dậy ở học sinh sự thông cảm sâu sắc và lòng kính yêu đối với quần chúng nhân dân Bởi vậy Lịch sử chính là “Cô giáo của cuộc sống”, giúp các em có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, và kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ đất nước
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng
Trang 7phát triển đất nước việc đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng dạy học Lịch
sử đang là vấn đề cấp thiết đặt ra
Thông qua lí luận dạy học nói chung và lí luận dạy học lịch sử nói riêng thì quá trình dạy học lịch sử trước hết là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức lịch sử của học sinh, tuân theo quy luật “từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn Nghĩa là dạy học lịch sử phải dựa trên
cơ sở cung cấp sự kiện, tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, rút ra quy luật bài học lịch sử phục vụ cho thực tiễn cuộc sống
Do đặc trưng của kiến thức lịch sử và nhận thức lịch sử là không trực tiếp quan sát nên việc học tập lịch sử phải dựa trên cơ sở nắm bắt sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử Vì vậy trong dạy học lịch sử, việc tạo biểu tượng có vai trò rất quan trọng Đặc biệt là tạo biểu tượng về văn hóa vật chất, bởi văn hóa vật chất là bức tranh quá khứ giúp chúng ta hình dung ra quá khứ một cách đầy đủ và chính xác nhất Tuy nhiên, trong dạy học lịch sử một bộ phận giáo viên chưa gắn liền sự kiện lịch sử với các nền văn hóa vật chất, chưa khắc họa sinh động về các loại văn hóa vật chất đó Vì vậy thực tế cho thấy hiện tượng học sinh nhầm hoặc không hiểu thậm chí thường “hiện đại hóa” lịch sử khi học tập lịch sử
Dạy và học bộ môn lịch sử được xem là một nội dung quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, tình cảm cho học sinh trong nhà trường hiện nay Tạo biểu tượng về văn hóa vật chất một cách sinh động có sức thuyết phục đặc biệt đối với học sinh Biểu tượng sinh động gây cho các em hứng thú học tập lịch sử, đồng thời khơi dậy mạnh mẽ những xúc cảm lịch sử đúng đắn, góp phần hình thành nên nhân cách học sinh Bên cạnh đó phát huy năng lực nhận thức độc lập
ở các em khi hiểu sâu sắc sự kiện lịch sử
Trong dạy học lịch sử phổ thông hiện nay, phương pháp tạo biểu tượng văn hóa vật chất đưa vào sử dụng nhiều và có nhiều ưu điểm như: giúp học sinh nắm vững kiến thức một cách sâu sắc, cụ thể và tạo niềm đam mê khi học bộ môn Lịch sử Ngoài ra giáo dục phổ thông gần đây đã chú trọng vào việc đổi mới phương pháp theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực
Trang 8Giảng dạy lịch sử thế giới sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 THPT có vị trí quan trọng trong toàn bộ tiến trình lịch sử thế giới, với nội dung phong phú và
đa dạng về các loại văn hóa vật chất để tạo biểu tượng cho học sinh Việc tạo biểu tượng chân thực về các loại văn hóa vật chất sẽ giúp học sinh hình dung được bức tranh lịch sử sinh động của các dân tộc khác trên thế giới trong đó có Việt Nam Trên cơ sở đó, hình thành ở các em thái độ khâm phục, trân trọng, giữ gìn, phát huy đối với các loại văn hóa vật chất đó Đồng thời có thái độ lên
án, căm ghét đối với những hành động phá hoại Tuy nhiên, việc tạo biểu tượng văn hóa vật chất, để phát huy được hiệu quả thì phải đặt trong sự phối hợp hài hòa với hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử khác của bộ môn và được tiến hành với nhiều biện pháp như sử dụng phương pháp miêu tả, phương pháp trao đổi đàm thoại, sử dụng các câu truyện lịch sử, để tạo biểu tượng các loại văn hóa vật chất
Đó là những lý do cơ bản để tôi chọn đề tài “Một số biện pháp tạo biểu
tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử thế giới cho học sinh lớp 10 THPT” với mong muốn bước đầu đi sâu nghiên cứu các biện pháp tạo biểu tượng
các loại văn hóa vật chất Hơn nữa giải quyết tốt đề tài này sẽ là cơ sở vận dụng
nó một cách có hiệu quả trong dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay
2.1 Nguồn tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài
Trong tác phẩm: “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”, NXB Giáo dục
học, Hà Nội – 1973, Đai ri – Nhà giáo dục học Liên Xô đã đưa ra quan niệm: việc cảm thụ bằng nghe ở nhiều học sinh phát triển hơn là sự cảm thụ bằng nhìn thấy, theo tiến sĩ N.G Đai ri muốn cho học sinh phân biệt được các thời kỳ lịch
sử, không chỉ theo niên đại mà còn qua bộ mặt đời sống xã hội thì điều đó không thể đạt được nếu không mở rộng tối đa các nguồn kiến thức, cần phải nghiên
Trang 9cứu lịch sử qua các tác phẩm hội họa, kiến trúc, điêu khắc, coi các tác phẩm này
là những nguồn kiến thức lịch sử
Ngoài ra trong tác phẩm lí luận dạy học của M.N.Sacdacop “Tư duy học
sinh”, NXB GD, HN, 1970 đã đề cập đến việc tạo biểu tượng lịch sử như là một
trong các khâu không thể thiếu của quá trình nhận thức lịch sử
2.2 Công trình nghiên cứu trong nước
Các nhà giáo dục lịch sử Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng,
Nguyễn Thị Côi trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử”, tập 1, 2, NXB
ĐHSP 2002; đã giành hẳn một phần nói về vấn đề “ tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong đó khẳng định tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử gây hứng thú trong học tập cho học sinh nâng cao hiệu quả cho bài học lịch sử
Trần Tuyết Oanh trong cuốn giáo trình “Giáo dục học tập 1”, NXB
ĐHSP, 2006
Ngoài ra các bài viết trong tạp chí chuyên môn, tạp chí nghiên cứu giáo dục, tạp chí thông tin khoa học giáo dục cũng đã đề cập đến vấn đề tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong việc dạy học lịch sử
Trong cuốn “Một số chuyên đề phương pháp dạy học Lịch sử” do tác giả
Phan Ngọc Liên-Trịnh Đình Tùng-Nguyễn Thị Côi-Trần Vĩnh Tường đồng chủ biên Bài viết của tiến sĩ Đặng Văn Hồ - khoa Lịch sử - ĐHSP-ĐH Huế với nhan
đề “tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử để giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học
sinh” đã nêu lên những lí luận cơ bản về tạo biểu tượng nhân vật lịch sử, vai trò,
ý nghĩa của việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử, các nguyên tắc và một số biện pháp cụ thể
Tuy nhiên, các công trình chỉ dừng lại ở mức độ lí luận chung, chưa đi sâu nghiên cứu về phương pháp tạo biểu tượng về văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử nhất là khi dạy học phần Lịch sử thế giới cho học sinh lớp 10 THPT
Vậy nên, tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp tạo biểu tượng về văn hóa vật chất trong dạy học Lịch sử thế giới lớp 10 THPT làm khóa luận tốt nghiệp với mong muốn bước đầu đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu hệ thống hơn về các biện pháp tạo biểu tượng văn hóa vật chất cho học sinh Từ đó, tích lũy thêm
Trang 103 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện mục đích trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu lí luận chung về phương pháp tạo biểu tượng về văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trường phổ thông
Tìm hiểu chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 phần 1 Lịch sử thế giới
Đề xuất một số biện pháp để tạo biểu tượng văn hóa vật chất
4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở phương pháp luận
Khóa luận được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Lenin, tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng, lý luận của các nhà nghiên cứu giáo dục, giáo dục lịch sử
Mac-4.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu một số tác phẩm của chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trương của Nhà nước ta về nhận thức giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng
Nghiên cứu một số công trình của các nhà giáo dục và các tài liệu có liên quan
Nghiên cứu toàn bộ mục tiêu, nội dung của phần 1 Lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn)
Trên cơ sở khóa luận thuộc chuyên ngành “phương pháp dạy học Lịch
sử” Bên cạnh những phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung: nghiên cứu
tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh khái quát hóa đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ đạo:
Phương pháp điều tra
Thực nghiệm sư phạm: dự giờ, giáo án thực nghiệm
5 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Do điều kiện thời gian và trình độ có hạn, đề tài chỉ giới hạn ở việc đề xuất một số một số biện pháp tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch
Trang 11sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại, lớp 10 THPT (chương trình chuẩn) khi dạy học những bài nội khóa ở trên lớp
Trang 12CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC TẠO BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
1 Cơ sở lí luận chung
1.1 Quan niệm
1.1.1 Quan niệm về biểu tượng lịch sử
Do đặc điểm của nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử không bắt đầu từ trực quan sinh động mà từ việc nắm sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử Tuy vậy, việc học tập lịch sử cũng tuân thủ quy luật chung của quá trình nhận thức: qua hai giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính Có thể nói tạo biểu tượng
là giai đoạn nhận thức cảm tính của quá trình học tập lịch sử
Biểu tượng là khái niệm được giải thích ở các mức độ và lĩnh vực nhận thức khác nhau Theo tâm lí học thì biểu tượng là biểu tượng của ký ức Tức là những hình ảnh của các sự vật, hiện tượng không phải đang được tri giác mà là
đã được tri giác trước đây Trong quá trình tri giác thế giới khách quan, con người phản ánh sự vật và hiện tượng xung quanh mình dưới dạng các hình ảnh
và sự phản ánh đó mang tính trực quan Các hình ảnh trực quan đó luôn tác động lên các cơ quan thụ cảm khác nhau của hệ thần kinh con người và được duy trì một khoảng thời gian nhất định trong ý thức của họ Với quan niệm trên P A Ruđích cho rằng biểu tượng là “Những hình ảnh của các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh được giữ lại trong ý thức và hình thành trên cơ sở các tri giác và các cảm giác xảy ra trước đó” Tuy nhiên, trong thực tế các biểu tượng thường mờ nhạt hơn các tri giác và những dấu hiệu về các sự vật, hiện tượng đã tri giác được có thể không có trong biểu tượng Quá trình tri giác luôn mang tính trực quan cụ thể Các hình ảnh của biểu tượng phản ánh những đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng Và trong những trường hợp khác nó phản ánh cả những đặc điểm bên trong của sự vật Đó là sự nhận thức của hoạt động tư duy Như vậy, theo tâm lí học biểu tượng là những hình ảnh trực quan nảy sinh trong não người về những sự vật và hiện tượng đã được tri giác trước đây
Do đặc trưng của sự nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử không bắt đầu
Trang 13sát quá khứ cũng như tái tạo lại nó trong phòng thí nghiệm như toán học, hoá học hay vật lí Bởi vậy, việc học lịch sử phải bắt đầu từ việc nắm các sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử Trong học tập lịch sử không có biểu tượng nảy sinh từ những trực giác đối với các sự kiện, hiện tượng lịch sử Mà việc hình thành nên những biểu tượng lịch sử phải dựa trên những sự kiện, hiện tượng đã được con người nhận thức từ trước để nhằm tái tạo lại một cách chính xác và sinh động
Ví dụ, khi tạo biểu tượng lịch sử về không gian địa lí là thung lũng Điện Biên Phủ trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 Chúng ta không được trực tiếp quan sát trận địa Điện Biên Phủ tại thời điểm đó được bố trí giữa ta và địch như thế nào Muốn tạo được biểu tượng, chúng ta phải sử dụng những hình ảnh, ghi chép của các phóng viên, nhà báo hay nhà kí sự chiến tranh đã từng được chứng kiến hay nghe kể Khi đó, biểu tượng lịch sử được hình thành dựa trên cơ
sở của sự tri giác gián tiếp
Với những quan niệm trên, có thể hiểu biểu tượng lịch sử “Là hình ảnh về
những sự kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện địa lí vv được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất”
Cũng như biểu tượng nói chung, biểu tượng lịch sử tái hiện những đặc trưng cơ bản nhất của sự kiện, hiện tượng lịch sử Tuy nhiên, việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả bề ngoài mà còn đi sâu vào bản chất sự kiện, nêu đặc trưng, tính chất của sự kiện để tiến tới việc nắm khái niệm lịch sử Vì vậy, biểu tượng lịch sử rất gần với khái niệm sở đẳng (còn gọi là khái niệm đơn giản) Nói cách khác biểu tượng lịch sử là cơ sở để hình thành khái niệm
1.1.2 Quan niệm về biểu tượng văn hóa vật chất
Văn hóa là sản phẩm của con người là quan niệm về cuộc sống, tổ chức cuộc sống và toàn bộ cách ứng xử của con người trong cuộc sống đó Văn hóa vật chất chính là các điểm hội tụ sáng nhất, là tinh hoa trí tuệ của loài người
Văn hóa là tổng thể các giá trị tinh thần do loài người tạo ra, trong đó giá trị vật chất như: Cổng I-sơ-ta-thành Babilon ở Lưỡng Hà, Kim tự tháp ở Ai Cập,
Trang 14đền Pác-tê-nông ở Hy Lạp, đấu trường Rô-ma, một đoạn Vạn Lí Trường Thành
ở Trung Quốc…đều thuộc giá trị vật chất
Văn hóa vật chất tạo ra phương thức hành động của con người để tồn tại trong đó đời sống vật chất thường gọi là văn minh Văn hóa vật chất qua mỗi thời kì lịch sử luôn biến động theo đà phát triển của khoa học kĩ thuật
Như vậy, biểu tượng về nên văn hóa vật chất Đó là những thành tựu của loài người trong việc chế ngự thiên nhiên, trong lao động sáng tạo sản xuất ra của cải vật chất cũng như văn hóa tinh thần của xã hội loài người Ví dụ, khi nói
về Kim tự tháp một công trình kiến trúc vô tiền khoáng hậu của lịch sử loài người thì giáo viên phải tạo cho học sinh những biểu tượng về sự hùng vĩ của công trình này, về tinh thần sáng tạo và trình độ kiến trúc của các nhà khoa học
cổ đại và sự hi sinh đổ máu của hàng vạn người để xây dựng
1.2 Vai trò, ý nghĩa của việc tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử ở trường THPT
1.2.1 Vai trò của việc tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử ở trường THPT
Lênin đã từng nói “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” Qúa trình nhận thức nói chung, nhận thức lịch sử nói riêng đều tuân thủ theo quy luật này: Tức là đi từ cảm tính đến lý tính: từ cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm đến phán đoán và suy luật Trong đó, biểu tượng lịch sử có quan hệ hữu cơ với tất cả các qúa trình nhận thức trên Nó đóng góp vai trò quan trọng trong qúa trình tri giác Nếu không có biểu tượng xuất hiện bằng việc liên kết với các hình ảnh của tri giác thì các hình ảnh lịch sử này sẽ nghèo nàn và khô khan Quá trình tri giác trở thành biểu tượng lịch sử là
cơ sở để hình thành khái niệm, từ đó phát triển óc phán đoán suy luận của con người Học tập lịch sử cũng tuân theo qúa trình nhận thức hiện thực khách quan Tuy nhiên, do đặc trưng riêng biệt của nhận thức lịch sử, việc học lịch sử phải dựa trên cơ sở nắm bắt sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử từ đó tiến tới hình thành khái niệm, rút ra quy luật và bài học lịch sử cho học sinh Vì vậy, biểu tượng lịch sử chính là giai đoạn nhận thức cảm tính của qúa trình học tập lịch sử Nếu
Trang 15như không tạo biểu tượng thì hình ảnh lịch sử mà học sinh thu nhận sẽ nghèo nàn, hiểu biết lịch sử không sâu sắc, không phát triển tư duy và không có cơ sở hình thành khái niệm
Sự thống nhất giữa tạo biểu tượng và hình thành khái niệm trong học tập lịch sử là một trong những đặc điểm chung của phát triển tư duy Hai qúa trình này vừa tiến hành một cách độc lập, vừa hòa vào nhau trong một thể thống nhất Biểu tượng là sự minh họa cụ thể cho khái niệm bằng những hình ảnh sinh động Nội dung của các hình ảnh lịch sử, của bức tranh quá khứ càng phong phú bao nhiêu thì hệ thống khái niệm mà học sinh thu nhận được càng vững chắc bấy nhiêu Bởi vậy, biểu tượng rất gần với khái niệm sơ đẳng, không chỉ dừng lại ở
đó việc tạo biểu tượng còn đóng vai trò quan trọng trong việc rút ra quy luật và bài học lịch sử, có vai trò cũng như ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử Bởi thông qua những biện pháp tạo biểu tượng
nó giúp cho học sinh tiếp cận với lịch sử một cách nhanh nhất, chân thực nhất cũng như những hình ảnh kiến thức được đọng lại trong óc học sinh lâu nhất
1.2.2 Ý nghĩa
1.2.2.1 Về nhận thức
Biểu tượng văn hóa vật chất có ưu thế trong việc giúp học sinh nắm vững
về những cơ sở văn hóa vật chất, chúng được ra đời ở đâu, trong khoảng thời gian nào, các địa điểm văn hóa vật chất trong mỗi thời kì lịch sử ra sao Từ đó hiểu sâu các vấn đề lịch sử, các thời đại lịch sử Như vậy, tạo biểu tượng về văn hóa vật chất có tác dụng cụ thể hoá một số sự kiện lịch sử, làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của lịch sử
Mặt khác, tạo biểu tượng về văn hóa vật chất còn giúp cho học sinh tránh được những sai lầm về “hiện đại hóa” lịch sử, những nhận thức thiếu chủ quan, phiến diện và đánh giá, nhận định tình hình thiếu cơ sở khoa học Bởi vì những
tư liệu phong phú về văn hóa vật chất sẽ giúp cho học sinh có sự nhận thức khách quan và thiếu độ tin tưởng chính xác cao đối với các sự kiện, hiện tượng
Trang 16mà cả về tâm hồn và tình cảm, là yếu tố hình thành nên nhân cách của học sinh
Thông qua các bài học lịch sử, những hành động sáng tạo, trí tuệ của con người có sức hấp dẫn lôi cuốn cực kỳ đối với học sinh Vì ở độ tuổi các em tình cảm dễ bị tác động và có những xúc cảm lịch sử sâu sắc Từ đó, hình thành ở các
em lòng khâm phục, biết ơn, tự hào đối với các dân tộc đã làm lên những giá trị
to lớn về văn hóa vật chất Đồng thời có ý thức tự giác bảo vệ và có trách nhiệm đối với những giá trị văn hóa vật chất đó Ngược lại, các hành động phá hoại sẽ hình thành ở các em thái độ căm ghét Biểu tượng về văn hóa vật chất phong phú sẽ giúp các em nhận thức được cái đẹp, loại trừ cái xấu để chọn lọc học tập
1.2.2.3 Về kĩ năng
Biểu tượng văn hóa vật chất là một trong những biện pháp quan trọng làm cho hoạt động trí tuệ của học sinh không ngừng phát triển Vì thông qua việc giáo viên sử dụng kết hợp các đồ dùng trực quan, tư liệu lịch sử, học sinh phải huy động trí óc quan sát, tư duy và tưởng tượng để có được biểu tượng lịch sử đúng đắn nhất
Việc tạo biểu văn hóa vật chất là cơ sở để tiến tới sự nhận thức lý tính của hiện thực lịch sử, là điều kiện để cho học sinh nhận thức lịch sử đúng đắn, tiến tới hình thành khái niệm
1.2.3 Yêu cầu của việc tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử
Trang 17Để hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh có nhiều con đường khác nhau, mỗi con đường thực hiện đều có cách thức yêu cầu riêng Với biện pháp tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử cũng cần một số yêu cầu
cụ thể
Thứ nhất, phải căn cứ vào nội dung, mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng và phát triển của bài học để lựa chọn cách tạo biểu tượng (tranh ảnh, mô hình, sa bàn, ) phù hợp và tiêu biểu cho bài học lịch sử
Ví dụ, khi dạy bài 9 “Vương quốc Campuchia và vương quốc Lào”
phần Lịch sử thế giới lớp 10 giáo viên cần có tranh ảnh về Ăngcovat ở Campuchia và tháp Thạp Luổng ở Viêng chăn-Lào để tạo biểu tượng văn hóa vật chất cho học sinh
Thứ hai, với mỗi loại văn hóa vật chất phải tìm ra biện pháp tạo biểu tượng hợp lí nhất
Ví dụ, khi dạy bài 4 “Các quốc gia cổ đại phương Tây Hilap và Rôma”
phần 1 có hình “Xưởng chế biến dầu ôliu ở Nam Italia” với hình này giáo viên
cần có tranh ảnh để tạo biểu tượng cho học sinh, cũng trong bài này phần 2 có
hình 7 “Pê-ri-cret (495-429 TCN)” với hình này giáo viên có thể sử dụng tài
liệu về tiểu sử của nhân vật để tạo biểu tượng
Thứ ba, sử dụng phương pháp tạo biểu tượng phải kết hợp với các biện pháp, con đường sư phạm và con đường tiêu biểu nhất là trình bày miệng và sử dụng phương tiện kỹ thuật vào dạy học
Ví dụ, khi dạy bài 3 “Các quốc gia cổ đại phương đông” khi dạy đến
phần 5 văn hóa phương Đông có hình 4 “Cổng I-sơ-ta thành Babilon ở Lưỡng
Hà” và hình 5 “Kim tự tháp”, khi tạo biểu tượng giáo viên cần sử dụng đồ dùng
trực quan kết hợp với việc trình bày miệng để giúp học sinh có cái nhìn khái quát hiểu sâu về công trình này
Thứ tư, tạo biểu tượng đảm bảo phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, sử dụng con đường phát vấn và nêu vấn đề
Trang 18Ví dụ, khi dạy bài 1 “Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên
thủy” có hình 1 “Người tối cổ” khi tạo biểu tượng về hình người tối cổ giáo
viên phải nêu ra các câu hỏi để phát vấn học sinh ví dụ như
Quan sát vào hinh 1 trong sách giáo khoa em hãy cho biết một số đặc điểm của người tối cổ (trán, u mày, hàm răng, cằm)
Sau khi đã nêu được một số đặc điểm của người tối cổ giáo viên có thể
đưa ra câu hỏi: Người tối cổ là gì? Như vậy, sau khi giáo viên đưa ra câu hỏi
học sinh trả lời được, học sinh đã có những kiến thức cơ bản về người tối cổ
Thứ năm, khi tạo biểu tượng giáo viên trình bày miệng kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan Vì vậy, giáo viên phải luyện tập thường xuyên với các loại đồ dùng trực quan
Khi tạo biểu tượng cho học sinh về Kim tự tháp ở Ai Cập giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với việc trình bày miệng, giáo viên phải luyện tập thường xuyên thành thạo với máy tính và máy chiếu, trình bày miệng phải lưu loát dễ hiểu để việc tạo biểu tượng đạt hiệu quả cao
Thứ sáu, đòi hỏi người giáo viên nắm vững chuyên môn Biểu tượng lịch
sử về nền văn hóa vật chất đó là những hình ảnh cụ thể về thành tựu của loài người trong cuộc chiến chống lại thiên nhiên, trong lao động, sáng tạo, sản xuất
ra của cải vật chất cũng như văn hóa tinh thần của xã hội loài người Để tạo biểu tượng giáo viên cần nắm vững chuyên môn, phải đọc nhiều tài liệu và tìm nhiều hình ảnh liên quan đến biểu tượng cần tạo sau đó chọn những dữ liệu cần thiết cho việc tạo biểu tượng
Thời gian chuẩn bị cho một sự kiện, hiện tượng lịch sử khá lâu, mất nhiều công sức, tiền của Như chúng ta đã biết để tạo được một biểu tượng văn hóa vật chất giáo viên cần có các phương tiện kĩ thuật để phục vụ cho việc tạo biểu tượng, phải chuẩn bị hình ảnh phóng to các hình ảnh mà mình cần tạo biểu tượng và việc tạo biểu tượng mất rất nhiều thời gian
Trong giờ học tạo biểu tượng sẽ giúp học sinh hứng thú với giờ học, song việc tạo biểu tượng sẽ làm mất thời gian của giáo viên và có thể làm cho giờ học trở thành một cuộc trò truyện của học sinh Vì khi tạo biểu tượng, nếu giáo viên
Trang 19tạo biểu tượng không đúng mục đích và nội dung cần sử dụng trong bài học thì đây sẽ trở thành chủ đề để học sinh trò truyện
Dạy học lịch sử ở nhà trường phổ thông chưa khắc phục được tình trạng nặng nề về nội dung chương trình, nhiều giáo viên vẫn nặng về cung cấp kiến thức, chưa áp dụng phương pháp mới tích cực, vẫn nặng về lối truyền thụ một chiều, đọc chép, thầy dạy thế nào, trò tiếp thu thế ấy Làm các em trở nên thụ động khi tiếp nhận kiến thức, không phát huy được các năng lực tư duy, sáng tạo, khả năng làm việc độc lập khi giải quyết nội dung bài học Hậu quả của nó
là lối học thụ động, thiếu sáng tạo và hàng loạt các hiện tượng tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá, thi cử, làm chất lượng dạy học bộ môn suy giảm Chất lượng môn Lịch sử giảm sút do nhiều nguyên nhân Một số ý kiến cho rằng
bộ môn Lịch sử vẫn chưa khắc phục được tình trạng nặng nề về nội dung, trong khi đó thời gian dành cho bộ môn theo chương trình lịch sử là quá ít chỉ
từ 1 - 2 tiết/tuần Thời gian ngắn nên hầu hết các giáo viên chỉ thiên về thuyết trình và không có sự phát huy tích cực của học sinh, kết quả là học sinh học một cách thụ động, thiếu sáng tạo Điều đặc biệt hơn cả làm cho chất lượng môn Lịch sử giảm sút
Trong những năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử đã được quan tâm và bước đầu có sự thay đổi, nhưng nhìn chung việc dạy và học theo kiểu truyền thống còn phổ biến “thầy đọc - trò ghi” không chú ý đến việc phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh Phần lớn giáo viên không có những phương pháp để tạo biểu tượng văn hóa vật chất, họ cho rằng những hình ảnh trong sách giáo khoa không phải là kênh truyền đạt thông tin cho học sinh
2 Thực tiễn của việc tạo biểu tượng văn hóa vật chất ở trường THPT
2.1 Về phía giáo viên
Bên cạnh những mặt đã đạt được, trong thực trạng chung của nền giáo dục, chất lượng dạy học môn Lịch sử hiện nay tồn tại rất nhiều vấn đề cần khắc phục có thể nói bộ môn chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước
Trang 20Thứ nhất, một số giáo viên còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học Do đó, chưa khắc phục được những sai lầm, yếu kém trong dạy học vẫn “đường mòn” kinh nghiệm chủ nghĩa truyền thụ kiến thức
Thứ hai, một số giáo viên nhận thức được điểm mấu chốt của việc đổi mới phương pháp dạy học là “lấy học sinh làm trung tâm” nhưng những biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh lại mang tính hình thức và máy móc, vấn đề tạo biểu tượng trong giờ học chưa được giáo viên quan tâm và sử dụng biện pháp tạo biểu tượng vào giờ dạy học Vì vậy nhiều giáo viên biến giờ dạy học môn Lịch sử hình thành “hỏi và đáp”, khiến giờ học trở nên căng thẳng và khô khan
Thứ ba, ở các vùng sâu, vùng xa do điều kiện còn khó khăn ở các trường học còn thiếu các thiết bị, phương tiện dạy học phục vụ cho quá trình dạy học, vì vậy giáo viên chưa áp dụng được phương pháp dạy học tích cực để phát huy tính
tư duy, sáng tạo của học sinh Việc tạo biểu tượng cho học sinh trong dạy học chưa được giáo viên áp dụng vào việc giảng dạy bộ môn Do đó, chất lượng học tập môn Lịch sử còn thấp
Thứ tư, phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện nay và đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa chưa theo kịp chương trình và sách giáo khoa Phần lớn giáo viên phụ thuộc vào sách giáo khoa nhất là phần kênh chữ Giáo viên chưa khai thác được các kênh hình trong sách giáo khoa, để khai thác được các kênh hình một trong những biện pháp để khai thác là giáo viên phải tạo biểu tượng mà việc tạo biểu tượng cho học sinh trong quá trình dạy học lại chưa được giáo viên áp dụng vào việc giảng dạy và khai thác kênh hình
Thứ năm, quan niệm cho rằng bộ môn Lịch sử là một môn học phụ vẫn còn tồn tại nhiều Nên đã tác động đến tâm lí cả giáo viên và học sinh yếu tố coi thường, đối phó dạy và học Đồng thời, hiện nay nền kinh tế thị trường, thương mại hóa giáo dục càng tác động to lớn đến chất lượng dạy học Mà tác động tiêu cực của nó là việc một số thầy cô chưa trau dồi nghề nghiệp của mình thật tốt
Mặt khác, về chủ quan nhận thức của giáo viên và học sinh về vị trí và tác động của bộ môn Lịch sử đều chưa sâu sắc Dẫn đến việc thiếu trau dồi nội dung kiến thức của giáo viên, trong đó có tạo biểu tượng văn hóa vật chất nên truyền đạt không gây được sự hứng thú học tập của các em Vì vậy, hệ thống các biện
Trang 21pháp tạo biểu tượng văn hóa vật chất để giáo viên vận dụng có hiệu quả vào giảng dạy là vấn đề quan trọng và hết sức cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
2.2 Về phía học sinh
Qua thực tiễn dạy học bộ môn cho thấy không ít học sinh xa rời, coi thường bộ môn Lịch sử, coi môn Sử là môn học phụ Do đó, các em đã không chú ý đến việc học tập bộ môn vì vậy chất lượng học tập bộ môn giảm sút
Một số học sinh không thích học môn Lịch sử vì cho rằng môn Lịch sử khó nhớ những mốc thời gian, sự kiện…cho rằng môn này phải học nhiều và là môn học thuộc nên một số em đặc biệt là các em nam không có hứng thú với môn Lịch sử
Tuy có nhiều học sinh có hứng thú học tập môn Lịch sử Xong phần lớn các em tỏ thái độ thờ ơ, hững hờ với môn học hoặc học một cách thụ động, đối phó chưa có sự chủ động tích cực trong học tập Một số em còn cho rằng môn Lịch sử là một môn học khô khan, dập khuôn, không có sự sáng tạo Vì vậy, các
em không đầu tư thời gian vào việc học tập bộ môn
Từ những nguyên nhân trên làm cho chất lượng học tập của bộ môn giảm sút, để khắc phục những khó khăn và hạn chế trên cần đưa ra những biện pháp tạo biểu tượng văn hóa vật chất
Việc tạo biểu tưởng văn hóa vật chất trong dạy học ở trường phổ thông nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng đã đem lại nhiều điểm tích cực
Thứ nhất, giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu biết sâu sắc bản chất của sự kiện lịch
sử, là cơ sở để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng giúp học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội, và khắc phục tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử của học sinh
Thứ hai, tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử giúp phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ và tác phong của người học sinh Đặc biệt, khi sử dùng đồ dùng trực quan để tạo biểu tượng văn hóa vật chất học sinh dễ dàng nhận xét, phán đoán, hình dung quá khứ lịch sử được phản ánh, minh họa như thế nào Học sinh suy nghĩ và tìm cách diễn đạt
Trang 22Thứ ba, giúp đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên góp phần cho bài dạy đạt được hiệu quả cao, gây hứng thú học tập cho học sinh, lớp học trở nên sôi nổi hơn
Thứ tư, trong những năm qua, bộ môn Lịch Sử ở trường phổ thông chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường Đặc biệt bộ môn còn được sự quan tâm của các cấp Đảng, Nhà nước, các cơ quan thông tin đại chúng: báo, đài, truyền hình, như việc đưa tin, phản ánh kịp thời tình hình chất lượng học tập, chất lượng các kì thi lịch sử Đội ngũ giáo viên cũng có nhiều cố gắng, luôn luôn tìm tòi, cập nhật kiến thức mới, áp dụng hình thức, phương pháp dạy học mới nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả dạy học Học sinh có hứng thú với việc học tập bộ môn, nên
đã tiếp thu kiến thức một cách căn bản, đáp ứng yêu cầu cuộc sống
Trang 23
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VẬT
CHẤT TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT
2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung của phần lịch sử thế giới lớp 10 THPT
2.1.1 Vị trí
Chương trình lịch sử được thực hiện theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp
với đường thẳng Ở trường THPT tiếp tục trang bị cho học sinh những kiến thức
cơ bản mang tính hệ thống và khái quát lịch sử phát triển của nhân loại cũng như lịch sử thế giới từ quá khứ đến nay
Trong sách giáo khoa lịch sử lớp 10 gồm có 3 phần, trong đó phần lịch sử Thế giới có 2 phần, còn 1 phần là phần lịch sử Việt Nam
Phần một, Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại Là phần
mở đầu cho toàn bộ Lịch sử thế giới, là nền tảng để học được Lịch sử thế giới giai đoạn sau cũng như là học Lịch sử dân tộc
Học tốt phần Lịch sử thế giới thời nguyên thủy cổ đại và trung đại sẽ trang
bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về nguồn gốc loài người, học sinh nhận thức được sự ra đời, phát triển, suy vong của các quốc gia cổ đại phương Đông
và phương Tây Đồng thời hiểu những nét chính về Trung Hoa phong kiến, Ấn
Độ và các quốc gia khác Cuối cùng là hiểu được sự hình thành và suy vong của chế độ phong kiến
2.1.2 Mục tiêu
2.1.2.1 Về nhận thức
Giúp cho học sinh có những hiểu biết về sự kiện, hiện tượng một cách có hệ thống, cơ bản khái quát về tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại từ nguồn gốc cho đến hết thời kì thứ nhất của Lịch sử thời cận đại
Qua phần Lịch sử thế giới giúp cho học sinh nhận thức được nguồn gốc của loài người, quá trình tiến hóa của loài người Nhận thức được sự ra đời, phát triển, suy vong của các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại
Trang 24giai cấp tư sản trong lòng xã hội phong kiến nhằm xây dựng chế độ tốt đẹp hơn
đó là chủ nghĩa tư bản, thông qua các cuộc cách mạng tư sản và cuộc cách mạng công nghiệp Đồng thời cũng làm cho các em hiểu rõ được sự hình thành và phát triển của lịch sử loài người, những giá trị về vật chất của các dân tộc trên thế giới
2.1.2.2 Về giáo dục
Giúp cho học sinh có tư tưởng biết quý trọng giá trị văn hóa, có thái độ đúng đắn về nguồn gốc loài người chống lại những quan điểm của tôn giáo, biết quý trọng giá trị vật chất của nhân loại và ý thức bảo vệ giá trị đó Qua đó giáo dục học sinh có niềm tin khoa học, càng phát triển không ngừng theo chiều hướng tiến bộ đi lên của xã hội loài người càng vươn tới đỉnh cao văn minh hòa bình và phồn vinh Từ đó, các em có thể hăng say cải tiến để nâng cao hiệu quả việc học tập của bản thân, giúp học sinh hoàn thiện bản thân để theo kịp thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa
2.1.2.3 Về kĩ năng
Dạy học Lịch sử Thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại giúp học sinh rèn luyện và phát triển các kĩ năng của bộ môn như: kĩ năng sử dụng sách giáo khoa để tìm tòi nghiên cưú kiến thức ; phát triển óc quan sát gắn liền với kĩ năng sử dụng tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, phim tài liệu; phát triển kĩ năng phân tích tổng hợp sự kiện, hiện tượng để rút ra bản chất, kĩ năng đánh giá sự kiện nhân vật lịch sử
Trên cơ sở vận dụng phối hợp các phương pháp, biện pháp sư phạm phát triển ở học sinh óc quan sát, tưởng tượng để có những biểu tượng về văn hóa vật chất
2.1.3 Nội dung cơ bản của phần lịch sử thế giới lớp 10
Chương trình lịch sử Thế giới lớp 10 giới thiệu những thời kì đầu tiên của lịch sử loài người được cấu thành 2 phần:
Phần một, gồm 3 thời kì lịch sử: Xã hội nguyên thủy cổ đại và trung đại Phần xã hội nguyên thủy học sinh tìm hiểu nguồn gốc loài người, quá trình tiến hóa từ vượn thành người, những tổ chức xã hội đầu tiên của loài người: thị tộc,
bộ lạc Về xã hội cổ đại, các em tìm hiểu về những quốc gia cổ đại đầu tiên
Trang 25những đặc điểm về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Đồng thời giúp học sinh hiểu được đóng góp thành tựu về văn minh của các quốc gia này đối với nền văn minh nhân loại
Về thời phong kiến: Học sinh hiểu được những nét chính về Trung Hoa phong kiến và những thành tựu vĩ đại về mặt văn hóa của lịch sử Trung Hoa, ngoài ra còn có lịch sử Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á khác
Về phần Châu Âu phong kiến: Cung cấp cho học sinh cái nhìn toàn diện đến quá trình hình thành và đến khi suy vong của chế độ phong kiến, nó gắn liền với sự hình thành của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn Thế giới
Phần hai, học sinh sẽ tìm hiểu về nguyên nhân bùng nổ, diễn biến, kết quả
và ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản, quá trình diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, chủ nghĩa tư bản hình thành trên phạm vi toàn thế giới, gắn với sự
ra đời của chủ nghĩa thực dân đi xâm lược trên quy mô toàn thế giới Điều đó đã dẫn đến sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á Phi-Mĩ La Tinh Đồng thời trong phần này học sinh sẽ tìm hiểu các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản
2.2 Các loại văn hóa vật chất cần tạo biểu tƣợng cho học sinh khi dạy phần Lịch sử thế giới lớp 10 THPT
Bài 1: Sự xuất hiện
của loài người và
bầy người nguyên
thủy
Hình 1: Người tối cổ
Sử dụng tranh ảnh kết hợp phương pháp miêu
tả, phương pháp trao đổi đàm thoại
Bài 3: Các quốc gia
cổ đại phương Đông
Hình 2: Tranh khắc trên tường hầm mộ ở Tebơ (Ai Cập) thế kỉ
XV TCN Hình 3: Quách vàng tạc hình vua Ai Cập
Sử dụng tranh ảnh kết hợp phương pháp, miêu
tả, giảng giải, giải thích
Sử dụng tranh ảnh kết
Trang 26– 1352 TCN) Hình 4: Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà
Hình 5: Kim tự tháp ở
Ai Cập
tả, giảng giải, phát vấn
Sử dụng tranh ảnh kết hợp phương pháp miêu
tả có sử dụng phim tư liệu
Sử dụng tranh ảnh kết hợp phương pháp miêu
tả, trao đổi, đàm thoại Đồng thời sử dụng phim
tư liệu
Bài 4: Các quốc gia
cổ đại phương Tây –
HiLạp và Rôma
Hình 6: Xưởng chế biến dầu ô liu ở Nam I-ta-li-a
Hình 7: Pê-ri-clet (495? – 429 TCN)
Hình 9: Khải hoàn môn Trai-an (Bê-nê-ven-tô, Nam I-ta-li-a Hình 10: Đền Pác-tê-nông (Hi Lạp)
Hình 11: Đấu trường ở Rôma
Sử dụng tranh ảnh kết hợp phương pháp miêu
tả, phát vấn
Sử dụng tranh ảnh kết hợp phương pháp miêu
tả
Sử dụng tranh ảnh kết hợp phương pháp giảng giải
Sử dụng tranh ảnh kết hợp phương pháp giảng giải và đàm thoại
Sử dụng tranh ảnh kết hợp phương pháp nêu vấn đề và đàm thoại
Bài 5: Trung Quốc
thời phong kiến
Hình 12: Tượng người bằng đấy nung trong khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Hình 13: Toàn cảnh
Sử dụng tranh ảnh kết hợp phương pháp miêu
tả và giải thích
Sử dụng tranh ảnh kết
Trang 27Cố cung Bắc Kinh
Hình 14: Một đoạn Vạn lí trường thành
Hình 15: Tượng phật bằng ngọc thạch trong cung điện được tạc từ một khối ngọc thạch trắng và được khảm đá quý
hợp phương pháp miêu
tả và giải thích
Sử dụng tranh ảnh kết hợp phương pháp miêu
tả và giải thích
Sử dụng tranh ảnh kết hợp phương pháp giảng giải
Bài 6: Các quốc gia
Ấn và văn hóa
truyền thống Ấn Độ
Hình 17: Lễ đường trong chùa hang A-gian-ta (Ấn Độ)
Sử dụng tranh ảnh kết hợp phương pháp giảng giải
A-Hình 19: Lăng Ta-giơ Ma-han (ở A-gra, thế
kỉ XVII)
Sử dụng tranh ảnh kết hợp phương pháp miêu
tả và giải thích
Sử dụng tranh ảnh kết hợp phương pháp miêu
Hình 22: Toàn cảnh khu đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a)
Sử dụng tranh ảnh kết hợp phương pháp nêu đặc điểm
Sử dụng tranh ảnh kết hợp phương pháp nêu đặc điểm và giải thích Bài 9: Vương quốc
Cam-pu-chia và
Hình 23: Ăng-co Vát (Cam-pu-chia)
Sử dụng tranh ảnh kết hợp phương pháp nêu
Trang 28Hình 24: Tháp Thạt Luổng (Viêng Chăn-Lào)
Sử dụng tranh ảnh kết hợp phương pháp miêu
Hình 26: Hội chợ ở Đức
Sử dụng tranh ảnh kết hợp phương pháp nêu đặc điểm và giải thích
Sử dụng tranh ảnh kết hợp phương pháp nêu đặc điểm và miêu tả Bài 11: Tây Âu thời
hậu kì trung đại
Hình 28: Bức họa “La Giô-công” của Lê-ô-na
đơ Vanh-xi
Sử dụng tranh ảnh kết hợp phương pháp miêu
Trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, việc trình bày miệng
có ý nghĩa rất quan trọng Vì lời nói giữ vai trò chủ đạo đối với việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, việc trình bày miệng không chỉ thực hiện phương pháp thông - tin tái hiện nhằm khôi phục hình ảnh quá khứ mà còn giúp học sinh nhận thức sâu sắc sự kiện, trình bày những suy nghĩ, hiểu biết, trong nghiên cứu, tìm tòi
Trình bày miệng có nhiều cách tiến hành, nhiều biện pháp cụ thể học sinh hiểu biết đầy đủ, có hệ thống các sự kiện lịch sử
Trình bày miệng là việc giáo viên dùng lời nói để truyền đạt kiến thức đến học sinh Lời nói sinh động được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau trong dạy học lịch sử (trình bày tài liệu của thầy và trò, trao đổi, thảo luận, kiểm tra miệng)
Trang 29Lời nói của giáo viên với ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh, sẽ dẫn dắt học sinh “trở về” với quá khứ của lịch sử, tạo được biểu tượng rõ ràng
cụ thể về một nhân vật, một biến cố, hiện tượng lịch sử…nó còn giúp học sinh hiểu biết, suy nghĩ, tìm tòi, rút ra kết luận, hình thành khái niệm nhằm tìm hiểu bản chất của sự vật, quy luật của quá trình phát triển lịch sử Sử dụng lời nói trong dạy học là một trong những cách tiết kiệm thời gian nhất để truyền thụ kiến thức, những bài học kinh nghiệm của quá khứ
Lời nói có ý nghĩa giáo dục rất lớn, tác động đến tình cảm hình thành tư tưởng học sinh…vì vậy, trong dạy học lịch sử lời nói bao giờ cũng thể hiện tư cách, đạo đức, tư tưởng của giáo viên Không thể nhiệt tình ca ngợi những hành động anh hùng của nhân dân trong chiến đấu nếu người giáo viên không rung cảm trước hành động ấy Không thể giáo dục học sinh căm thù sâu sắc giai cấp thống trị, căm thù quân xâm lược nếu giáo viên không thực sự căm thù chúng Lời nói nhiệt tâm, trân thành tăng thêm tác dụng giáo dục Lời nói lạnh nhạt, hững hờ làm giảm nhẹ hoặc gây phản tác dụng giáo dục Tóm lại, tác dụng giáo dục của lời nói rất lớn, nó khởi động lòng yêu nước chí căm thù, tinh thần lao động sáng tạo của học sinh
Những chức năng của lời nói trong dạy học lịch sử có quan hệ chặt chẽ với nhau, vì có hình ảnh chính xác về quá khứ mới hiểu đúng sâu sắc lịch sử Do
đó, mới có tác dụng đến tư tưởng, tình cảm, tư duy và hành động Vì vậy, rèn luyện cách trình bày miệng là một yêu cầu cao đối với giáo viên truyền thụ kiến thức, hình thành tư tưởng đạo đức, kĩ năng tư duy và thực hành học sinh
Việc sử dụng tốt lời nói sinh động góp phần quan trọng vào việc giải quyết các nhiệm vụ của dạy học lịch sử ở trường phổ thông theo mục tiêu, nội dung từng lớp, từng cấp với những cách thực hiện thích hợp
* Những yêu cầu về mặt sư phạm đối với việc trình bày miệng
Thứ nhất, việc trình bày miệng của giáo viên phải vừa sức tiếp thu của học sinh Đây là yêu cầu sư phạm quan trọng, nguyên tắc vừa sức trong phương
pháp trình bày miệng bảo đảm cho tất cả học sinh đều hiểu bài, kích thích hoạt
Trang 30động trí tuệ của các em, tổ chức hướng dẫn các em tự học, biết cách nắm kiến thức và rút ra kết luận khái quát
Điều quan trọng để củng cố nhận thức của học sinh khi trình bày miệng phải nêu rõ tính biện chứng của sự phát triển lịch sử Nói về tính biện chứng trong nhận thức lịch sử V.I Lênin nói “Đó là việc không quên các mối liên hệ lịch sử cơ bản, là khi xem xét một vấn đề phải đứng trên quan điểm: Một hiện tượng nhất định của lịch sử đã nảy sinh như thế nào, hiện tượng ấy đã trải qua những giai đoạn chủ yếu nào trong sự phát triển của nó và phải đứng trên quan điểm của sự phát triển ấy, xét sự vật ấy ngày nay đã trở thành cái gì” ( V.I Lênin toàn tập, tập 29 trang 436, tiếng Nga)
Thứ hai, việc trình bày miệng của học sinh là để giáo viên kiểm tra, củng
cố kiến thức đã học, phát triển tư duy và rèn luyện ngôn ngữ Một khuynh
hướng sai lầm khá phổ biến trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay là một số giáo viên còn coi nhẹ việc trình bày miệng của học sinh Nếu có chú ý đến việc trình bày của học sinh thì cũng chỉ xem xét nội dung mà các em trình bày có đúng không, cả lớp có nghe rõ hay không, chứ chưa chú trọng cách dùng từ ngữ diễn đạt
Tư duy học sinh được thể hiện dưới hình thức ngôn ngữ nói (và viết), được hoàn thiện trong quá trình trao đổi trong trình bày miệng và làm bài Trong khi trình bày miệng ngôn ngữ được hình thành và hoàn thiện cùng với việc phát triển tư duy Cho nên “khi phát triển ngôn ngữ rõ ràng, khúc chiết và chính xác
ở học sinh, giáo viên đồng thời cũng phát triển tư duy chính xác và đúng đắn ở học sinh Trong quá trình bồi dưỡng tư duy thì ngôn ngữ phát triển và nhờ đó
mà ý nghĩ của học sinh cũng được thể hiện trong những hình thức ngôn ngữ khúc chiết” Vì vậy, khi trình bày miệng học sinh phải đạt mấy yêu cầu sau
Học sinh phải nắm vững nội dung kiến thức sẽ trình bày, đồng thời việc lĩnh hội kiến thức, học sinh chuẩn bị trình bày những điều đã biết một cách khúc chiết, có nội dung phong phú và chính xác
Ngôn ngữ trình bày phải trong sáng, lập luận phải gãy gọn, thể hiện được nội dung mà học sinh trình bày đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác bằng ngôn
Trang 31ngữ của mình, tránh việc trình bày có tính chất công thức, dập khuôn, hiện đại hóa về nội dung, vay mượn từ ngữ, lối diễn đạt của người khác không được nhuần nhuyễn
Khi trình bày học sinh phải xây dựng dàn ý, tránh tùy tiện hời hợt thiếu logic trong nội dung trình bày
Trong dạy học có nhiều cách trình bày miệng khác nhau Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học lịch sử đã đưa ra các hình thức cơ bản về cách trình bày miệng phù hợp với lí luận dạy học và đặc trưng của bộ môn Đó là tường thuật, miêu tả, nêu đặc điểm, giải thích
Trong dạy học lịch sử thế giới phần 1 để tạo biểu tượng văn hóa vật chất, giáo viên sử dụng phương pháp trình bày miệng để tạo biểu tượng, trong các cách trình bày miệng thì sử dụng miêu tả, nêu đặc điểm, giải thích để tạo biểu tượng là có hiệu quả nhất
Miêu tả là trình bày cụ thể những đặc trưng của một sự vật, sự kiện lịch sử
để nêu lên những nét đặc trưng, bản chất chủ yếu, cấu tạo bên trong cũng như hình thức bên ngoài của chúng Khác với tường thuật thì miêu tả không có chủ
đề mà có đối tượng cụ thể cần trình bày Có thể chia miêu tả làm hai loại: Miêu
tả toàn cảnh và miêu tả có phân tích
Miêu tả toàn cảnh nhằm khắc họa bức tranh toàn vẹn về đối tượng được trình bày khi miêu tả, giáo viên lựa chọn những nét tiêu biểu, bản chất nhất để dựng lại bức tranh quá khứ một cách khá đầy đủ chính xác khách quan
Ví dụ, khi dạy bài 3 “Các quốc gia cổ đại phương Đông” khi dạy phần 3
“Văn hóa phương Đông” có hình 5 “Kim tự tháp” giáo viên có thể miêu tả toàn
cảnh Kim tự tháp Ai Cập - kim tự tháp Kê ốp như sau: “Kim tự tháp cao 146,5m, gần bằng tòa nhà 50 tầng hiện đại, mỗi cạnh dài 230m, diện tích rộng hơn 52900m2, xây dựng bằng 2 triệu 300 nghìn tảng đá, mỗi tảng nặng 2,5 tấn Cửa Kim tự tháp nằm ở phía Bắc, đi dọc theo hành lang hẹp dẫn đến một phòng lớn Trong phòng lớn này đặt quan tài có xác ướp của các pharaon Trên tường phía trong có khắc chữ ghi nhiều kiến thức mà các nhà khảo cổ vẫn chưa tìm
Trang 32Miêu tả như vậy tạo cho học sinh biểu tượng về toàn bộ Kim tự tháp hùng
vĩ, do tài nghệ tuyệt vời của nhân dân xây dựng lên Nó biểu hiện uy quyền to lớn, vô hạn của pharaon, và những thành tựu khoa học còn lưu lại
Miêu tả phân tích không nhằm khôi phục lại bức tranh quá khứ mà tập trung vào một đặc điểm chủ yếu Qua đó, để đi sâu và phân tích cơ cấu bên trong
Ví dụ, khi dạy bài 5 “Trung quốc thời phong kiến” khi dạy mục 1
“Trung quốc thời Tần Hán” có hình 12 “Tượng người bằng đất nung trong khu
lăng mộ Tần Thủy Hoàng” giáo viên miêu tả cảnh xây dựng khu lăng mộ Tần
Thủy Hoàng như sau: “Tần Thủy Hoàng mới lên ngôi, đã sai đào núi Ly Sơn, đến khi thôn tính được thiên hạ thì dời 70 vạn người thiên hạ đến xây dựng lăng
mộ, đào ba con suối ở dưới đổ đồng và đưa quách vào Đem những đồ quý báu của các cung, của các trăm quan xuống cất đầy ở dưới Lại sai thợ làm máy bắn tên có ai đào đến gần thì bắn ra, sai lấy thuỷ ngân làm 100 con sông Trường Giang, Hoàng Hà và biển lớn, các máy móc làm cho nước sông và biển chảy vào nhau Ở trên có đủ thiên văn ở dưới có đủ địa lí, lấy đầu cá nhân ngư (tức con hải báo) để thắp đuốc, trù tính thế nào để không tắt
Sau khi chôn cất song có người nói: Những người thợ làm máy và cất giấu đều biết chỗ cất giấu, thế nào họ cũng tiết lộ việc lớn Cho nên khi cất giấu song Nhị Tế sai đóng cửa hầm đi lên huyệt, lại sai đóng cửa ngoài đường hầm Những người thợ và những người cất giấu của cải không làm sao thoát ra được, rồi sai trồng cây, trồng cỏ lên trên để có vẻ như cái núi
Cách miêu tả phân tích đã tạo nên một trang về cảnh xây dựng lăng mộ Tần Thủy Hoàng Qua đó, học sinh có biểu tượng chung về lăng mộ Tần Thủy Hoàng và những việc làm bạo ngược của Tần Thủy Hoàng đối với người xây lăng mộ cho mình
Ví dụ 2, khi dạy bài 3 “Các quốc gia cổ đại phương Đông” có hình 3
“Quách vàng tạc hình vua Ai Cập Tu-Tan-kha-Môn” giáo viên miêu tả như sau:
“Quách bằng vàng tạc hình vua Tu-Tan-Kha-Môn, vị Pharaon của vương triều thứ XVII của Ai Cập giữa thế kỉ XIV TCN Chiếc quách bằng vàng này không phải là hình hộp chữ nhật, mà làm theo hình dạng thân thể khuôn khổ người
Trang 33Trong hình ta thấy, vua Tu-Tan-Kha-Môn, đội chiếc mũ hình nhân sư, ở giữa trán có trạm hình một con rắn hổ mang bành và một con chim ưng biểu tượng của Thượng và Hạ Ai Cập Phía dưới cằm là bộ râu dài bằng vàng được gắn thủy tinh xanh cho giống với vị thần Ô-Đi-Rít (thần cai quản thế giới) Hai tay của pharaon khoanh trước ngực, một tay cầm cái néo của người nông dân ( dùng để đập tách hạt ngũ cốc ra khỏi vỏ), một tay cầm chiếc gậy cong của người chăn cừu Xung quanh
cổ của Tu-Tan-Kha-Môn là những chiếc là chắn bằng vàng các ngón tay, chân và khắp thân hình là những đồ trang sức bằng vàng và ngọc quý”
Với cách miêu tả như vậy, giáo viên đã cho học sinh thấy được Kha-Môn cũng như các Pharaon khác của Ai Cập đều muốn chứng tỏ mình là một
Tu-Tan-vị thần Dường như ông ta không thể hiện một chút tình cảm nào trên khuôn mặt, các nét trên khuôn mặt của ông rất cân đối và hoàn thiện Tất cả những chi tiết gợi lên hình ảnh của một ông vua chuyên chế đầy quyền lực trong thời kì cổ đại
Cả hai loại miêu tả toàn cảnh và miêu tả phân tích đều đòi hỏi giáo viên và học sinh phải dựa vào những sự kiện khoa học chính xác nhằm tạo cho học sinh những hình ảnh cụ thể, chân thực và có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm đối với các em Vì vậy, khi sử dụng miêu tả trong dạy học lịch sử giáo viên phải đảm bảo tính khách quan khoa học, đồng thời phải trình bày rõ ràng, có thái độ đúng với đối tượng miêu tả
Nêu đặc điểm đây là một dạng của miêu tả nhằm làm sáng tỏ những bản
chất, những đặc trưng trong mối liên hệ bên trong của các hiện tượng lịch sử Nêu đặc điểm có thể ngắn gọn hay chi tiết tùy theo tính chất, nội dung sự kiện
và trình độ yêu cầu của việc học tập Nó không những làm cho học sinh ghi nhớ
sự kiện, nhân vật một cách cụ thể, có hình tượng trên cơ sở những tài liệu được thông báo mà còn khái quát hóa với những nét đặc trưng nhất của sự kiện, nhân vật Việc nêu đặc điểm hình ảnh tác động đến nhận thức của học sinh Thông qua nêu đặc điểm giáo viên giúp các em đánh giá sự kiện và thái độ với sự kiện hay nhân vật lịch sử ấy
Việc sử dụng cách nêu đặc điểm được tiến hành trong những trường hợp sau
Trang 34Thứ nhất, dùng xen vào tường thuật để cụ thể hóa một hiện tượng, một nhân vật lịch sử dưới dạng một hình ảnh tượng trưng, nhằm giúp học sinh dễ tiếp thu nội dung, bản chất của hiện tượng
Ví dụ, khi dạy bài 7 “Sự phát triển Lịch sử và nền văn hóa đa dạng của
Ấn Độ” khi dạy phần 3 “Vương triều Môn Gôn” có hình 19 “Lăng
Ta-Giơ-Ma-Han” (ở A gra, thế kỉ XVII ) khi viết về công trình kiến trúc này có thể nêu lên
hình ảnh tượng “Ta-Giơ-Ma-Han là một lăng mộ tình yêu, đồng thời cũng là công trình kiến trúc tuyệt mĩ, một viên ngọc trân châu của Ấn Độ” Cách miêu tả lăng Ta-Giơ-Ma-Han dưới hình ảnh tượng trưng như vậy đã nói lên được bản chất của nó, tác động đến tư tưởng tình cảm của người đọc
Cũng như miêu tả cách nêu đặc điểm phải làm nổi bật những nét bản chất của hiện tượng lịch sử, nên nó bao hàm việc đánh giá hiện tượng ấy Vì vậy, nêu đặc điểm trong dạy học lịch sử có ý nghĩa giáo dục, hướng dẫn học sinh có thái
độ rõ rệt đối với hiện tượng lịch sử
Thứ hai, dùng để khái quát tính chất hiện tượng lịch sử dưới dạng một hình ảnh tượng trưng nhằm giúp học sinh dễ tiếp thu nội dung, bản chất của hiện tượng
Ví dụ, khi dạy bài 7 “ Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng
của Ấn Độ” khi dạy mục 3 “ Vương triều Môn Gôn” có hình 19 “ Lăng Ta-
Giơ-Ma-Han” ( ở Agra thế kỉ XVII), khi viết về công trình kiến trúc này giáo
viên có thể nêu lên hình ảnh tượng trưng là “Ta-Giơ-Ma-Han là lăng mộ tình yêu, đồng thời cũng là một công trình kiến trúc tuyệt mĩ, một viên ngọc trân châu của Ấn Độ”
Cách miêu tả bằng việc nêu hình ảnh tượng trưng về lăng Ta-Giơ-Ma-Han như vậy đã làm nổi bật được bản chất, đặc điểm của lăng mộ, tác động đến tư tưởng tình cảm của người đọc
Ví dụ, khi dạy bài 8 “Sự hình thành và phát triển vương quốc chính ở
Đông Nam Á” khi dạy mục 2 “Sự hình thành và phát triển của các quốc gia
phong kiến Đông Nam Á” khi giảng về sự ra đời và phát triển của vương quốc
phong kiến In-đô-nê-xi-a, giáo viên sẽ cho học sinh quan sát hình 22 “Toàn
cảnh khu đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a)” khi nói về công trình này giáo
Trang 35viên có thể đưa ra hình ảnh tượng trưng về khu đền như sau: “Khu đền tháp rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a), là “bài ca trong đá” vô cùng kì vĩ và độc đáo của nền văn hóa In-đô-nê-xi-a”
Bô-Như vậy, việc khái quát khu đền dưới một hình ảnh tượng trưng học sinh
đã hiểu được bản chất của khu đền
Tóm lại, nêu đặc điểm có tác dụng lớn trong việc làm cho học sinh hiểu một cách đúng đắn, khái quát bản chất và ý nghĩa của các hiện tượng, quy luật phức tạp đang học
Giải thích được sử dụng để tìm hiểu sâu hơn bản chất, ý nghĩa của những
hiện tượng phức tạp, nắm vững khái niệm, các quy luật, nhằm làm cho học sinh
có quan điểm khoa học về sự phát triển của xã hội loài người về những mối quan
hệ nhân quả giữa các hiện tượng Cách giải thích phù hợp với trình độ và tư duy
lí luận của học sinh Vì vậy, trong mỗi bài giảng giáo viên cần xác định rõ những vấn đề nào cần giải thích như sự thay đổi của một chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác, vai trò của quần chúng nhân dân trong một sự kiện lịch
sử cụ thể
Ví dụ, như khi trình bày về sự tan vỡ của chế độ công xã nguyên thủy và
sự ra đời của xã hội có giai cấp, cần giải thích cho học sinh hiểu sự cải tiến công
cụ lao động đã làm tăng năng suất lao động dẫn đến xuất hiện của cải “thừa”, sự bóc lột, sự phân hóa giai cấp và hình thành nhà nước không giải thích những mối liên hệ biện chứng như vậy, học sinh sẽ không thấy tính quy luật của sự thay đổi các hình thái kinh tế xã hội kế tiếp nhau
* Việc giải thích được sử dụng trong các trường hợp sau
Thứ nhất, khi trình bày một sự kiện quan trọng giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết rồi dừng lại phân tích sự kiện ấy hoặc hướng dẫn học sinh tự phân tích
Ví dụ, khi dạy bài 2 “Xã hội nguyên thủy” khi dạy mục 1 “Thị tộc và Bộ
lạc” ngoài khái niệm thị tộc và bộ lạc trong sách giáo khoa khi dạy phần này giáo
viên cần giải thích thêm cho học sinh hiểu thêm về khái niệm thị tộc và bộ lạc