Q trong dài hạn tại mức MC= A R= ATC Cao hơn của doanh nghiệp độ c
5.2.6.2. Định giá độc quyền mua
Giảđịnh doanh nghiệp phải cần quyết định xem nên mua bao nhiêu hàng hóa? Doanh nghiệp có thể áp dụng nguyên tắc biên ởđây, tức là tiếp tục mua bán cho tới các đơn vị hàng hóa cuối cùng nhằm tăng độ thỏa dụng của mình, đó là khi độ thoả dụng biên (MU) bằng chi phí biên để mua đơn vị cuối cùng. Nói cách khác, trên phương diện biên, doanh thu tăng thêm có thể bù đắp được các chí phí gia tăng. Một đường cầu của một người đo lường giá trị biên (MV), hay còn gọi là độ thỏa dụng biên. Do vậy, giá trị biên chính là đường cầu về hàng hóa. Nhưng chi phí biên của bạn khi mua thêm một đơn vị hàng hóa phụ thuộc vào việc bạn là một người mua cạnh tranh hay bạn là một người mua độc quyền.
Giảđịnh rằng doanh nghiệp là một người mua cạnh tranh, điều đó có nghĩa là sẽ không có bất kỳ sự áp đặt giá nào. Khi đó chi phí cho từng đơn vị hàng hóa là như nhau, không quan trọng là mua bao nhiêu đơn vị hàng hóa. Hình 5.17a thể hiện điều này. Tại hình này, mức giá phải trả cho từng đơn vị chính là phí tổn (chi tiêu) bình quân (AE) trên một
đơn vị, và mức giá là như nhau cho tất cả các đơn vị. Vậy phí tổn biên cho mỗi một đơn vị (ME) sẽ bằng AE và bằng với giá của thị trường với một người mua cạnh tranh. Hơn thế nữa trong hình 5.17a tại mức giá P*, khi đường cầu giao với đường giá cho mức sản lượng Q* vì doanh nghiệp mua cho tới khi giá trị biên của sản phẩm cuối cùng bằng phí tổn biên ở trên chính giá trị cuối cùng đó tức là MV = ME.
Hình 5.17. Người mua cạnh tranh với một người bán cạnh tranh
Người mua cạnh tranh ở phần (a) đặt mức giá P*. Do đó, phí tổn biên và phí tổn bình quân là bằng nhau và không đổi, đồng thời lượng mua sẽ có mức giá tại chính giao điểm giữa cầu và đường giá. Ở phần người bán cạnh tranh, phần (b), cũng tại mức giá đó, doanh thu biên và doanh thu bình quân không đổi và bằng nhau, và mức sản lượng sẽ tương đương với mức giá tại giao điểm giữa chi phí biên và doanh thu biên.
Với người sản xuất cạnh tranh ở hình 5.17b, mức doanh thu biên cũng bằng mức doanh thu bình quân tại mức giá cạnh tranh. Hơn thế nữa, doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận tại P* khi doanh thu biên bằng với chi phí biên và cho ta mức sản lượng Q*. Những điều này hoàn toàn tương tự nhưđã nêu trong phần trước.
Giả sử rằng chỉ có một người mua hàng hóa. Đường cung thị trường cho biết bao nhiêu nhà sản xuất sẵn sàng bán ở mức giá đưa ra. Vậy có nên mua ở mức giá thị
trường cạnh tranh nhưở trên không? Câu trả lời là không. Bởi vì nếu muốn tối đa hóa lợi ích ròng từ việc mua hàng, doanh nghiệp nên mua một sản lượng nhỏ hơn với một mức giá thấp hơn.
Để xác định cần mua bao nhiêu, ta sẽ cho giá trị biên từđơn vị hàng mua cuối cùng bằng với phí tổn biên trên đơn vị hàng mua cuối cùng đó. Tuy nhiên cần lưu ý đường cung thị trường không phải là đường phí tổn biên. Đường cung thị trường thể hiện cho bạn biết bạn phải trả bao nhiêu cho từng đơn vị hàng mua. Nói cách khác, đường cung thị trường chính là đường phí tổn bình quân (S = AE). Do đường phí tổn bình quân có hướng đi lên nên đường phí tổn biên cũng có hướng đi lên và nằm trên đường phí tổn bình quân vì quyết định để mua thêm một đơn vị hàng hóa sẽ làm tăng mức giá, mức giá trả cho tất cả các đơn vị bao gồm cảđơn vị tăng thêm.
Hình 5.18 thể hiện điều này. Mức sản lượng tối ưu cho nhà độc quyền mua là Qm* , là giao điểm giữa đường phí tổn biên và đường giá trị biên. Và mức giá mà nhà độc quyền mua phải trả ở mức thấp hơn, mức Pm*, hình thành từđường cung với mức sản lượng Qm* .
$/Q $/Q
0 0
op
Hình 5.18. Độc quyền mua
Đường cung thị trường chính là phí tổn bình quân của nhà độc quyền mua, đường AE.
Phí tổn bình quân tăng, do đó phí tổn biên nằm trên đường này. Nhà độc quyền mua mua sản lượng tại mức mà tại đó phí tổn biên và giá trị biên giao nhau. Mức giá trả sẽ
là hình thành từđường cung. Trong thị trường cạnh tranh, giá và sản lượng người mua trả Pc và Qc đều cao hơn mức nhà độc quyền mua trả. Mức này hình thành từ giao
điểm giữa đường MV và đường cung (AE).