Q trong dài hạn tại mức MC= A R= ATC Cao hơn của doanh nghiệp độ c
5.5.1.4. Ứng dụng cân bằng Nash giải thích các chiến lược (trò chơi): “Tối đa hoá tối thiểu”, “chiến lược hỗn hợp”
tối thiểu”, “chiến lược hỗn hợp”
Trong thực tế, một trò chơi đơn giản nhất là trò chơi mà ta có thể đưa ra chiến lược thống trị (như phân tích phần trên).
Nhưđã đề cập ở các phần trên, giả thiết trong cân bằng Nash là tất cả người chơi kể cả đối thủ và doanh nghiệp đều đạt được lựa chọn tối ưu về lợi ích kinh tế. Nhưng trong thực tế nhiều khi không phải như vậy. Trong trường hợp đó có thể thực hiện chiến lược “tối đa hoá tối thiểu” hay chiến lược hỗn hợp.
Chiến lược tối đa hoá tối thiểu là chiến lược “ tối đa hoá mức lợi nhuận tối thiểu mà doanh nghiệp có thể nhận được”.
Ví dụ: Tình huống sau, giả thiết cả hai đối thủ (1) có các lựa chọn phương án phía “trên” hoặc “dưới” và đối thủ (2) có lựa chọn bên “trái” hoặc “phải”. Nếu họ đều cố
gắng tối đa hóa lợi ích kinh tế, thì điểm cân bằng Nash sẽ ở vị trí (2; 1) tức là vị trí “dưới – phải”.
Bảng 5.5: Tối đa hoá tối thiểu Doanh nghiệp 2 Ma trận trò chơi Trái Phải Trên 1 0 1 1 Doanh nghiệp 1 Dưới –1000 0 2 1 Nhưng tình huống này nguy hiểm cho doanh nghiệp 1, vì nếu doanh nghiệp 2 không tối ưu hóa lợi ích ví dụ họ chấp nhận lỗ (0) thì doanh nghiệp 1 sẽ lỗ lớn –1000, và dễ
bị phá sản. Như vậy, nếu doanh nghiệp 1 thấy khó biết hoặc có khả năng doanh nghiệp 2 không tối ưu hóa lợi ích thì doanh nghiệp 1 tốt nhất là sẽ lựa chọn phương án trên, kết quả sẽ là (1;0). Đây chính là chiến lược tối đa hóa tối thiểu lợi nhuận của doanh nghiệp 1. Trong trường hợp mà cả hai đối thủ đều lo lắng đối thủ của mình không tối
ưu hoá lợi ích (điều này rất dễ xảy ra – để đánh bại đối thủ) thì họ sẽ sử dụng chiến lược tối đa hoá tối thiểu và kết quảđiểm cân bằng sẽ là “trên – phải” tức là vị trí mà cả
hai đều nhận được lợi nhuận bằng nhau (1;1). Chiến lược này khá bảo thủ và không tối đa hóa được lợi nhuận, nhưng lại an toàn cho kinh doanh.
Chiến lược thứ hai được nhắc tới ở đây là “chiến lược hỗn hợp”. Những chiến lược vừa nói ở trên là những hành động cụ thể, và lựa chọn cụ thể cho nên đôi lúc người ta gọi đó là những “chiến lược độc đạo”. Trong thực tế, những “chiến lược độc đạo” không hẳn là cách tốt nhất đểđưa ra các quyết định chiến lược (tham gia trò chơi kinh doanh). Trong thực tế, người ta phải đưa ra “chiến lược hỗn hợp”. Chiến lược hỗn hợp là chiến lược trong đó người chơi lựa chọn ngẫu nhiên 2 hoặc 3 hành động có thể xảy ra dựa trên tập hợp các xác suất đã chọn.
Ví dụ của trò chơi tung đồng tiền xu: Nếu giả sử cả hai đối thủ tung cùng một lúc, và cả hai mặt đều cùng sấp hoặc cùng ngửa thì đối thủ A thắng và nhận tiền của B. Ngược lại, nếu đối thủ B nhận được mặt trái chiều mặt kia thì B thắng và nhận tiền của A. Bảng 5.6 thể hiện bảng sấp ngửa của mặt tiền xu của cả hai đối thủ. Bảng 5.6: Trò tung tiền xu Người chơi B Ma trận trò chơi Mặt ngửa Mặt sấp Mặt ngửa 1 –1 –1 1 Người chơi A Mặt sấp –1 1 1 –1 Ởđây không có cân bằng Nash như trong các tình huống lựa chọn chiến lược độc đạo. Tuy nhiên đối với một chiến lược hỗn hợp thì lại có thể tìm thấy điểm cân bằng Nash. Ví dụ: Cả hai đều chơi với xác suất sấp ngửa. Cả hai đều có cân bằng Nash do họ làm những gì có thể dựa trên những gì đối thủ đang làm. Kết quả với trò chơi này mang
op
tính chất ngẫu nhiên. Lợi nhuận dự tính khi tham gia chơi của mỗi người chơi là 0. Giả sử rằng kết quả không phải là ngẫu nhiên. Nếu A chọn chơi sấp, và B biết điều đó thì B sẽ chơi ngửa. Ngược lại nếu B không biết, thì trò chơi lại tiếp tục lại và A lại thay đổi. Như vậy không phải là điểm cân bằng. Nếu cả hai đều chọn ngẫu nhiên, thì cả hai đều có xác suất ½ thắng. Vậy là cơ hội dành chiến thắng khi chọn ngẫu nhiên cao hơn trường hợp không phải ngẫu nhiên. Điều đó khiến cả hai đều không muốn thay đổi chiến lược chơi này. Kết quả là tạo ra xu hướng xuất hiện điểm cân bằng.
Tại sao người ta lại chọn chiến lược hỗn hợp khi chiến lược này quá rắc rối như vậy? Bởi vì khi rơi vào tình huống mà không có cân bằng Nash để chọn các chiến lược độc
đáo thì sử dụng chiến lược hỗn hợp là cách tốt nhất để có được điểm cân bằng Nash. Tóm lại, kết quả của chiến lược hỗn hợp phụ thuộc vào mỗi cuộc chơi và mỗi người chơi, điều này đặc biệt đúng với trò chơi đánh bạc. Trong kinh doanh, thực tế rất khó có chuyện các đối thủ của một hãng lại lựa chọn mức giá một cách ngẫu nhiên. Sự định giá này thường dựa vào các cơ sở chi phí và hơn cả là dựa vào đánh giá phân tích chiến lược của đối thủ. Do đó, nếu có giải pháp cho chiến lược độc đáo, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn chiến lược này.