So sánh tình thế cân bằng thị trường: Cạnh tranh, độc quyền và độc quyền nhóm

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 5 docx (Trang 44 - 45)

Q trong dài hạn tại mức MC= A R= ATC Cao hơn của doanh nghiệp độ c

5.4.2.1.So sánh tình thế cân bằng thị trường: Cạnh tranh, độc quyền và độc quyền nhóm

Khi nghiên cứu thị trường, chúng ta thường cố gắng xác định giá và sản lượng đạt mức cân bằng của thị trường. Ví dụ: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, mức giá cân bằng đạt được tại giao điểm giữa cung và cầu thị trường và doanh nghiệp cạnh tranh phải bán theo giá thị trường và chi phí biên của doanh nghiệp bằng giá đó thì mới nhận được lợi nhuận tối đa. Trong khi, một nhà độc quyền bán giá (chính là giá cân bằng) được xác định tại mức doanh thu biên bằng chi phí biên. Cuối cùng, trong thị trường cạnh tranh độc quyền, trong cân bằng dài hạn, các doanh nghiệp mới sẽ tiến về lợi nhuận “0” và giá cân bằng cũng gần tiến tới giá cạnh tranh tức là gần mức chi phí biên bằng doanh thu bình quân.

Tuy nhiên, trong độc quyền nhóm, một doanh nghiệp lựa chọn giá hoặc đầu ra dựa trên việc nghiên cứu tỉ mỉ chiến lược cũng như hành vi của các đối thủ cạnh tranh.

op

doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để xác định được mức giá và sản lượng cân bằng, hay khi nào xuất hiện trạng thái cân bằng?

Cân bằng trong những thị trường cạnh tranh và độc quyền có đặc điểm như sau: Khi gặp trạng thái cân bằng, các doanh nghiệp sẽ làm những điều tốt nhất mà họ có thể và không có lý do gì để thay đổi mức giá hay sản lượng đầu ra.

Với trường hợp độc quyền nhóm, cũng áp dụng một nguyên lý tương tự. Mỗi doanh nghiệp cũng sẽ làm những điều tốt nhất có thể dựa trên những gì mà đối thủ cạnh tranh của họđang làm. Do vậy có thể giả định rằng những đối thủ của họ cũng đang làm những điều tốt nhất có thể theo những gì doanh nghiệp đang làm. Tóm li, đim cân bng trong độc quyn nhóm đạt được khi các doanh nghip đang ng x ti ưu nht có th da trên nhng gì mà đối th ca hđang thc hin.

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 5 docx (Trang 44 - 45)