Cạnh tranh giá với những sản phẩm “dị biệt”

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 5 docx (Trang 48 - 50)

Q trong dài hạn tại mức MC= A R= ATC Cao hơn của doanh nghiệp độ c

5.4.3.2.Cạnh tranh giá với những sản phẩm “dị biệt”

Thị trường độc quyền nhóm thường ít nhất có một số sản phẩm dị biệt. Thị phần của các hãng này không chỉ khác biệt do sự khác biệt về giá mà còn dựa trên những khác biệt của sản phẩm như mẫu mã, thiết kế, chất liệu và tính lâu bền của sản phẩm v.v…

Để biết mức giá mà các doanh nghiệp có các sản phẩm dị biệt được xác định như thế

nào, chúng ta sẽ thử một ví dụ cụ thể. Giả định rằng mỗi doanh nghiệp trong hai doanh nghiệp độc quyền nhóm có mức chi phí cố định là 20 nghìn đồng nhưng mức chi phí biến đổi lại bằng 0, lúc này ta sẽ có những đường cầu giống nhau:

Q1 = 12 – 2P1 + P2

Q2 = 12 – 2P2 + P1

Ở đây P1 và P2 là các mức giá của doanh nghiệp một và hai, và Q1, Q2 tương ứng là các mức sản lượng bán được của họ. Chú ý rằng các mức sản lượng mà các doanh nghiệp có thể bán giảm xuống khi doanh nghiệp tăng giá bán, nhưng lại tăng khi đối thủ cạnh tranh đặt mức giá cao hơn.

Nếu đồng thời cả hai doanh nghiệp đặt cùng mức giá như nhau, chúng ta sẽ sử dụng mô hình Cournot để xác định điểm cân bằng. Mỗi một doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức giá cho riêng mình, với điều kiện mức giá của đối thủ cạnh tranh cốđịnh. Ví dụ: Lợi nhuận của doanh nghiệp một sẽ bằng doanh thu P1Q1 trừđi chi phí cố định 20 nghìn

đồng. Thay vào Q1 từ công thức trên ta sẽ có công thức:

П1 = P1Q1 – 20 = 12P1 – 2P12 + P1P2 – 20

Tại mức giá P1 doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận được không? Câu trả lời là phụ thuộc vào P2, với giả định là doanh nghiệp 1 đã cố định giá. Tuy nhiên, bất kể

op

doanh nghiệp 2 thay đổi giá như thế nào, lợi nhuận của doanh nghiệp 1 sẽ tối đa hóa khi đạo hàm của hàm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng 0. Ta có công thức sau:

∆П1/∆P1 = 12 – 4P1 +P2 = 0

Từ đây chúng ta có thể viết lại công thức và cho ta các đường tương tác của doanh nghiệp 1 và 2. Đường quan hệ (tương tác) giá của doanh nghiệp một là :

P1 = 3+1/4P2

Và tương tựđường tương tác của doanh nghiệp 2 là: P2 = 3+1/4P1

Các đường tương tác này được mô tả trong hình 5.24. Cân bằng Nash là điểm mà tại

đó hai đường tương tác cắt nhau, bạn có thể thấy từng đường đều có mức giá là 4 nghìn đồng, và mức lợi nhuận kiếm được là 12 nghìn đồng. Tại điểm này, do mỗi doanh nghiệp đều có gắng làm tốt nhất những gì có thể dựa trên mức giá của đối thủ đặt ra, và không doanh nghiệp nào muốn thay đổi mức giá ởđiểm cân bằng này.

Hình 5.24. Cân bằng Nash áp dụng cho giá

Cân bằng Nash là tại giao điểm của hai đường khi mỗi một doanh nghiệp đặt mức giá là 4 nghìn đồng, tức là doanh nghiệp đó đã làm những gì tốt nhất có thể dựa trên giá của đối thủ và sẽ không mong muốn thay đổi giá nữa.

Ở đây, có hai doanh nghiệp bán sản phẩm dị biệt, và lượng cầu của mỗi một doanh nghiệp phụ thuộc vào giá của doanh nghiệp và giá của đối thủ cạnh tranh. Hai doanh nghiệp lựa chọn mức giá của họ trong cùng một thời điểm, và mỗi một doanh nghiệp

đều dựa trên mức giá của đối thủ cạnh tranh. Đường phản ứng của doanh nghiệp 1 cho ta mức giá tối đa hóa lợi nhuận giống như một hàm về giá của doanh nghiệp 2 đã đặt, và tương tự vậy với doanh nghiệp 2.

Trên hình cũng đưa ra một điểm cân bằng thông đồng về giá. Nếu doanh nghiệp thông

đồng họ sẽđặt ở mức 6 nghìn đồng (hai hãng đều thu được doanh thu cao nhất có thể). Giả sử các doanh nghiệp sẽ thông đồng với nhau. Thay vì lựa chọn mức giá độc lập ở điểm cân bằng, thì họ sẽđồng thời thay đổi ở mức giá cao hơn mức giá tối đa hóa lợi nhuận. Ởđây cả hai sẽđặt mức giá ở 6 nghìn đồng, với mức lợi nhuận của từng doanh nghiệp sẽ là 16 nghìn đồng. Đây chính là điểm cân bằng thông đồng.

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 5 docx (Trang 48 - 50)